Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

Tai họa từ lòng ghen tị

Tác giả: Nguyễn Văn Trọng
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn
http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/29439/#7729

Tính ghen tỵ đã được biết đến từ lâu như một thói xấu mang tính phổ quát của con người. Văn chương của nhân loại đưa ra biết bao điển hình sinh động của thói xấu ấy dẫn đến những tội ác làm kinh động lòng người. J.S. Mill nhận xét rằng tính ghen tỵ ở phương Đông là ghê gớm nhất, một người có đứa con kháu khỉnh dễ thương cũng có thể là lý do để thành đối tượng bị hàng xóm ghen ghét.

Tính ghen tỵ tuy có thể có xuất xứ từ bản năng con người, nhưng biểu hiện xã hội của nó có mức độ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa của cộng đồng. Một cộng đồng có nhiều người có tâm thế tích cực với khát vọng được làm những cái mới mẻ vì lợi ích của bản thân hay của người khác thì cơ may xuất hiện người tài trong cộng đồng ấy là rất cao, tính ghen tỵ trong cộng đồng ấy cũng rất thấp. Ngược lại, một cộng đồng mà đam mê cai trị người khác mạnh hơn nhiều so với ham muốn có độc lập cá nhân để làm những công việc sáng tạo, thì đó chính là một cộng đồng săn tìm địa vị theo cách gọi của J.S. Mill.

Một cá nhân trung bình trong cộng đồng này sẽ ưu tiên lựa chọn cơ hội, dù có xa vời và khó xảy ra đến đâu đi nữa, được chia phần đôi chút về quyền lực để áp đặt lên đồng bào của mình, hơn là lựa chọn sự tự do để được làm công việc mình yêu thích. Ở một cộng đồng như thế chỉ có sự bình đẳng là được quan tâm chứ không phải sự tự do. Trong cộng đồng săn tìm địa vị, tính ghen tỵ thường thể hiện ra ở mức độ cao.

Trong tiến trình lịch sử của mọi dân tộc đều diễn ra sự phân tầng xã hội với kẻ giàu và người nghèo, kẻ nắm quyền uy và người bị cai trị. Xung đột xã hội luôn luôn xảy ra. Các bậc hiền triết của nhân loại thuộc mọi thời đại đều bận tâm tìm kiếm một hình thức chính thể tối ưu để giảm thiểu thấp nhất các xung đột xã hội mà vẫn tạo cơ hội cho người tài xuất hiện đặng thúc đẩy xã hội phát triển.

Nhiều học thuyết khác nhau xuất hiện với các biện giải vô cùng phức tạp. Học thuyết nào càng gây chú ý nhiều thì càng có nhiều cách biện giải khác nhau được đưa ra. Rất khó để nắm bắt được thực chất của các cách biện giải khác nhau ấy và chẳng có mấy người dám nói là nắm được vấn đề này.

Khi các nhà cách mạng muốn dựa vào học thuyết nào đó để đập tan cấu trúc xã hội cũ nhằm xây dựng một cấu trúc mới, họ buộc phải quy giản học thuyết thành những khẩu hiệu chính trị để hướng dẫn quần chúng hành động. Trong những thời buổi như vậy luôn xuất hiện một đám người cơ hội không có khả năng trí tuệ cao để lĩnh hội một học thuyết phức tạp, nhưng đủ khả năng để diễn đạt lưu loát các khẩu hiệu một cách hời hợt. Họ khá đông đúc để hợp thành một lớp trí thức nửa mùa tạo ra nhiều thành kiến xã hội. Đối với những người này, công bằng xã hội có nghĩa là cào bằng mức sống của mọi người, cướp của người giàu chia cho người nghèo là chính nghĩa.

Trong các cao trào cách mạng đã xuất hiện những đòi hỏi “công bằng” khá lý thú. Sau khi Cách mạng Pháp (1789) xảy ra, một cô hầu đã nói với bà chủ của mình rằng nay thì cô ấy sẽ ngồi trên xe, còn bà chủ sẽ đánh xe cho cô ta. Trong một tiểu thuyết đương đại Trung Quốc có tình tiết một cố nông “tố khổ” con trai địa chủ có ba vợ, trong khi anh ta không có vợ nào. Những đòi hỏi ấy đều có nguồn gốc từ lòng ghen tỵ với câu hỏi: “Tại sao lại là những người ấy chứ không phải là tôi?”.

Một xã hội văn minh đòi hỏi tinh thần hợp tác trong các hoạt động chuyên biệt khác nhau nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. Mỗi hoạt động chuyên biệt đòi hỏi khả năng đặc thù ở những người thực hành. Ai cũng biết rằng mỗi con người là một thế giới không ai giống ai, mỗi người có một khả năng riêng và xã hội văn minh hướng tới việc tạo điều kiện cho mỗi cá nhân thể hiện hết khả năng của mình trong những hoạt động hữu ích cho xã hội.

Trong cộng đồng săn tìm địa vị, lý tưởng này rất khó thực hiện vì cái đích của mỗi cá nhân là săn tìm địa vị cao để có quyền lực khống chế người khác chứ không phải mong muốn được làm công việc hợp với khả năng của mình. Người ta xem việc tạo điều kiện cho người có tài phát triển khả năng là không công bằng.

Ở nước ta thời kỳ trước năm 1986, việc du học nước ngoài hoàn toàn do Nhà nước cấp học bổng theo thỏa thuận với nước bạn, người đi học được coi như người nhận nhiệm vụ công tác. Thế nhưng trên thực tế, việc đi học nước ngoài lại được ngầm hiểu như một phúc lợi cần phải phân chia “công bằng”. Đã có quy định gia đình nào có một con đi du học rồi thì người con thứ hai sẽ không được du học.

Thời đó có hai cán bộ nghiên cứu trẻ, tốt nghiệp đại học nước ngoài từ hai nước khác nhau theo hai chuyên môn khác nhau, cùng về công tác tại một viện nghiên cứu. Họ kết hôn với nhau được ít lâu thì cả hai đều có cơ hội đi tu nghiệp sau đại học tại nơi họ đã tốt nghiệp trước đây. Thủ trưởng cơ quan trả lời họ rằng vì họ là vợ chồng nên không thể cùng lúc cho cả hai đi tu nghiệp được, bởi quần chúng trong cơ quan sẽ dị nghị là “không công bằng”. Hai người này đã hỏi lại rằng nếu ngay bây giờ họ li dị nhau thì có thể cùng được đi học hay không?

Tưởng rằng đó là chuyện của thời bao cấp đã qua, vì bây giờ đã có nhiều loại hình du học, trong đó có du học tự túc. Vậy mà mới đây (tháng 12-2009) lại thấy có dự thảo quy chế quản lý du học sinh quy định: sau khi tốt nghiệp, du học sinh chỉ được ở lại làm việc tại nước sở tại ba năm mà thôi.

Nền giáo dục của xã hội văn minh vốn nhằm hướng dẫn thanh thiếu niên để họ nhận thức được những trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, khơi gợi những khả năng riêng biệt của từng người để họ tự khám phá bản ngã của mình trong cuộc sống thiên lương.

Trong cộng đồng săn tìm địa vị, nền giáo dục bị biến dạng đi, trở thành công cụ cho việc săn tìm địa vị. Tính công bằng được diễn giải theo nghĩa cào bằng dẫn đến việc phá hủy mọi chuẩn mực bằng cấp để cho mọi người đều có thể hưởng danh hiệu tiến sĩ, ai ai cũng có cơ hội trở thành giáo sư. Mặc dù ai cũng hiểu danh hiệu giáo sư, tiến sĩ là dành cho một số ít tài năng, nhưng lòng ghen tỵ khiến người ta không cam tâm thấy con cái mình không ở trong số ít ấy. Tỷ lệ đỗ gần trăm phần trăm phổ biến khắp nơi không phải do “bệnh thành tích”, mà chỉ là việc làm để thỏa mãn lòng ghen tỵ của đám đông.

Mấy chục năm trước đây khi học đại học ở Liên Xô, tôi vẫn còn được dạy câu thơ sau của nhà thơ Majakovski: “Kẻ nào không cùng chúng ta ca hát, kẻ đó chống lại chúng ta”. Câu thơ liên quan đến sự kiện danh ca Nga Shaljapin bỏ ra nước ngoài định cư sau Cách mạng tháng Mười năm 1917. Không khí bất khoan dung với người có ý kiến khác đã tạo điều kiện cho những kẻ ghen tỵ có nhiều cơ hội thanh trừng các đối tượng của mình, bao gồm những tài năng văn hóa đáng trân trọng.

Ngày nay người ta hay nhắc đến câu “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nhưng đã có thời chẳng có ai muốn nhớ đến câu này vì hình như nó có mùi vị đề cao vai trò cá nhân.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, gần như tất cả các tiểu thuyết viết về giới trí thức và khoa học (số lượng tiểu thuyết này cũng ít thôi) đều có kịch bản đại khái như sau: trong viện nghiên cứu có nhân vật A có bằng cấp cao, giỏi lý thuyết mà ít kinh nghiệm thực tế. Nhân vật A này tự cao tự đại, nhưng đi vào thực tế thì vô tích sự. Sau đó xuất hiện nhân vật B không được đào tạo bài bản về chuyên môn, nhưng có đạo đức cách mạng cao và nhiều kinh nghiệm thực tế. Nhân vật B dám nghĩ dám làm và sau nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn do nhân vật A gây ra thì nhân vật B đã thành công rực rỡ. Tất nhiên cũng có vài ba mối tình tay ba tay tư gì đó làm gia vị.

Điều đáng nói là kịch bản như thế chẳng có nguyên mẫu nào trong đời thực (vì lúc đó chúng ta còn chưa có viện nghiên cứu thực sự nào) mà chỉ thể hiện một thái độ không thiện cảm đối với người có bằng cấp cao. Suy xét thì thấy nó cũng có gốc gác từ lòng ghen tỵ. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc đã chỉ ra sự yếu kém về lý thuyết ở các danh nhân văn hóa Việt Nam. Thế nhưng thật lạ lùng là tâm thế của xã hội lại thích miệt thị lý thuyết như một thứ hoàn toàn vô dụng. Phải chăng đó là tâm thế thực dụng kiểu “thằng Bờm”?

Lòng ghen tỵ là một trong nhiều bẩm tính thấp hèn của con người. Nguyên khởi đối lập với nó là cảm xúc xấu hổ của con người trước những cái thấp hèn mà anh ta phát hiện thấy trong bản thân. Từ cái cơ sở nguyên khởi ấy, con người mài dũa tâm hồn mình tinh tế hơn để hình thành lương tâm. Đó là một phần của học thuyết về đạo đức do triết gia Nga V. Soloviev (1853-1900) xây dựng.

Theo ông, cái năng lực phản ứng ấy biến con người thành sinh linh có đạo đức, nhưng nếu năng lực ấy không được xác định trong sức mạnh và quy mô hiện thực của nó thì tự nó không thể xác lập cơ sở đạo đức cho xã hội. Ông nói rằng: “Những tình cảm cơ bản xấu hổ, thương mến và tôn kính bao quát toàn bộ lĩnh vực những quan hệ đạo đức có thể có của con người với cái thấp hơn nó, cái ngang bằng nó và cái cao hơn nó”.

Như vậy, hiện tượng lòng ghen tỵ hiện diện phổ biến trong xã hội là chỉ dấu cho thấy đạo đức xã hội đang thiếu lành mạnh. Nhiều người cho rằng hội chứng “đứt dây thần kinh xấu hổ” đang khá phổ biến, chính là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức xã hội.

Chúng ta có thể làm gì? Phải chăng cần xử lý tính ghen tỵ thật nghiêm khắc với mức phạt hành chính đủ để răn đe? Phải chăng cần đưa việc chống ghen tỵ vào nội dung của tiết học về đạo đức trong nhà trường và tăng thời lượng của môn học đạo đức lên? Tôi đang phát biểu những điều vô nghĩa, nhưng nghe lại rất quen tai. Chẳng phải mỗi khi có hiện tượng xã hội nào đó không lành mạnh là ta lại được nghe những kiến nghị tương tự như thế hay sao?

Đọc đến đây chắc nhiều người sẽ phản ứng lại rằng: “Thế thì tác giả có đề nghị gì hay hơn chăng, xin hãy cho chúng tôi biết”. Tôi xin nói ngay rằng tôi cũng không có lời giải đáp nào, tôi chỉ tin rằng vấn đề không thể giải quyết bằng sự cưỡng chế theo kiểu cách như vậy.

Nhìn vào kinh nghiệm lịch sử của các nền văn minh, ta thấy đạo đức xã hội luôn dựa trên nền tảng một tôn giáo (như Kitô giáo trong văn minh phương Tây) hay một học thuyết (như Khổng giáo trong văn minh Trung Hoa) và trông cậy vào một tầng lớp xã hội đặc biệt chuyên tâm phục vụ cho tôn giáo (Giáo hội Kitô của phương Tây trong quá khứ) hay học thuyết (các nho sĩ Trung Hoa trước đây).

Những tôn giáo hay học thuyết ấy là nguồn gốc của tập quán đạo đức, các giáo sĩ phương Tây hay nho sĩ Trung Hoa đã truyền cảm hứng để mọi người làm theo tập quán đạo đức.

Thời hiện đại bây giờ các hình thức ấy đã không còn nguyên vẹn nữa, nơi thì chúng đã bị xói mòn quyền lực tinh thần, nơi thì chỉ còn lại một đống hoang tàn. Có những nguyên nhân lịch sử cho kết cục như thế và kết cục ấy cũng không phải là không hợp lý. Nhưng chúng ta phải dựa vào nền tảng nào và kỳ vọng vào tầng lớp nào để xây dựng được một tập quán đạo đức xã hội mới cho tương lai? Câu hỏi “làm gì?” không thể tách rời với câu hỏi “ai làm?”.


Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Cười buồn về y đức

Chiều tối mùng 3 dượng 10 nhập viện vì tai biến mạch máu nhẹ, chiều nay mới xuất viện về cả nhà ăn mừng bằng chầu bánh canh cua.

BV ngày xưa gọi là BV Đa khoa Thủ Đức nay tên rút gọn lại là BV Thủ Đức... khi bước vào thì thật bất ngờ vì cơ sở vật chất y như hồi mình còn nhỏ xíu xiu, chỉ có cũ hơn thôi. ...
..................................

Đánh dấu sự kiện này bằng bài viết trên blog của BS Lê Đình Phương

http://drnikonian.wordpress.com/2009/05/15/sad-smile/


Báo Tuổi Trẻ, mấy ngày nay khá nóng về cuộc tranh luận chung quanh cái gọi là lương tâm chức nghiệp của giới thầy thuốc ở các bệnh viện công. Khen có, chê cũng kha khá. Lại có một ý kiến của đồng nghiệp HT bị ném đá tơi bời. Nó như thế này:

Tôi là một BS làm việc ở một bệnh viện công của TP.HCM. Đọc bài “Bác sĩ công và bác sĩ tư” của bạn Hoàng Mai, tôi thấy chạnh lòng vì tôi từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp đối xử như vậy với bệnh nhân (tâm trạng của tôi lúc đó cũng rất mâu thuẫn).

Tôi biết cư xử như thế là không đúng, nhưng thực tế có bao nhiêu phần trăm BS thật sự xem công việc ở bệnh viện là quan trọng trong cuộc đời, toàn tâm toàn ý cho công việc? Dù không thể đổ lỗi cho thu nhập, nhưng thật sự chúng tôi đi làm vì cái gì, chỉ vì lương tâm thôi sao, chỉ để được xã hội công nhận là từ mẫu thôi hay sao?

Chúng tôi cũng cần phải sống, con của chúng tôi cũng cần phải ăn, phải học. Mà thử xem Nhà nước trả cho chúng tôi lương tháng được bao nhiêu? Tôi đã học sau đại học mà lương 3 triệu đồng, tiền cơm 500.000 đồng nữa là 3,5 triệu đồng. Rồi bị trừ tiền bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, công đoàn… thì làm sao tôi có thể sống ở thành phố này?

Tôi cũng không thể trách đồng nghiệp sao nhăn nhó với bệnh nhân vì biết BS ấy đang lo lắng bố mẹ ốm mà không có đủ tiền. Tôi nghĩ cũng khỏi phải bắt chúng tôi học những lớp giao tiếp với bệnh nhân làm gì, chuyện quan trọng đầu tiên là phải trả công cho chúng tôi xứng đáng với trách nhiệm mà chúng tôi đảm đương, và đủ để chúng tôi sống đã.

Không phải lo lắng về tiền bạc quá nhiều như hiện nay thì chúng tôi có thể yên tâm lo cho chuyên môn. Còn như hiện nay thì vấn đề đó sẽ tiếp tục như thế và rất khó để giải quyết bạn ạ. Bạn cứ chờ xem.

…..

Lời phân trần này làm tôi nhớ lại một câu chuyện cách đây 20 năm, mà tôi là nhân chứng. Hôm đó, tôi đưa cháu vào cấp cứu ở một BV lớn ở TP. Cháu tôi bị tiêu chảy mất nước nặng. Dưới con mắt nhà nghề, tôi biết cháu tôi đang trụy mạch, cần được cấp cứu. Vậy mà chờ mãi, vẫn không thấy động tĩnh gì. Biết thân biết phận, biết câu rừng nào cọp ấy, tôi rón rén gõ cửa phòng trực BS. Đây rồi, một đồng nghiệp rất trẻ, đang cắm cúi trên một cuốn sách dày cộp. Chỉ vừa mới mở miệng bẩm báo về tình trạng mạch nhanh không bắt được, da tím, lạnh… của cháu, tôi nhận được một ánh mắt lạnh như băng, quét từ đầu xuống chân, qua một cặp kính trắng lấp lánh rất trí thức, và một câu nói cũng lạnh tanh: “Có biết học BS là khó lắm không?” (??????)

Không cần bình luận gì thêm về tính chất khiếm nhã và cực kỳ ngạo mạn của câu nói này, mà nên thấy, xã hội chúng ta đang sống, đã sản sinh ra một tầng lớp, tạm gọi là trí thức, không tim, thiếu một căn bản tối thiểu về giáo dục và giao tế xã hội (social etiquette). Không thể đổ lỗi cho đồng lương, cho sự thiếu thốn vật chất để gật gù thông cảm cho sự phi nhân, nhất là sự phi nhân đó xảy ra trong ngành giáo dục và y tế. Nói được một câu “xuất sắc” như đồng nghiệp trẻ năm xưa, chắc không phải vì lương thấp, vì bức xúc mà bật ra (?)

Tôi cười nhạt, khi nghe đồng nghiệp HT than vãn về thu nhập. Giấy trắng mực đen, thì BS công nào cũng nghèo. Trà dư tửu hậu, thì các BS công thường dè bĩu các BS tư là chạy theo đồng tiền, bỏ quên nghiên cứu khoa học (?). Nhưng thực tế, trừ một số BS trẻ vừa chân ướt chân ráo vào nghề, các BS công hiện tại đang giàu, rất giàu. Cứ nhìn các dãy xe hơi đời mới trong sân các BV lớn thì rõ.

Chẳng nên đổ tại tiền! Mà không lẽ vì tiền, tôi có quyền hạ thấp phẩm giá, sự cao quí của nghề nghiệp, bằng những hành vi cục súc (xin lỗi, tôi không tìm được từ nào văn hoa hơn), mà các đồng nghiệp của tôi cư xử với bệnh nhân, và cả với nhau (?) Làm thầy thuốc, không lẽ cứ ít tiền thì có quyền hỗn xược với người bệnh (?). Phải đợi đến lúc nhiều tiền mới lễ độ, vồn vã, thì có khác chi bà phở chưởi học nghề chiều khách?

Tuy nhiên, con người là sản phẩm của xã hội. Nói đi thì cũng phải nói lại, cho nó công bằng. Hệ thống y tế của chúng ta là cha đẻ của một tầng lớp học cao hiểu rộng, hợm hĩnh, kiêu căng và …dùi đục như thế.

Còn nhớ, khi mới ra trường, lọ mọ đến Sở Y tế một tỉnh nọ có việc, tôi phải bỏ dép, đi chân không vào phòng ông Giám đốc. Chẳng khác gì một chị Dậu với nón mê, váy đụp khúm núm chốn công quyền, mặc dù tôi đi bán tôi (xin việc), không phải đi bán chó, thưa các bạn! Tại sao, một BS trẻ như tôi hồi ấy, không được quyền có một việc làm đúng sở học, một cách đường hoàng, tự tin, mà phải hèn hạ đến thế?

Điều ấy, nó tổn hại cho phẩm giá!

Còn nhớ, chúng tôi, hơn 30 BS nam, phải nhường WC cho các BS nữ, nên phải vừa tiểu tiện, vừa rửa mặt trong một cái lavabo suốt 10 năm trời ở một BV lớn nhất nước. Chuyện ấy, giờ còn hay không, tôi không biết! Nhưng, nó cũng làm tổn hại phẩm giá. Nó làm con người ta, mất dần dà đi cái ý thức về lịch sự, riêng tư, nhân cách…, từ những điều nhỏ nhặt như vậy!

Còn nhớ, chúng tôi phải đi vận động, hay nói trắng là đi ép buộc, bệnh nhân chúng tôi phải mua, phải ăn những suất cơm tồi tệ, nuốt không trôi của BV. Chỉ vì ông giám đốc khả kính một thời của BV đó, có mối quan hệ rất đáng ngờ với công ty cung cấp khẩu phần bệnh viện. “Không ăn ư, cứ cho ra viện. Vì ăn cũng là một cách điều trị! Không ăn, là chống đối chế độ điều trị, cho ra viện”.

Còn nhớ, cũng chính ông GĐ đó, ép buộc và ra chỉ tiêu chúng tôi phải kê toa một loại thuốc cực kỳ nhảm nhí, chỉ vì ông ta và gia đình vừa mới được mời đi du hí châu Âu về. Ai mời? Câu trả lời là một cái cười nụ. Mà cũng chính ông ấy, lại nói về y đức rất dõng dạc, rất tự tin, ai nghe cũng phải giật mình kính phục.

Còn nhớ, khi mới ra trường, lòng còn nhiều mộng ước, gặp ngay gã y tá chuyên tu, phó phòng tổ chức. Béo tốt, vênh váo (tuy còn rất trẻ): “ĐM, BS trẻ chúng mày ngu bỏ mẹ. Khoa ấy có đ. gì để ăn mà cứ xin vào đấy?” Sau đó là những chầu nhậu, những tăng 2, tăng 3…để được việc. Về nhà, nhục nhã, uất ức, nhìn con thơ đang ngủ mà phải cắn răng lại để khỏi trào nước mắt vì tủi nhục. Không chìu lòn chúng nó, bố tìm đâu ra việc để kiếm tiền mua sữa cho con. Tội nghiệp con, và tội nghiệp cả bố nữa, con trai ạ!

Một gã thất phu như thế, lại được trọng dụng, cất nhắc nắm sinh mệnh khoa học (và cả sinh mệnh chính trị) của hơn ngàn BS, bạn có tin nổi không?

vân vân và vân vân…

Thế đấy, người thầy thuốc VN tội nghiệp, sau bao nhiêu năm tháng sống trong một hệ thống kém văn hóa, hỗn xược như thế, đã bị vùi dập, thui chột những tố chất bắt buộc phải có của người thầy thuốc: sự lễ độ, lòng thấu hiểu, phong cách thanh lịch văn minh…mà ta vẫn thường thấy trong các phim Âu Mỹ. Nó là sự thật, không phải là phim giả tưởng đâu, thưa các bạn. Nó là kết quả của một xã hội tôn trọng người đọc sách, coi thầy thuốc là tầng lớp quí tộc, ưu tú. Và huấn luyện, đòi hỏi người thầy thuốc phải xứng đáng với những phẩm chất đó. Dĩ nhiên, không chỉ bằng những lời hô hào suông, bằng các loại giấy khen thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú,  mà bằng nhiều cách khác. Không nói ra thì ai cũng biết những cách đó là gì!

Thiếu căn bản giáo dục cá nhân, gia đình. Thiếu một nền tảng văn hóa tối thiếu từ xã hội, cơ quan (ở đây là BV), thì dù một số không nhỏ BS dù đã rất giàu, họ vẫn không thể hành xử ‘xứng với kỳ đức’ mà nghề nghiệp và xã hội mong đợi. Chung qui, thì cũng nên nghĩ ngợi về cách chúng ta đào tạo trí thức. Và cách chúng ta đối đãi (không phải là đãi ngộ) với người trí thức! (Lại hoan hô Marx một cái cho đúng lề phải, khi ổng phán thế này: “con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”)

Chưa một lần, tôi dám hô hào y đức. Vì nó thâm sâu chẳng khác gì tôn giáo. Nhìn vào y đức, để thấy thẹn với lòng, vì không bao giờ vươn đến được cái nghĩa lý cao quí của hai từ đó. Nhớ lại y đức, để răn mình, chứ chẳng dám răn ai như các quan chức trơn lông đỏ da vẫn thường rao giảng. Y đức cao quí (nhưng không cao xa), nên xin các quan chức, thôi hô hào, thôi khuấy động các phong trào thi đua chấn hưng y đức để tự đánh bóng bản thân. Y đức nào tồn tại được, theo cái cách chúng ta đang vận hành guồng máy y tế như bây giờ? Bộ máy y tế ấy, đã phản y đức về cơ bản, khi phân loại bằng giấy trắng mực đen, các quyền lợi và hệ thống khám chữa bệnh của nó theo chức vụ, cấp bậc, mức lương. Lẽ nào, một người dân đen, không được quyền chăm sóc ngang bằng một cán bộ cao cấp?

Tôi may mắn, tự thoát ra được khỏi hệ thống ấy, cũng hơn 10 năm có lẻ. Nhưng thỉnh thoảng, nhớ lại một thời cay đắng ấy, không khỏi ngậm ngùi mà lẩy một câu Kiều: “chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa”.

Lại thêm một lý do, để tôi mong ước con trai tôi về, sau khi ăn học thành tài ở xứ người.  Chẳng để trả thù ai, mà làm gì được cho dân mình bớt khổ thì làm!

Về mà thay thế, về mà chấn hưng lại cái hệ thống y tế nhàu nát mà bố phải chịu đựng ngần ấy năm để nuôi con, con ạ!

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2010

Đọc báo đầu xuân


Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khai hội tịch điền
Hình ảnh: dantri.com.vn

Đầu năm mở báo "Tân Niên" thấy rộn ràng lễ hội.

Nào là lễ kỷ niệm 221 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, rồi lễ tịch điền,.... hội làng hội đình hội lớn hội nhỏ diễn ra rầm rộ khắp nơi. Năm nay lại có thêm một ngày lễ lớn gọi là kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Đúng là mùa trẩy hội tưng bừng.

Nhưng mà xem qua thì lễ nào cũng như hội nấy... phí tiền thuế của dân là chính. Tác giả Nguyễn Đăng Tuấn trên Tuần Việt Nam đã viết bài "Hội làng đã mất từ lâu" nguyên nhân là:

".........Một dạo để chống lại mê tín dị đoan, những di sản của phong kiến cũng đều dẹp bỏ. Quê tôi cán bộ ngày ấy hăng hái lắm, được mệnh danh là đi đầu trong phong trào chống mê tín dị đoan. Cả một vùng Xứ Thanh, cả một dải Khu Bốn đều làm như vậy. Có nơi còn giương lên khẩu hiệu hoàng tráng "thay trời chuyển đất sắp đặt lại giang sơn". Và những đình chùa miếu mạo cũng nằm trong số phận "sắp đặt" ấy.
.....
Có nhiều thứ văn hóa lạc hậu chúng ta cần loại bỏ, nhưng khi những nét văn hóa mang ý nghĩa nhân văn, giáo dục truyền thống cần phải được vun  xới đắp bồi. Nhiều thứ mất đi vẫn còn có thể lấy lại nhưng văn hóa truyền thống để mất đi thì coi như mất vĩnh viễn......"

Ví như chén nước đầy đã đổ đi thì ko thể nào lấy lại được. Kể cả khi chủ tịch nước có vận quần áo nâu sồng xắn tay cày ruộng thì cũng ko động viên tinh thần nhân dân được như các vua Trần ngày xưa.
Dẫu mùa màng bội thu như hoa Tết năm nay mà nhà nước không hỗ trợ nhân dân thì lúa đầy đồng mà nông dân vẫn đói thôi.
===========================================================

 Tiếp theo là tin giao thông, ông Dan Roger, một người Mỹ sống và làm việc tại TPHCM từ năm 1989 đã mệt mỏi kêu lên "Hỗn loạn giao thông: quá đủ rồi"
Trong bài có đoạn
"Tôi đã sống ở thành phố này 20 năm, đã chứng kiến giao thông thành phố từ khi hầu như không có gì tới tình trạng tồi tệ không thể tin được ngày nay. Tôi đã chứng kiến những lái xe ở đây từ chỗ rất thận trọng mỗi khi ngồi sau tay lái trở thành vô trách nhiệm và mạo hiểm với tính mạng người khác."
>>> Xe càng đông thì càng hỗn loạn???

Và cũng trên số báo TT có đăng một tin ngắn trả lời phần nào câu hỏi của ông Dan Roger
"Đường vắng vẫn chấp hành tốt"
Trong những ngày tết, mặc dù đường sá ở TP.HCM vắng và không có cảnh sát giao thông đứng ở các ngã tư, nhưng người dân tham gia giao thông vẫn tuân thủ luật lệ.

Không có cảnh sát giao thông nhưng người dân vẫn tuân thủ Luật giao thông (ảnh chụp tại ngã tư Phan Đăng Lưu - Nguyễn Kiệm, P.1, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) - Ảnh: N.NAM

Cảnh xe chạy ngược chiều, vượt đèn đỏ, lấn tuyến, bóp còi inh ỏi... ít xảy ra hơn ngày thường. Dễ nhận thấy một điều là khi có đủ không gian giao thông thì người dân có tâm lý nhường đường chứ không chen lấn nhau như mọi khi.

Trên trang bìa tờ báo Người Lao Động ngày 19.02.2010 thì đăng rõ hơn

Giá xe đò từ Quảng Nam vào TPHCM được “hét” lên mức 450.000 – 470.000 đồng, nhiều người không mua nổi phải chờ đợi cả ngày trời vẫn không có xe l Vé các chuyến tàu SE và tàu Thống Nhất mùng 6 đến mùng 8 Tết đã không còn


Chờ đón xe vào Nam trên Quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Nam trong ngày 18-2

Trong ngày 18-2 (mùng 5 Tết), dù lượng khách ở miền Trung đón xe vào các tỉnh phía Nam chưa nhiều nhưng hành khách vẫn phải nhọc nhằn chờ đợi cả ngày trời vẫn chưa lên được xe vào Nam.


Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

Đầu năm nói chuyện sex


Đầu năm khai bút với sex

Nguồn bài viết: Cát Khuê Blog

Bài này có từ năm 2007 hơi cũ nhưng nội dung vẫn tươi mới... đánh trúng bệnh mà ai cũng tự cho mình ko bệnh nên tới giờ chuyện "sex" vẫn chưa được giải quyết đâu ra đó

SEX BAO NHIÊU LÀ VỪA?

Vâng, phải đặt lại câu hỏi trên sau khi tập truyện ngắn “I am đàn bà” của nhà văn Y Ban do NXB Phụ nữ, Cty Văn hoá và truyền thôn Nhã Nam liên kết xuất bản vừa bị Cục xuất bản (Bộ VHTT) thu hồi. Nguyên nhân: Cục xuất bản nhận được công văn của NXB Phụ nữ báo cáo cuốn “I am đàn bà” đang lưu hành trên thị trường là sản phẩm chưa hoàn thiện do Nhã Nam không tuân thủ quy trình biên tập. Cụ thể một số đoạn NXB đã gạch bỏ nhưng Nhã Nam vẫn đưa vào, trong đó có những đoạn mô tả khá tự nhiên, tỉ mỉ về tình dục…

Lại nhớ đến hồi truyện “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu ra mắt cũng gây nhiều ý kiến trái chiều về việc miêu tả sex trong đó.

Và nếu bạn có thì giờ thử đọc lướt qua hàng sách xem các tiểu thuyết VN xem. Hầu như không có cuốn nào không mô tả một vài “xen” sex, thậm chí khá dày như “Ngày hoàng đạo” của Nguyễn Đình Chính, “Trả giá”, “Cõi mê” của Triệu Xuân… Đến ngay như nhà văn khả kính Nguyễn Xuân Khánh trong tác phẩm “Mẫu Thượng Ngàn” cũng đưa khá nhiều hàm lượng sex vào.

Phải chăng như nhà văn Y Ban nói khi trả lời phỏng vấn một tờ báo văn chương: “với tôi, tình dục là chuyện hết sức bình thường, nó cổ xưa như loài người vậy, bởi nó trước hết là con đường duy trì nòi giống cho nhân loại, nhưng nó cũng là phương tiện giải trí và văn hoá. Văn chương theo tôi cần tôn trọng sex ở khía cạnh đó”.

Không chỉ văn chương mà ghé mắt sang lãnh vực điện ảnh, mới đây dân tình la rần rần chuyện mấy phim chiếu Tết Đinh Hợi vừa qua như “Chuông reo là bắn”, “Trai nhảy”… cho hở da hở thịt nhiều quá! Có cảm giác không sex không được, đến nỗi một anh chàng xem xong “Chuông reo là bắn” phải thốt lên: nếu gặp mấy cô đó ăn vận kiểu đó ở đường tôi cũng bắn!

Sân khấu thì vở “Hàn Mặc Tử” của Lê Hùng cũng có pha “nude” làm xốn mắt nhiều khán giả. Nhiếp ảnh thì tự nhiên mấy ông chuyên chụp ảnh “nude” tự nhiên thích đăng đàn tợn, từ Thái Phiên, Trần Huy Hoan trong Nam đến Lê Quang Châu ngoài Bắc, và hô to: ảnh nude là thể loại khó nhất!

Thật ra không phải đến bây giờ sex mới “nóng”, ví như điện ảnh chẳng hạn, một dạo ối phim hở nhiều hơn bây giờ nhiều mà chả thấy ai kêu từ “Người tình trong mơ” đến “Số đỏ”. Văn học thì ngay từ hồi xưa, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đã đề cập nhiều đến sex.

Có chăng là bây giờ người ta thích bàn nhiều đến sex!

Và đã bàn thì phải bàn cho hết nhẽ!

Sex bao nhiêu là vừa? Không, thật ra vấn đề không phải ở liều lượng mà ở chuyện: có cần sex không? Và nếu cần thì thể hiện nó như thế nào?

Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Giả Bình Ao đã tự cảm thấy mình khó khăn, bất lực với sex nên nhiều đoạn viết đến chỗ hai nhân vật sắp có chuyện đó, ông đã viết thật thông minh, duyên dáng: đoạn này tác giả tự lược bỏ đi 50 chữ!

Tôi không tiện nêu tên, chứ một số nhà văn VN có lối mô tả sex thú thực là rất “mất vệ sinh”. Xem xong, người đọc có quyền nghi ngờ mấy ông này không biết đời thường “chuyện ấy” ra sao? Nếu chỉ bằng một phần trong truyện đã bệnh hoạn quá rồi. Có người chả biết trí tưởng tượng thăng hoa đến đâu cho anh chàng một đêm 11 lần quan hệ- thật hết biết! nhà văn khác nghèo nàn từ ngữ lại chỉ độc một kiểu mô tả cứ tái diễn hết đoạn này sang đoạn khác làm người đọc phát mệt!

Thật ra thì thẳm sâu trong một số nhà văn viết truyện có nhiều yếu tố sex cũng muốn mô tả hấp dẫn mà thanh cao lắm nhưng ngặt nỗi tài hèn sức mọn nên rơi vào lối diễn đạt quá thô!

Quay sang điện ảnh thấy nhiều đạo diễn VN cũng lúng túng với sex lắm! Mà chính vì thế họ làm “nửa dơi nửa chuột” xem càng tức mắt. Trong đó “Đẻ mướn” của Lê Bảo Trung là ví dụ, phim khá tốt về ý tứ và chi tiết nhưng những đoạn sex thì nửa vời nên xem giả quá, thà một lần cho quyết liệt, trần trụi để nói lên khát vọng có con của nhân vật hơn là nhiều lần mà cứ nửa kín nửa hở… Nhân đây cũng xin nói thêm, các diễn viên đóng các cảnh sex hầu hết diễn căng cứng và thô lậu trong khi nhìn sang các phim nước ngoài thấy diễn viên họ đóng cứ tự nhiên như không trong bối cảnh bao mắt nhìn vào, chưa kể ánh sáng, tiếng động…

Tất cả phải chăng là một thứ văn hoá sex- không được các tác giả của chúng ta chú trọng đúng mức. Hay chính xác hơn là việc chưa được giáo dục và học một cách bài bản từ nhỏ (đã đành) nhưng lớn lên, trưởng thành lại không dành thời gian tìm hiểu về sex như một yếu tố văn hoá trước tiên.

Nhà văn Nhật bản Murakami Haruki trong tiểu thuyết “Rừng Na Uy” và mới đây nhất là “Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời” có thể coi như bậc thày mô tả về sex. Những tình tiết tình dục trong truyện của ông đầy hiện thực, tự nhiên mà rất con người. Nó không nhằm khêu gợi kích thích phần con của con người mà nó thức tỉnh người ta về sự cảm nhận đến tận cùng của tình yêu da thịt- bước tiếp sau tất yếu của tình yêu tâm hồn. Sex với Murakami Haruki là văn hoá, là nơi con người trốn khỏi nỗi cô đơn và sự tuyệt vọng đang bủa vây hàng ngày.

Và như thế “Sex bao nhiêu là vừa” không còn là câu hỏi.

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010

Lời chia tay trên blog ĐD Huỳnh Phúc Điền




Đạo diễn Huỳnh Phúc Điền ra đi để lại bao tiếc nuối, có rất nhiều người vào blog để nói lời chia tay anh. Hôm đó mình ngồi xem tin tức về Huỳnh Phúc Điền sẵn chụp vài tấm hình lưu lại. Bữa nay ngồi dọn dẹp laptop lục ra thấy đăng lên blog làm kỷ niệm

Hình chụp vào thứ 3 30/06/2009

Nguyễn Thị Bích Phượng (bopho@yahoo.com.vn)
30/06/2009 08:53:32
Vĩnh biệt đạo diễn tài ba. Xin gửi lời chia buồn đến gia đình anh. Những ngày này thật buồn, thật hụt hẫng vì đã có nhiều những con người tài hoa mà ta mến mộ ra đi.
Trần Cường (quoc_cuong812003@yahoo.com)
30/06/2009 09:11:15
Vô cùng thương tiếc đạo diễn Huỳnh Phúc Điền, xin chia buồn cùng gia quyến, một đạo diễn tài ba của Việt Nam. Trong vòng một tháng chúng ta đã mất hai nhân tài trong ngành giải trí. Chúng tôi sẽ nhớ về anh, thành thật chia buồn cùng gia đình.
Lương Thanh Duy Dũnng (luongjack@yahoo.com)
30/06/2009 09:11:53
Xin thành thật chia buồn cùng gia quyến và người thân của anh. Làng ca nhạc Việt đã mất đi một đạo diễn tài năng.
An Hằng (hangat83@yahoo.com)
30/06/2009 09:15:09
Vĩnh biệt anh - đạo diễn tài hoa, sẽ không còn được xem những chương trình do anh đạo diễn, nhưng những clip anh thực hiện thì còn sống mãi trong lòng người hâm mộ. Yên nghỉ anh nhé. Xin chia buồn cùng gia đình anh.
THAO NTM
30/06/2009 09:38:43
Tôi xin chia sẻ sự mất mát này với gia đình đạo điễn. Anh thực sự là một tài năng hiếm hoi của nền công nghệ giải trí nước nhà. Thật tiếc thay cho một tâm hồn đầy hoài bão, song những cống hiến của anh cho công nghệ giải trí không dễ bị quên lãng.
Quỳnh Chi
30/06/2009 09:41:32
Thật buồn khi đọc những dòng này, tại sao những người tài lại hay đoản mệnh? Vĩnh biệt anh - người tôi chưa một lần gặp mặt, xin được chia buồn cùng gia đình anh.
Nguyễn Thị Kim Hương (NTK_HUONG3001@YAHOO.COM.VN)
30/06/2009 09:42:55
Vĩnh biệt HPD , chúc anh tìm được cuộc sống an vui , tốt đẹp hơn ở thiên đàng. Cố gắng lên Hải Anh ơi, chị cũng trong hoàn cảnh với gia đình em, nhưng phải cố gắng vượt qua nỗi đau và chấp nhận thực tế. Hãy cố lên em nhé.
celinedan
30/06/2009 09:48:33
không có lời lẽ nào để nói lên cảm xúc tiếc thương một đạo diễn như anh,thành thật xin chia buồn cùng gia đình.
dieutam@gmail.com
30/06/2009 09:55:53
Một tài năng nghệ thuật trẻ đã đi vào cõi vĩnh hằng. Xin chia buồn cùng gia đình anh. Mong rằng 2 con của anh sẽ tiếp nối được sự nghiệp rạng rỡ của cha.
Quỳnh
30/06/2009 10:07:31
Một mất mát rất lớn cho làng showbiz Việt Nam. Thật vô cùng đau xót. Thương tiếc cho một tài năng ra đi khi còn quá trẻ. Xin chia buồn cùng Hải Anh, bé Chò, bé My và cả những ai đã từng yêu mến và ngưỡng mộ Huỳnh Phúc Điền.
Ngủ thật bình yên nhé.. Huỳnh Phúc Điền
Nguyễn Trí Tùng
30/06/2009 10:20:03
Từ khi hay tin đạo diển Huỳnh Phúc Điền nhập viện để điều trị, cứ mong rằng anh sẽ vượt qua được như khi anh đi điều trị ở nước ngoài, nhưng không ngờ anh lại ra đi sớm thế. Xin gởi lời chia buồn cùng gia đính anh, cầu mong chị và hai cháu vượt quá mất mát to lớn này. Xin vĩnh biệt Anh người đạo diền tài ba.
Huỳnh Dũng (johndungvn@gmail.com)
30/06/2009 10:39:23
Vô cùng thương tiếc đạo diễn tài ba Huỳnh Phúc Điền
Xuka
30/06/2009 10:39:30
Làng showbiz Việt vừa mất đi một tài năng lớn. Xin chia buồn cùng gia đình của đạo diễn Huỳnh Phúc Điền
Trần Hồng Ân (chithanhdep27@yahoo.com.vn)
30/06/2009 11:27:25
Nước mắt tôi rơi khi nghe tin anh ra đi. Người tài sao không sống lâu và anh đã ra đi mãi mãi để lại sự tiếc thương cho gia đình khán giả. Anh ra đi nhưng tấm lòng anh vẫn nghĩ về những người còn sống đó là những bệnh nhân còn thoi thóp vì căn bệnh ung thu. Cảm ơn anh, tấm gương sáng. Thật đáng tiếc khi anh phải ra đi khi dự định vẫn còn nhiều. Tôi sẽ nhớ đến anh và rất nhiều khán giả sẽ mãi mãi nhớ đến anh vì những nghĩa cử tốt đẹp của anh.
Lê Thanh Thuận
30/06/2009 11:57:28
Xin thành thật chia buồn đến gia đình đạo diễn Huỳnh Phúc Điền . Một người đạo diễn thật tài ba đã ra đi đột ngột quá.
PTM
30/06/2009 12:01:08
Sáng nay nhận được tin, thấy nghèn nghẹn nơi cổ. Sau Bảo Phúc, lại thêm một người tài năng của làng giải trí Việt Nam đi xa. Xin được chia sẻ nỗi buồn cùng gia đình và người thân của anh. Vĩnh biệt anh, người đạo diễn tài hoa!
TT Long
30/06/2009 12:37:55
Vĩnh biệt anh - Một trong những đạo diễn chương trình ca nhac tài hoa nhất
Trần Ánh Tuyết
30/06/2009 01:21:17
Tôi thật sự đau buồn và thương tiếc anh - một nghệ sỹ tai hoa, đức độ và rất đỗi bình dị. Xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình và người vợ trẻ của anh. Anh đã sống một cuộc đời thật đẹp và để lại muôn vàn tình thương yêu với công chúng yêu nghệ thuật. Tôi- một công dân Thành phố- chưa từng một lần gặp anh nhưng như bao nhiêu người hâm mộ khác, tôi kính trọng và thực sự khâm phục tài năng của anh. Mong anh mãi bình yên với giấc ngủ dài. Cầu chúc cho vợ con và gia đình anh nguôi ngoai nỗi đau quá lớn.
Lê Thanh Tùng
30/06/2009 01:46:09
Sáng nay đọc báo Người Lao Động mới biết tin đạo diễn Huỳnh Phúc Điền đã ra đi, thật không thể tin nổi, nhưng đó là sự thật. Xin chia buồn cùng gia viếng !
VinhLong
30/06/2009 01:51:24
"Sống chết là chuyện đi về, hợp tan là trò dâu bể"... Xin chớ quá bi thương. Chúng ta vẫn phải sống để tiếp tục những phần việc còn dở dang của Huỳnh Phúc Điền.
hien
30/06/2009 03:20:54
Xin thành kính chia buồn cùng gia đình anh HPĐ. Cầu mong anh được thanh thản. Tôi biết nguyện vọng của anh là muốm giúp những người đang bị nan y. Và tâm nguyện của anh là thay vì những vòng hoa thì hãy phúng điếu bằng tiền để rối tiền đó sẽ có thể giúp những cuộc đời bất hạnh khác. Tôi xin nghiêng mình cảm phục tấm lòng của anh. Một tâm nguyện QUÁ CAO CẢ. Mong mọi người ủng hộ anh cùng làm việc đó.
Lộc Trần
30/06/2009 03:39:19
Vô cùng thương tiếc đạo diển Huỳnh Phúc Điền, một con người tài hoa. Cầu nguyện hương hồn anh được tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Lê Quang Thuận
30/06/2009 04:39:00
Anh là một tài năng! Anh mất đi, nhưng chắc chắn những người mến mộ tài năng của anh sẽ luôn nhớ mãi những gì anh đã cống hiến cho cuộc đời này!
Thành thật chia buồn với chị Hải Anh cùng gia quyến
Nguyen Duc (cap song sinh Viet Duc)
30/06/2009 07:57:21
Vĩnh biệt đạo diễn tài ba. Xin gửi lời chia buồn đến gia đình anh. Những ngày này thật buồn, thật hụt hẫng vì đã có nhiều những con người tài hoa mà ta mến mộ ra đi. Em Viet Duc
Đặng Vũ Ngọc Yến
30/06/2009 09:09:08
Tôi cũng đang mang căn bệnh như anh và cũng thường xuyên theo dõi sức khỏe của anh.Sau phẫu thuật ở Sing sức khỏe anh rất tốt, tôi thấy mình như được tiếp thêm nghị lực sống. Và rồi gần đây anh trở bệnh, nhập viện, lúc mê lúc tỉnh tôi thấy mình như khó thở, mất ngủ; nhưng vẫn luôn mong anh đừng ra đi. Thế mà sáng nay nghe tin anh đã vĩnh viễn... Tôi thấy mình như không còn thở được nữa.

http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/2009/06/3BA10B03/

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...