Chuyện xảy ra hơn chục ngày rồi, bây giờ bọ mới biết. Đọc xong ngồi cười ra nước mắt.
Sau khi được sự uỷ thác của 135 trí thức đầu tiên tự nguyện ký tên vào bản kiến nghị ký ngày 12/04/2009, ngày 17/04/09, GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng cùng đi với dịch giả Dương Tường đến các địa chỉ để chuyển thư. Tại Văn phòng Quốc hội thì diễn tiến cuộc tiếp xúc được kể lại như sau:
"Còn khi đến Văn phòng Quốc hội ở 35 Ngô Quyền thì chúng tôi được tiếp đón ân cần, trọng thị, tại phòng làm việc của ông Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Nguyễn Minh Thuyết và phòng ông Phó Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Sĩ Dũng, qua đó chúng tôi không chỉ gửi được bản Kiến nghị cho ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội, mà còn gửi thêm ba bản đến ba vị Phó Chủ tịch, một bản đến toàn thể Ban thường vụ Quốc hội, một bản nữa đến toàn thể các thành viên Quốc hội, và một số bản đến các vị Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Quốc phòng An ninh, Kinh tế và Chủ tịch hội đồng dân tộc, cùng một số cá nhân đại biểu thường có nhiều ý kiến phản biện trong các kỳ họp trước đây. Cả hai người nhận thư đều hứa chắc: nội trong ngày 17 tháng Tư thư sẽ đến tận tay người nhận."
Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Một bức thư được gửi từ Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đến người nhận là GS Nguyễn Thị Huệ, mà địa chỉ lại là nhà riêng của GS Nguyễn Huệ Chi (xem hình phong bì dưới đây):
Theo lời GS Nguyễn Huệ Chi, khi nhận bức thư này do người bưu tá đưa đến, ông đã phân vân định gửi trả vì sợ nhầm người. Nhưng với địa chỉ chính xác như vậy, hơn nữa trong khu tập thể nơi ông cư ngụ cũng không có ai tên như ngoài bì thư đề, nên ông đã mạnh dạn mở thư. Nôi dung bức thư như dưới đây:
( Cái này chữ nhỏ bà con ráng đọc... hay lắm!)
Nội dung bức thư này có một số điểm nhầm lẫn nghiêm trọng:
1- Bức thư không gửi nhầm người, nhưng tên người nhận bị ghi sai, từ GS Nguyễn Huệ Chi trở thành Bà GS Nguyễn Thị Huệ
2- Thư kiến nghị ghi ngày 12/4/2009 chứ không phải ngày 21/04/2009
3- Đây là thư kiến nghị về vấn đề đại dự án Bauxite của 135 nhà trí thức và khoa học gửi đến Ông Chủ tịch Quốc hội chứ không phải đơn thư khiếu nại ai, và khiếu nại điều gì cả.
Nên nhớ rằng Văn phòng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất do dân bầu ra, đại diện cho dân, do dân và vì dân
Vào khoảng 14h45' trưa nay 14.5 tình cờ mở tivi đài HTV9 thì ngay chương trình 15 năm ân tình do Đài truyền hình HTV tổ chức quyên tiền cho quỹ bệnh nhân nghèo... nói chung là quỹ từ thiện Nghe 2 MC đọc danh sách ủng hộ quỹ mà
SỐC ! RẤT SỐC ! CỰC KỲ SỐC !
nào là 450 triệu, 500 triệu, 1 tỷ, 1 tỷ rưỡi, 2 tỷ rưỡi, 4 tỷ... chiếm đến 50% số tiền cá nhân/doanh nghiệp ủng hộ nhất là có 1 Mạnh thường quân dấu tên với 20 tỷ việt nam đồng nghe cứ như khủng khoảng kinh tế chẳng đụng gì tới nước Việt Nam rằng các công ty đang ăn nên làm ra, phất lên như diều gặp gió rằng người nghèo hãy yên tâm là mình sẽ được giúp đỡ
Chuyện này đọc ở đâu, tôi không nhớ nữa, nhưng nôi dung thì không thể quên. Chuyện rằng, cạnh một ngôi chùa nọ có một cô gái chửa hoang, chín tháng sau sinh ra được một bé trai. Cô ta liền ôm con tới chùa và nói với vị sư chủ trì rằng: "Đây là con ông, hãy nuôi lấy". Vị sư nọ không một biểu hiện tỏ ra ngạc nhiên hay bất bình phản ứng, bình thản nói: "Thế a!", rồi thanh thản nhận đứa bé để nuôi. Nhiều năm sau, cô gái quay trở lại và nói: "Đứa bé không phải con ông, hãy trả lại tôi". Vị sư nọ cũng không một biểu hiện tỏ ra ngạc nhiên hay bất bình phản ứng, bình thản nói: "Thế a!", rồi thanh thản trao lại cháu bé cho cô gái.
Tu vậy mới gọi là đắc đạo. Coi khinh cả những vô lý ở đời. Tôi vẫn ước ao, giá gì mình có được một phần trăm tư chất của vị sư nọ để tĩnh tâm mà sống cho an nhàn.
Vậy nên, trước những phản ứng của dư luận lo ngại về ô nhiễm môi trường và nhiều hậu họa khôn lường của việc khai thác Bô- xít ở Tây Nguyên, ông Sếp lớn của Than khoáng sản Đoàn Văn Kiển nói một cách thiếu trách nhiệm rằng:" Ô nhiễm hay không, có làm mới biết"
Tôi bấm bụng: "Thế a!"
Ngày 28 tháng 4 năm 2009, ông thứ trưởng Bộ Công Thương, đại diện Bộ Công thương đăng đàn diễn thuyết, không rõ nhận được chỉ thị ở đâu, mạt sát những ai không ủng hộ việc khai thác Bô- xít ở Tây Nguyên rằng: "... bên cạnh những ý kiến đúng đắn đó, có nhiều ý kiến rất kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện, trầm trọng hóa, thậm chí mang tính kích đông và bị các tổ chức phản động lợi dụng. Thể hiện rõ nhất là nội dung bản kiến nghị với những nội dung không chính xác".
Tôi cười khẩy: "Thế a!"
Đọc mẩu tin về cuộc tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình sáng ngày 4 tháng 5 năm 2009, trả lời chất vấn và tâm nguyện của cử tri: muốn Quốc hội đưa ra bàn thảo và quyết định cho tiếp tục triển khai hay dừng dự án khai thác Bô- xit ở Tây Nguyên, ông Trọng, người đứng đầu Quốc hội nước nhà trả lời một cách xanh rờn rằng :"Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla"..
Tôi nhếch mép: " Thế a!".
Trong cuộc viếng thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân ngày chiến thắng Điện Biên Phủ vừa rồi của các quan chức trong chính phủ, trước ý kiến của Đại tướng:"Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác bô-xít Tây Nguyên. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương". Đại tướng cũng bày tỏ quan ngại về việc lao động nước ngoài vào theo các dự án này. Ông Dũng, thủ tướng chính phủ khẳng định: "Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng".
Tôi bồn chồn: "Thế a!"
Vậy rồi, chỉ mấy ngày sau, ngày 9 tháng 5, năm 2009, trong cuộc tiếp xúctrước kỳ họp Quốc hội với cử tri quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, khi được hỏi về vấn đề bô- xít ở Tây Nguyên, ông Dũng, thủ tướng, đại biểu Quốc hội của Hải Phòng, lại tuyên bố: Tài nguyên đất nước ta hạn hẹp trong khi trữ lượng bô-xít lớn thứ 3 thế giới, riêng ở Tây Nguyên trên 5 tỷ tấn. Và "Việc khai thác sẽ được chỉ đạo nghiêm túc và có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ để đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo bền vững về môi trường; giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; đưa ngành công nghiệp khai thác quặng bô-xít trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên".
Tôi thở dài: "Thế a!".
Nhưng rồi đêm nằm, không ngủ được. Tây Nguyên với màu xanh bạt ngàn quyến rũ, nét đẹp hoang sơ tồn tại cả hàng ngàn năm nay đang bị cày xới, băm nát như cơ thể người bị ghẻ lở; văn hóa cồng chiêng đặc trưng độc đáo của bà con người dân tộc Tây Nguyên đang bị đe dọa, và cao hơn, sự mất còn của Tây Nguyên, đất thiêng của ông cha, mái nhà của Đông Dương, vị trí chiến lược vô cùng quan trọng ... ám ảnh tôi. Mình là con dân đất Việt, không thể thờ ơ với đất nước; lòng yêu non sông, lòng yêu tổ quốc này khiến tôi không thể dửng dưng : "Thế a!" được. Vậy là vùng dậy, buồn quá viết những dòng này để cảnh báo mình và những ai từng mũ ni che tai " thế a!" như tôi từng "thế a" trước vận mệnh dân tộc...
Bình thản "Thế a" trước mọi vô lý có thể giữ được cái thân mình, an toàn cho mình. Nhưng vô cảm, bàng quan với vận mênh đất nước, vận mệnh dân tộc, thiết nghĩ cũng có tội. Tội lớn.
Nhiều người đã tưởng là bạn, sau rồi không phải. Nhiều người đã tưởng là thân, sau rồi chỉ là sơ mà thôi. Đấy chưa kể loại bạn ăn uống, lợi dụng, phản phúc.
Dĩ nhiên tình bạn tốt vẫn còn... tình bạn online nhiều khi còn đẹp hơn cả đời thực, thực hơn cả cuộc sống ... Câu nói trên hiện nay quá đúng với mình... tưởng bạn mà không phải bạn, ngỡ thân mà sao xa quá
Có 1 tên đối lạ thế này "Nhiều người đã tưởng là bạn, sau rồi là người yêu. Nhiều người đã tưởng là thân, sau rồi là anh chị em kết nghĩa . Đấy chưa kể loại bạn vui vẻ, xẻ chia, giúp đỡ !!! "
Quảng cáo tấm hình trước khi vào đề... móc hết cả ví ra, chụp loay hoay 11 tấm mới chọn ra 2 tấm nhìn kha khá tí teo (ví khuyến mãi của AVON)
Hết 5 giây Quảng cáo
Học hành vất vả tốn tiền của má bao nhiêu năm trời mà bi giờ mình đang lây lất với lương cứng 1mil/tháng + bonus nhuận bút báo hên xui...
Vậy mà đầu năm tới giờ tiền ra đi ào ạt ào ạt luôn... đầu tiên là vụ án bỏ 350k lệ phí thi + 50k tiền hồ sơ + 400k tiền luyện thi cao học cuối cùng rớt vì thiếu 1 điểm triết... cực kỳ lãng xẹt (chắc tại mình không niệm Nam mô A Di Đà để cầu thi đậu như sư cô dặn)
Tiếp theo gom cả thùng mỹ phẩm đi bán để đổi lại 1 sản phẩm cực kỳ xấu xí kinh khủng, làm mất của mình 4 tiếng đồng hồ và làm ox gặp big problem... (zị mà ox không trách mình tiếng nào)... mất 300k + 100k trong túi mất sau 4 tiếng bước ra khỏi nơi đó... đau thương chưa
Và sau 2 năm suy nghĩ và dùng đủ cách, cuối cùng mình chọn cách tạo forum tốn tiền ... tốn 600k, và sai lầm là chọn nhầm đối tác phụ trách kỹ thuật để rồi điên người lên, và phải nhờ Dương hỗ trợ giúp đỡ khá nhiều... bi kịch là diễn đàn làm free cho bộ môn vì tấm lòng của mình dành cho mọi người trong bộ môn mà từ già trẻ bé lớn hổng ai thèm ủng hộ... ghét chưa... mình chả tiếc 600k ... giá rẻ để thấy sự thật...
Hổng hiểu sau mất tiền hoài à, 1 ngày đẹp trời mở ví ra sau 1 tuần không sử dụng thì ... cái ví trống rỗng... WHY? hông biết... may quá còn 50k dính trong túi quần
Hôm nay vui mừng vì lãnh nhuận bút + lãnh lương ở trường nên viết lảm nhảm tí về tình hình money...
Dòm qua dòm lại ai cũng ít nhất 3-4mil/tháng... zị mà ngộ ghia tui hổng thấy tui nghèo gì hết
Tư duy kiểu trí thức giàu chữ mà nghèo... cho sang trọng ý mà... tụi nó nhiều tiền nhưng chỉ có vật chất... chỉ muốn làm giàu làm giàu mà hổng có nhiều kiến thức và "tư duy" như tui đâu nha... tui toàn lo chuyện bao đồng lãng xẹt hông à Thí dụ như - Xây dựng môi trường giáo dục tốt cho trẻ mầm non - Tuyên truyền tình dục an toàn - Vấn đề chuẩn bị mang thai, giáo thai - Hay là chuyện công tác quản lý nè - Chuyện Bauxite Tây Nguyên ... toàn chiện xã hội gì đâu hông... hổng có ra đồng xu nào trong khi tui là đứa mê tiền hơn cả người iu
Cũng có vài người giới thiệu tui đi làm chỗ này chỗ kia vì thấy tui nghèo tội nghiệp quá như người đẹp nè, chị May iu dấu nè... mà số tui xui hay là tui nghĩ là nó hổng hợp nên giờ tui cũng còn lây lất nè
Trong khi tui còn vô số mơ ước cần rất nhiều tiền như - Tổ chức sinh nhật lần 60 cho má thiệt hoành tráng nè - Xây nhà cho má nè - Mở thư viện công cộng nè - Phiên dịch tài liệu cho Thầy nè .... cũng ngồi mơ dữ lắm chớ
Mà tui cũng thấy tui dở hơi thiệt đó... bà con có thấy vậy hông?
Từ lâu đã nghe về American dream, rằng USA là a dream land, là nơi mọi người đổ xô đến để thực hiện giấc mơ ... nơi có hầu hết các chủng tộc trên thế giới, nơi tập trung tinh hoa nhân loại, nơi con người tự do mơ ước được tạo điều kiện tốt nhất để làm việc và học tập... Nghe kể nhiều rồi, đọc sách báo cũng lắm, xem phim Mỹ cũng kha khá... cảm nhận được phần nào nhưng đọc lá thơ này trên blog chị Huyền mới thấy sức hút của nước mỹ... Thấy VN xa hàng vạn dặm, hàng mấy trăm năm so với Mỹ
Mấy ông bà cán bộ đốt biết bao nhiều triệu đô la tiền thuế qua Mỹ ăn chơi rồi về chẳng học hỏi được tí teo gì để xây dựng đất nước...
Giá như được một lần qua ngắm thiên đường thế giới nhỉ? hình như chỉ tay của mình không có đường xuất ngoại, hi hi
ghi chú: trong bài viết thỉnh thoảng có chen vài bình luận vì hơi hơi bức xúc bà con thông cảm ........................................................
Boston, 02/2006
Bạn Thân mến,
…Tớ vẫn khỏe, thời tiết ở đây khá lạnh, hồi mới sang cũng khó chịu lắm, nhưng giờ thì đã quen vì chỉ có lúc ra ngoài thì mới lạnh thôi. Boston nơi mình ở được xem là thành phố trí thức nhất nước Mỹ với hai Trung tâm giáo dục nổi tiếng Thế Giới là Trường Đại Học Harvard và Viện Công Nghệ Massacchusett (MIT). Harvard từ lâu đã trở thành biểu tượng của nền giáo dục Mỹ. Dường như ai đến vùng Đông Bắc (New England) cũng đến thăm trường. Hôm ông Khải sang đây cũng đến sờ chân ông Harvard để chụp ảnh, nghe nói vì chuyện này mà ông đã gặp không ít rắc rối khi về nước. Boston là thành phố nhỏ, chắc cũng chỉ bằng 2 hay 3 lần Hà Nội là cùng, và cũng có ít nhà cao tầng như Hà Nội. Boston không sạch lắm nhưng rất đẹp, nhất là về quy hoạch. Tất cả đều giống như đô thị cao cấp Cipucha hay khu biệt thự đường Hoàng Diệu, Trần Phú ở Hà Nội. Chỉ có sự khác biệt là nhà cửa ở đây không có tường rào bao quanh, có lẽ là vì không có trộm. Ở đây cũng không có khái niệm nhà mặt phố, vì điều kiện bắt buộc (required by law) trong quy hoạch là dù nhà ở đâu cũng phải có đường để xe cứu hỏa vào đến tận cửa.
Boston cũng là thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ. Mình thuê một căn hộ trên tầng 3 trong một khu chung cư cũ 5 tầng có thang máy. Nhà chỉ có một phòng nhỏ khoảng 13 m2, cộng thêm bếp và nhà vệ sinh. Giá thuê là 850 USD/tháng bao gồm cả tiến gas, sưởi ấm, nước nóng. Hàng tháng sẽ phải trả thêm tiền điện, internet, TV. Nhà rất gần siêu thị, nhà hàng (có cả nhà hàng VN), bến xe bus, tàu điện ngầm, nói chung là rất thuận tiện. Nhà có máy giặt ở tầng hầm, mỗi lần giặt là 2 USD và sấy khô thêm 2 USD nữa. Hàng ngày mình đi làm bằng xe bus mất hơn 20 phút. Boston mùa này đang rất lạnh, nhiệt độ ngoài trời ban ngày khoảng -5 oC còn ban đêm là -10 oC. Sông hồ đều đã đóng băng hết. Hai ba ngày lại có tuyết rơi phủ trắng hết thánh phố trông rất đẹp. Nếu nói chưa nhìn thấy tuyết là chưa nhìn thấy màu trắng thực sự quả không sai. Mặc dầu trời lạnh như vậy nhưng khi ở trong nhà, trong lab, trên xe bus hay tàu điện thì không còn cảm nhận thấy mùa đông, vì hệ thống sưởi ấm ở đây rất tốt. Nói túm lại dân mình phải chịu một mùa đông khắc nghiệt hơn dân Mỹ rất nhiều. Giá cả sinh hoạt ở đây về lương thực, thực phẩm không đắt so với mặt bằng thu nhập, thường chỉ chiếm 10-20%. Tuy vậy giá dịch vụ lại khá đắt. Chẳng hạn 1 lần cắt tóc hết 15 USD chưa kể tip. Có lẽ vì vậy mà sinh viên Việt Nam ở Mỹ rất thích kiểu tóc dài mặc dầu mỗi lần cắt lại rất ngắn.
Hồi ở nhà dù có trí tưởng tượng phong phú đến mấy thì mình cũng không nghĩ là nước Mỹ đẹp và hiện đại như vậy.Về giao thông thì quá tuyệt vời, không có chỗ để chê. Boston là thành phổ cổ, đường sá quy hoạch cách đây hàng trăm năm mà chẳng bao giờ bị ùn tắc, mặc dù lượng xe hơi của Boston có lẽ cũng bằng 2 lần nước mình cộng lại.Có những nút giao thông đường bộ mà cho ngồi vẽ trên giấy cũng khó mà tưởng tượng ra. Hôm Noel và tết dương lịch mình lên New York chơi với đứa bạn người Ấn Độ trước làm Ph. D. cùng lab và một anh bạn VN đang làm Postdoc ở Brookheaven National Lab., Long Island, NY. Từ Boston đi NY là đường cao tốc một chiều 4 làn xe, đi bằng xe bus chỉ mất 3 giờ 30’, suốt quãng đương gần 400 km xe dường như chỉ chạy với một tốc độ, không phải dừng ở bất kỳ điểm nào, vì trên xe đã có nhà vệ sinh. Nếu nói về khả năng lưu thông, thì đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ ở mình chỉ tương đương với Huyện lộ ở đây mà thôi, tất nhiên về an toàn thì kém xa. New York là thành phố hiện đại với rất nhiều nhà cao tầng trên 50 tầng, tuy vậy nếu so với hai tòa tháp của trung tâm Thương mại Thế giới (đã bị khủng bố đánh sập) thì những tòa nhà này chỉ giống như những chú lùn mà thôi. Dân số NY rất đông, đường phố lúc nào cũng tấp nập người qua lại. Mạng lưới tàu điện ngầm NY quả thực vĩ đại, giống như một thành phố ngầm dưới lòng đất. Có nhiều nhà ga sâu đến 4 tầng đường đan xen nhau. Sang đây mới thấy hầm đèo Hải Vân của mình mới làm xong chẳng là gì cả. New York City bao gồm nhiêu đảo và bán đảo khác nhau và toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm nối các đảo, bán đảo đều chạy ngầm dưới biển. Sân bay Quốc Tế Logan ở Boston người ta cũng xây dựng trên một bán đảo và được nối với thành phố bằng một đường hầm chạy ngầm dưới biển.
Phương tiện đi lại ở Mỹ chủ yếu là ô tô. Người ta ước tính số xe hơi ở Mỹ nhiều hơn số dân Mỹ tuổi từ 18 trở lên. Ô tô ở Mỹ thường to và rất đẹp với đủ các tên tuổi nổi tiếng nhất. Xe hơi ở đây cũng rất rẻ, chỉ bằng ~ 1/2 so với ở nhà mình. Xe bus và tàu điện ngầm cũng là phương tiện đi lại phổ biến trong đô thị, vì rẻ hơn và nhất là tìm một chỗ đỗ xe trong thành phố cũng không dễ. Ngay cả trường Harvard cán bộ cũng phải trả 200 USD/tháng gửi xe, mà cũng phải đăng ký trước mới có chỗ. Điều khác biệt là ở Mỹ người giàu thích sống ở vùng ngoại ô với không gian và nhà cửa rộng rãi, còn trung tâm thì giành cho người nghèo, dân nhập cư, sinh viên.
Một điều đặc biệt nữa là ở Mỹ có rất nhiều rừng, chỉ cần ra khỏi thành phố 2-3 km thì hai bên đường đều là rừng mênh mông. Suốt 400 km từ Boston đến New York đều là rừng cả. Nông thôn Mỹ rất tuyệt, nhà cửa rộng, bao quanh bởi thảm cỏ xanh mượt và cũng chẳng có tường rào bảo vệ. Một điều đặc biệt nữa là nước Mỹ không có bụi và mùi khói xe, mặc dầu lượng xe hơi chạy trên đường cũng gần bằng xe máy ở nhà mình.
Người Mỹ rất lịch sự, nhiệt tình, chuyên nghiệp và trách nhiệm, nhưng có lẽ ấn tượng nhất vẫn là họ rất trung thực. Ở nông thôn cũng như thành phố, xe hơi không cần để trong nhà. Hàng chuyển phát của bưu điện họ cứ để ngay trước cửa chung cư. Vào siêu thị không cần gửi túi xách, mua hàng xong có thể ra máy tự thanh toán tiền. Hàng mua rồi có thể trả lại rất dễ dàng. Trên đường không bao giờ thấy bóng cảnh sát nhưng tất cả các lái xe đều tuân thủ luật một cách nghiêm ngặt. Mọi người lái xe rất từ tốn và “sẵn sàng nhường đường” là điều dễ nhận thấy nhất trong văn hóa lái xe của họ. Ở Mỹ không hạn chế tuổi lái xe. Mọi công việc ở đây dường như đã được số hóa. Ngay cả bán báo, vé tàu, xe bus người ta đều dùng máy. Ngồi ở nhà có thể mua bất cứ thứ gì, và trả tiên tất cả các hóa đơn như tiền thuê nhà, điện thoại qua internet. Chỉ với một chiếc GPS to bằng 2 chiếc điện thoại di động, nước Mỹ vốn rộng lớn gấp 30 lần Việt Nam với hệ thống giao thông phức tạp bỗng chốc trở nên đơn giản thân thuộc như lòng bàn tay.
Điều ấn tượng khác đó là thủ tục hành chính. Người Mỹ rất chuyên nghiệp, một khi họ đã làm việc gì thì họ rất có trách nhiệm với công việc đó. Lúc nào cũng sợ khách hàng không hiểu và không vừa lòng. Thẻ ATM có lẽ cũng không còn xa lạ với người Việt Nam, tuy vậy điều khác biệt so với VN là ở Mỹ tất cả những sai sót do thẻ ATM mang lại nếu khách hàng phàn nàn, ngân hàng sẽ hoàn trả lại tiền đầy đủ, bởi triết lý kinh doanh của họ là “khách hàng luôn đúng”, còn chuyện có đúng thật hay không thì họ sẽ điều tra sau, mà luật pháp Mỹ thì rất nghiêm và chặt chẽ. Ở mỹ mỗi lần mở tài khoản ngân hàng dù là credit hay debit khách hàng đều được thưởng tiền (25-50$). Các ngân hàng luôn khuyến khích khách hàng dụng thẻ bằng các chỉnh sách thưởng, ví dụ ngân hang tặng 1 điểm, tương đương $0.01 cho $ 1 mà bạn tiêu, hay khi dùng thẻ credit để trả tiền thuê xe ô tô thì khách hàng đã được bảo hiểm rủi ro.
Chính sách của chính phủ Mỹ có lẽ cũng rất nhân đạo. Họ luôn ưu tiên cho người tàn tật, người già và trẻ em. Trên các phương tiện công cộng đều có chỗ giành riêng cho họ mà chẳng cần ai phải nhường ghế cho mình. Nhà vệ sinh, chỗ đỗ xe, lối lên xuống cho cho người tàn tật trở thành điều kiện bắt buộc trong thiết kế xây dựng trường học, công sở, công trình công cộng. [hu hu hu,ở VN, bản thiết kế trường học quên luôn cái toilet cho học sinh] Chính sách này được thực hiện một cách nhất quán ở tất cả các bang. Đường phố luôn có vỉa hè thông thoáng, và chỗ qua đường đều được làm thấp dần bằng với mặt đường để người đi xe lăn có thể đi qua. Vì vậy mà một cụ già 80 tuổi vẫn có thể vi vu khắp thành phố bằng xe lăn, muốn nhanh hơn họ có thể lên xe bus hay tàu điện. Xe bus ở Mỹ có thể hạ thấp sàn xe cho người già bước lên, có cầu cho xe lăn đi lên. Đặc biệt tài xế xe bus ở đây rất trách nhiệm. Mỗi khi có người tàn tật lên xe họ đều giúp gấp ghế, cố định xe cẩn thận rồi mới lái tiếp. Lái xe bus là người nhận được nhiều lời cảm ơn nhất trong ngày. Chỉ một chi tiết nhỏ đó thôi cũng thấy ở Mỹ mọi cái đều rõ ràng chứ không lập lờ kiểu “trên kính dưới nhường” như ở Việt Nam, để rồi có không ít sinh viên đã giả vờ ngủ khi nhìn thấy người già bước lên xe bus. Nói chung ở Mỹ rất ít có cơ hội để nói câu “xin lỗi vì tôi không biết” mỗi khi vi phạm một điều gì, vì trước khi làm việc gì đều được hướng dẫn rõ ràng tỉ mỉ. Ví như mình thuê căn hộ bé tí teo như vậy mà hợp đồng hơn 10 trang, cộng thêm 15 trang phụ lục.
Người Mỹ cũng rất lạc quan. Hôm trước đi New York chơi, đứa bạn Ấn Độ kể, hồi mới sang nó ở trong nhà một bà già đã 69 tuổi. Một hôm bà ấy về nhà kể cho no nghe là bác sĩ bảo bà ấy bị ung thư da và béo phì, làm cho nó mất ăn mất ngủ vì chỉ sợ nếu có chuyện gì xảy ra với bà ấy thì không biết làm sao. Vậy mà sáng hôm sau khi còn đang mơ màng đã nghe bà ấy gõ cửa phòng rồi nói “Dr. P, ra ngoài nhớ mang chìa khóa, tao đi phỏng vấn xin việc làm đây”. Mỹ đúng là đất nước của tự do, ở đây mọi người thích làm gì cũng được, miễn là không trái pháp luật, mà chẳng ngại mọi người xung quanh nhòm ngó. [máy ATM lưu động của ngân hàng tư nhân bị cấm vì không có trong quy định, èo èo, câu chuyện của độc lập tự do muôn năm] Chính vì vậy mà tượng Phidel Castro vẫn có thể đứng hiên ngang trong bảo tàng Madame Tussauds ở New York, hay dòng chữ “Bush is an international terrorist” không phải là hiếm gặp trên lưng áo hay trên khẩu hiệu của các cuộc biểu tình chống chiến tranh. Nước Mỹ cũng là đất nước của cơ hội và cạnh tranh. Ở Mỹ bạn có thể tìm gặp người từ tất cả mọi nơi thế giới. Dừơng như nước Mỹ là thủ đô của thế giới vậy. Hôm qua tớ nhận được một bức thư đăng ký cử tri của hội đồng thành phố, được in bằng 10 thứ tiếng khác nhau, trong đó có cả tiếng Việt.
Nói chung nước Mỹ đã phát triển ở trình độ quá xa so với Việt Nam ta cả về vật chất lẫn con người. Những gì cảm nhận được ở đây cho thấy có lẽ người Mỹ và VN đã thuộc về 2 đẳng cấp khác nhau, nhất là trong ý thức và sáng tạo. Chẳng hạn như người ta quy hoạch thành phố từ khi chưa có ô tô để đi, nhưng bây giờ khi đã phải xây nhà tầng làm nơi đỗ xe thì thành phố cũng chẳng bao giờ bị tắc nghẽn. Còn Việt Nam thì sao? Hãy nhìn vào cái bờ rào quê mình. Ngày xưa người dân quê mình làm bờ rào bằng bụi cây, cành tre để ngăn trâu bò, lợn, gà, còn bây giờ nhà nào cũng kín cổng cao tường để canh chừng hàng xóm. Chẳng lẽ đây là thành quả của sự phát triển? Nếu đúng như mình cảm nhận thì quả thực buồn cho Việt Nam ta, vì như mọi người vẫn nói, phong độ chỉ là tạm thời còn đẳng cấp mới là vĩnh cửu. Có cảm giác như Việt Nam đang chuyển động theo quỹ đạo của chiếc đèn cù với “đảng tiên phong đi trước, dân cúi bước theo sau”, dân hỏi đảng, “mình đang đi đâu” đảng lầu bầu “đang định hướng”.
Để ở lại Mỹ cũng không phải khó lắm. Tuy vậy đối với người Việt trưởng thành trong nước như mình, sống ở nước Mỹ luôn cảm thấy mất mát một cái gì đó. Với lại mọi thứ ở đây đều minh bạch dựa trên nền tảng pháp luật thượng tôn, trong khi mình theo thói quen muốn cái gì cũng dễ dãi hời hợt. Ví dụ như già cả như mình rồi mà mỗi lần đi mua rượu, thuốc lá đều phải trình ID (ở Mỹ trên 21 tuổi mới được uống rượu bia). Hồi mới sang có đến chơi nhà một người quen là chủ một nhà hàng “Phở Việt Nam”. Anh bạn chuẩn bị rất nhiều thức ăn ngon nhưng vẫn phải xin lỗi khách vì nhà hàng không được phép phục vụ đồ uống có cồn.
Thôi tớ dừng ở đây thôi, nếu không lại sa đà vào ca ngợi nước Mỹ mà không biết là “nho làng ta mới trồng cũng đã to bằng quả dưa hấu” rồi. Với lại những gì mình viết trên đây cũng chỉ là cảm nhận của cá nhân mình về nơi mình đang sống. Chắc chắn nó không giống với cảm nhận của nhiều người cũng như với những vùng khác ở nước Mỹ. Bởi không thể so sánh cuộc sống của những chàng cowboys tâm hồn luôn trải dài trên các sa mạc miền viễn tây với cuộc sống của những người có tâm hồn bị giam lỏng trong 4 bức tường của giảng đường, phòng lab hay công sở của vùng New England. Giống như mấy hôm trước mọi người trên lab đã bị “sốc” khi nghe mình ca ngợi giao thông ở Boston.
Chúc gia đình ăn tết vui vẻ, năm mới an khang thịnh vượng. Cho mình gửi lời hỏi thăm đến các bạn.
Ngoc 240 Longwood Ave, C2-223 BCMP Harvard Medical School Boston, MA 02115, USA Ngoc_tran@hms.harvard.edu
Sáng nay vừa mở hộp mail nhận được thơ trả lời của Skarlor, đọc hơi bất ngờ... suy đi nghĩ lại bạo gan viết email cho các GS website Bauxite VN. May mắn nhận được thơ trả lời của các GS ngay sau đó, được ủng hộ. Và ý kiến của mình còn được hoan nghênh và bổ sung trên website. Làm liều ai dè...
Lục tục online Yahoo để chứng minh "Tôi online là tôi tồn tại" ... thấy bài viết thương tiếc của anh HSK... đọc buồn, thương Cô Nguyễn Thị Oanh, viết 1 bài gửi báo Phụ nữ
Tắt laptop, bò lên SG, vừa chạy vừa cầu trời đừng mưa. Ghé Đài phát thanh trả ổ đĩa cho người đẹp. Rồi lên tòa soạn báo PN. Hjx, cô trả nhuận bút yêu dấu đâu òi, chỗ cô ngồi là 1 người lạ hoắc. Bà ta căn vặn đủ điều, rồi còn nghi ngờ mình giả danh nhận nhuận bút... ối giời đất ơi... mặt mũi con hiền lành thế này mà bị vu là kẻ lừa đảo... xem chứng minh không trùng bút danh, nghi... nói nhầm số báo đăng bài viết... nghi... đưa tiền rồi vẫn còn nghi... Tức muốn chửi ... bà cô đó luôn... Sau đó te te đi gặp cô tiếp tân xinh đẹp thỏ thẻ hỏi về bộ hồ sơ em chót nộp cho tòa soạn lâu quá hok thấy hồi âm. Được tin tiếp tục chờ, hồ sơ lỡ dại nộp thì mất luôn (hjx, 50 ngàn và 1 ngày của con)
Trời mây đen u ám, bỏ kế hoạch mua sắm chạy về nhà... đang chạy bon bon trên đường Điện Biên Phủ thì bị khiều 1 cái (hết hồn)... 1 ông già cỡ U50 hỏi đường này đi thẳng tới Hàng Xanh đúng không? Dạ phải thưa chú... Chạy bon bon tiếp tới cầu Sài Gòn thì... bị khiều tiếp... lần này bên trái. Ủa, lại 2 ông bà già hồi nãy... phải đường này đi thẳng tới Vũng Tàu hông? Dạ phải luôn... chu mẹt ơi, 2 ông bà già quê ôm nhau chạy ra Vũng Tàu chơi. Chú ơi còn 3 tiếng nữa mới tới... ờ, nghe nói hơn 100 cây số mà... rồ ga chạy luôn... Nhìn kìa, hạnh phúc! Đẹp quá! đâu cần chân dài, đâu cần xe hơi, nhà lầu, biệt thự... hạnh phúc là vậy đó. Sống biết "đủ" là biết hạnh phúc
Về vẻ đẹp của thứ tình cảm thiêng liêng này, của sự sẻ chia, cảm thông…
Tôi từng có bạn
Nhưng mà càng ngày tôi càng thấy cô độc
Không một người bạn cùng lý tưởng, cùng chí hướng, cùng suy nghĩ
Họ, những 8x, bộn về suốt 24 giờ một ngày. Tìm mọi cách để kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền… cho bản thân, cho chồng, cho vợ, cho con
Mình tôi lang thang trên con đường cô độc
Tôi cũng muốn có nhiều tiền… mà con đường của tôi… đi hướng về đám đông… nhưng sao quá tách biệt
Không một người hiểu mình
Anh, yêu bằng cả trái tim, không hiểu tôi dù chỉ là một chút… anh chỉ yêu, ủng hộ, lo lắng và biết bắt tôi dừng đúng lúc… và tôi cũng yêu anh
Một người thân thiết… chia sẻ bao buồn vui… giờ xa lạ… họ lao vào kiếm tiền… tôi thất vọng
Gặp nhau, không biết nói gì khi đi trên 2 con đường khác nhau
Người tôi kính trọng gọi Thầy, lại lạnh lùng gọi là “ông ấy, ổng” nghe sao chua.
Những học giả tôi nghĩ ai cũng biết đến… lạ chưa, bạn tôi không biết. Cũng xã hội nhân văn, cũng trưởng phòng biên tập, cũng biên tập viên, cũng 200 300USD hằng tháng
Những người tôi mến mộ…những điều tôi quan tâm… bạn tôi… cũng không hề biết… lạ quá!!!
Hiếm hoi có người biết… nhưng… phải kiếm tiền
Mình tôi dừng lại, lặng lẽ, sống bằng vài đồng xu lẻ… để theo đuổi ước mơ
Sáng vừa ngủ dậy cầm tờ TT mà bàng hoàng, nước mắt rơi... không thể tin, Cô vừa trả lời thư trên báo Phụ Nữ mà.... Cô ơi. Một trong những người ảnh hưởng lớn đến triết lý sống của mình... Cô ơi, con chưa một lần gặp Cô... Có ai đi viếng Cô với mình không?
Lễ viếng bắt đầu lúc 9g ngày 2-5-2009 tại tư gia, số 40/10A tổ 8, ấp 3, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Thánh lễ an táng tổ chức tại tư gia lúc 8g sáng thứ ba, ngày 5-5-2009.
Lễ truy điệu lúc 9g sáng thứ ba, ngày 5-5-2009, sau đó đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Đã 34 năm trôi qua.hòa bình cũng dài ngang bằng cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử .chưa có cuộc chiến nào ám ảnh một dân tộc cho bằng cuộc chiến tranh này,nó thay đổi hình thái xã hội.thay đổi số phận con người.Công bố bài thơ viết năm 27 tuổi,bảy năm sau hòa bình(1982).nay nhìn lại ,tôi cũng không hiểu điều gì đã dẫn dắt cho những dòng chữ này. khi làm xong nghĩa vụ một thanh niên thời hậu chiến ,người có lý lịch may mắn không vướng phải chuyện lính tráng dù thế hệ tôi sau“mùa hè đỏ lửa 1972” hầu hết cũng đã” yên vị “ khói hương trên bàn thờ gia đình.còn nhớ những năm của thập niên 80,giáo sư Nguyễn Khắc Viện viết một bài đanh thép trên báo Sài Gòn Giải Phóng”sen hay bùn” về danh xưng khi nào thì gọi là thành phố Hồ Chí Minh,khi nào thì gọi là Sài Gòn?và ông khẳng định cái tốt thì gọi tp HCM,cái tệ nạn ,cái xấu ,cái "tồn đọng"thì gọi là Sài Gòn.giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã đối thoại bằng một bài báo khác(tất nhiên ông không thể đăng bài phản biện ấy trên báo SGGP như trong một xã hội bình thường),ông nhắc rằng hiện tại sau 10 năm giải phóng, thành phố vẫn còn một tờ báo lớn tiếng nói chính thức của “Đảng bộ và nhân dân thành phố” tờ Sài Gòn Giải Phóng( nó vẫn còn đến tận hôm nay),còn một nhà máy thuốc láSài Gòn,còn một đội bóng danh tiếng mang tên Cảng Sài Gòn(nay đã không còn)…bài thơ này,có lẽ là cái nhìn đau đớn đầu tiên của một người trẻ tuổi vừa từ chiến trường K trở về với bao nhiêu hoài bão sau khi chứng kiến những hy sinh cao đẹp của một thế hệ thanh niên Sài Gòn,những con người thành phố tuổi chỉ mới đôi mươi…
hai mươi bảy tuổi và một bài thơ dài nhất của đời mình...
Đỗ trung quân
TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
(1982)
1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sai Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke,gái điếm, ,cao bồi
Của tình dục,ăn chơi
“Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sai Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sai Gòn không tiểu thư khuê các,cũng đĩ điếm giang hồ
các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
ngòi bút các anh thay súng
bắn điên cuồng vào tủ lạnh ,ti vi
vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
là thiêu thân ủy mị,yếu hèn
các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
mang tuổi trẻ Sai Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người sài gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp nhưng ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương,thi ca ,sách báo
những vị giáo sư trên bục giảng đường
ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi-của chúng ta.
có tiếng cười
và tiếng khóc
3-
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát .hy sinh…
4-
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời .
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
đã bờm xờm râu tóc,cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo,cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi,casette .radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn”khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5-
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6-
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
để yên cho xương rồng,gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy ,ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào” thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?
Đỗ trung quân (1982)
(*) năm 1995-nhà xuất bản Trình Bày có ý định in bài thơ này với cái tên tác giả "Chung Do Kwan" trong phần" thơ dịch". bài thơ vẫn còn là "ý định" bởi sự cân nhắc cũng là nhã ý của nhà Trình Bày khi biết tác giả thật sự vẫn còn đang sống ở VN.