Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Bác sĩ Bùi Thanh Thảo chữa bệnh da liễu và chuyên khoa nội tổng quát ở Thủ Đức

Bác sĩ Bùi Thanh Thảo
Khám nội tổng quát người lớn và trẻ em
Khám bệnh da liễu
Giờ khám: 17g - 19g30
Điện thoại: 08-3720-6529
Địa chỉ: nhà thuốc Lan Ngọc, số 11 Đoàn Công Hớn, Quận Thủ Đức
(Đoàn Công Hớn là đường vào chợ Thủ Đức, kế bên cây xăng, nhà thuốc cách cây xăng khoảng 5 mét nằm phía bên trái)
Bác sĩ khám kỹ, tận tình, hỏi các triệu chứng của bệnh nhân sau đó cho thuốc uống mau khỏi bệnh
Những người từng ghé khám bệnh tại phòng mạch này đều nói bác sĩ ko nuôi bệnh, cho thuốc bao nhiêu ngày uống hết đảm bảo bệnh hết luôn, ko cần tái khám mỗi ngày.
Bản đồ đường đến phòng khám của bác sĩ chữa bệnh da liễu, dấu chéo đỏ là vị trí nhà thuốc Lan Ngọc
Kế bên cây xăng Thủ Đức là đường vào chợ, chạy vào khoảng 5 mét nhà thuốc nằm bên trái
Phòng mạch nằm ở bên trong, đậu xe ở ngoài rồi vào khám 





Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Các bước đăng ký khám bệnh mua thuốc ở bệnh viện Da Liễu TP HCM

Ngày hôm qua bạn Chuột bị nổi 2 mụt nước ở cẳng chân nên sáng nay vội vã đến BV Da Liễu khám bệnh, sẵn tiện chụp hình về viết blog hướng dẫn cho bà con cô bác yên tâm khi đến đây

BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP HCM
Điện thoại: 08.9305995
Email: bvdalieu@hcm.vnn.vn
Website: http://www.bvdl.org.vn
Đường dây nóng: 0908 051 200
Dịch vụ đặt lịch hẹn khám bệnh 0909 100 819
Mua sổ khám bệnh 4.000đ
Phí khám bệnh 20.000đ
Thứ 7, Chủ nhật có khám bệnh ngoài giờ
Đây là sơ đồ đường đến bệnh viện Da Liễu, tới cổng bệnh viện cứ chạy thẳng vào gửi xe, bên ngoài có rất nhiều cò liên tục dụ dỗ đến các phòng khám khác đừng có tin sẽ bị mắc bẫy lừa đảo
Khoa khám bệnh ở khu B, đi thẳng vào, trên tường có rất nhiều bảng hướng dẫn, cứ đọc và làm theo các bước là được.
Quy trình khám bệnh của Bệnh viện Da Liễu
Nếu chưa có sổ khám bệnh thì đến đây mua sổ, giá 4.000đ/cuốn rồi điền đầy đủ thông tin tên họ, địa chỉ
Sau đó đến quầy số 1 nộp sổ đóng tiền khám bệnh 20.000đ
Đóng xong đợi vài phút để lấy số thứ tự rồi vào khám
Mình tới bệnh viện lúc 9g30, nhưng chỉ mất 10 phút là được vào phòng khám gặp bác sĩ rồi

 Bệnh viện Da liễu TP HCM có rất nhiều bảng hướng dẫn quy trình khám bệnh thông thường, khám bệnh bảo hiểm xã hội, chịu khó quan sát & làm theo sẽ không tốn nhiều thời gian & không bị cò lừa đảo

 Phòng số 16 nhận khám bảo hiểm y tế, hồi sáng mình ko dùng thẻ bảo hiểm y tế 


 Nội quy của Bệnh viện Da liễu TPHCM
 Sau khi khám bệnh thì ra nhà thuốc nộp sổ đóng tiền lấy thuốc, giá thuốc ở BV Da Liễu khá là mắc, khi đi khám nên chuẩn bị tối thiểu 500.000đ

Trong bệnh viện Da Liễu có 2 nhà thuốc, mua ở nhà thuốc nào cũng được

 Sau khi nộp sổ ở quầy số 9 thì ra ghế ngồi đợi đọc tên đóng tiền, quy trình khám thì nhanh chóng nhưng đợi mua thuốc khá lâu, mất tối thiểu 20 phút



Quầy số 7 đóng tiền đọc tên + số tiền cần đóng khá lớn nên ngồi ở ghế nghe rõ, nhưng hồi sáng cô giao thuốc ở quầy số 5 đọc nhỏ, may là đứng ngay quầy nên mới nghe thấy tên của mình 


 Danh mục thuốc bình ổn của bệnh viện da liễu
 Trong lúc ở BV, có gì thắc mắc bạn cứ hỏi bất kỳ nhân viên, bác sĩ nào của bệnh viện mà bạn thấy sẽ được hướng dẫn tận tình 
 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện
 Giờ giữ xe từ 6 giờ đến 7 giờ tối
Trong bệnh viện có mấy thùng quyên góp xây nhà tình thương thế này

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Kinh nghiệm nuôi chim yến phụng đẻ nghiệp dư

Tính đến ngày hôm nay (15/6) mình đã nuôi chim Yến Phụng tròn 8 tháng (14/10/2012- 14/6/2013).
Dù yến phụng đã đẻ 3 đợt nhưng tới giờ vẫn chỉ có 9 con chim yến phụng như lúc đầu (6 con mua ở trại nuôi giống chim Yến Phụng, 3 con mua ngoài tiệm bán chim)

Thực ra mình hoàn toàn ko có kinh nghiệm hay kiến thức gì về nuôi chim yến phụng đẻ cả. Đơn giản là ra tiệm nhờ ghép 2 cái lồng lại thành 1 cái lồng lớn 50cm x 60cm x 100cm cho chim thoải mái nhảy nhót.
Ăn uống thì thấy trong trại cho ăn gì bắt chước cho ăn cái đó, nhà mình vốn cưng động vật thấy tụi nó khoái gì là mua cho ăn.

Thức ăn chính: hạt kê + nước sạch (chim vừa uống vừa tắm, thay nước mỗi ngày)
Thức ăn phụ: vỏ hàu, rau muống (200-300gram cọng rau muống bào, ăn hàng ngày, tụi nó ghiền món này); bắp (mỗi ngày 1 trái ăn tới khi chán thì ngưng, lâu lâu cho ăn lại), xà lách

Sau khi nuôi khoảng 2 tháng cho chim quen lồng (lúc đầu tụi nó còn nhát lắm), ra tiệm mua 2 cái hộp tổ chim yến phụng về gắn vô (giá rẻ lắm, chỉ 10k-12/tổ)

Mấy con chim tự bắt cặp, tự đẻ trứng ấp chim con. Hoàn toàn không can thiệp gì cả. Rất tiếc là lần đầu tiên thất bại thảm hại dẫn đến 2 con chim non phải đem hỏa táng dù đã cố gắng bằng mọi cách nuôi tụi nó ( câu chuyện đau lòng http://chuotnhatbexiu.blogspot.com/2013/02/cau-chuyen-ve-be-yen-phung-bi-me-bo-roi.html )

Lần thứ hai, dư âm nỗi buồn 2 bé chim non nên trong khoảng 2 tháng trời chẳng thèm đếm xỉa tới tụi nó, mỗi ngày chỉ thay nước, châm đồ ăn mới. Hok dè cuối cùng 2 tổ chim cho ra đời 5 bé chim yến phụng xinh đẹp. 3 con màu vàng, 2 con màu xanh dương (tất cả đều là phiên bản copy 99% màu lông của chim bố mẹ)
Được 1-2 tuần thì tụi nó lần lượt bay đi hết (9 con chim cũ thì có mở cửa lồng tụi nó cũng chẳng thèm bay ra, trong khi 5 con chim yến phụng con thì mới hở cửa lồng đã bay vù đi hết, thế là công cốc)

Hiện tại mỗi tổ cũng có 2-3 yến phụng con, tụi nó đã mọc lông rồi, chắc khoảng 2 tuần nữa sẽ trưởng thành và rời tổ.

Quan sát 3 lần chim đẻ thì kinh nghiệm của mình tổng kết lại là:
- Từ khi đẻ trứng, ấp trứng cho đến khi chim yến phụng con rời tổ khoảng 2-2,5 tháng
- Khi thấy vỏ trứng rơi ra khỏi tổ là biết có chim con, từ đó mỗi ngày từ sáng tới tối nhớ thường xuyên thăm lồng, thấy chim con rớt ra khỏi tổ thì ngay lập tức bỏ trở lại vào tổ liền để tránh chim con bị mấy con chim lớn mổ bị thương (lần nào chim non cũng rớt ra 2-3 lần do mình mua tổ nhỏ)
- Hạn chế lại gần lồng quá lâu hoặc nhìn vào tổ chim
- Cung cấp nhiều thức ăn như rau xanh, vỏ hàu,...
- Sau khi rời tổ thì 2-3 ngày đầu chim bố vẫn tiếp tục đút cho chim con ăn

Ngoài tiệm chim thì họ có nhiều kinh nghiệm hơn, ra đó hỏi sẽ được hướng dẫn chi tiết. Mình cũng search đọc rất nhiều tài liệu trên mạng nhưng cuối cùng nuôi chim theo cảm giác riêng, ko làm theo như hướng dẫn lý thuyết được.

 Lồng chim yến phụng của mình ngày nào cũng có rau muống, rau xà lách, tụi yến phụng mê rau muống hễ thấy là bu lại ăn liên tục. Xà lách thì treo lên cho tụi nó rỉa chơi

Trong lồng chim có 1 cái vòng làm xích đu, lúc mới bắt về thì chỉ con chim xanh lá sọc đen dạn dĩ nhất là leo vô chơi được. 2 con chim xanh dương sọc đen nhút nhát nhất, bây giờ tất cả tụi nó đều chơi xích đu thành thục, suốt ngày giành nhau đứng trong cái vòng đó.
Hai con yến phụng này mua ngoài tiệm, 90k/con, lúc này trong tổ đang có trứng chim

2 tổ chim trong lồng, chỉ là tổ nhỏ đơn giản ko phải loại tổ lớn có 2-3 ngăn

Chim non mới nở bé xíu xiu đỏ hỏn

Mấy con chim nhàn rỗi chuyên phá tổ chim, suốt ngày ngó nghiêng bên trong

Bé rớt ra khỏi tổ rồi nè, mới mọc vài lông măng nhìn lọm khọm xấu xí

Bé này hơn 1 tháng tuổi, lông đã mọc gần đầy đủ, ko hiểu sao cái mỏ đen thui

Chim non mới ra khỏi tổ, lông mượt mà sáng sủa đẹp hơn mấy con chim già

3 con chim non giống y hệt nhau, là bản sao của chim trống

Đây là con chim trống bố của 3 con chim non ở trên

 Nghỉ ăn bắp 2 tháng, giờ thấy trái bắp là ôm ăn suốt 


Chim yến phụng non trong tổ

Lông còn loe hoe

Cái đuôi ngắn cũn

Lại gần lồng chim thì chim mái ngay lập tức nhảy vào tổ bảo vệ chim non

 Hai con chim yến phụng con trong tổ

Chim trống đứng bên ngoài


Nuôi yến phụng đẻ không khó, các bạn thử xem, chúc thành công nhé!



GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...