Hằng năm, độ khoảng ngày 23 âm lịch đưa Ông Táo về trời là hoa cây kiểng chưng Tết bắt đầu bán khắp nơi. Hoa kiểng từ Sa Đéc, Cái Mơn, Đà Lạt, Hà Nội, làng Mai Thủ Đức, Gò Vấp... đổ về ngập các chợ hoa Tết, các chợ, các vườn hoa kiểng và dọc hai bên đường .
Năm nào tôi cũng dành 1 ngày đi dạo ngắm hoa, dọ giá trước, sau đó đến 1-2 ngày cuối (thường là 29, 30 Tết) bắt đầu mua hoa cho rẻ. Năm ngoái tôi đi mua 3-4 lần, mua rất nhiều chủ yếu là đem biếu vì nhà ko có đủ chỗ chưng. Mà thấy ai cũng có vẻ thờ ơ chẳng thích mấy nên năm nay chỉ mua hoa chưng ở nhà thôi.
Mà bởi ai cũng có tâm lý mua ngày cuối cho rẻ, ép giá người bán nên nhìn những giỏ hoa rực rỡ trên khắp các đường lớn nhỏ tôi thương những người bán đội nắng nằm rét canh hoa. Chẳng biết họ có bán hết được không khi người mua hiếm hoi thưa thớt.
Hôm nay đã lướt qua chợ hoa công viên 23/9 ở chợ Bến Thành, công viên Lê Văn Tám và khu quận 7.
Tình hình chung giá cả năm nay cũng chẳng mắc hơn năm ngoái, những ngày này người đi chơi ngắm nghía chụp hình nhiều hơn người mua. Nghe 1 anh bán cúc kể cả ngày chỉ bán được 1 cặp. Chợ hoa công viên 23/9 chia 2 khu: 1 khu tập trung đủ loại hoa kiểng, hoa lan, hoa đào... và 1 khu dành riêng cho hoa mai. Năm nay có các loại trồng theo phương pháp mới như cây kiểng trồng trong nước dinh dưỡng (thủy canh), trồng trên giá, kệ và đặc biệt là chậu cảnh treo ngược của 3 úp (http://3up.com.vn). Ngoài ra có mãn đình hồng, thược dược loại nhỏ
Ở CV 23/9 giá gửi xe đến 10.000đ/chiếc và họ thu tiền trước ngay khi gửi xe. Có nhiều khách nước ngoài ghé tham quan, ngắm hoa. Chợ hoa công viên Lê Văn Tám (đường Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ). Bước chân vào công viên này cảm thương cho những người bán hoa, công viên rộng nhưng rất ít người vào xem. Số lượng hoa kiểng cũng ko nhiều và bày bán thưa thớt vì CV quá rộng. Cũng chẳng có kiểng lạ như năm ngoái. Bên này có vài chậu hoa Trà Mi từ vùng núi xa xôi ngoài bắc vào đây, hoa nở rất đẹp tươi tắn, mấy năm trước thấy bên 23/9 cũng có bán Trà Mi, hồi sáng đi vòng vòng 23/9 mà ko thấy.
Ưu điểm của CV Lê Văn Tám là được chạy xe máy thoải mái vào chọn mua hoa Chợ hoa quận 7 năm nay, quận 7 trở thành trung tâm và hút khách đổ về rất đông. Tôi cũng ko mấy hứng thú với khu nhà giàu này nhưng do chợ hoa bên này lớn quá nên ghé qua cho biết.
Bên quận 7 tổ chức bày bản hơn, nhiều bãi giữ xe rộng, lực lượng an ninh trật tự đông (và có lẽ cũng khó chịu "chảnh" như mọi lần). Trong chợ có 3 khu: 1 khu trang trí các tiểu cảnh nhỏ nhỏ, giàn bầu bí... để dân chúng xúm vào chụp hình, rồi khu bán hoa kiểng trái cây chưng Tết, khu hội chợ bán đủ thứ quần áo, ....Do đã mua 1 ít chậu hoa bên CV 23/9 nên phải xách theo, mỏi tay mỏi chân nên tôi chỉ tập trung đi dạo khu bán hoa kiểng. Giá hoa kiểng mỗi gian hàng chênh lệch từ 5-10 ngàn trở lên.
Bên này hoa kiểng phong phú hơn, đặc biệt có những chậu hoa Vạn Thọ trồng màu chung 1 chậu tôi thích lắm, đỡ mắc công phải mua mấy cặp hoa. Có gian hàng bán chậu vạn thọ 2 màu loại trung (50-60 ngàn chậu), có gian hàng bán chậu loại nhỏ (chỉ 15 ngàn/chậu). Có người nói ngay giá thấp ưng thì mua khỏi trả giá, có người để bảng giá nhưng lại cao hơn, có người vẫn quen nói thách, cứ trả giá thoải mái. (thí dụ chậu Vạn Thọ nhỏ họ bảo 20ngan/chậu thì tôi trả 30ngan/cặp). Nói chung trả vừa phải thôi vì người ta bỏ công ra chăm sóc, bón phân đừng ép giá họ quá.
Giá gửi xe ở đây là 5 ngàn/chiếc
Tóm tắt:
- Năm nay giá hoa kiểng không tăng cao, chừng 5-20 ngàn tùy loại
- Nếu khéo trả giá bạn sẽ mua được giá tốt, mua của nhà vườn bán thì giá dễ chịu hơn
- Kiểng Cái Mơn (Bến Tre) có nhiều loại trồng trong chậu nhỏ, thích hợp chưng trên bàn hoặc vườn có diện tích nhỏ (như nhà tôi) các loại như cúc, thược dược, mãn đình hồng, vạn thọ, mồng gà, hướng dương, sống đời, ớt kiểng màu, ... đặc điểm của kiểng Cái Mơn là cây hoa ko rực rỡ, nở to như hoa kiểng Sa Đéc, Đà Lạt, cầm 2 chậu sống đời Cái Mơn và hoa sống đời Đà Lạt bạn sẽ nhận ra ngay sự khác biệt. 2 năm nay tôi ủng hộ kiểng Cái Mơn vì tuy hoa ko đẹp bằng hoa Đà Lạt nhưng giá mềm, dễ trồng, ko khó chăm như hoa Đà Lạt.
- Kiểng Sa Đéc nổi tiếng rồi nên cũng ko nói nhiều, chẳng biết do duyên số hay sao mà năm nào tôi cũng gặp nhiều gian hàng Cái Mơn hơn Sa Đéc. Sáng nay mua ủng hộ 2 chậu hồng nhiều màu của Sa Đéc giá chỉ 30 ngàn/chậu (năm ngoái mua 40 ngàn lận)
- Kiểng Đà Lạt hai năm nay có Lan Dạ Hương rất đẹp, giá hoa kiểng Đà Lạt tết cũng ko tăng cao mấy so với ngày thường, có điều họ bán theo giá niêm yết nên đến cận ngày đóng cửa vẫn ko giảm giá nhiều. Mà lúc đó hoa cũng tàn tạ rồi. Hoa Đà Lạt rất đẹp nên những người túi tiền rủng rỉnh ưa chuộng, có điều ngày Tết thấy chẳng bán chạy mấy
- Tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (cầu Kênh Tẻ?) như một làng hoa thu nhỏ, hai bên đường có rất nhiều người bán hoa chạy dọc hết cả con đường. Rất tiếc là xe cộ đông ko thuận tiện ghé vào ngắm nghía thoải mái như các chợ hoa
- Sài Gòn ngoài những chợ hoa trên còn có chợ hoa Phước Bình quận 9 (đại lộ 2), chợ hoa Thủ Đức (nhà thiếu nhi quận Thủ Đức) chợ hoa quận 2 (gần metro) chợ hoa Gò Vấp,....
Hai con ngựa bên quận 7
Mời bạn ghé mua hoa tại công viên 23/9
Kiểng treo đủ màu sắc rực rỡ
Vườn bát tiên CV Lê Văn Tám sang CV 23/9 chào hàng
Kiểng Cái Mơn, Bến Tre đi đâu cũng gặp, họ bán đủ loại kiểng lá, kiểng hoa chậu nhỏ, tắc, hoa giấy...
Mấy chậu này giá 150 ngàn trở lên
năm nay có nhiều gian hàng bán hoa này, tên gì ko nhớ rõ, giá trên 50 ngàn/chậu
Những chậu cúc đủ màu quen thuộc
Hoa cúc vàng rực rỡ, cúc này hình như tên là cúc sơ mít !!!
Những kiểng lớn tạo dáng treo bảng 5 ngan/1 tấm nên 2 người Tây chụp tự sướng cho đỡ tốn tiền
Nhà nhà chụp hình, người người chụp hình, chẳng ai mua hoa nên nhiều gian hàng treo bảng xin đừng chụp hình tại đây, tôi ko thích thái độ đó nên năm nay chẳng chụp hình nhiều
Những chậu kiểng thủy sinh này rất dễ trồng, họ bán giá khá cao, chậu nào cũng >100 ngàn.
Tôi thắc mắc chẳng biết màu hoa trên cây xương rồng này là màu thật hay nhuộm, hoa xương rồng tôi cũng rất mê nhưng chỉ mua tại vườn ở Thủ Đức chứ ko bao giờ mua bên ngoài
Hoa nở rực rỡ chờ người đến mua về
Ngày cuối hoa đành đại hạ giá, người ta lái xe hơi đến gom hoa về... thương quá người trồng hoa !
Cô này ở Cái Mơn, ghé mua mấy chậu mồng gà cô hét giá 20 ngàn, và cuối cùng mình mua 3 chậu/40 ngàn. Thực ra những ngày cuối giá chậu này chừng 10 ngàn thôi.
Dưa hấu tề tựu khu nhà giàu quận 7
Mỗi trái dưa giá vài trăm ngàn. Năm nay thấy nhiều chỗ bán loại dưa này
Tôi rất thích hoa vạn thọ trồng chung 2 màu 1 chậu thế này.
danh sách hoa cần mua năm nay còn có thược dược, mãn đình hồng (2 loại hoa chỉ Tết mới có), ớt kiểng màu, hướng dương, ...
Quán cafe CÁNH DIỀU, có các món điểm tâm giải khát giá phải chăng. Thích phong cách của quán, nhẹ nhàng, sang trọng, trang trí phong cách cổ điển phương Tây. Ngồi trong quán nhìn ra đường cảnh người qua lại thú vị.
Quán nằm đầu đường D3, từ Đỗ Xuân Hợp quẹo vào 5 mét là đến.
Địa chỉ: Số 2 đường D3 KDC Nam Long P.Phước Long B Quận 9
Từ hồi nhỏ xíu tôi đã thường được nghe bài hát Quê Nghèo qua băng cassette má mở nghe mỗi ngày. Giai điệu bài hát trở nên quen thuộc với tôi nhưng tôi chẳng hiểu mấy, nghe cũng như hàng trăm bài hát khác má thường mở nghe.
Hai mươi mấy năm trôi qua, đến khi nhạc sĩ Phạm Duy bạo bệnh lìa khỏi trần thế tôi mới giật mình ngỡ ngàng trước gia tài âm nhạc đồ sộ của ông. Và tôi tìm đọc những dòng hồi ký ghi chép của ông... lúc đó tôi mới hiểu ông là một người có trái tim yêu quê hương Việt Nam tha thiết, ông yêu từng cánh đồng lúa, từng bờ ruộng, từng mảnh đất quê hương vì ông đã đặt chân đến tất cả những vùng đất Việt Nam, trải qua mấy mươi năm lịch sử loạn lạc, nhìn thấy bao nhiêu chuyện vui buồn hỉ nộ ái ố.
Từng dòng nhạc của ông tuôn ra thấm đẫm trái tim người con yêu nước vô bờ ko màng đến thế lực chính trị đang quản lý đất nước...
Đọc những dòng hồi ký của ông, mở nghe bài QUÊ NGHÈO, ngay từ câu đầu tiên nước mắt tôi đã rơi, và tôi cảm nhiều hơn nỗi đau ở những làng quê xơ xác của Việt Nam giờ họ vẫn cực khổ ko khá hơn thời chiến tranh là bao... từng lời từng chữ trong bài Quê Nghèo vẽ ra bức tranh sống động nỗi khổ của người dân
[....] Được đại đội phòng vệ dẫn đi đúng đường, sau gần một tuần lễ leo núi, chúng tôi tới được trụ sở của œy Ban Kháng Chiến Tỉnh Quảng Bình. Trụ sở là một cái nhà làm bằng nứa được dựng lên tại một bìa rừng cách thị xã và làng mạc ở dưới đồng bằng cũng không xa lắm. Được nghỉ ngơi vài ngày rồi được dẫn xuống một làng phụ cận, và dù rằng đồn canh của Pháp chỉ cách đây có vài cây số, chúng tôi cũng tổ chức một đêm trình diễn văn nghệ tuy đơn sơ nhưng rất hào hứng. Sau 3 năm chiến tranh và chịu đựng rất nhiều sự khủng bố của lính Pháp, đây là lần đầu tiên mà dân chúng Quảng Bình được gặp những văn nghệ sĩ nổi tiếng do Bộ Tư Lệnh Quân Khu gửi vào. Sự có mặt của chúng tôi cần thiết hơn là những vở kịch hay những bài hát của chúng tôi. Làm xong công tác có tính chất ủy lạo rồi, chúng tôi sống với đồng bào vài ngày để lấy chất liệu sáng tác. Chúng tôi được nghe nhiều chuyện rất thương tâm của người dân ở trong vùng này và tôi soạn ngay tại đây một bài hát nhan đề Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây :
Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân.
Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng :
Quân thù về đây đốt làng...
Tuy đã đi kháng chiến từ 1945, đây là lần đầu tiên tôi thấy được sự thống khổ của người dân trong vùng bị Pháp chiếm. Tôi biết được rằng phụ nữ ở đây bị hãm hiếp 200 phần trăm, nghĩa là gia đình nào cũng có mẹ, có chị, có em gái bị làm nhục, mỗi người tối thiểu cũng bị hiếp hai lần. Do đó, người dân ở đây ai cũng mong chờ Vệ Quốc Quân về đánh đồn :
Bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh ?
Để cho cô con gái không buồn vì chiến tranh.
Sau này, khi tôi trở về Thanh Hoá và lên Việt Bắc, qua bài hát này, có nhiều người có nhiệm vụ lãnh đạo văn nghệ phê bình tôi là tiêu cực. Họ nói : Dân chúng phải tự động đứng lên đánh đồn, đừng chờ Vệ Quốc Quân...Tôi buồn và nghĩ rằng có lẽ những người này chưa bao giờ nhìn thấy cảnh quê nghèo ở miền Trung trong chiến tranh, chưa có dịp nhìn thấy những ruộng khô có những ông già rách vai, cuốc đất bên đàn trẻ gầy và chỉ có người bừa thay trâu cầy... như tôi nhìn thấy vào năm 1948 này. Hay là đã chưa có dịp nghe được tiếng o nghèo, miệng thì thở dài, đôi bàn tay khẳng khiu thì vỗ về trẻ thơ bùi ngùi trong những nửa đêm thanh vắng không một bóng trai... Không một bóng trai, bởi vì bao nhiêu người trai ở trong làng đều đã bị giết chết cả rồi. Lấy đâu ra trai làng để đi đánh đồn Tây ? Hở những người sẽ trở thành nhất tướng công thành vạn cốt khô ? Nhờ ở chuyến đi công tác tại đây mà tôi thấy được bộ mặt khác của kháng chiến. Trong vinh quang của chiến đấu có thống khổ của chiến tranh. Con người không phải lúc nào cũng chỉ ở trong hoàn cảnh hùng dũng mà nhiều khi còn bị đẩy vào những cảnh bi thương.
http://www.phamduy2010.com/phamduy_viethtml/hoiky/hoiky2/
Huy chương nào chẳng có mặt trái? Có cái hùng của toàn quốc kháng chiến thì cũng có có bi của người dân phải sống trong chiến tranh. Với những thanh niên ca, quân ca, dân ca kháng chiến, tôi đã nói tới vinh quang của chiến đấu. Bắt đầu từ chuyến đi Bình-Trị-Thiên vào năm 1948, tôi dùng dân ca để nói lên khổ đau của nhân dân.
Trong chuyến đi vào mấy tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, tôi nhìn rõ hơn bộ mặt thật của chiến tranh. Tôi thấm được cái gọi là grandeurs et servitudes (hay misères) của cuộc đời. Tôi soạn những bài hát rất bi như bài BAO GIỜ ANH LẤY ÐƯỢC ÐỒN TÂY. Nguyên văn là :
Chiều qua tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng
Quân thù về đây đốt làng.
. . . . . .
Bao giờ anh lấy được đồn Tây hỡi anh
v.v...
Về sau, khi vào sinh sống ở Saigon, vì muốn phổ biến nó nên tôi phải đổi thành:
QUÊ NGHÈO
nguyên là Bao Giờ Anh Lấy Ðược Ðồn Tây (Quảng Bình 1948)
Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói
Có những cánh đồng cát dài
Có lũy tre già tả tơi
Ruộng khô có những ông già rách vai
Cuốc đất bên đàn trẻ gầy
Có người bừa thay trâu cầy
Bình minh khi sương rơi mờ trên rẫy
Thấp thoáng bóng người bên ngòi
Tát nước với giọt mồ hôi
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy...
Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
Ðể cho cô con gái không buồn vì gió Ðông
Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em
Ðể cho anh trai tráng được gần người gái quê.
Làng tôi luôn luôn vươn vài đám khói
Những mái tranh buồn nhớ người
Xơ xác điêu tàn vì ai
Nửa đêm thanh vắng không một bóng trai
Có tiếng o nghèo thở dài
Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi
Từ khi đau thương lan tràn sông núi
Quê cũ đã nghèo lắm rồi
Thêm đói thêm sầu mà thôi
Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi
Mơ thấy bên lề cuộc đời
Áo dài đùa trong nắng cười...
Bao giờ em trở lại vườn dâu, hỡi em
Ðể cho anh bắc gỗ, xây nhịp cầu (anh) bước sang
Bao giờ cho nối lại tình thương, hỡi ai
Ðể em ra bến vắng, đón người người chiến binh.
http://www.phamduy2010.com/03tongquat/04danca2.php [....]
Bài QUÊ NGHÈO qua giọng hát của ca sĩ miền Trung - anh Quang Linh hát vào ngày kỷ niệm 1 năm ngày mất nhạc sĩ Phạm Duy
Trong hồi ký (hay trong một quyển sách nào đó của nhạc sĩ Phạm Duy) có nhắc đến bài hát của nhạc sĩ Lê Thương, bài LÒNG MẸ VIỆT NAM, tôi lên mạng tìm và lần đầu tiên nghe, lần thứ hai, thứ ba, cho đến giờ đến lần thứ mấy mươi nước mắt tôi vẫn chảy khi giọng hát bất hủ của ca sĩ Duy Khánh cất lên "Bà Tư bán hàng có bốn người con..."
Chiến tranh đã cướp đi của mẹ những đứa con yêu thương, còn gì đau khổ hơn. Bài hát chẳng những khiến tôi xúc động mà hơn nữa tôi cảm thấy sợ hãi chiến tranh hơn bao giờ hết. Đừng bao giờ xảy ra chiến tranh trên quê hương của tôi nữa, và tôi cũng cầu mong những nơi khác trên thế giới mau chóng chấm dứt chiến tranh tàn phá... hàng triệu bà mẹ luôn đau khổ ngóng trông khi con ra ngoài mặt trận... chiến tranh là điều vô nghĩa nhất và chỉ đem lại nỗi đau vĩnh viễn ko thể xóa nhòa
Hai ngày cuối tuần vi vu theo những cánh diều tại Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ 2 năm 2013 diễn từ ngày 6 đến 8/12 tại Khu du lịch Biển Đông, TP. Vũng Tàu, mình gom được ít thông tin review du lịch Vũng Tàu cho cả nhà tham khảo
Ở ĐÂU?
Trước khi đi mình có lên mạng search sơ sơ tìm khách sạn, tính đặt phòng trước mà làm biếng nên sáng thứ Bảy 7/12, lên đường tới Vũng Tàu rồi tính tiếp.
Gần 12 giờ trưa mới ghé khu khách sạn Phó Đức Chính nổi tiếng (nghe đồn là chặt chém dữ lắm). Sau đó bắt đầu đi hỏi giá từng khách sạn, giá ở đây dao động từ 300-400k/phòng có máy lạnh, máy nước nóng, wifi free, thang máy. Tình cờ mình tìm được 1 phòng giá 200k với điều kiện chịu leo bộ lên lầu 5 (coi như tập thể dục, duyệt luôn)
KHÁCH SẠN MỸ PHƯƠNG, KS này niêm yết bảng giá rõ ràng, bà chủ dễ tính nữa, phòng mình tuy phải leo cao bù lại có ban công lớn nhất, có thể nhìn bao quát xung quanh khu vực và thấy cả biển, trong phòng có máy lạnh (hơi yếu), quạt máy, máy nước nóng, tivi (bị nhòe ko coi dc, chỉ nghe tiếng), bàn trang điểm, tủ lạnh mini...
Hôm sau mình trả phòng trễ 1 tiếng ko bị tính tiền thêm, hồi tối xin ly nước sôi cũng được hỗ trợ free
ĂN GÌ?
Khách sạn Mỹ Phương nằm ở vị trí đẹp cực kỳ thuận tiện, băng qua đường là tới biển, bước vài bước là tới quán ăn đủ món (chất lượng ổn); buổi tối có hàng bán hải sản ngay trước hành lang cửa khách sạn.
TIỆM CƠM TẤM MAI THẢO đối diện KS giá từ 30.000-45.000/phần
Mình ăn 1 tô bún mộc + dĩa cơm tấm + 2 ly rau má = 90.000đ
QUÁN THÀNH PHÁT, quán Hải sản bên bờ biển, đoạn này có nhiều quán san sát nhau, giá cả phải chăng, ăn ngon. quán rất đông vào đợi phục vụ khá lâu
Địa chỉ: 334 Trần Phú P5 TP Vũng Tàu
ĐT: 064.355 0595
Sò huyết nướng 100k/1 ký đã chế biến
Thiên Lý xào tỏi (rất ngon) 35 ngàn/dĩa
Lẩu ghẹ 60 ngàn/lẩu + ghẹ 300 ngàn/ký, con ghẹ nặng nửa ký rất to, thịt chắc ngon
(giá ngày 7/12/2013)
Chương trình giao lưu tại Bình Dương sáng thứ Năm 16/01/2014
Gia đình, bạn bè nhạc sĩ Phạm Duy : GS Trần Văn Khê, nhà thơ Phạm Thiên Thư, đạo diễn Lê Dân.... cùng các ca sĩ Ánh Tuyết, Quang Linh và diễn viên Quý Bình...