Tiệc tân niên tối qua có thêm dĩa bánh do 1 người đi giỗ ở Long Hưng, Long An về biếu.
Bánh này do gia đình gói gửi những người đến ăn giỗ
Bánh ít tuy rắc mè nhưng ai nhìn cũng biết bánh ít, bên trong nhân đậu xanh to tròn rất ngon
Nhưng chiếc bánh xanh xanh dẹp dẹp phía trên thì chẳng ai đoán được là bánh gì, mình thì nhớ hồi nhỏ rất hay ăn mà cũng ko nhớ ra tên bánh.
Lát sau nhờ Thầy chỉ điểm thì ra đó là bánh QUY
Bánh quy trong câu nói Bánh Ít đi bánh Quy lại, chữ Quy đặt tên bánh vì hình dáng bánh giống con rùa, Quy còn có nghĩa quay về để mọi người gửi biếu bánh cho bạn bè, láng giềng trong dịp giỗ quảy
Chè Khúc Bạch thập cẩm ở chợ Phú Nhuận (đường Phan Đình Phùng đối diện ABC bakery)
Mỗi ly chỉ có 18 ngàn, có mít, vải, dừa, khúc bạch, rau câu,... đủ thứ rất ngon
Ngày hôm qua mùng 7 âm lịch Tết Giáp Ngọ 2014, như lệ thường niên, Lăng Ông Tả quân Lê Văn Duyệt (còn gọi là Lăng Ông Bà Chiểu) tổ chức lễ Khai hạ Cầu An, trong chương trình có lễ Xây chầu Đại Bội, mình đến xem và chụp vài tấm hình ghi lại hoạt động. Dưới đây là tóm tắt Lễ Xây chầu Đại bội do đoàn hát bội Ngọc Khanh phụ trách Thông tin trong bài tổng hợp từ bài viết của Lâm Thanh Quang (Nghi thức xây chầu trong lễ hội dân gian Nam Bộ), Thanh Hiệp và GS-TS Trần Văn Khê
Nghi thức “Xây chầu” đôi khi còn được gọi là gọi là “Khai
Chầu” được tiến hành sau lễ “Túc Yết”(1)
nhằm mục đích báo hiệu việc khai hội bắt đầu ; trước khi các đoàn hát bộ trình
diễn phục vụ cho các vị thần ở địa phương và đông đảo quần chúng hâm mộ. Nghi
thức Xây chầu có thể được tiến hành hàng năm ở nơi có đủ điều kiện như Miếu Bà
Chúa Xứ Núi Sam, Lăng Ông tả quân Lê Văn Duyệt, Đình Phong Phú (quận 9) hoặc “tam niên đáo lệ” (2) như các đền thờ các vị thành hoàng ở địa phương
khác.
Trước khi bắt đầu điểm trống, Chánh tế ca công bước đến bàn
thờ, nâng tô nước có cành dương lên ngang trán khấn vái.
Người được cử ra để đánh trống chầu được gọi là Chánh tế Ca công
Chánh tế Ca công làm lễ tẩy trần (lau sạch bụi trên mặt) bằng khăn lau màu đỏ
Chánh tế ca công điểm trống chầu nhất tẩy, nhị tẩy, tam tẩy
Mặc áo xanh, tay cầm đèn đứng túc trực sẵn xung quanh là học trò lễ VIDEO CLIP
Sau phần đánh trống chầu là đến phần “Đại bội”. Đại bội là cảnh
diễn lớn diễn lại cảnh hình thành vũ trụ theo truyền thuyết của dân gian bao gồm
các phần :
- Lễ Khai thiên, Lập địa : tượng trưng cho vũ trụ vừa mới được
hình thành. Theo truyền thuyết của dân gian, lúc đầu tiên vũ trụ là một khối hỗn
độn gọi là “thái cực”.
Ra lễ đầu tiên là Tề Thiên Đại
Thánh (hoặc Na Tra, là những người dễ dàng lên trời, xuống trần gian) lên mở cửa
thiên cung, múa những động tác tượng trưng khai thiên lập địa, khai sơn phá thạch
dẫn đường mở lối
Tề Thiên Đại
Thánh múa xong đưa nhang
rước lên bàn thờ.
- Lễ Xang Nhật Nguyệt hay còn gọi là “lưỡng nghi” tượng
trưng cho âm và dương sinh ra từ Thái Cực. Nhân vật nam là Thái Dương chân đi
hia, tay cầm hình tượng ngọn lửa tượng trưng cho dương là mặt trời . Nhân vật nữ
đóng vai Thái Âm cài trâm, tay mang hình tượng gương sen biểu trưng cho âm là mặt
trăng.
Thái Dương -ông Mặt trời
Múa Âm Dương giao hòa
Thái Dương và Thái Âm múa xong rồi úp ngọn lửa và gương sen
lại với nhau gọi là “ Âm Dương giao hòa” biểu thị rằng vũ trụ bắt đầu sinh sôi
nẩy nở.
- Lễ Tam Tài : hay còn gọi là Tam Tinh. Tam Tài là Thiên, Địa,
Nhân còn Tam Tinh là Phúc, Lộc, Thọ. Biểu trưng cho Phúc là ông già mặt trắng,
râu năm chòm đen, đội mũ đằng cân, áo xiêm trường, chân đi hài. Một tay ông bồng
một hài nhi còn tay kia cầm quạt lông, cốt cách thần tiên. Biểu trưng cho Lộc
là ông già mặt trắng, đội mũ bình thiên, áo đạo bào một tay cầm bình hoa còn
tay kia cầm quạt. Để biểu trưng cho Thọ, diễn viên hóa trang thành ông già, da
đồi mồi, lông mày bạc, râu năm chòm bạc, đầu bịt khăn đỏ, mặc áo tiên, quần đỏ,
một tay cầm dĩa đựng quả đào tiên biểu thị cho sự trường thọ, một tay chống gậy
có treo bầu rượu.
Tam tài Phước, Lộc, Thọ
Ba người này còn được gọi là Tam Hiền hát câu chúc tụng cho
địa phương và dân chúng dự lễ.
- Lễ Tứ Thiên Vương : tượng trưng cho tứ tượng : Thái dương,
Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm. Tứ Thiên Vương này là bốn vị thần gốc đạo Bà La
Môn trấn giữ bốn cửa trời Đông, Tây, Nam, Bắc. Bốn vị thần này có nhiệm vụ tạo
ra sấm sét gió mưa điều hòa khí hậu trong dân gian.
Bốn vị Thiên Vương mặt trắng, đội mũ kim khôi, mình đeo
giáp, thắt lưng đỏ, chân đi hia, lưng đeo 6 cờ lệnh diễn động tác từ trên trời
bay xuống.
Mỗi người mang một câu liễn với nội dung như sau :
Phước Như Đông Hải
Thọ Tỷ Nam San,
Quốc Thái Dân An hay Thánh Thọ Vô Cương
Phong Điều Vũ Thuận.
Tứ Thiên Vương trong Trình tường tập Khánh.
Các Thiên Vương này múa chung với nhau. Điệu múa có động tác
mạnh mẽ, đội hình thay đổi, lúc tan lúc hợp tạo bố cục khác nhau : Các tấm liễn
có lúc tạo thành hình vuông, có lúc hai ngang hai chéo, có lúc nằm song song
nhau theo hình ngang và có lúc cả 4 đồng đứng thẳng.
Sau khi múa xong các diễn viên dâng 4 câu liễn cho ban Quản
Trị lăng miếu. Đại diện Ban Quản Trị tiếp lấy và thưởng tiền cho các diễn viên.
- Lễ Ngũ Hành : Lễ này còn gọi là Lễ Đứng Cái hay Chưng Đại Bộ .
Để tượng trưng cho ngũ hành ( kim , mộc, thủy, hỏa, thổ) năm
diễn viên gồm : một kép đứng ở giữa thủ vai “Cái”, bốn cô đào thủ vai “Con” đứng
bốn bên. Vì vậy mà lễ này còn được gọi là “Lễ Đứng Cái”. “ Cái” mặc hoàng bào,
đội mão Cửu Long, mặt trắng, tay cầm quạt gọi là “Mã Viên” tượng trưng cho Thổ
là vị trí trung ương, bốn “Con” tượng trưng cho tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông hay
4 yếu tố của ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa.
- Mã Xuân Mai mặc áo xanh, tượng trưng cho mùa Xuân thuộc về
hành Mộc.
- Mã Hạ Lan mặc áo đỏ, tượng trưng cho mùa hạ thuộc về hành
Hỏa.
- Mã Thu Cúc mặc áo trắng, tượng trưng cho mùa Thu thuộc về
hành Kim.
- Mã Đông Trúc mặc áo tím hay đen, tượng trưng cho mùa Đông
thuộc về hành Thủy.
Câu chúc tụng của “Cái và 4 Con” ngụ ý chúc cho Vua chúa được
vững nghiệp, lê dân được hưởng thái bình, no ấm.
Mã Viên cùng 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông hát chúc mừng lễ hội.
-Lễ Gia Quan Tấn Tước : dân gian thường gọi là “Thổ Địa dâng
liễn”. Lễ này thật ra không nằm trong nghi thức xây chầu mà là một lễ phụ để kết
thúc việc xây chầu. Người đóng vai này được gọi là “Linh Quan” mặc áo bào đỏ, đầu
đội mảo tam tài, mang mặt nạ trắng, chân đi hia, một tay cầm viết và giấy hồng
đơn, một tay cầm tráp mực. Người này viết những câu liễn chúc tụng cho lăng miếu
và địa phương mà dân gian tin rằng nó sẽ rất linh ứng. Người dân gọi là ông Địa
và ông còn được ngành hát bộ coi là tổ của vai hề.
Cửa phàm trần đã mở, ông Thổ Địa xuống trần giữ đất cho dân
Sau lễ Đại Bội, đoàn hát bội Ngọc Khanh bắt đầu diễn tuồng Ngọc
Huỳnh Lân xuất thế
Người dân đến xem hát bội chật sảnh Lăng Ông
Chủ đoàn hát bội tuồng cổ Ngọc Khanh và cô đào chánh chụp hình kỷ niệm cùng GS-TS Trần Văn Khê
trước khi bắt đầu lễ xây chầu đại bội tại Lăng Ông
Đoàn Ngọc Khanh vừa được mời sang Hoa Kỳ lưu diễn tại các trường học vào cuối năm 2013, dưới đây là bài viết về chuyến đi của đoàn Ngọc Khanh đăng trên báo Người Lao Động
NSƯT Ngọc Khanh và hành trình "Đưa hát bội đến Mỹ"
Thứ Tư, 18/12/2013 09:10
(NLĐO) - NSƯT Ngọc Khanh chia sẻ về chuyến đi “Đưa hát bội đến Mỹ” ngay khi vừa trở về nước.
NSƯT Ngọc Khanh và GSTS Nguyễn Thuyết Phong, nghệ sĩ Khương Cường tại Mỹ
“Tôi thật vinh dự nhận được lời mời của GS-TS Nguyễn Thuyết Phong – người đã sống và thành danh tại Mỹ, để đưa bộ môn hát bội giới thiệu với sinh viên tại Mỹ. GS-TS Nguyễn Thuyết Phong đã từng nhận giải thưởng Vinh danh nước Việt của báo điện tử Vietnamnet (2004) cùng đợt với GS-TS Trần Văn Khê, NSND Đặng Thái Sơn… Ông có những đóng góp cho ngành dân tộc nhạc học Mỹ trong việc biểu diễn, giảng dạy và truyền bá âm nhạc dân tộc Việt Nam. Tôi được biết năm 1997 ông được Tổng thống Bill Clinton và Hội đồng Nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ trao tặng danh hiệu Danh nhân Di sản Quốc gia (National Heritage Fellow). Sang Mỹ mùa này khí trời rất lạnh, thế nhưng trong suốt 8 buổi biểu diễn âm nhạc dân tộc Việt Nam (VN) và giới thiệu về nghệ thuật hát bội của dân tộc mình, tôi thấy vô cùng ấm áp!" - NSƯT Ngọc Khanh cho biết.
NSƯT Ngọc Khanh (bìa trái) và các nghệ sĩ VN trong chuyến lưu diễn sang Mỹ 12-12013
Theo NSƯT Ngọc Khanh, GS-TS Nguyễn Thiết Phong có 40 năm sống ở nước ngoài, ông đã từng biểu diễn ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Năm nay, các trường đại học Mỹ mời ông sang giảng dạy về âm nhạc VN. GS-TS Nguyễn Thuyết Phong đã giảng dạy, thuyết trình và sau đó cùng các nghệ sĩ đến từ VN biểu diễn âm nhạc cổ truyền của dân tộc. Đây là lần thứ 3 chương trình được tổ chức (hai lần trước là vào năm 2010 và 2011).
Với chủ đề Ba dòng sông - một cội nguồn, âm nhạc biểu trưng của ba miền lần lượt được giới thiệu. Miền Bắc có hát xẩm và nghệ sĩ đại diện đến từ VN là Khương Cường, miền Trung giới thiệu ca Huế, nhã nhạc cung đình do nghệ sĩ Ý Nhi đảm trách và âm nhạc Tây Nguyên do NSƯT Ngọc Khanh phụ trách), miền Nam giới thiệu hát bội.
"Chương trình diễn ra khoảng từ 90 đến 120 phút. Qua chuyến đi này, tôi nhận thấy việc nghiên cứu và tiếp nhận âm nhạc dân gian, truyền thống VN ở các trường đại học Mỹ rất hay. Ở Mỹ có khoa “Dân tộc nhạc học”, mỗi năm họ chọn chủ đề và nếu mời được người dạy thì đưa vào chương trình để thực hiện. Điều đáng mừng là âm nhạc VN đã có mặt ở một số trường đại học lớn của Mỹ: Đại học Havard, Đại học Yale…Tôi học hỏi rất nhiều điều hay từ sau chuyến đi này!
Sau chuyến đi này, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong tiếp tục đưa nghệ thuật hát bội đến với các trường đại học tại các tỉnh thành miền trung, miền bắc trong năm 2014. Lúc đó, tôi sẽ có dịp đưa những vai diễn hay: Đào Tam Xuân, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ, Bùi Thị Xuân…đến với khán giả trẻ trong nước”-NSƯT Ngọc Khanh tâm sự.
Các nghệ sĩ biểu diễn, giới thiệu âm nhạc dân tộc VN tại Mỹ
GS-TS Nguyễn Thuyết Phong và nghệ sĩ Khương Cường biểu diễn tại Mỹ
NSƯT Ngọc Khanh diễn vai Vương Tư Đồ trong vở Phụng Nghi Đình
2 tiệm rửa hình Minh Trang và Định cách nhau vài mét, mở cửa hơn 20 năm rồi, từ khi tôi còn nhỏ xíu đã biết 2 tiệm này. ngày xưa, 2 tiệm nổi tiếng ở khu vực Thủ Đức ai ai cũng biết
2 tiệm này có máy tráng rọi xuất file nên giá cả hợp lý, vừa rửa hình lẻ vừa là đại lý cho các thợ chụp hình & các tiệm nhỏ khác
Họ làm gần như tất cả các dịch vụ của tiệm hình như làm album cưới, album em bé, lịch treo tường, quay phim, chụp ảnh cưới, chụp ảnh CMND, ảnh passport, phục hồi ảnh cũ
Tiệm Minh Trang địa chỉ 304 Võ Văn Ngân, P.Bình Thọ, Thủ Đức
Điện thoại 08-3897-8029
Hotline: 0903 686433
Email: thuducminhtrang@gmail.com
Tiệm Định ở 294 Võ Văn Ngân, P.Bình Thọ, Thủ Đức
Điện thoại 08-37221-333 và 0913 920 920
Tết này (2014), rửa số lượng lớn hình ở 2 tiệm nên có so sánh nho nhỏ thế này
Nhân viên tiếp tân: cả 2 tiệm tiếp tân đều "khó chịu" với khách, so với chất lượng của các tiệm hình ở SG thì kém xa. Nhiều lần bực mình muốn quát vào mặt nhân viên tiệm Định (vì toàn ghé chỗ này rửa)
Nhân viên kỹ thuật: ở tiệm Minh Trang, các bạn phòng kỹ thuật lịch sự, tận tình chu đáo với khách hơn, bữa mình rửa hình anh kỹ thuật còn hỏi có chỉnh sáng ko, chỉnh cách nào và giải thích cặn kẽ sự khác biệt của các cách chỉnh sáng trong photoshop. còn ở tiệm Định thì chán lắm.
Giá cả: tiệm Định giá rẻ hơn, lại có KM nữa, lúc ghé tiệm Minh Trang, hỏi giá rửa khổ 13x18 là 3,500đ, mình rửa >100 tấm thì giá 3,000đ tặng kèm 2 cuốn photo album, khi hỏi còn khuyến mãi gì nữa ko thì nhân viên trả lời cộc lốc là tặng 2 cuốn album thôi (hình như đây là quà do Fujifilm tài trợ). Ở tiệm Định thì rửa ít hình giá khổ 13x18 cũng là 3,000đ, mình rửa 90 tấm được tặng 3 cuốn photo album + 1 hình 25x35