Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021

Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ còn nhớ hôm nọ, tôi có viết một lá thư đến ông Thủ tướng Scott Morrison để xin ... vaccine. Văn phòng Thủ tướng đã chuyển lá thư đó sang Bộ Y tế để xem xét, và hôm nay Bộ Y tế đã có văn thư hồi đáp. Họ chỉ nói rằng Bộ Y tế sẽ xem xét vấn đề (thật ra, chẳng có vấn đề gì cả, mà là xin xỏ thôi) tôi nêu. Thôi thì hãy hi vọng Chánh phủ Úc dành một ưu tiên nào đó cho Việt Nam trong lúc khó khăn này.
Tôi thỉnh thoảng viết thư cho mấy ông chánh trị gia, chủ yếu là phàn nàn chuyện tài trợ cho khoa học (kiểu 'lobby' đó mà). Nhưng tôi thường làm vậy trong vai trò một director hay chair của một hiệp hội y khoa, chớ không dùng đến chức danh Fellow của Viện hàn lâm y học. Nhưng lần này thì tôi phải dùng đến chức danh đó để ổng lắng nghe. 🙂 May phước là ổng có vẻ lắng nghe. Có thể tôi sẽ điện thoại cho Bộ Y tế khi có được người liên lạc. Hãy giữ niềm hi vọng.


Ngày 14/7/2021

Làm nhiệm vụ công dân xin vaccine - Nguyễn Văn Tuấn

Tôi đã viết thư cho ông Bộ trưởng liên quan (Dan Tehan) và ông Thủ tướng, khuyên họ nên tăng số liều vaccine cho Việt Nam. Tôi nghĩ, nếu được, các bạn cũng có thể làm như vậy.
Nói chuyện với các vị này cần phải có con số. Tôi đã lấy những con số (mà tôi chia sẻ mấy ngày qua) về dịch bệnh và tỉ lệ tiêm chủng thấp cho họ thấy là tình hình nghiêm trọng. Tôi cũng lấy trường hợp Nhật Bản tăng số liều vaccine cho Việt Nam, và khuyên chánh phủ Úc có thể làm hơn những gì họ đang làm.
Tôi cũng đã vận động được ít nhứt 5 người bạn Úc trong ngành y tế viết thư cho hai vị đó, khuyên họ tăng số vaccine cho Việt Nam. Có một anh là giáo sư về miễn dịch học rất hăng hái viết thư, anh này có tấm lòng rất tốt với mấy nước nghèo như Miến Điện và Nepal. Một anh bên chuyên ngành tim mạch từng có nhiều giúp đỡ cho Việt Nam trước đây cũng đã viết thư. Anh 'tim mạch' này đề nghị hẳn con số 5 triệu liều.
Có vài người (ở Việt Nam) nghĩ rằng những lên tiếng như thế là vô vọng. Họ lí giải rất 'Việt Nam' tánh: mình làm ngành gì thì cứ chăm chú vào ngành đó. Suy nghĩ này rất ư giống Hội chứng Đà Điểu ('chúi đầu vào cát'), không muốn nhìn thấy bất cứ cái gì khác. Sai. Rất sai. Bất cứ mình có vị trí gì trong xã hội, mình cần phải lên tiếng theo lương tâm mình mách bảo. Khi dịch Covid-19 xảy ra, không phải chỉ giới dịch tễ học hay y khoa mới có tiếng nói, mà tất cả các chuyên ngành khác như vật lí học, hoá học, toán học, xã hội học, kinh tế học, tâm lí học, kĩ thuật (engineering) đều 'xúm vào' mổ xẻ, ứng dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết vấn đề.
Sống trong một xã hội như Úc này, bất cứ ai cũng có quyền lên tiếng về một vấn đề mình quan tâm. Tiếng nói của mình có trọng lượng như thế nào thì có thể phụ thuộc vào vị trí xã hội của mình và nhiều yếu tố khác, nhưng nhiều tiếng nói thì nhà chức trách sẽ lắng nghe. Hi vọng các bạn ở Úc và Việt Nam viết thư theo cái khung tôi đề nghị dưới đây.
Tôi nói với một anh bạn người Việt rằng 1 tiếng nói từ một người 'vô danh' có thể chưa đủ để họ lắng nghe, nhưng nhiều tiếng nói của những người 'vô danh' thì họ lắng nghe. (Cũng như ở Úc này, đã có nhiều tiếng nói từ các thành phần xã hội về vụ phản đối kéo dài lockdown và chánh phủ bắt đầu xem xét lại).
Hàng trăm hay hàng ngàn lá thư như thế sẽ cho họ thấy người Việt mình biết ơn nghĩa ra sao.
Trong cơn hoạn nạn, chúng ta cần gác lại những bất đồng ý kiến để có một tiếng nói chung vì phúc lợi của cộng đồng. (Chỉ có những người biện minh cho hành động thiếu lương thiện của Tàu thì tôi không chấp nhận và cắt 'friendship' ngay).
____
TB: Các bạn có thể vào trang của Thủ tướng Úc (https://www.pm.gov.au/contact-your-pm) hay Bộ trưởng Dan Tehan (https://dantehan.com.au/contact) để bày tỏ sự cám ơn và ... xin thêm.
Các bạn có thể viết theo cái khung sau đây:
(1) vào đầu, cám ơn Úc đã cho 1.5 triệu liều và khuyên Úc nên làm nhiều hơn nữa; (2) giới thiệu bạn là ai, ở đâu, chức vụ gì -- nếu có; (3) tình hình nói theo tiếng Anh là new outbreak với hàng ngàn ca mỗi ngày, đặc biệt là Sài Gòn - HCM; (4) vaccine là biện pháp khả thi nhứt hiện nay; (4) nhưng Việt Nam thiếu vaccine, nên chỉ có 3.8% được tiêm 1 liều và 0.2% được tiêm 2 liều; (5) các nước khác như Mĩ và Nhật tặng 7 triệu liều nhưng chẳng thấm vào đâu; (6) do đó Úc có thể giúp nhiều hơn nữa, nói con số cụ thể như tối thiểu là 3 triệu liều như Nhật; và (7) cám ơn và chúc sức khỏe ổng.
Tiếng Anh có sai chút cũng chẳng sao, vì họ thừa hiểu và thông cảm.




Nguyễn Văn Tuấn Đây là một lá thư các bạn có thể viết. Lá thư này tôi soan cho người ở VN:

The Honorable Scott Morrison MP

Priminer Minister

The Honorable Dan Tehan MP

Minister for Trade, Tourism and Investment

House of Representatives

Dear Prime Minister Morrison:

Dear Minister Tehan:

I am so grateful to the Australian Government for donating 1.5 million doses of AstraZeneca vaccine to Vietnam. However, I consider that the Government can donate more doses (say, 3 million), because Vietnam is experiencing a new worsening Covid-19 outbreak that affects thousands of people daily.

Please allow me to have a few words of self introduction. My name is XXX, and I am a XXX (nghề nghiệp). I currently work for (tên tổ chức / cơ quan) as a (chức vụ). (Nếu có liên quan với Úc -- học hành, làm việc, du khách, blah blah -- thì thêm 1-2 câu cho 'êm'). I live in Saigon (Ho Chi Minh City).

Vietnam has been considered successful in the control of the Covid-19 pandemic until last month. Indeed, since July, Vietnam has faced a new mysterious wave of Covid-19 outbreak, with daily counts being ~1000 cases. Most of the new cases are found in Ho Chi Minh City. The country's number 1 economic engine is now becoming the country's number 1 hotspot, accounting for almost 50% of the national incidence statistics.

It is even more worrisome that the new virus variant is a hybrid of the Indian and UK variants that are highly contagious. Health care workers in Ho Chi Minh City have been working very hard to contain the outbreak. It is now recognised that temporary lockdown and large scale vaccination are few measures that can be applied to prevent further outbreaks.

However, at present, Vietnam lacks the capacity to produce vaccine. The country's vaccine stockpile is largely dependent on the supply of vaccines from overseas sources. So far, the US government has donated 2 million doses of Moderna vaccine, and the Japanese Government has donated 2 million doses of AstraZeneca vaccine to Vietnam. The donation of 1.5 million AstraZeneca vaccine doses from Australia to Vietnam is a very meaningful contribution, and to which I am forever grateful.

However, as you can see, even with the addition of the Australian donation, Vietnam has accumulated only 7.5 million doses. At present, less than 4% of the entire Vietnamese population have received a first dose, and only 0.2% have received both doses. Until now (13/7), approximately 10% of Ho Chi Minh City's population have been vaccinated with a first dose, and only 0.6% have been given both doses. The City is desperately looking for help from countries such as the United States, Australia and Japan.

The Japanese Government has realised the seriousness of the outbreak, and is now increasing their donation to 3 million doses. I strongly believe that your Government can match the Japanese Government's commitment: Australian should consider donate at least 2 million, if not 5 million, doses of vaccine to Vietnam.

I am therefore writing to plea for more vaccine support from Australia to Vietnam, especially to Ho Chi Minh City. In the past, Australia has given us the My Thuan Bridge that is now the most powerful symbol of our friendship. You can now enhance that symbol by donating more doses of vaccine to Vietnam. We, Vietnamese, have the saying, 'hard times will always reveal true friends', and Australia is our true and caring friend.

I sincerely thank you for considering my plea. I look forward to hearing from you.

Yours sincerely,


Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Danh sách bác sĩ, chuyên gia ở TP.HCM tư vấn sức khỏe miễn phí cho người dân mùa dịch covid

 Danh sách bác sĩ, chuyên gia ở TP.HCM tư vấn sức khỏe miễn phí cho người dân mùa dịch

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí qua điện thoại của các bác sĩ được triển khai từ ngày 15-7 đến 15-8, phục vụ 24/7.

Đặc biệt, bác sĩ Trần Chí Cường tư vấn can thiệp đột quỵ 24/24 tất cả các ngày trong tuần để kịp thời tư vấn người dân gặp vấn đề khẩn cấp về đột quỵ.

NHÓM 10 bác sĩ tư vấn cho người nhiễm Covid-19.

- Thành lập và quản trị viên: ThS Bs Trần Văn Tú.

- Mục đích hoạt động: Hỗ trợ Bn Covid-19 (F0) có hoặc ko có bệnh lý nền kèm theo đang điều trị và cách ly tại nhà. Cụ thể:

+ Tư vấn, khám qua điện thoại, hỗ trợ điều trị không thuốc hoặc dùng thuốc (nếu cần thiết) về bệnh Covid-19 và bệnh nền kèm theo (nếu có) theo phác đồ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế (có tham khảo phác đồ WHO, phác đồ quốc tế khác).

+ Tư vấn tâm lý, sức khỏe tâm thần Bn kể trên.

1. Bs Tú 0914161264

2. Bs Vân 0913762707

3. Bs Ngọc Hương 0903190791

4. Bs Phượng 0913706027

5. Bs Nguyên 0903008080

6. Bs Thiên Hương 0907736824

7. Bs Hạnh 0982258978

8. Bs Ngân: 090 9606740

9. Bs Chung: 0919590056

10. Bs Hậu: 0909870593

Tư vấn sức khoẻ miễn phí cho F0 tại nhà : Bs Nguyễn Thành Trung 0985579250 (Zalo,Viber, messeger)

Chuyên khoa phẫu thuật Ung bướu TPHCM: SĐT 0776961735 (buổi tối)

Chuyên khoa Tai mũi Họng: Ths. BS Đinh Thị Lan Phương 0908513807 (gửi tin nhắn)

Khoa truyền nhiễm - Bs Nguyễn Hữu Tuấn 0979464642 ( Zalo, Messenger)

Chuyên ngành nội chung-nội hô hấp Bác sĩ: 0973215303

Bệnh lý nội khoa-hô hấp ( cho người lớn) BS Nguyễn Thị Thu Hương: 0973215303 (zalo) vào 17h-21h hàng ngày , T7, CN : cả ngày

Chuyên khoa Nhi BS Nguyễn Việt Thanh 0944.966.956

Chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bs CkI LÊ HOÀNG DŨNG  Zalo: 0983588701

Khoa Ngoại tổng quát BS Lê Văn Cường zalo 0397163197

Khoa Ngoại Tiết Niệu BS Trần Quốc Phong Zalo 0777210892

Xem danh sách số điện thoại 217 bác sĩ khác https://tuoitre.vn/gan-220-bac-si-chuyen-gia-o-tp-hcm-tu-van-suc-khoe-mien-phi-cho-nguoi-dan-mua-dich-20210715170022371.htm








Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

Giáo Sư Nguyễn Sĩ Huyên: ĐẠI DỊCH COVID-19: suy nghĩ góp ý cho một giải pháp Việt Nam

 Phỏng vấn Giáo Sư Y khoa Nguyễn Sĩ Huyên

ĐẠI DỊCH COVID-19: suy nghĩ góp ý cho một giải pháp Việt Nam

Việc Covid-19, đặc biệt là với biến thể Delta hiện nay đang lây lan mạnh là chuyện không tránh khỏi vì tính chất lây lan mạnh của nó, đặc biệt là trong một xã hội nhiều người trẻ với mức độ di động cao vì điều kiện sinh hoạt đời sống kinh tế hàng ngày. Theo kết quả của nghiên cứu Gutenberg COVID-19 như đã trình bày trên, số ca lây nhiễm ở Đức không có triệu chứng là 42,4%. Như vậy, như đã nói, cứ 10 người bị nhiễm COVID-19 ở Đức có triệu chứng, thì phải tính thêm là có đến 8 người lây nhiễm không có triệu chứng. Theo bài phỏng vấn thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn ngày 14.7.21 trên trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Bộ Y Tế (xem 14) thì con số F0 không có triệu chứng trong thời gian qua tại Việt Nam là 70-80%. Như vậy, cứ 10 người ở Việt Nam bị nhiễm bệnh có triệu chứng thì phải tính đến có thêm 40 người nữa đã có bị lây nhiễm không có triệu chứng! 1000 người bị lây nhiễm, thì con số người lây nhiễm không triệu chứng đi kèm sẽ là 4000 người. Với con số lây nhiễm không triệu chứng trong suy luận trên, hy vọng kiểm soát được F0 trong thời điểm dịch lan rộng bởi biến thể Delta là không thể thực hiện được. Chưa kể là theo thông tin dịch bệnh hàng ngày của Bộ Y Tế con số ghi nhận những ca mới trong ngày phần lớn là xuất phát từ những khu cách ly hay phong tỏa. Đây cũng là những tụ điểm nguy cơ cho biến thể Delta lây mạnh, một khi khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế không thể được tuân thủ nghiêm chỉnh trong tâm trạng hoang mang của người dân bị giữ trong những khu này trước một loạt câu hỏi đặt ra cho nhiều ngày đến: phải ở lại đây bao lâu, giải quyết vấn đề gia đình con cái ra sao, tiền đâu cho gia đình sinh sống, ăn uống thế nào, vệ sinh cá nhân hàng ngày …

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

Tiếng Việt vui nhộn - giải nghĩa tiếng Việt tác giả: chuyện cafe buổi sáng

 Học tiếng Anh, có mớ động từ bất quy tắc mà đã than lên than xuống, giờ sơ sơ vài cái lẻ tẻ của An Nam là đủ khiếp rồi ....🙂

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA MỘT NGƯỜI MỸ .

- Ăn đi: Không có nghĩa là vừa ăn vừa đi mà chỉ nhắc nhở ai đó ăn mạnh vào.

- Ăn mặc: Không có ăn chi cả mà chỉ có mặc không thôi.

- Ăn nói: Cũng không ăn chi cả mà chỉ nói không thôi.

- Buồn cười : Không có buồn gì cả mà chỉ có cười không mà thôi.

- Cà lăm, Cà nhắc, Cà chớn, Cà khịa, Cà rịch, Cà tang: Không phải những loại Cà để ăn,mà những tật không hay của người ta.

- Đánh Giày: Không phải là Phang, Đánh, đập, đá vào Giày mà là "o bế ", làm đẹp cho Giày.

- Đánh Răng: Không phải là Đánh, Đập. . cho Răng đau, mà dùng bàn chải và kem làm cho sạch răng mà thôi.

- Đi Cầu : Là đi vô toilet chứ không phải lái xe hay chạy qua cầu đâu.

- Hai Vợ Chồng : Không có nghĩa là 2 Vợ 1 Chồng mà chỉ có 1 Vợ 1 Chồng thôi.

- Hai Ông Bà: Không có nghĩa là 2 Ông 1 Bà, mà chỉ có 1 Ông 1 Bà thôi.

- Làm thinh; Không có làm việc gì cả mà chỉ yên lặng , không nói năng chi hết.

- Làm biếng: Cũng không có làm chi hết mà chỉ . . .chơi không mà thôi.

- La cà : không la rầy ai cả mà rề rà (?) ghé chỗ này chỗ kia.

- Làm răng (mần răng) : Làm thế nào chứ không phải đi chữa Răng đau đâu.

- Ngâm thơ : Không phải là đem lá thơ ngâm vô nước, mà là đọc. .kéo từng chữ cho dài ra,cho người ta nghe hay hay.

- Nhà tôi: Không phải là cái nhà để ở mà NGƯỜI BẠN ĐỜI hay MỘT NỬA KIA. . . . của mình.

- Nhà thơ,nhà văn,nhà báo: Không có nghĩa là nhà để chứa những bài thơ,bài văn hay báo chí, mà là chỉ người làm thơ,viết văn,viết báo...

- Ông Sui: Là Ba mình gọi Ba của vợ mình, chứ không có nghĩa là " Mr. Unlucky" đâu.

- Tục ngữ: Không phải là những lời thô tục, mà là những lời dạy dỗ quý báu trong dân gian.

Nguồn: https://www.facebook.com/chuyencafebuoisang

https://www.chuyencafebuoisang.com/

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn: Nên ngưng đếm số ca nhiễm và chiến lược thoát covid-19

 GS Nguyễn Văn Tuấn: Nên ngưng đếm số ca nhiễm và chiến lược thoát covid-19

Đã đến lúc chúng ta nên làm như Singapore: ngưng đếm số ca nhiễm virus mỗi ngày. Con số đó, nhứt là ở Việt Nam, không nói lên điều gì. Thay vì đếm số ca, nên tập trung vào 'đầu ra' (outcome), vào tiêm chủng vaccine và vào biện pháp y tế công cộng. Nên chuẩn bị phương án 4 bước như Úc để thoát covid-19 và sống chung với virus vĩnh viễn. 

Ở Việt Nam, tôi đoán rằng các bạn chắc đang mệt mỏi với dịch Vũ Hán và những con số. Mở báo (online) ra đọc là thấy toàn những cái tít như 'sáng nay, TP.HCM đã có 175 ca nhiễm Covid-19', 'Trưa nay, TP.HCM vẫn đứng đầu về số ca mắc Covid-19 mới', 'TP.HCM vượt mốc 6.000 ca Covid-19', v.v. Tất cả những cái tít như vậy rất đúng với phương châm của giới truyền thông 'no news is good news' (không có tin nào là tin tốt). 

Tuy đúng với phương châm của báo chí, nhưng nhưng con số đó không đúng với khoa học. Khoa học đòi hỏi phải có phân tích, tìm ra qui luật, và làm cho người ta 'sáng' ra. Những tựa đề như thế làm cho người ta hoang mang. Những con số ca như trên gần như vô nghĩa, nếu không đặt trong bối cảnh. Nếu tôi nói hôm nay HCM có 700 ca dương tính, các bạn có lẽ nghĩ là khá cao. Nhưng nếu tôi nói tất cả 700 ca đó đều là nhẹ và không cần điều trị, thì có lẽ các bạn yên tâm hơn. Do đó, vấn đề của giới báo chí hiện nay là đưa ra những con số thống kê thiếu bối cảnh nên làm cho người ta (có lẽ kể cả nhà chức trách) hoang mang. 

So sánh tình hình VN và thế giới 

Trong thực tế, đa số các ca nhiễm ở TPHCM (và cả nước nữa) là nhẹ. Theo số liệu của Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh (Bộ Y tế) công bố ngày 4/7, thì trong số 4806 ca nhiễm ở HCM, chỉ có 131 ca (hay 2.7%) là nặng. 'Nặng' ở đây là cần thở máy hay ECMO. Còn tính trên cả nước, số ca nặng theo định nghĩa trên là 3% (236 trên tổng số 7796). 

Có lẽ những con số trên chưa đủ để các bạn đánh giá tình hình dịch ở VN, nên chúng ta cần phải so sánh với tình hình nước ngoài. Theo thống kê của WHO, đa số (khoảng 80%) người bị nhiễm tự bình phục mà không cần đặc trị. Vẫn theo số liệu của WHO, cứ 1 trong 6 (17%) người bị nhiễm bị nặng và cần trợ thở [1]. 

So sánh số liệu ở VN với thế giới, chúng ta thấy rõ ràng là tình trạng ở VN nhẹ hơn nhiều. Trong khi thế giới có 17% ca nặng, Việt Nam chỉ có 3%. 

Con số tử vong có liên quan đến virus Vũ Hán ở VN cũng thấp hơn thế giới. Tính đến nay, số ca tử vong ở VN là 90 người, và tỉ lệ là 0.4% (hay 4 trên 1000 người). Trên thế giới, con số này (tỉ lệ tử vong - CFR) là 0.8%, và dao động từ 0.2% đến 2.9% [2]. Như vậy, tính trung bình, tỉ lệ tử vong Covid-19 ở VN chỉ bằng phân nửa tỉ lệ trên thế giới. 

Ở VN một số người có vẻ quan tâm đến con số ca nhiễm không có triệu chứng (68%). Nhưng ở nước ngoài, theo một nghiên cứu ở Ý thì con số này là 75% [3]. Con số 68% đó chẳng có gì là quá khác thường ở VN cả. 

Có nên đếm số ca nhiễm mỗi ngày? 

Câu hỏi đặt ra lúc đầu của cái note này là chúng ta có nên tiếp tục đếm số ca nhiễm mỗi ngày? Có lẽ vài bạn sẽ nói 'nên', và tôi thông cảm. Nhưng ở đây, tôi muốn nói là có lẽ đã đến lúc chúng ta nên ngưng cách làm đó, và thay vào đó là tập trung vào kiểm soát dịch và điều trị. 

Có lẽ vài bạn theo dõi vấn đề đã nghe đến việc Singapore lên kế hoạch ngưng đếm số ca nhiễm mỗi ngày [4]. Singapore là nước được xem là thành công trong chống dịch. Họ cũng đã tiêm chủng liều 1 cho gần 65% dân số. Cho đến nay, Singapore vẫn ghi nhận số ca nhiễm mỗi ngày. Nhưng các giới chức y tế bên đó đã có viễn kiến là phải sống chung với con virus này vĩnh viễn. Đã xác định đó là viễn cảnh, thì số ca nhiễm mới, theo họ, cũng như số ca cúm mùa nhưng có một số ca nặng hơn. Họ lí luận rằng, chúng ta không làm thống kê số ca cúm mùa mỗi ngày, thì hà cớ gì phải làm thống kê cho covid-19. Chúng ta đã sống với cúm mùa (mỗi năm cũng giết chết khá nhiều người), thì chúng ta cũng phải làm quen sống với Covid-19. 

Điều sau đây tôi thích chiến lược của Singapore: thay vì cứ đếm số ca nhiễm, nên tập trung vào số ca nặng và 'outcome'. Bao nhiêu người bị nhiễm nặng, bao nhiêu người phải vào ICU, bao nhiêu người cần oxygen, bao nhiêu người tử vong, v.v. Đó là con số có ý nghĩa mà chúng ta cần tập trung vào. Còn con số ca nhiễm chung chung không có ý nghĩa gì cả. 

Xét nghiệm đại trà? 

Song song với đó, con số 68% không triệu chứng có ý nghĩa là chúng ta cần phải tập trung vào công nghệ theo dõi (tracing). Ở Úc, khi chúng tôi đi đến đâu (quán cà phê, quán ăn, siêu thị, vào labo, vào công sở, v.v.) đều phải 'ghi danh' điện tử. Khi nơi đó có ca nhiễm được phát hiện thì tất cả những ai từng đến đó nên đi xét nghiệm. Theo dõi như thế này giống như chế độ 'Anh Cả' (Big Brother), nhưng đành phải chịu trong thời gian dịch bệnh thôi. 

Và, nếu có tracing như thế, thì câu hỏi đặt ra là chúng ta nên làm xét nghiệm PCR cho 5 triệu dân TPHCM? Theo tôi thì không. Tại sao? Tại vì chúng ta đoán khá rõ rằng số ca dương tính rất thấp (chừng 20,000 đến 25,000 người). Và, giả dụ rằng có 25,000 người bị nhiễm, thì số ca nặng cũng rất thấp (có lẽ chừng 750 người). 

Vậy thì tiêu ra 75 triệu USD hay 1500 tỉ đồng để làm xét nghiệm PCR sẽ đem lại lợi ích gì? Nó có lợi cho nghiên cứu khoa học, nhưng không hẳn có lợi ích trong kiểm soát dịch. Sao không dùng số tiền đó để mua vaccine? 

Nếu cần làm xét nghiệm (và tôi nghĩ cần), tôi vẫn nghiêng về mô hình xét nghiệm ngẫu nhiên (random sampling) hơn là làm trên 5 triệu người. Xét nghiệm ngẫu nhiên ở đây có nghĩa là chọn ngẫu nhiên một phần trăm cư dân ở mỗi phường / xã để xét nghiệm (thay vì làm tất cả cư dân). Cách làm này sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền, mà vẫn có thể cho chúng ta một ước số đáng tin cậy để kiểm soát dịch. 

Chiến lược 'thoát' Covid-19 

Có khi nào các bạn tự hỏi đã quá mệt mỏi với những thống kê về số ca nhiễm mỗi ngày? Ở Úc tôi, có thể nói cả nước cứ thấp thỏm về mấy con số này. Nếu con số ca giảm, nhà chức trách sẽ bỏ lệnh lockdown, còn nếu số ca không giảm hay tăng họ có lí do tiếp tục lockdown. Mà, ở Sydney này, số ca nhiễm chỉ chừng 20-30 mỗi ngày và tuyệt đại đa số là đã cách li. Nếu cứ lockdown như thế này thì ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của dân, trong đó có tôi. Cứ mỗi ngày lockdown, thành phố Sydney này (5 triệu dân) mất đi 1 tỉ đô-la. Đó là chưa nói đến những thiệt hại về sức khoẻ và tinh thần (xuống tinh thần) cho hàng vạn người mà chúng ta không thể thấy được. 

Úc đã lên kế hoạch 4 giai đoạn để 'exit' covid-19, và Việt Nam cũng nên tập trung trí lực suy nghĩ cho một kế hoạch như thế. Theo kế hoạch exit của Úc, có 4 giai đoạn [5]:

• Giai đoạn I: vaccine, chuẩn bị và thử nghiệm. Du lịch và đi nước ngoài sẽ giảm 50%, tiêm vaccine cho người hồi hương, thử nghiệm cách li 7 ngày (thay vì 2 tuần); 

• Giai đoạn II: Du khách và đi nước ngoài sẽ khôi phục 100% như trước dịch. Ưu tiên du khách đã tiêm chủng vaccine, không lockdown hay chỉ lockdown khi tình huống hết sức nghiêm trọng; 

• Giai đoạn III: Xem covid-19 như các bệnh truyền nhiễm khác. Không lockdown, không giới hạn đi lại nước ngoài, không giới hạn du khách; 

• Giai đoạn IV: Bình thường hoá như trước đại dịch. 

Tóm lại, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên làm như Singapore: ngưng đếm số ca mỗi ngày (chỉ tập trung vào số ca nặng) và chuẩn bị phương án sống chung với con virus này vĩnh viễn [6] như Úc đang làm [5]. Sống với virus, nói như một giáo sư trong bài báo [6], là bảo đảm sao cho cộng đồng được bảo vệ từ những ảnh hưởng nặng nề của virus. Nhưng để sống chung với virus Vũ Hán, thì ưu tiên số 1 là vaccine, tiêm vaccine, chớ không phải làm xét nghiệm đại trà. 

[1] https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/question-and-answers-hub/q-a-detail/coronavirus-disease-covid-19

[2] https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2020.04.01.20050476v1

[3] https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0241536#pone-0241536-t002

[4] https://edition.cnn.com/travel/article/singapore-covid-plan-intl-hnk/index.html

[5] https://www.theguardian.com/australia-news/2021/jul/03/experts-welcome-australias-four-stage-covid-exit-strategy-but-warn-hard-yards-still-to-come

[6] https://e.vnexpress.net/news/news/not-time-yet-for-vietnam-to-live-with-covid-experts-4303253.html

So sánh tình hình covid-19 giữa Việt Nam và thế giới. Dù báo chí làm ồn ào và gây hoang mang, nhưng trong thực tế tình hình ở VN không nặng như trên thế giới. Chúng ta nên ngừng đếm số ca nhiễm, mà nên tập trung điều trị số ca nặng và kiểm soát dịch ở qui mô cộng đồng.
Số liệu từ Bộ Y tế VN cho thấy số ca nhiễm nặng chỉ chiếm chừng 3% tổng số ca nhiễm. Con số 3% này rất thấp so với thế giới (17%).

Theo chiến lược 'exit' này, năm 2021 sẽ triển khai giai đoạn I, năm 2022 là giai đoạn II và III. Năm 2023 là hệ quả của giai đoạn III.





Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

SÀNG LỌC COVID-19 TOÀN DÂN – “LỢI BẤT CẬP HẠI” TS. Nguyễn Hồng Vũ Viện Nghiên cứu ung thư - California - Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

 SÀNG LỌC COVID-19 TOÀN DÂN – “LỢI BẤT CẬP HẠI” 

TS. Nguyễn Hồng Vũ,

(Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA

Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím)

Vài tuần trước mình thấy cảnh đáng lo khi hàng ngàn bà con tụ tập lúc nhúc ở Nhà thi đấu Phú Thọ để chích ngừa vaccine; vài ngày nay mình lại còn thấy cảnh đáng sợ hơn là bà con TP.HCM chen chúc nhau để đi kiểm tra sàng lọc COVID-19 theo chiến lược “xét nghiệm toàn thành phố tìm F0”, hoặc các tiểu thương bán hàng ở chợ, những bác tài lái xe liên tỉnh phải chạy đôn chạy đáo đổ xô đi xét nghiệm COVID-19 để lấy giấy “thông hành”. Mình nhìn nhận những việc này ở Việt Nam là “lợi bất cập hại”!

Việc xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng (vài triệu người) để tìm ra được người nhiễm virus trong cộng đồng để cách ly/điều trị và giảm lây truyền virus cho người khác là một “ý tưởng” hay nhưng “rất khó” thực hiện. Cho đến nay, có 2 nơi đã thực hiện việc này đó là Slovakia và  Liverpool vào khoảng tháng 11 năm ngoái nhưng cho thấy không hiệu quả như mong đợi, các ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng và nhiều nhà khoa học đã chỉ trích việc làm “tốn của mà vô ích” như thế này. Những “cái khó” để ý tưởng này thành sự thật đó là:

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...