Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008

Nghệ sĩ Hữu Châu: “Lạy má Ba, con là Châu, con ra hát đây!”



TT - Là cháu ruột gọi NSƯT Thanh Nga bằng cô, nghệ sĩ Hữu Châu cùng những thế hệ sau của đại gia đình lừng lẫy bầu Thơ - Năm Nghĩa sẽ đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày mất của NSƯT Thanh Nga (10g ngày 23-11-2008 tại rạp Đại Đồng, Q.3, TP.HCM).

Khi bắt đầu những hồi ức về người cô tài hoa bạc mệnh, Hữu Châu đã “xin” với Tuổi Trẻ thế này: “Trước giờ tôi thường gọi là “cô” khi có ai hỏi tới cô tôi, nhưng hôm nay cho phép tôi được gọi là “má Ba” - từ mà tôi đã gọi cô tôi suốt tuổi thơ của mình...”.

* 30 năm là một mốc quan trọng để anh và gia đình quyết định tổ chức ngày lễ giỗ đặc biệt này?

- Má Ba của tôi đã nằm xuống 30 năm nhưng chưa bao giờ má ra đi trong lòng những người thân trong gia đình và hàng bao thế hệ khán giả. Tôi biết rõ điều này bởi bây giờ chỉ cần lên mạng là có thể bắt gặp vô cùng nhiều hình ảnh, tư liệu, diễn đàn về cuộc đời và sự nghiệp của NSƯT Thanh Nga. Những ngày giỗ trước đây chúng tôi chỉ tổ chức trong gia đình nhưng cũng có rất nhiều hoa của khán giả được gửi tới nhà hay đặt trên mộ.

Những khán giả đó gia đình tôi không biết mặt, biết tên, họ đã lặng lẽ đến như viếng một người thân rồi lặng lẽ ra về. Gia đình tôi chỉ biết cúi đầu trước những tình cảm sâu nặng đó. Lễ giỗ lần này như một lời tri ân tới họ.

Ngoài ra, đây cũng là dịp để cô tôi “gặp” lại những người từng cùng cô đứng trên sân khấu của Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga ngày xưa: ông Văn Ngà, cô Thanh Nguyệt, chú Quốc Nhĩ, cô Xuân Lan, cô Thanh Hương, cô Trang Bích Liễu, bác Bảy Hùng Minh, ông Hai Kiên Giang, bác Lê Duy Hạnh... Và cả sự góp mặt của hai nghệ sĩ lớn rất thương cô tôi, một người là chị của cô (NSƯT Kim Cương) và một là em của cô (NSƯT Bạch Tuyết). Toàn bộ nghệ sĩ của sân khấu kịch Idecaf sẽ giúp tôi tiếp khách trong buổi lễ đặc biệt này.

* Hẳn anh có rất nhiều kỷ niệm khó quên với má Ba của anh?

Hồi ức thì nhiều vô kể, nhưng điều lớn nhất tôi học được từ những hồi ức đẹp đó chính là sự thanh thản, bình dị, gần gũi và đầy tình thương của má Ba. Má Ba của tôi ngoài đi hát thì không biết một chút gì đến chuyện tính toán, hơn thua, xã giao. Má Ba không ồn ào, hoạt náo để chứng tỏ mình là ngôi sao, không xen vào chuyện hậu trường của bất kỳ ai mà vẫn đủ sự ân cần với những người thân, đồng nghiệp, khán giả.

Tôi còn nhớ năm tôi 10 tuổi, có lần sang nhà má Ba chơi, thế là má mặc nguyên bộ đồ bộ, đội nón lá dắt tay tôi ra đầu hẻm mua chuối chiên, vừa ăn vừa đi dung dăng dung dẻ. Ngày má Ba mất, xe tang đi trước, bà bán chuối chiên người Hoa ấy đi sau khóc như mưa.

Lại có lần tôi hư bị má Ba đánh cái bốp vào mông, thế là tôi giận má một tuần. Lúc gặp lại, má nói như khóc: “Con không thương má Ba hả?”. Rồi tôi lại ham chơi để mất chiếc xe đạp inox rất đẹp của má Ba, má không rầy nhiều vì con nít thường không ngoan, nhưng sao bây giờ ở tuổi trung niên ngẫm lại, tôi thấy áy náy và nhớ má Ba vô cùng...

* Ngày NSƯT Thanh Nga bị sát hại, anh vẫn còn là một đứa trẻ?

- Trong ký ức buồn của một đứa trẻ như tôi ngày đó, cảm giác mất đi má Ba yêu thương rất mơ hồ. Má Ba chết đi kéo theo một số cái chết nghiệt ngã khác trong đại gia đình của tôi: anh tôi, ba tôi, rồi bà nội của tôi. Những cái chết đau lòng xảy ra liên tục trong vòng 10 năm sau đó, đến nỗi đám con cháu tụi tôi lúc đó sợ nhất là tiếng còi của xe cứu thương. Sau này lớn lên, cảm giác hụt hẫng và bơ vơ ấy vẫn còn, đầy ám ảnh.

* Bây giờ nhắc đến Hữu Châu người ta có còn nhắc đến danh xưng “cháu của Thanh Nga” không?

- Có thể nói sự nghiệp và tên tuổi tôi có được ngày nay chính là một sự thừa hưởng không thể phủ nhận từ cô tôi. Ngay từ những ngày đầu mới vào nghề, dường như người nào nghe đến “cháu của Thanh Nga” lại mở lòng ra hơn với tôi. Khi tôi diễn trên sân khấu, người này nói: “Hay quá!”, người kế bên nói: “Cháu của Thanh Nga đó!” - tôi thấy tự hào lắm.

Sự ra đi của cô khiến tôi quyết tâm sống chết với nghề tới cùng. Suốt bao nhiêu năm qua, mỗi ngày trước khi ra diễn tôi đều thắp một nén nhang lên bàn thờ tổ, một nén cho cô tôi và khấn: “Lạy má Ba, con là Châu, con ra hát đây!”.

Bây giờ tôi có ba ước mơ lớn nhất: một là mơ mình có được sân khấu riêng, hai là mơ mẹ sẽ sống lâu cùng tôi, và ba là ước gì trời cho tôi biết được cảm giác tôi đang diễn mà má Ba ngồi dưới khán phòng cổ vũ tôi. Nhưng tôi biết ước mơ cuối mãi mãi chỉ là mơ ước mà thôi...

Hoa hồng

NSƯT Thanh Nga cùng chồng bị sát hại lúc 23g ngày 26-11-1978 ngay sau khi diễn vở Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng về. Cô hiện được an táng tại nghĩa trang chùa Nghệ sĩ.

Trong tấm thiệp mời dự lễ kỷ niệm 30 năm ngày mất của NSƯT Thanh Nga in hình một bông hồng vàng chen giữa những bông hồng đỏ.

Theo lời gia đình, đó là cách tặng hoa mà Thanh Nga thích nhất khi còn sống, bởi cô luôn cho rằng cuộc đời không có gì là trọn vẹn, rồi sẽ có những xa cách, chia ly, phản bội, vì thế con người nên học cách đón nhận nó một cách bình thản. Hoa hồng cũng sẽ thay thế hoàn toàn cho nhang đèn, hương khói trong ngày lễ giỗ lần này của cố NSƯT Thanh Nga.



Đời nghệ sĩ - con tằm chết vẫn vương tơ


Đời nghệ sĩ phiêu bạt phong sương, lấy gánh hát làm nhà, lấy chuyện nhân tình thế thái làm tri kỷ, mấy ai đoán biết hậu vận ra sao. Nhưng người nghệ sĩ nào cũng hiểu thấu đáo chuyện sinh nghề tử nghiệp. Họ không than thân trách phận mà chỉ cám cảnh cho số con tằm, đến chết vẫn còn vương tơ.

Căn bệnh viêm phế quản mãn tính của soạn giả Thu An không làm cho giới sân khấu ngạc nhiên. Bởi để có được gia tài đồ sộ hơn 150 kịch bản cải lương cộng với hàng nghìn bài vọng cổ một thời làm mưa, làm gió trên các sân khấu TP HCM, ông đã biến mình thành người nghiện thuốc lá. Đến thăm ông vào một chiều mưa, con đường Lê Lợi - Gò Vấp lầy lội sình đất. Nhà ông nằm khuất trong con hẻm ngoằn ngoèo. Trước đây ông có một căn nhà rộng lớn, sau khi đoàn Hương Mùa Thu lâm vào cảnh khó khăn vì nợ, ông quyết định bán nhà, bán hết tài sản để trả nợ. Giới sân khấu cải lương phong ông danh hiệu "Ông hoàng thi ca vũ, nhạc, kịch", vì ông là người khám phá phong cách đưa thơ ca, vũ điệu dân gian vào cải lương.

Năm 1954 khi còn là công nhân hãng đĩa Hoành Sơn, Thu An được kết nạp Đảng Cộng sản VN. Ông nhận chỉ thị của tổ chức bằng mọi cách thu hút quần chúng đến với sân khấu, dùng sân khấu tuyên truyền ý chí đấu tranh cách mạng. Phong cách dàn dựng mới của Thu An đã được các gánh hát tiếp nhận, trong đó có đoàn Kim Thoa diễn vở Lấp sông Gianh, bị mật thám chế độ Sài Gòn ném lựu đạn đàn áp tại rạp Nguyễn Văn Hảo.

Vài năm sau ông lập đoàn Hương Mùa Thu, công khai dàn dựng các vở cải lương đề cao tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Khi vở Con cò trắng ra đời, ông bị chính quyền Sài Gòn bắt giam năm 1968. Qua mấy tháng điều tra, truy tìm tổ chức có tên gọi “Đoàn Chủ tịch Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc”, không có bằng chứng, chúng đành thả ông. Sau sự kiện này, ngòi bút của Thu An càng sắc bén hơn...

Với hơi thở khó nhọc, ông cố mỉm cười nhắc lại những hoài bão chưa thực hiện xong. Vợ ông - NSƯT Ngọc Hương đã bán tất cả tài sản trong nhà để điều trị bệnh cho ông. Mỗi ngày phải có 180.000 đồng mua 4 bình oxy cho ông thở. Tám lần vào ra bệnh viện, của cải theo căn bệnh hiểm nghèo của ông cứ đội nón ra đi. Ông bà có hai người con nhưng họ đều gặp hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Bạn bè đồng nghiệp, các nghệ sĩ và khán giả nhiều lần quyên góp giúp đỡ ông, nhưng đời sống của ông vẫn quá đỗi ngặt nghèo. Xúc động nhất là dù trong tình trạng sức khỏe kiệt quệ, ông vẫn miệt mài sáng tác. Những bản thảo dày đặc chữ viết, ông đọc rồi sửa, như con tằm tiếp tục nhả tơ cống hiến cho đời.

"Với nghề hát, bệnh tật là của hồi gia", câu ví von chua xót này lại vận vào số phận của 4 nam nghệ sĩ ngôi sao một thời tung hoành trên các sàn diễn. NSƯT Minh Phụng đang nằm điều trị tại lầu 3 Khoa Thận Bệnh viện Chợ Rẫy. Ông mổ tim năm 2003, liền sau đó phát hiện suy thận và bệnh huyết áp. Thời gian đó vợ con ông, nghệ sĩ Kiều Tiên và Y Phụng, đã xuống tóc nguyện cầu cho ông vượt qua căn bệnh. Các y tá điều dưỡng kể lại, tối 28/7 ông trốn bệnh viện đến rạp Quốc Thanh tham gia chương trình Vầng trăng cổ nhạc. Khi các bác sĩ phát hiện thì ông đã quay trở về bệnh viện, dù mệt nhọc nhưng cười thật tươi: "Mong bác sĩ thông cảm, tôi không thể rời xa sân khấu". Nghệ sĩ Kiều Tiên tâm sự, ông buồn vì cô con gái Tiểu Phụng đang sống ở Mỹ, đã lợi dụng tên tuổi ông xin tiền người quen, dẫn đến chuyện ông phải thông báo từ con. Nay thì mọi việc đã qua, Tiểu Phụng đã nhận lỗi, nhưng các bác sĩ khuyên gia đình không nên để ông quá xúc động.

Là một nghệ sĩ nổi tiếng, Minh Phụng từng lập gánh hát Tiếng Chuông Vàng, rồi rơi vào cảnh thua lỗ. Gánh hát rã, ông trở về tiếp tục tham gia biểu diễn các chương trình của Nhà hát Trần Hữu Trang. Trên giường bệnh ông vẫn thèm được ca diễn, được hóa thân vào những nhân vật anh hùng. Ông cười phúc hậu: "Tôi sẽ lại về với sân khấu thôi, không lâu đâu".

Nghệ sĩ Trường Sơn nhập viện đêm 24/7 khi đang diễn vở Thanh Xà - Bạch Xà tại rạp Hưng Đạo. Căn bệnh ép tim dẫn đến tình trạng khó thở đã được các bác sĩ khuyến cáo không nên ráng sức cho những vai diễn đòi hỏi dùng võ thuật, vậy mà ông vẫn diễn. Nghệ sĩ Trường Sơn lớn lên trên sân khấu Đoàn Đồng ấu Minh Tơ. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng đóng các vai kép võ, lão tướng chuyên dùng sức để chạy gối, múa đao, nhảy phi thân. Có vai diễn phải hét lớn, ho ra máu nhưng ông vẫn cứ diễn. Gia cảnh ngặt nghèo, một mình nữ diễn viên Tú Sương (con gái) phải lo trăm thứ chi tiêu, mà sân khấu lại đang gặp nhiều khó khăn. Nằm ở bệnh viện Nguyễn Trãi, ông vẫn mơ sớm bình phục để trở lại sân khấu, truyền nghề cho các diễn viên trẻ. Ông bộc bạch: “Nếu có chết xin cho tôi được chết trên sân khấu”.

Nghệ sĩ Đức Lợi có hoàn cảnh thương tâm hơn. Ông mang trong người bốn căn bệnh: xơ gan, tiểu đường, lao phổi, mật có sạn. Nhờ các ca sĩ, nghệ sĩ giúp đỡ nhưng mỗi ngày ông vẫn phải tốn tới nửa triệu đồng tiền thuốc, con gái và người thân không còn đủ sức lo. Giờ ông đã xin bác sĩ về nhà, uống thuốc nam cầm cự qua ngày. Với ánh mắt tràn đầy niềm hy vọng, ông nói thèm một suất hát để ông được sắm tuồng. Vai diễn mà khán giả nhớ đến Đức Lợi là Quang Trung Nguyễn Huệ trong vở Mặt trời đêm thế kỷ (tác giả Lê Duy Hạnh). Ông cũng là người dìu dắt nhiều diễn viên trẻ đến với nghề. Thời trẻ, Đức Lợi lao tâm lao lực nhiều cho nghề hát, đôi lúc xem thường cả việc giữ gìn sức khỏe để vở diễn đạt được hiệu quả nghệ thuật cao. Đoàn Huỳnh Long một thời có ông là trụ cột. 

[Hơn 1 tháng hôn mê trên giường bệnh, nghệ sĩ Đức Lợi - người nghệ sĩ đã cống hiến cuộc đời cho sân khấu cải lương tuồng cổ - đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 7 giờ 35 phút ngày 21-9-2005, nhằm ngày 18-8 năm Ất Dậu.

Nghệ sĩ Đức Lợi tên thật là Huỳnh Văn Lợi, sinh năm 1948, tại Sài Gòn. Anh là một trong số nghệ sĩ đang mắc bệnh nan y cần sự giúp đỡ. Ban Ái hữu Hội Sân khấu TPHCM đã tổ chức 2 suất hát gây quỹ giúp đỡ những nghệ sĩ nghèo đang gặp hoạn nạn, trong đó có anh.

Đêm 14-8, khi được mời lên sân khấu nhận 2 triệu đồng, nghệ sĩ Đức Lợi ra về trong niềm xúc động. Không thể ngờ trên đường về anh bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não dẫn đến hôn mê cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.]

Trường hợp của nghệ sĩ Vũ Minh Vương khiến không ít người phải rơi nước mắt. Một thời anh là kép chánh đoàn Văn Công TP HCM, Hương Mùa Thu... diễn chung với nghệ sĩ Mỹ Châu, Thanh Thủy, Ngọc Hương... Sự nghiệp sân khấu của anh có nhiều vai diễn được khán giả yêu mến. Anh từng đứng ra lập gánh Đại nhạc hội Vũ Minh Vương, rồi lập quán nghệ sĩ. 49 tuổi sự nghiệp tiêu tan, vợ anh (diễn viên múa lửa Kim Ngân) qua đời năm ngoái, con gái duy nhất của anh lập gia đình ở Bình Phước nhưng đời sống kinh tế không ổn định nên không có điều kiện chăm sóc cho cha.

Khi phát hiện Minh Vương nằm mê man bất tỉnh, bạn bè nghệ sĩ đã đưa anh đi cấp cứu. Bác sĩ phát hiện anh mắc bệnh gan, tiểu đường, huyết áp cao. Hơn một tháng điều trị, số tiền thuốc của anh đã lên đến 35 triệu đồng. Cho đến ngày hôm nay, dù đã qua cơn hôn mê nhưng vì không đủ khả năng tài chính để tiếp tục điều trị trong bệnh viện, anh xin bác sĩ cho về nhà. Sống trong căn nhà thuê, nằm sâu trong con hẻm trên đường Lê Hồng Phong nối dài, hằng ngày Minh Vương được bạn bè nghệ sĩ đến thăm, mang cho lon cháo, tô cơm. Nghệ sĩ Vũ Minh Vương gần như không còn người thân để chăm sóc anh trong lúc bệnh tình nguy hiểm. Dù vậy, anh vẫn khát khao được hát, được sống với nghề. Mỗi lần có người đến thăm, anh đều nghẹn ngào: "Nhớ nghề quá, tôi vẫn nằm mơ thấy mình được hát trên sân khấu".

Thứ tư, 3/8/2005, 09:42 GMT+7

Theo VnExpress.net


Tin buồn: Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng qua đời


(TNO) Sáng nay 29.11, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng đã trút hơi thở cuối cùng sau bao năm tháng chống chọi với những căn bệnh quái ác. Như vậy, bầu trời nghệ thuật cải lương Việt Nam đã mất đi “một chàng kiếm sĩ hào hiệp, giang hồ lãng tử, tài hoa, đa cảm”.

Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng, tên thật là Nguyễn Văn Thiệu, sinh trưởng tại Mỹ Tho, Tiền Giang. Anh có một người bạn thân có hai đứa con tên là Minh và Phụng, vậy là chàng trai trẻ đã xin phép bạn cho mình ghép lại làm nghệ danh. Chuyện đặt tên ngày ấy chỉ giản đơn là vậy, anh chàng Thiệu và những người bạn đồng trang lứa cũng chỉ dám mơ ước được đờn ca hát xướng cùng với gánh hát đi khắp lục tỉnh đã là hạnh phúc lắm rồi. Không ai ngờ rằng, anh chàng Thiệu ngày nào đã vụt trở thành một ngôi sao sáng, trở thành một hình tượng không lẫn vào đâu được đối với giới mộ điệu cải lương.

Trước đó, Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng cũng đã trải qua nhiều gánh hát khác nhau, nhưng chỉ khi hợp cùng hai nghệ sĩ Minh Cảnh, Minh Vương - Minh Phụng trong gánh hát Kim Chung đã khiến giới mộ điệu cải lương mê đắm từ những thập niên 1960 - 1970. Anh đã có cơ hội đóng cặp với nhiều nữ tài danh tên tuổi như Út Bạch Lan (Trinh tiết một loài hoa), Mỹ Châu (Bích Vân Cung lệ sử, Kiếm sĩ người dơi), và nhất là các vở dã sử kiếm hiệp mang màu sắc Trung Hoa với Diệu Hiền, Lệ Thủy.

Cho đến bây giờ thì những vở diễn Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Xin một lần yêu nhau vẫn để lại dấu ấn khó có thể thay thế được của ông và các nữ nghệ sĩ Lệ Thủy, Mỹ Châu. Hoặc khán giả luôn mường tượng hình ảnh của Minh Phụng qua các vai diễn Áo vũ cơ hàn trong Tâm sự loài chim biển, Âu Thiên Vũ trong Xin một lần yêu nhau, Mộ Dung Thạch trong Kiếp nào có yêu nhau... Đó là hạnh phúc mà không dễ nghệ sĩ nào cũng có được.

Con đường tình cảm của nghệ sĩ Minh Phụng cũng lắm ngả và nhiều cung bậc. Trong đó, kết quả của mối tình giữa nghệ sĩ Minh Phụng với nữ nghệ sĩ Diệu Huê ở đoàn Kim Chung là cô con gái Tiểu Phụng. Cô đã nối nghiệp cha mẹ khi vừa hát cải lương vừa đóng phim. Khi gặp gỡ và yêu mê đắm nữ nghệ sĩ Kiều Tiên, nghệ sĩ Minh Phụng có thêm cô con gái thứ hai là Y Phụng, mà sau này khi trưởng thành cô đã rất sắc sảo khi vừa là ca sĩ, vừa là diễn viên điện ảnh.

Ký giả Việt Khang, Báo Sân khấu đã nhận định về Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng rất chính xác: “Trong thế hệ của mình, có thể coi Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng là hình mẫu đẹp nhất của chàng kiếm sĩ hào hiệp, giang hồ lãng tử, tài hoa, đa cảm. Đủ sức mạnh vượt qua rừng gươm biển giáo nhưng lại yếu ớt dễ thương chìm lụy trong bể ái trời tình, mới hay chữ tình mạnh hơn sức mạnh ngàn quân”.

Nay Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng đã về với thế giới bên kia. Dẫu biết chuyện sinh ly tử biệt là khó mà tránh được, nhưng hôm nay khi nghe tin, giới mộ điệu cải lương vẫn không tin được là mình đã vĩnh viễn mất đi một giọng ca thiên phú. Xin giã biệt ông.

Thiện Tâm

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200848/20081129121246.aspx


Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008

Trích đoạn hát bội Tống tửu Ô Hắc Lợi




Chương trình định kỳ tại tư gia GS Trần Văn Khê tối thứ 3, ngày 18.11.2008

Video do họa sĩ Lưu Tấn Phước quay.

Do mạng Internet yếu nên chưa up lên được toàn bộ 4 phần, đây là 1/2 của trích đoạn "Tống Tửu Ô Hắc Lợi"

Vui lòng tải về xem

Link download: http://www.mediafire.com/download.php?kdzmm2yyito

Nội dung trích đoạn

Ô Hắc Lợi nếm rượu mà than:

Nhấm vị ngọc dường như nuốt đắng
Nếm hương vàng ví tợ ngậm cay
Éo le cơ tạo sắp bày
Từ giã tâm trung tử dã

Công chúa ngâm (Thán)

Phu quân ôi!
Người đi kẻ ở cảnh chiều thu (hơi Ai)

Ô Hắc Lợi
Cạn chén quan hà dục vó câu (hơi Xuân)

Cửu Nhỉ
Trướng Liễu ngẩn ngơ lòng liệt nữ (hơi Ai)

Ô Hắc Lợi
Sa trường thắt thẻo dạ chinh phu (hơi Ai)

Ô Hắc Lợi bảo đem ngựa lại:
Mã lai!

Cửu Nhỉ chạy theo níu cương ngựa (hát Nam tẩu)
Cảnh sanh ly can tràng mấy đoạn
Phu quân ôi! Khá gìn vàng (để cho) yên bạn chân mây
Trống đánh nhịp Tẩu mã, kèn thổi bao hơi Khách

Ô Hắc Lợi (hát Tẩu mã)
Chiến sĩ bảo yên xuyên hổ huyệt
Nguyệt trừ Tống tướng gác niềm tây (tình riêng)

Công chúa bắt hai chữ niềm tây tiếp lời (hát Nam ai)
Niềm tây, rượu tiễn chưa tàn
Múa gươm trở giáo, dặm ngàn cờ bay
Vọi trông thăm thẳm trời mây
Phòng loan chiếc gối, đợi ngày hiệp hoan

Xem lẫn trong điệu hát Khách là tiếng kèn tiếng trống dồn dập rồi chuyển sang hơi Ai, sau đó tiếng kèn và đờn nhị đều ngưng lại, riêng trống trong đoạn chót không sử dụng trống chiến nữa mà đổi qua tiếng trống cơm vang lên buồn bã và thống thiết. Cuối cùng trống đánh theo điệu Nam biệt, người chồng lên đường ra trận.

Đến đây là dứt một lớp Tuồng. Theo dõi tiết mục đặc sắc này rõ ràng chúng ta thấy tuy rất ngắn nhưng thể hiện đầy đủ tình cảm hỷ nộ ái, ố vừa có thanh nhạc, khí nhạc, vừa có tiết tấu, có đủ đờn, kèn, trống và phách phụ họa

Bình Thạnh, ngày 01-11-2008
GS Trần Văn Khê

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2008

“Đại phẫu” cải lương: Khán giả ngày xưa còn đâu?


Bài viết đề cập về 1 vấn đề mà mình bức xúc từ lâu thói vô kỷ luật của người dân Việt Nam, thực ra, không chỉ khán giả bình dân mà cả những người tự xưng là trí thức cũng thế

Đọc hồi ký của nhà báo Trần Tấn Quốc để biết được một chi tiết thú vị, mỗi khi ông đi xem hát, ông đều vận một bộ complete thật trang trọng, dù đó là buổi chiêu đãi ký giả vào thời điểm buổi trưa nắng hay buổi tối mùa hè oi bức đến nóng rang người, ông vẫn xuất hiện đường hoàng như thế. Nhiều NS hỏi vì sao? ông cười trả lời: "Tôi tự trọng tôi trước khi đòi hỏi người khác tôn trọng mình. Trên sân khấu các bạn diễn, bên dưới khán phòng tôi ngồi xem, thái độ tôn trọng của người xem sẽ làm tăng thêm hưng phấn biểu diễn của các bạn. Do vậy mà tôi luôn đến rạp với sự trang trọng đúng theo nguyên tắc của riêng tôi"

Nhắc lại câu chuyện trên của nhà báo lão thành Trần Tấn Quốc - cha đẻ của giải thưởng Thanh Tâm từ năm 1958 đến 1968 để thấy giá trị của một bộ phận cấu thành đêm diễn đang bị bào mòn bởi sự dễ dãi. Ai cũng biết một vở diễn nếu không có sự hiện diện của khán giả thì xem như suất hát đó thất bại. Tác phong người xem nhiều năm qua đã phần nào ''xuống cấp'' theo sự suy yếu về mặt chất lượng nghệ thuật mà chúng ta đã mổ xẻ trên các số báo trước. Tôi có một anh bạn sống ở Hàn Quốc 12 năm, khi vào xem cải lương tại rạp Hưng Đạo đã ngạc nhiên khi nghe Ban tổ chức yêu cầu không sử dụng điện thoại di động, không ăn quà vặt, không quay máy camera cá nhân, không tặng hoa trong lúc các nghệ sĩ đang biểu diễn và không kèm trẻ em dưới tuổi. Thế nhưng khán phòng vẫn nhan nhản những điều mà Ban tổ chức đã đề nghị. Bên cạnh anh bạn tôi vẫn có hai chị khán giả hồn nhiên ăn khô mực, bắp nấu, phía trên có một anh hút thuốc, phía dưới có một cậu bé hồn nhiên nghe điện thoại, hét lớn lên để người bên kia nghe được giọng nói của mình. Than ôi lại còn có những đóa hoa bất chấp diễn viên đang diễn vẫn được đưa lên sân khấu một cách thản nhiên và rồi máy quay phim cá nhân, máy điện thoại có chế độ ghi hình vẫn hoạt động đều đặn. Bạn tôi đã liếc nhìn anh bảo vệ đang đứng cuối khán phòng, nhưng anh vẫn thản nhiên nói cười với cô bạn gái, chẳng quan tâm gì đến sự việc chung quanh. ở Hàn Quốc và các nước tiên tiến, những quy định trên được ghi cụ thể phía sau vé. Nhân viên bảo vệ khán phòng sẵn sang mời khán giả nào vi phạm ra khỏi rạp để không làm ảnh hưởng đến người chung quanh. Còn ở Việt Nam, dù có in trên vé những dòng nội dung cụ thể, chi tiết nhưng những hiện tượng này vẫn lập đi, lập lại một cách thường nhật. Ở Thái Lan, khi vào rạp xem nghệ thuật múa, du khách mặc quần đùi hoặc áo thun ba lỗ, lập tức được nhân viên soát vé mời về nhà thay trang phục hoặc những gói bánh, bịch kẹo lỡ mua vẫn được niêm yết bên ngoài, chờ sau suất diễn gửi lại khán giả.

--->>> rạp hát không bắt buột khán giả thực hiện nên họ không tôn trọng nội quy

Trong hồi ký của nhà báo Trần Tấn Quốc, ông phân tích rất rõ hiện tượng khán giả đến rạp vào cuối tuần hoặc các ngày thứ trong tuần đều chứng tỏ trình độ văn hóa nhất định. Nếu đi nhà thờ người ta ăn mặc thật đẹp để bày tỏ tấm lòng tôn kính thì đến rạp hát với áo dài (phụ nữ), com- plete cà-ra-vát (nam giới) là để thể hiện trình độ văn minh nơi công cộng. Khán giả sân khấu cải lương ngày xưa đa phần là trí thức với nhiều ngành nghề như: bác sĩ kỹ sư, nhà giáo, công chức... Ngay cả hàng vé ''cá kèo'' trên lầu hoặc những vé cánh gà, người lao động thời đó đến rạp vẫn ăn mặc lịch sự, không quá ''mát mẻ'' như ngày nay và thái độ xem nghệ thuật cũng hết sức trọng thị.

---->>> 1 số người ăn mặc lịch sự nhưng hành vi chưa đúng, không tôn trọng kỷ luật nơi công cộng

Phải chăng đã xuất hiện sự kỳ thị?

Bên cạnh những vấn đề mà chúng ta đã mổ xẻ nhiều số báo liên tiếp, trình độ khán giả phản ảnh thực tế một đêm diễn. Có nghệ sĩ cho rằng ''môi trường quyết định hành vi''. Cải lương khi xuất hiện trên sân khấu Nhà hát TP qua các chương trình: Tự Tình quê hương, Cội nguồn Việt, Liveshow show Lệ thủy,ThanhThanhTâm,Thanh Sang, Thanh tuấn, Vũ Luân, Quế trân,... đã phần nào phản ảnh sự trang trọng, lịch lãm và khán phòng bao giờ cũng ấm áp sự trân trọng của người xem. Bởi, nhân viên Nhà hát TP khét tiếng là khó tính, khi trong khán phòng có tiếng trẻ em khóc hoặc tiếng chuông điện thoại, thì những tà áo dài nhã nhặn đến tận nơi yêu cầu khắc phục ngay tình trạng làm ảnh hưởng đến suất diễn. Nội dung ở nơi công cộng được đặt ra phải được kiểm tra và bảo đảm tính khả thi như thế mới góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ nơi người xem thông qua một suất diễn.

--->>> phải nghiêm chỉnh như vậy mới đúng

Một số khán giả đã bày tỏ thái độ khi đến xem các chương trình nghệ thuật cải lương tại rạp Hưng Đạo khi mà sự ồn ào, mất trật tự của một số khán giả đã khiến những người có nhu cầu chính đáng đến rạp thướng thức nghệ thuật cảm thấy ái ngại. Một cô khán giả gặp chúng tôi đã phản ảnh: ''Tôi ngồi ở hàng ghế số 7 dưới nhà, ngay mép lan can của dãy ghế hang A trên lầu, đang xem ngon lành tự dưng có người nhổ nước bọt xuống đầu mình. Thật là khó chịu biết bao''. Hoặc một số khán giả là lan của nghệ sĩ A, hùa nhau ghét nghệ sĩ, chỉ muốn nghệ sĩ hát với nghệ sĩ C, thế là suốt suất diễn cứ ngồi nói xấu nghệ sĩ, mặc những người chung quanh bị tra tấn''. Khâu trật tự kiểm tra của rạp hát nếu quá yếu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến suất diễn và làm những khán giả yêu thích cải lương tự dưng phai nhạt dần niềm đam mê của mình vì họ không được tôn trọng lúc xem nghệ thuật. Tôi chưa dám khẳng định đó là sự kỳ thị của đối tượng khán giả sang trọng đối với khan giả bình dân, vì tiền nào của nấy, vì loại sản phẩm nào thì bao bì và khâu tiếp thị khác nhau. Nhưng nói như thế vẫn chưa công bằng với sàn diễn cải lương, vì bộ môn này sinh ra và lớn lên từ quần chúng, nên nó gần gũi với người lao động, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân. Song, không phải cứ nghèo là hèn, túng thiếu là kém tử tế, mà cải lương phải thực sự góp phần nâng cao nhận thức và làm đẹp cho cuộc sống.

Đổ lỗi cho khán giả là việc làm không phải trong cuộc đại phẫu này, nhưng qua đây để khẳng định một thực tế cần phải nhìn thấy một cách thấu đáo, đó là mọi khâu tổ chức biểu diễn, tiếp thị và chăm sóc khách hàng của sàn diễn cải lương chưa đủ tiêu chuẩn để tồn tại trong thời hội nhập. Tôi cho rằng sân khấu ca nhạc, thời trang, kịch nói đã làm được từng bước sự tiếp thị và chăm sóc khách hàng hết sức khoa học. Chỉ cần một tấm bướm được in sạch đẹp gửi qua đường bưu điện, hoặc một tin nhắn đến những số máy của khan giả yêu cải lương, sẽ là dịp để người xem cảm thấy họ có sự đồng cảm từ nhà tổ chức.

Xem ra trước nhu cầu cần thiết để cùng xây dựng bộ mặt sân khấu sàn diễn cải lương ngày càng văn minh, tiên tiến, chúng ta còn phải đối diện với nhiều khó khăn mà trước mắt là hình thành ý thức từ phía cộng đồng cũng như từ phía văn nghệ sĩ, nhà tổ chức.

Nhà báo lão thành Trần Tấn Quốc đã viết: ''Muốn trách người ắt hãy trách ta trước''. (Tiên trách kỷ hậu trách nhân) Vâng, trong việc góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ trong thưởng thức nghệ thuật, trả đúng uy quyền của chiếc ngai vàng mà thượng đế (người tiêu dùng) đang sở hữu chúng ta - những nhà tổ chức và nghệ sĩ đã có lỗi một phần.

Nguyễn Văn Khánh

ngocanh (Theo Báo sân khấu)

http://www.cailuongvietnam.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4744


Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga - Cô Ba kẹo kéo


Trong nhà, Thanh Nga thứ ba (bà là em nghệ sĩ Hữu Thìn - cha nghệ sĩ Hữu Châu), mọi người gọi là cô Ba kẹo kéo. Thật ra không phải tính Thanh Nga “kẹo kéo” (hà tiện), bởi bà vốn giống mẹ, có tính thương người, sẵn sàng san sẻ phấn son trang điểm cho người khác, rảnh thì lại tự tay may trang phục cho diễn viên phụ… Nhưng có biệt danh như vậy là bởi tính bà đơn giản, không tiêu xài tiền bạc phung phí.

Thanh Nga có mái tóc dài đến nhượng chân. Bẩm sinh bà vốn rất chú ý giữ gìn hình ảnh bên ngoài. Năm 18 tuổi, trong một cuộc phỏng vấn, được hỏi sợ điều gì nhất thì cô đào trẻ tuổi Thanh Nga trả lời là “sợ thời gian nhất”. Thời gian bào mòn đá, bào mòn trí nhớ, bào mòn cả nhan sắc... Quý trọng vẻ đẹp, Thanh Nga còn yêu mái tóc của mình đến nỗi theo tục, người đã chết thì phải cắt cụt tóc để gia đình tránh cảnh rối ren, nhưng Thanh Nga một mực dặn dò người thân, nếu bà chết thì đừng cắt tóc. Bà đã nghĩ đến lúc chia lìa cõi đời bằng niềm nuối tiếc cái đẹp.

Thương mái tóc mình vậy, nhưng chưa bao giờ bà chịu ra tiệm gội đầu. Bà chỉ ở nhà, bắc ghế đứng cao rồi nhờ con cháu xối nước để gội đầu, tự tay mình chăm sóc mái tóc. Móng chân, móng tay bà cũng tự tay chăm sóc, cắt giũa. Thèm món gì bà cũng chỉ kêu mẹ nấu. Thành ra, người nhà gán cho bà biệt danh
cô Ba kẹo.

Cô Ba không mặn xài tiền, cô Ba cũng ít “gần gũi” với tiền, có bao nhiêu tiền bạc bà đều để cho mẹ là bà bầu Thơ quản liệu. Người nhà kể, tất cả đồ nữ trang bà để ở phòng mẹ. Khi có tiệc, cô Ba mới ghé phòng mẹ lấy đeo, tàn tiệc trả lại. Sân khấu, màn bạc, công chúng khán giả hâm mộ vây quanh, nghệ sĩ Thanh Nga sống trong muôn ánh hào quang, nhưng về nhà cô Ba rất bình dị, chưa bao giờ thu vén chút của cải hay tư trang nào cho riêng mình.

Sau Tết Mậu Thân 1968, phần vì kép hát, người viết tuồng bị lệnh động viên, phần vì phim chưởng Tàu bành trướng... đâm ra chuyện hát xướng gặp nhiều khó khăn nên đoàn Thanh Minh - Thanh Nga rã đám. Lúc thất nghiệp, không chịu ngồi yên, cô Ba ra tay xoa bột bày trò làm bánh còng, bánh cam, xi rô, sữa chua, chè... bán buôn tá lả. Bị mấy đứa em trong nhà phụng phịu phản đối với lý do chỉ đi học thôi đã đủ... mệt, cô Ba liền nhỏ nhẹ an ủi: Chị làm thế này là để dạy các em biết bán buôn đặng sau này lỡ nhà có gặp khó thì cũng biết đường mà sống”. Dặn bầy em vậy chứ cô Ba đâu chí thú sự nghiệp bán buôn này cho lắm. Cô thử sức trên màn bạc, rồi lại trở về với cải lương: Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga... Cô sang cả lộng lẫy, được phong tặng Nữ hoàng sân khấu, nhưng ở nhà vẫn chết tiếng là cô Ba kẹo, bởi câu chuyện bắt đàn em trong nhà ôm rổ bánh đi kiếm tiền lẻ hồi xưa.

Năm 1975, bà bầu Thơ tái lập đoàn Thanh Minh - Thanh Nga. Bà trả lương cho vợ chồng Thanh Nga - Phạm Duy Lân mỗi tháng 45 đồng.

Đó là lần đầu tiên trong đời Thanh Nga được... nhận lương. Về nhà, bà đưa tiền rồi nói với chồng: “Em đưa cho bố tiền này, mỗi tuần bố đưa cho em hai đồng để em bỏ ống. Đợi tới mùa sầu riêng em sẽ đập ống ra mua ăn”. Lúc đó Thanh Minh - Thanh Nga vẫn mở màn diễn nên không thể nói là Thanh Nga đang khó khăn.

Không phải lưu tâm chuyện tiền bạc, Thanh Nga dồn hết tâm trí cho sân khấu. Thanh Nga luôn có cách trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên. Bà quan niệm rằng nếu trang điểm cầu kỳ quá thì khán giả chỉ chú mục vào phục sức, trong khi ý bà muốn khán giả phải tập trung vào phần diễn xuất. Bà cũng có cách riêng để gìn giữ vẻ đẹp của mình trên sân khấu, như có lần kêu em gái đến ngồi trước bàn phấn rồi dặn nghề: Em cười đi, nhưng trước khán giả thì phải cười sao cho đẹp. Còn nếu em diễn khóc thì vẻ mặt cũng đừng nhăn, buồn thì cũng không chau mày, vì như vậy sẽ làm mặt xấu. Em phải diễn bằng đôi mắt. Em không thay đổi nét mặt mà khán giả vẫn biết em khóc, em buồn...”.

Ở nhà, Thanh Nga thích ăn trái cây, thích búp bê, thích dầu thơm. Bà có cả một tủ búp bê, một tủ dầu thơm, đi đâu cũng sưu tầm những món đồ ưa thích ấy. Tâm hồn bà bình dị, thích cái gì đẹp nhưng cũng nhẹ nhàng, thuần khiết, mong manh như mùi hương, như con búp bê của tuổi ấu thơ.

Một sở thích khác của Thanh Nga là xem phim vua hề Sạc-lô (Charlie Chaplin). Trong nhà có một máy chiếu phim 16 mm, cuối tuần nào bà cũng gọi đám em đến xem Sạc-lô. Trong khi đám em đã ngán đến tận óc thì lần nào xem bà cũng hân hoan, hào hứng cười với Sạc-lô y như lần đầu. Người nhà của Thanh Nga quả quyết rằng trong cách diễn xuất của em trai bà, NSƯT Bảo Quốc, có những nét phảng phất phong cách của vua hề Sạc-lô cũng do bị “lậm” từ vô số buổi chiếu phim cuối tuần của bà chị Thanh Nga.

Có những lần đi hát vùng xa, trong những đêm thanh vắng, khi mọi người trong đoàn hát đã mỏi mệt ngủ say không còn ai trò chuyện, người ta lại bắt gặp Thanh Nga ngồi ghép tên những cửa hiệu bên đường để hát thành bài. Nếu một lần trong đời bạn bắt gặp một người có thể ngồi ghép tên những cửa hiệu thành bài hát, thì bạn nên hiểu rằng người đó đến với cõi đời này để hát bằng cả trái tim, và chỉ để hát.

Nghệ sĩ Thanh Nga đã một lần đến với trần gian này như thế, bằng cuộc đời được dệt bởi toàn ánh vinh quang, nhưng lại kết thúc quá đỗi bàng hoàng.

Quang Thi

23/11/2008
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200847/20081123223345.aspx

GS Tran Van Khe noi chuyen dau Xuan 08-02-2008.wmv




Câu chuyện về những tập tục vào ngày Tết cổ truyền được GS Trần Văn Khê miêu tả thật sinh động

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2008

Nguyễn Thiện Nhân, có tội hay không có tội?

Bài viết này là tâm tư của 1 người trẻ quan tâm đến GD, không liên quan gì đến chính trị.

Mấy hôm họp quốc hội, theo dõi tình hình báo chí... thấy nhiều chuyện chướng tai lắm... nhưng vì điều mình quan tâm nhất là giáo dục nên chú ý nhiều hơn.

Có lẽ không ai dám nói điều này vì sẽ vướng vào nhiều chuyện rắc rối khi phát biểu, nhưng mình thì muốn nói về ông Nguyễn Thiện Nhân và sự thất bại thảm hại của ông ta.

Khi lên ngồi ghế Bộ trưởng ông đã nói gì, ông hứa sẽ làm gì??? mà bây giờ, theo công bố của Unesco năm 2008 , báo cáo giám sát toàn cầu về Giáo dục thì chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người (EDI) của Vn _ trong đó chất lượng giáo dục là một trong bốn tiêu chí đánh giá bị tụt 9 bậc trong bảng xếp hạng, đứng thứ 79/129 quốc gia.

trong vòng 5 năm qua, Malaysia và Indonesia đã vượt qua Việt Nam. Còn Trung Quốc năm 2004 thua VN 6 bậc, đến 2007 vượt lên bỏ xa VN 36 bậc. (theo báo Phụ Nữ ngày 18.11.2008)

Malaysia, Indonesia là nước Hồi giáo, TQ hơn 1 tỷ dân, thế nhưng GD đã tiến bộ đến thế

Trưa hôm qua, Thầy dạy ôn AV luyện thi cao học đã nói 1 câu rất đau lòng "lũ chúng ta sinh nhầm thế kỷ, phải học theo giáo trình lạc hậu của ĐHQG"

GD, nhìn đâu cũng thấy khuyết điểm...

Nói cho công = thì nhiều người, nhiều ban ngành phải chịu tránh nhiệm lắm

Nào là chính phủ, bộ GD, NXBGD, phụ huynh, giáo viên, hiệu trưởng, học sinh...vân vân và vân vân

Và cần lắm những đầu não có trái tim thực sự vì GD... vừa có tài vừa có tâm

Nói đi nói lại, vấn đề tôi muốn đề cập là cái ông đầu hói Nguyễn Thiện Nhân, 4 năm nay ông không làm được gì cả, ông chỉ phát biểu linh tinh mà câu nào của ông cũng bị người dân từ trí thức đến kẻ ít học như tôi cười vào mũi... lời Bộ trưởng Bộ GD vàng ngọc đến thế đấy... rồi kết quả Unesco vừa công bố đáng lẽ ông phải đứng ra XIN LỖI người dân VN  và chịu hình phạt lên vùng cao dạy học ít nhất 10 năm

Ông đầu hói à, vậy mà ông vẫn sống khỏe re, ăn trên ngồi trốc (lại nghĩ tới lão sư cọ mình gặp ở chùa cũng y chang thế, a di đà Phật xá tội cho con)


Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2008

Đón nắng




Sáng chủ nhật,

Trời đẹp, nắng lung linh

Từng cánh hoa bung nở đón ánh sáng mặt trời

Sức sống bừng lên của thiên nhiên

Nhỏ nhoi, bình dị ... ta đi lướt qua và quên lãng.

Bước chầm chậm đến bên hoa

Thấy không? vẻ đẹp của thiên nhiên

Bạn thấy không? hoa yêu đời

Bạn thấy không? mỗi hoa một vẻ

Bạn thấy không? Hồng cũng kém kiêu sa

Bạn thấy không? hoa chỉ bé cỡ đầu ngón tay

Tôi thấy như thế... còn bạn thì sao?

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2008

VÀI NÉT ĐẶC THÙ VỀ NGHỆ THUẬT HÁT BỘI

Start:     Nov 18, '08 7:30p
End:     Nov 18, '08 10:00p
Location:     32 Huỳnh Đình Hai P.24 Q.Bình Thạnh
Chương trình sinh hoạt văn nghệ định kỳ tại tư gia GS Trần Văn Khê

Phần I: GSTS Trần Văn Khê giới thiệu:
- Sơ lượt về hát bội
- Vài nét đặc thù của Hát bội

Hát bội là một kịch nghệ tổng thể, mỗi diễn viên cần có: thanh, sắc, thục, tinh, khí, thần

Phần II: Minh họa
Phân tích một trích đoạn vở "Tống tửu Ô Hắc Lợi"

Phần 3: giao lưu

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2008

Mặt dây chuyền - hàng thủ công




Nhận đặt hàng móc chìa khóa và mặt dây chuyền, hàng thủ công, thiết kế độc đáo lạ mắt. Sản phẩm mạ đồng (nhìn giống sơn mài) công phu, tinh tế

Đặc biệt: bạn được khắc nội dung tự chọn lên sản phẩm

Kích thước sản phẩm: 3x4 cm, 4x5 cm, 4x6 cm, hình vuông, hình chữ nhật, hình ôvan

Giá cả: từ 30.000 đồng - 60.000 đồng/sản phẩm

(đặt hàng từ 5 sản phẩm 1 lúc trở lên được giảm giá)

Liên hệ

Y!: hoa_si0

Email: hoa_si0@yahoo.com

Điện thoại: 01265 845 200 gặp Thọ

Con không có lời ru - Nghĩa trang đồng nhi TP Pleiku


Nhìn hơn 1 vạn ngôi mộ nhỏ xíu nằm san sát nhau lạnh lẽo dưới những tia nắng cuối ngày của phố núi, tôi cứ ước ao giá như những bậc cha mẹ trước khi dứt bỏ con mình đều nghe được lời ai oán của các sinh linh bé bỏng...

Hài nhi mang tên Trung Thu

Con đường dẫn vào nghĩa trang đồng nhi TP Pleiku (Gia Lai) lởm chởm đá. Hai bên vệ đường, những đống gạch cát nằm ngổn ngang. Một người đàn ông trạc 50 tuổi, cao lớn, đầu trần, khoanh tay trước ngực, mắt hướng về nghĩa trang đồng nhi với vẻ mặt đăm chiêu, bên cạnh là một thanh niên da đen sạm và một bà già hom hem.

Đó là linh mục Nguyễn Văn Đông ở nhà thờ Đức An, TP Pleiku, người khai sinh ra nghĩa trang đồng nhi; người thanh niên tên Phụng, làm thợ xây, chuyên đi lượm những hài nhi bị cha mẹ vứt bỏ; bà Lê Thị Tâm, người hương khói cho những sinh linh trẻ vô danh. Bóng ba con người chụm vào nhau chập chờn, nhảy múa dưới cái nắng hiu hắt của núi rừng Tây Nguyên. Họ đang bàn tính việc tu sửa và vệ sinh những ngôi mộ để kỷ niệm nghĩa trang tròn 4 tuổi.

Đúng ra, nghĩa trang này được hình thành năm 1992, nhưng nó thực sự gây xúc động từ khi xuất hiện một hài nhi có tên là Trung Thu. Anh Phụng kể rằng, Trung thu năm 2004, người ta mang về nơi linh mục Đông một bọc ni lông khá lớn, mở ra thì thấy một bào thai - em bé đã đầy đủ hình hài. Vị linh mục nhẹ nhàng dùng tay đỡ em ra đặt trên một tờ báo. Thật bất ngờ, hài nhi đưa tay bấu chặt lấy ngón tay của linh mục - động tác đầu tiên và cuối cùng của em trên cõi đời này...

Sau đó, linh mục đưa em về nghĩa trang đồng nhi, nơi an nghỉ của hàng ngàn hài nhi có hoàn cảnh tương tự mà ông đã chôn cất. Linh mục đặt tên cho em là Trung Thu. Một người chứng kiến cảnh tượng đó đã thay em viết những lời kêu than:

“Con không có lời ru

Đưa con vào cuộc đời

Để con được làm người

Xin thắp lên cho con một ngọn nến

Một nén nhang”;

rồi thống thiết van xin:

“Nơi mộ vắng nghĩa địa buồn

Xin hãy thương con, đừng bỏ con

Con tội tình gì? Mẹ ơi, cha ơi!”...

Những người cứu rỗi

Khi đã hướng dẫn công việc cho người thợ xây, linh mục Đông trở về nhà thờ. Anh Phụng dẫn chúng tôi vào nơi thờ chung của những sinh linh xấu số. Bàn thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút và đầy hoa tươi. Trên bàn thờ được khắc dòng chữ rất lớn: “Chúng con tha thứ cho cha mẹ”.

Bên phải bàn thờ là những lời viết cho bé Trung Thu, bên trái là bài thơ của một người đến viếng nghĩa trang vào ngày Quốc tế thiếu nhi, trong đó có đoạn:

“Con ra đời – Dù không hoan hỉ

Bỏ con nơi bố thí, viện tế bần

Dù cùng cực sống khốn khổ bần dân

Con muốn sống muôn ngàn lần hơn chết!”.

Hai bên hàng rào của bàn thờ là dãy hoa huynh đệ vàng rực và phía trên cùng là hai cây xương rồng lớn, trên lá thân chi chít chữ. Anh Phụng bảo đó là những lời day dứt của những người mẹ lỡ bỏ con, là lời cầu xin tha thứ, lời cầu cho được bình yên... của khách viếng nghĩa trang.

Theo chỉ dẫn của anh Phụng, tôi đi một vòng quanh nghĩa trang. Hơn một vạn ngôi mộ hài nhi vô danh nằm san sát nhau. Có những ngôi mộ được xây chắc chắn, quét sơn sáng sủa, nhưng cũng có những ngôi mộ chỉ là nắm đất đơn sơ, lạnh lẽo. Anh Phụng giải thích rằng, những mộ được xây là có người thân, nhưng con số này rất ít ỏi, còn lại là của các nhà hảo tâm cho tiền xây cất. Anh chỉ cho chúng tôi xem hai ngôi mộ nhỏ mà anh vừa mới chôn hôm qua.

Anh kể, sáng sớm ra nghĩa trang làm việc như thường lệ, anh thấy hai bọc ni–lông màu đen vướng lủng lẳng trên đọt cây xương rồng bên vệ đường. Quá quen thuộc với những cảnh tượng như thế, anh biết ngay đó là những hài nhi xấu số bị vứt bỏ đêm qua.

Anh nhẹ nhàng gỡ xuống, dùng rượu rửa những vùng thân thể còn sót lại rồi đi mua quan tài về khâm liệm và chôn cất hai bé. Hai nấm mồ nằm kề nhau, nén nhang đêm qua chưa kịp cháy hết đã tàn dưới làn sương đêm lạnh lẽo của phố núi, cành hoa cúc cắm vội trên hai nấm mồ cũng héo rũ. Gió thổi hiu hiu, nắm tro dưới lớp cỏ xanh bay là là xung quanh nghĩa địa... khiến nơi đây càng trở nên u tịch.

Anh Phụng kể lại, 4 năm về trước, có ngày anh lượm cả chục bào thai bị phá bỏ. Có lần anh mở bọc ni–lông ra và vô cùng hoảng hốt và căm hận. Bên trong là một em bé tứ chi đã cứng cáp, anh bế lên, ước chừng nặng 4,5 kg. Anh khóc gào lên một cách uất hận, nện nắm đấm xuống đất để kìm nén cơn xúc động, rồi gạt nước mắt lặng lẽ khâm liệm cho bé, vừa làm vừa thầm thì mong em hãy tha thứ cho cha mẹ...

Hỏi anh Phụng một chút về bản thân, nhưng anh không tiết lộ, chỉ nói ở đây có nhiều người làm việc này lắm. Trước anh có ông Sáu, bây giờ có bà Tâm và nhiều người nữa mà anh chưa biết đến. Nghe nhắc đến tên mình, bà Tâm đang ngồi nhổ cỏ trước một ngôi mộ ngẩng đầu lên. Năm nay bà 71 tuổi, nhưng bảo là chân còn khỏe lắm, tay còn nhanh lắm.

Hằng ngày, không kể mưa hay nắng, bà đi xe đạp, chở can nước ra nghĩa trang để làm việc. Những ngày nắng thì bà cọ rong rêu, nhổ cỏ trên mộ, quét lối đi vào nghĩa trang, lau bàn thờ, lo hương khói và canh cho đàn dê không vào ăn hoa, phá mộ. Còn ngày mưa thì bà vào ngồi trò chuyện với mấy cháu cho ấm áp.

Lời ước từ phố núi

Bà Tâm mới đến với nghĩa trang đồng nhi từ năm ngoái và từ đó đến nay, bà bảo không đêm nào yên giấc được. Trải qua cuộc đời làm mẹ, rồi giờ làm bà, bà Tâm đã ẵm trên tay hai thế hệ trẻ thơ, với bà đó là những thiên thần mà tạo hóa ban tặng.

Giờ phải chứng kiến những em bé bị tước mất quyền làm người, bà vô cùng xót xa. Thấy nghĩa địa trống vắng, các nấm mồ lạnh lẽo, cô đơn, bà chạnh lòng và tự nguyện vào hương khói. Hằng ngày, vào buổi sáng trước khi làm việc, bà đi khắp nghĩa địa tuần tự thắp hương một lượt và buổi chiều, trước khi về, bà thắp một lượt nữa.

Khuôn mặt nhăn nheo, miệng đã bắt đầu móm mém, nhưng những giọt nước mắt hiếm hoi vẫn lăn dài trên gò má bà Tâm khi chúng tôi hỏi về thân phận những hài nhi ở nghĩa trang. Bà bảo là không thể tưởng tượng nổi đời mình lại phải chứng kiến những thảm họa thế này.

Những buổi sáng ra nghĩa trang, thấy anh Phụng hoặc ai đó đang loay hoay đào huyệt là tim bà lại nhói lên. Bà cứ thắc mắc không hiểu tuổi trẻ bây giờ suy nghĩ như thế nào mà dễ dàng chối bỏ máu mủ của họ như thế. Bà biết sẽ có người ân hận. Bằng chứng là hằng ngày ở đây, bà vẫn thấy nhiều cô gái trẻ tới viếng nghĩa trang. Họ khóc lả đi trước một nấm mồ vô danh nào đó, và khi có người bắt gặp thì vội ngoảnh mặt, lẳng lặng lẻn đi.

Chiều tím sẫm, những tia nắng cuối ngày trên phố núi càng làm không khí nghĩa trang đồng nhi hiu hắt, buồn lạnh... Nhìn những ngôi mộ nhỏ bé sắp hàng san sát trong nghĩa trang, tôi không khỏi rùng mình nghĩ đến nơi phố thị, không ít cô gái đang vào các phòng kế hoạch hóa gia đình để nhẹ nhàng dứt bỏ mầm sống trong cơ thể, coi đó là một điều bình thường...

Giá như một lần họ tới các nghĩa trang đồng nhi, như ở phố núi này, biết đâu họ nghe thấu lời ai oán của những sinh linh bị tước đi quyền sống; và biết đâu qua đó tình trạng nạo phá thai mà lâu nay dư luận lên tiếng cảnh báo sẽ giảm đi...

Phóng sự của Bảo Thiên

09/11/2008

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200845/20081109222458.aspx

Đau xé lòng khi đọc bài báo này


Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2008

GS. Trần Văn Khê bàn về “Xuân trong Nhạc”

Là một bạn yêu nhạc, hẳn bạn đã từng nghe đâu đó khái niệm “nhạc xuân” – những tác phẩm viết về mùa xuân, tác phẩm biểu diễn trong mùa xuân hoặc có liên quan đến mùa xuân… Điểm danh trong kho tư liệu nhạc Việt chúng ta có không ít tác phẩm dạng này. Nhưng, theo ý kiến của giáo sư Trần Văn Khê thì không chỉ trong âm nhạc Việt Nam mà cả nhạc trong nhạc quốc tế, những tác phẩm thực sự có thể gọi tên là nhạc xuân lại chỉ là một con số rất nhỏ, thậm chí có thể nói là không có. Nhân dịp xuân về, mời bạn cùng chúng tôi nghe lời bàn của giáo sư về nhạc xuân và xuân trong nhạc.

Thứ nhất, xin được thưa cùng các bạn rằng âm nhạc thể hiện tình cảm con người nhiều hơn là gắn với khái niệm mùa. Tuy nhiên cũng có những điệu nhạc, những làn điệu dân ca đi liền với mùa xuân.

Mùa xuân là lúc nghỉ ngơi để mọi người có thể gặp gỡ nhau, trò chuyện, tạm quên đi những công việc hàng ngày. Từ đó chúng ta có kiểu hát đối ca nam nữ như trống quân, cò lả, quan họ, hát đúm, hát ghẹo, hát giậm… Những điệu hát này hầu hết đều được hát vào mùa xuân, trong những ngày lễ hội như trong ngày hội Lim. Quan họ, tuy lúc nào cũng có thể hát được, nhưng người ta cũng thường chỉ hát theo xuân thu nhị kỳ - mùa xuân và mùa thu bởi đó là hai mùa mà công việc đồng áng không quá bận rộn, người người có thời gian để hát với nhau. Điều này thực ra vì sự tiện lợi nhiều hơn vì mùa xuân mang đến một cái gì mới mẻ, khiến lòng người bật lên cảm xúc.

Trong âm nhạc tài tử, chúng ta có nhiều hơi. 6 bài Bắc, 3 bài Nam, 4 bài Oán, và 7 bài nhạc Lễ.

3 bài Nam chia thành các hơi Xuân, Ai và Đảo. Hơi xuân trong trong nhạc tài tử để diễn tả tâm trạng thư thái, bình yên, không bận rộn, không buồn mà cũng chẳng vui – trạng thái của một cụ già ngồi uống trà, ngắm hoa hay một người dạo vườn xem hoa nở. Hơi Bắc là hơi vui. Hơi Ai là buồn thảm. Hơi Hạ nghiêm trang. Hơi xuân thanh thản. Tôi cho rằng cách đặt tên xuân của cha ông chúng ta nhằm để diễn tả, hướng đến trạng thái con người trong mùa xuân – dẹp bỏ ưu tư, chỉ nhớ đến cội nguồn, ông bà cha mẹ, thầy cô… Nhớ một cách thanh thản, không phải nhớ để đau buồn hay lo lắng. Như tôi, nhiều lúc ngồi chơi cùng bạn bè, tôi cũng thích rao một hơi xuân để cho lòng nhẹ nhàng, thanh thản.

Trong hát tuồng, hát bội cũng có câu Nam Xuân và Nam Ai. Câu Nam Xuân trong trường hợp này cũng mang ý nghĩa như trên. Mùa nào chúng ta cũng có thể dùng hơi xuân, hát câu nam xuân để biểu đạt sự thư thả chứ không nhất thiết phải hát vào mùa xuân. Một điểm đặc biệt chúng ta cần chú ý đến hơi xuân là câu hát bắt đầu như thế nào thì kết thúc cũng như vậy. Chẳng hạn chữ “xang” bắt đầu là “xang” thì sau khi luyến láy phải trở về “xang” chứ không chuyển sang một âm khác. Đây cũng chính là điểm thể hiện sự thư thái, nhẹ nhàng. Còn “xang” buồn sẽ có thể là “xang… hò xề liu xàng xề xáng…”.

Khi tôi dạy tại Bắc Kinh, có sinh viên hỏi tôi tại sao xang rồi quay lại là tốt mà xang đi luôn là buồn. Tôi đã trả lời rằng xang là khởi điểm. Trở lại được khởi điểm là toàn vẹn. Không trở về được là điều đáng buồn. Cũng như một người ra khỏi nhà, đi chơi, rồi quay về nhà thì mọi chuyện đều thư thả. Còn đi chơi, về nhà mà nhà cháy mất rồi chẳng hạn thì không còn gì nhẹ nhàng nữa. Đó không phải là hơi xuân. Hơi xuân ở đây chính là an nhiên tự tại.

Đề tài mùa xuân trong âm nhạc thực ra không nhiều. Từ dân ca cho đến thính phòng, đề tài xuất hiện nhiều nhất là tình thương của đôi lứa, đất nước, con người, thiên nhiên. Chúng ta chỉ có thể thấy hơi xuân trong các điệu hát, trong nhạc tài tử. Ngay cả trong hát chèo cũng không có hơi xuân. Nhiều người cho rằng ta có nhạc xuân dựa trên số lượng ca khúc viết về mùa xuân. Nhưng tôi cho đó chỉ là vì lời ca được gắn với mùa xuân chứ không phải nhạc. Âm nhạc Việt Nam thường dùng để diễn tả tình cảm con người chứ không thuần diễn tả sự vật bên ngoài. Trong điệu nhạc, chúng ta chỉ tìm thấy cái vui, buồn, nhớ thương, nghiêm trang, thờ cúng… chứ không thấy mùa xuân. Đi lễ xuân đầu năm là tâm trạng của người đi lễ, những lời cầu nguyện. Rộn ràng vui trong ngày Tết cũng là tâm trạng. Còn nhạc? Nếu ta thay lời khác thì nhạc đó có còn là nhạc xuân đâu.

Ta không có nhạc xuân hay nói đúng hơn là rất ít, còn Trung Quốc thì có. Chẳng hạn như bài Dương xuân bạch tuyết hay Xuân giang hoa nguyệt dạ (Dạo xuân, ngắm hoa trên sông vào đêm trăng) của đàn tỳ bà. Âm nhạc hàn lâm châu Âu là những khái niệm trừu tượng, nhưng hầu hết cũng chỉ để thể hiện tình cảm. Các nhà soạn nhạc chỉ viết các nốt, các cung, nhịp, cho nhạc cụ nào… chứ không có chuyện là đoạn, câu, bản nhạc nào đó được viết cho mùa xuân, mùa hè cụ thể. Chẳng hạn như bản giao hưởng số 3 (Eroica) của Beethoven viết tặng cho Napoleon Bonaparte. Ông viết với một tâm trạng ngưỡng vọng. Nhưng khi Napoleon đã lên làm vua thì Beethoven lại không muốn tặng nữa vì ông tặng bản nhạc là tặng cho một người anh hùng đã góp sức vào cuộc cách mạng Pháp chứ không tặng cho một hoàng đế.

Trở lại với mảng ca khúc có liên quan đến mùa xuân trong nhạc nhẹ thì ít nhiều chúng ta cũng có nhạc xuân, nhưng vẫn là những ca khúc thể hiện tình cảm. Mùa xuân, trong cảnh đổi mới của đất trời, người ta thường dễ mở lòng để cảm nhận mình, cảm nhận người hơn nên cũng dễ dàng viết ra những tác phẩm theo tâm trạng đó.

Âm nhạc, văn học, hội họa và nhiều bộ môn nghệ thuật khác là để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc nội tại của mỗi người và khơi gợi suy nghĩ, cảm xúc nơi người khác. Còn mùa xuân hay mùa thu chỉ là những cái cớ để chúng ta sáng tác mà thôi. Trọng tâm vẫn là tình cảm. Còn nếu nói nhạc xuân là phải vui thì không đúng vì mùa hè cũng sẽ có người vui vì được nghỉ, được vui chơi hay mùa Đông có nhiều lễ hội, cũng vui. Nói tóm lại, mùa xuân hay mùa thu có tần suất xuất hiện nhiều hơn trong âm nhạc bởi nó là môi trường, là bối cảnh để người ta thể hiện cảm xúc hơn là một đề tài sáng tác.

LÊ HOÀNG ghi

09/02/2008

http://giaidieuxanh.com.vn/bantron-amnhac/2008/02/767927/

Xem video chương trình Sức Sống Mới phỏng vấn GS Trần Văn Khê âm nhạc dân tộc ngày xuân

http://www.vnhoathinhdon.net/giangtuyen/forum/viewtopic.php?t=1551&sid=40cf232367ee60d263077bf282eba9a8


GSTS Trần Văn Khê với ÂM NHẠC DÂN TỘC

http://www.vnhoathinhdon.net/giangtuyen/forum/viewforum.php?f=49

Ngoc Han's Site - Honolulu Thiên đàng hạ giới [ Phần II ]

http://lengochan.multiply.com/journal/item/10/10

Cuộc đời giáo sư Trần Văn Khê

http://lengochan.multiply.com/journal/item/7/7

Honolulu Thiên đàng hạ giới - Hồi ký Gs Trần Văn Khê [ Phần I ]

http://lengochan.multiply.com/journal/item/9/9

Âm nhạc trong Truyện Kiều - GS Trần Văn Khê

http://lengochan.multiply.com/journal/item/13/13

'Xây dựng giá trị thật cho Quan họ'

http://lengochan.multiply.com/journal/item/27/27

Nhạc dân tộc bị lãng quên

http://lengochan.multiply.com/journal/item/26/26

Ngoc Han's Site - GS Trần Văn Khê và những ngôi nhà

http://lengochan.multiply.com/journal/item/31/31

Giáo sư - tiến sĩ Trần Văn Khê: Trọn cuộc đời một “giấc mơ âm nhạc”

http://lengochan.multiply.com/journal/item/28/28

Giáo sư Trần Văn Khê: Có hiểu mới thích!

http://lengochan.multiply.com/journal/item/32/32

Truyền thống cũng sẽ thay đổi…- GS Trần Văn Khê

http://lengochan.multiply.com/journal/item/36/36

'Góp phần trẻ hóa tiếng lòng dân tộc' - Trò chuyện với GS-TS Trần Văn Khê

http://lengochan.multiply.com/journal/item/33/33

Ngoc Han's Site - Những người phụ nữ trong đời giáo sư Trần Văn Khê

http://lengochan.multiply.com/journal/item/41/41
Một phút yêu nhau để lưu sầu vạn kiếp
Bao hồng nhan tri kỷ thoáng mây bay
Nhạc trà thơ là tình yêu thắm thiết
Duyên quê hương chiếm trọn trái tim này…

Giao Su TRAN VAN KHE - Căn bịnh mãn tính của Âm Nhạc truyền thống Việt Nam

http://trantruongca.multiply.com/journal/item/1/1

Bảo tàng của Giáo sư Trần Văn Khê

Rating:★★★★★
Category:Other
Ngôi nhà vừa là nơi đi về sau những buổi diễn thuyết vừa là chốn lưu niệm những vật phẩm rất có giá trị cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam. Cứ hai tháng một lần, tại đây, GS Trần Văn Khê và các thân hữu luôn tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề. Với những tư liệu, nhạc cụ, ấm phẩm sưu tầm trong suốt chặng đường cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam, ngôi nhà của giáo sư Trần Văn Khê có thể xem như một kho tàng văn hoá vô giá.

Phước Vinh - 12/08/2008

Xem Video

http://www.sucsongmoi.com.vn/nhata/nhanguoinoitieng/baotangcuagiaosutranvankhe/SSMTVShow_view

Hoa Bướm Đêm, Hoa Mười Giờ...




Sáng chủ nhật 9.11.2008

Chụp hình vài loại hoa đang khoe sắc trong vườn nhà.

Đặc biệt là chậu hoa Bướm Đêm, má đem về vào chủ nhật tuần trước.

GS TS Trần Văn Khê "Giá trị của chữ "Nhà" trong đời sống người Việt"

Rating:★★★★★
Category:Other
GS.TS Trần Văn Khê và những điều chưa bao giờ kể

GS.TS Trần Văn Khê là nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống làm vinh danh nước Việt, một nhà văn hóa lớn, một bậc thầy về âm nhạc dân tộc của Việt Nam và thế giới. Mỗi lần gặp gỡ, mỗi cuộc trò chuyện với GS.TS Trần Văn Khê bao giờ cũng hết sức thú vị bởi ở ông, ngoài kiến thức uyên bác, sự thông tuệ mà hóm hỉnh, ta luôn cảm nhận được tâm huyết và ân tình sâu nặng của ông đối với âm nhạc truyền thống, với quê hương, đất nước.

Trở về nước hơn 2 năm qua, GS sống trong một ngôi nhà xinh đẹp, ấm cúng tai Q.Bình Thạnh TP HCM và trong tình yêu thương, trân trọng của bạn bè, học trò cùng những người xung quanh. Ông vẫn say mê làm việc, cống hiến công sức của mình cho âm nhạc truyền thống của dân tộc.

SSM đến thăm GS và được nghe ông chia sẻ một đề tài thú vị "Gíá trị của chữ "Nhà" trong đời sống người Việt". Từ vốn kiến thức uyên thâm, cách trò chuyện hấp dẫn và cả những trải nghiệm của bản thân, GS đã mang đến một cuộc trò chuyện thân tình, thú vị và sâu sắc. GS muốn nhắn nhủ : Dù chúng ta là ai, làm gì, sống trong hoàn cảnh nào thì ngôi nhà vẫn là nơi chốn bình yên nhất, ấm áp nhất, hạnh phúc nhất để ta quay về. Vậy chúng ta hãy yêu nó nhiều hơn và dành cho nó những điều tốt đẹp nhất.

Đỗ Mạnh Hùng - 07/11/2008

Xem Video chương trình

http://www.sucsongmoi.com.vn/khachmoi-giaitri/Gapgonguoinoitieng/gststranvankhe/SSMTVShow_view

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2008

Bọ béo ú nhà tui




Lịch sử:

Ngày 25.12.2007, ông già Noel xuất hiện, tặng gia đình 2 con bọ cái

Sau đó 1 tháng

1 con đẻ 1 con bọ đực
1 con tiếp tục đẻ 2 con bọ cái
(nhanh, gọn, sạch sẽ, chỉ trong vòng vài tiếng ban đêm, cả nhà bất ngờ thấy bọ con vào sáng hôm sau)
Bọ con bú mẹ, khi sanh ra đã có lông đầy đủ, chạy tung tăng (sẽ có hình minh họa). Con bọ con đầu tiên, bú mẹ gần cả tháng mới chịu ăn. Hai con kế tiếp thì sau 3 ngày đã ăn được nhưng cũng đeo bú mẹ hơn 1 tháng

Sau đó, chuồng chật chội, cho bớt 1 con bọ, còn 4 con. Nay 4 con đó đã béo ú na ú ần, 1 con nặng gần cả ký, núc ních thịt & mỡ

Thực đơn:

Thức ăn chính: rau muống, rau má, cám

Thức ăn phụ: rau xà lách, cải, dưa leo, cà rốt...

Tráng miệng: bưởi (cực nghiền), ổi, táo (bom), lê, bắp (ngô), ...

Tuy không biết biểu diễn trò nào cả, nhưng 4 con bọ này rất ngoan, ăn xong rồi ngủ, thấy người thì kêu mừng (như tiếng chim hót). Có mở cửa chuồng suốt ngày cũng không chạy ra ngoài (ở trong lồng ăn ngủ sướng hơn !!!)

Đặc biệt, rất sợ tắm

CN ngày 9.11.2008 Bổ sung hình bọ vừa tắm xong, nhìn xấu kinh

Bọ - Chuột Lang - Guinea pig




Nguồn: Flickr.com

Nhà mình nuôi 4 con, béo ú na ú nần

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2008

4.11.08 Trầm & sinh nhật ax




Mai mới là ngày SN ax, nhưng vì lý do khách quan nên mình tổ chức sớm.

Món quà nhỏ, bánh kem & nến

Trưa nay đến với cafe Trầm, hồi SN mình lỡ hẹn với nơi kỷ niệm

Trầm hôm nay im ắng, tĩnh lặng với giai điệu Jazz nhẹ nhàng, ánh nến trên bàn tiếp tân lung linh...

Những bàn có ổ cắm điện đã có khách, 2 đứa đành ngồi ở chiếc bàn kế bên khung kính được gọi là "thước phim thời gian" (hay "thước phim cuộc sống"). Bên trong quán thấp hơn ngoài đường nên đoạn kính như cuốn phim chiếu nhịp sống hối hả bên ngoài... trong này lặng, yên, jazz, sách, gỗ, mộc mạc

Xếp nến lên bàn, 10 chiếc nến nhỏ xinh cỡ ngón tay cái, phía trên mặt dán dòng chữ (xem hình :-) ), nến này giữ trong tủ khá lâu, cũng 2,3 năm rồi giờ mới lấy ra đốt.

1 cái bánh xinh xinh, ước nguyện & ngày thêm tuổi mới, thổi nến, hi hi, thế là xong thủ tục...

Hơn 1 tiếng sau, laptop cạn pin, chạy vào bên trong tìm chỗ cắm điện, ngồi dưới máy lạnh, rét run...kế bên là lò sưởi giả, dưới có 1 đống gỗ cây tròn & 1 cái loa cổ đang phát ra những giai điệu jazz

Khi về, thấy 1 nụ hoa súng trên hồ nước nhỏ... thú vị biết bao.

Bước nhẹ nhàng trên những bậc thềm dẫn ra ngoài, Trầm cách xa mặt đường qua 1 hồ nước...

Ngoái nhìn lại Trầm, 1 vệt vàng nắng chiều buông

Cành cây khô trụi lá, gió nhẹ thoảng qua

Một buổi trưa nhẹ nhàng, lãng mạn & hơi lạnh

Cafe Trầm, 123 Thống Nhất, khu Làng Đại Học quận Thủ Đức

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2008

Không có nhạc dân gian đương đại

"Nhạc dân gian đương đại”, thuật ngữ này ngày càng được phổ biến. Có không nhạc dân gian đương đại? Câu hỏi này được NSND Trần Hiếu giải đáp

Nếu dịch ra tiếng Anh, dân gian đương đại là contempory folk, song có lẽ chả đâu trên thế giới có thể hiểu được đây là dòng nhạc gì. Bởi trên thế giới không hề có định nghĩa hay khái niệm này. Vì vậy, nếu chúng ta cứ khăng khăng rằng đây là ca khúc dân gian đương đại hay tôi hát ca khúc dân gian đương đại sẽ dễ gây hiểu lầm lắm. Tất nhiên, ở VN chúng ta có thể hiểu rằng hát dân gian đương đại tức là hát ca khúc dân ca hay ca khúc âm hưởng dân ca theo phong cách đương đại. Dẫu vậy, tôi khẳng định không hề có dòng nhạc dân gian đương đại mà chỉ có bài hát mang âm hưởng dân ca hoặc bài dân ca được hát theo phong cách đương đại mà thôi.

Thật ra, việc một ca khúc dân ca hay mang âm hưởng dân ca được hát theo phong cách đương đại đã có từ ngàn xưa. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi khi thời đại thay đổi, những lớp người ở những thời điểm khác nhau cũng có quan điểm khác nhau.

Tôi lấy ví dụ như bài hát Trống cơm. Khi xưa, ông bà ta hát bài Trống cơm thâm trầm, dàn trải và trữ tình lắm. Nhưng, trong cuộc kháng chiến, các anh bộ đội Điện Biên đã hát bài hát này một cách hoàn toàn khác. Mạnh mẽ, sôi sục và dứt khoát. Đây cũng chính là ca khúc Trống cơm mà chúng ta vẫn thường nghe ngày nay. Rõ ràng, đây là một ca khúc dân ca nhưng được hát theo phong cách đương đại đấy thôi. Điều đó để thấy rằng việc hát ca khúc dân gian theo phong cách đương đại hoàn toàn không có vấn đề gì, thậm chí nó còn thể hiện được sự hợp thời, có chung nhịp đập, hơi thở của thị hiếu âm nhạc thời đại.

Thế nhưng, chính những ưu điểm này khiến cho một số người đã quá lạm dụng, không còn để ý đến cốt cách của ca khúc. Kết hợp một cách vô tội vạ. Có những ca sĩ hát bài Trống cơm theo phong cách rock, tôi thấy khủng khiếp quá. Một ca khúc tình tứ như thế mà lại hát theo phong cách rock thì tôi không thể hiểu được. Tất nhiên, khi nói những điều này, tôi hoàn toàn không bài xích, cấm cản hay phê phán những người hát nhạc dân ca, ca khúc mang âm hưởng dân ca theo phong cách đương đại. Mà trái lại tôi luôn ủng hộ, khuyến khích và cả tán dương sự tìm tòi của họ. Thế nhưng, khi muốn thể hiện một ca khúc dân ca theo phong cách đương đại cũng phải nắm rõ nội dung ca khúc, nắm rõ cốt cách của dân ca từng miền. Như thế, sự phối hợp dân ca với phong cách đương đại mới không chệch hướng, lạc quẻ. Tôi thấy không ít bài dân ca như Lý ngựa ô, Con chim manh manh,... rất phù hợp với việc thể hiện theo phong cách đương đại. Nhưng, tôi không thấy ca sĩ nào làm mà chỉ chăm chăm hát Trống cơm theo phong cách rock. Điều này cho thấy, ca sĩ ít chịu tìm hiểu cặn kẽ. Chỉ thấy người ta hát thì mình cũng hát mà không cần biết nó có phù hợp hay không.

Đối với việc sáng tác, tôi cũng khẳng định không có ca khúc đương đại gì cả. Vì bài hát nào sáng tác trong thời nay mà chả là ca khúc đương đại. Đương đại có khác gì mới. Nếu dùng từ đương đại thì đao to búa lớn quá, chả khác nào trò bịp như quảng cáo. Đó đơn giản là những ca khúc mang âm hưởng dân ca theo phong cách mới (phong cách đương đại). Từ xưa, đã có không ít ca khúc viết dựa theo dân ca. Nhưng, theo cách thức ngày xưa, nhiều tác giả lấy nguyên bài dân ca sau đó phát triển thêm một số ý của mình. Hiện nay, nhiều nhạc sĩ cũng sáng tác theo phương thức này, viết ca khúc dựa theo khúc thức của dân ca. Tuy nhiên, điều khác biệt là dấu ấn của nhạc sĩ trong những ca khúc này rõ nét hơn ngày xưa (viết nhiều hơn).

Tôi lấy ví dụ như bài hát Bà tôi của Nguyễn Vĩnh Tiến. Ca khúc này được viết dựa theo cách thức tụng kinh quen thuộc.

Hay những sáng tác của Nguyễn Cường được viết theo phong cách rock hoàn toàn đấy nhưng trong đó có một chút âm hưởng dân ca, một chút đặc trưng của ca trù, chầu văn vào bài ca Tây Nguyên.

Sự thêm thắt đó làm cho ca khúc thêm mới lạ, khác biệt.

Tiếp bước thành công của Nguyễn Cường, Phó Đức Phương,... khá nhiều nhạc sĩ trẻ sáng tác ca khúc theo phong cách này như Lê Minh Sơn, Nguyễn Vĩnh Tiến. Hiệu ứng của những sáng tác này là điều không thể phủ nhận. Thế nhưng, không thể gọi đây là ca khúc đương đại. Mà phải gọi chính xác là bài ca mới mang âm hưởng dân ca.

Thùy Trang ghi

Người Lao Động

http://www.nld.com.vn/tintuc/van-hoa/244730.asp

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...