Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2009

Hoa xuyến chi




Hoa xuyến chi, tên hoa thật đẹp... còn được gọi là cúc dại... một cô gái nhỏ nhắn chỉ sống ở những nơi tự do, nơi có nhiều ánh nắng mặt trời... sức sống tràn dâng trong thân hình mảnh dẻ.
Lần đầu tiên mình biết đến tên Xuyến Chi là qua một vở kịch truyền hình xem hồi bé xíu do nghệ sĩ Thanh Thủy đóng... nội dung vở kịch mình không nhớ, chỉ ấn tượng về tên hoa ...Kịch đó hình như vào khoảng năm 1994-1995, sau đó mình tập kết vòng tay, vòng cổ bằng hoa xuyến chi. Dạo đó khu mình sống còn hoang, nhiều đất cho hoa xuyến chi mọc... không như bây giờ toàn nhựa & bê tông
tình cờ search trên google được 2 bài thơ về hoa Xuyến Chi

* * * * * * * * * * * * * * * * * *

+++ Xuyến Chi +++

Em có nhớ về hoa Xuyến Chi
Như nhớ lời hẹn hò đầu tiên thuở ấy
Em có nhớ bông lau trong nắng Thu run rẩy
Em có nhớ đường chiều qua lối ấy mình đi...?

Em có nhớ về hoa Xuyến Chi
Như nhớ lời thầm thì đêm cuối Đông trời Hà Nội
Thế kỷ xanh chông chênh trên lưng cụ Rùa cằn cỗi
Gió Hồ Gươm - ta không dối lòng mình!

Em có biết Xuyến Chi hoang dại núi rừng?
Tôi khập khiễng gom sắc vàng kỷ niệm
Em có nhớ một lần mưa ta cầu nguyện?
Nắng ngoại thành hôm ấy cũng rưng rưng...

Em có nhớ Xuyến Chi gác vắng ngát hương
Những mặt trời tí hon trong bàn tay em bé nhỏ
Em say sưa với lâu đài tương lai rực rỡ
Khiến người buồn năm tháng đợi lê thê!

Và dẫu một mai em có thể lãng quên
Có thể không còn yêu hoa Xuyến Chi
...một thời từng làm em say đắm!
Tôi vẫn dứng dưới cây bàng màu xanh
...với hoa Xuyến Chi vàng sắc nắng
Đợi em về...
...như quá khứ chẳng phôi phai!
(Sưu tầm)

* * * * * * * * *
+++ Hoa Xuyến Chi +++
Phạm Vũ Ngọc Nga

Em thách cưới một vòng hoa xuyến chi
Để tôi suốt trưa mải mê khắp triền đồi lộng gió
Bới tung từng bụi cỏ
Khấp khởi vui mừng khi tìm được một nụ hoa…

Cô dâu con con lộng lẫy kiêu sa
Cưỡi ngựa mo cau tôi đưa em về xóm nhỏ
Nơi đó nhà tôi lồng đèn dâm bụt treo trước ngõ
Cô dâu thẹn thùng cười – má đỏ bồ quân

Hai họ - con nít cởi trần gióng trống múa lân
Bày tiệc khế chua, ổi, xoài, bắp nướng
Chú rể, cô dâu nhìn nhau cười sung sướng
Hai họ chúc mừng: xứng lứa vừa đôi!

Cô dâu ngày xưa giờ ở chốn xa xôi
Tuyết trắng quanh năm, xuyến chi đâu sống nổi
Tôi vẫn kết vòng hoa dù chẳng ai đội
Theo gió chạy lên đồi tìm vết cỏ ngày xưa…

Hình chụp tại khu đất Nam Long Kiến Á Phước Long B

Có một chuyện tình hoa sim khác…




Nhớ hồi lên chín lên mười
Chiều chiều hai đứa lên đồi hái sim
Anh ngồi đưa nón cho em
Hàm răng tím ngắt màu sim nhoẻn cười

Xa nhau mười mấy năm rồi
Anh về sim đã thành đồi sắn xanh
Em ngồi nướng sắn cho anh
Hàm răng trắng, nét mi thanh, mỉm cười

Anh ăn củ sắn em lùi
Còn ngon gấp mấy cái hồi ăn sim.

tác giả: nhà thơ Quang Huy

Bài viết trên thể thao & văn hóa
http://www.thethaovanhoa.vn/173N2009012210245182T14/Co-mot-chuyen-tinh-hoa-sim-khac.htm

Bài thơ hoa sim gắn với mối tình keo sơn hạnh phúc

Hình hoa sim tím chụp tại khu Nam Long Kiến Á Phước Long B

Sự nghèo nàn của văn hóa sách ở VN


Trước khi đòi hỏi người đọc Việt Nam đến với sách, nên nhớ là chúng ta, những người làm văn hóa, thường chỉ đưa đến họ những cuốn sách tẻ nhạt phù phiếm xa lạ với cuộc sống của chính họ. Sự nghèo nàn của văn hóa sách Việt Nam là một căn bệnh kéo dài kinh niên trong lịch sử.

1. Văn hóa Việt Nam thường được miêu tả qua các phương diện như tín ngưỡng tôn giáo lễ tiết, thi cử, các ngành nghệ thuật, rồi phong tục tập quán, các nghề thủ công, nhà ở, đồ ăn thức uống.

Giở những cuốn lịch sử văn hóa quen thuộc từ Việt Nam văn hoá sử cương (1938) của Đào Duy Anh, qua Văn minh Việt Nam (1943) của Nguyễn Văn Huyên, Hiểu biết về Việt Nam (1954) của P.Huard và M.Durand, không đâu người ta thấy nói tới nghề làm sách.

Đọc lướt qua các bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, thấy những chữ lên ngôi, thiết triều, hạ chiếu, chinh phạt, khởi loạn, rồi ban thưởng, xướng họa,... đầy rẫy và lặp đi lặp lại dày đặc bao nhiêu thì chữ sách, đọc sách, soạn sách, dịch sách hiếm hoi bấy nhiêu. Chưa một triều đại nào trong quá khứ có thời giờ nghĩ nhiều đến sách và coi sách là việc lớn của vương triều mình.

Phải công nhận trong khi ghi chép và phân loại thành tựu văn hóa trong quá khứ, Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú đi xa hơn cả. Tác giả đã dành cả một chương mang tên văn tịch chí ghi lại sách vở các đời.

Thế nhưng đó vẫn không phải là lịch sử sách, càng không phải là sự trình bày quan niệm về sách, vai trò của sách vở trong đời sống của người Việt. Mà lý do chính là vì trong xã hội bấy giờ, những ý niệm này chưa xuất hiện, tác giả có muốn cũng không làm được.

Trong khi đó chỉ cần đọc lướt qua những cuốn lịch sử những nước có nền văn hóa phát triển người ta thấy ở xứ người, sách được dành cho một vị trí như thế nào. Sự ra đời của những cuốn sách lớn được ghi nhận như những cái mốc lớn lao đánh dấu thành tựu của cộng đồng trong việc chinh phục thiên nhiên và tự nhận thức về mình, làm chủ cuộc sống của mình.
 
2. Để sang một bên cái nhìn lịch đại, mà chỉ xét trên phương diện đồng đại tức là nhìn tình hình sách trên một bình diện thời gian nhất định, cũng có thể thấy ngay là văn hóa sách của chúng ta khá đơn sơ.

Về kiểu loại sách: Nếu trên phương diện kinh tế, hàng hóa chúng ta sản xuất ra quá nghèo nàn về mẫu mã và chủng loại thì ở sách cũng có tình trạng tương tự. Sách được hiểu chủ yếu là các tập thơ tập văn. Trong khi đó, cả ở phương Tây lẫn phương Đông, xuất bản phẩm có nghĩa rộng hơn nhiều, sách thường tổ chức theo một hệ thống thể loại chặt chẽ, bao gồm đủ loại từ các biên khảo, các sách biên niên sử, rồi từ điển và bách khoa thư. Việc làm một cuốn sách một bộ sách có khi được người ta dành cho cả một đời người.

Về nội dung sách: Trong cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Ngọc, khi tìm hiểu thư mục di sản văn hóa Hán Nôm Việt Nam đã chỉ rõ trong số 6000 quyển sách tạm gọi là tiêu biểu cho tâm thức của trí thức Việt Nam trước khi tiếp xúc với văn hóa Pháp, có quá nửa là sách học để đi thi, các bài mẫu, các sách giảng về các kinh truyện, các bài thơ phú viết theo lối văn chương hàn lâm. Tức theo Phan Ngọc, đây chỉ là một nền xuất bản phục vụ cho việc học để làm quan! Trong số 70 quyển thuộc loại nông nghiệp có 9 quyển nói về địa bạ, 4 quyển về cách kê khai ruộng đất, 5 quyển về đê điều, 18 quyển về việc đóng thuế, còn lại là nói về các thổ sản. Trong sách về thủ công nghiệp chỉ thấy nói về tiểu sử các ông thành hoàng các nghề...

Về việc bảo quản giữ gìn sách: Sau khi được sao chép ra với số lượng ít ỏi, sách chỉ có cuộc sống ngắn ngủi. Ta hay đổ cho nước ngoài - rõ nhất là thời kỳ quan quân nhà Minh sang đô hộ - tịch thu và tiêu hủy nhiều sách của ta. Song theo Phan Huy Chú, trước đó sách từng là nạn nhân của những cuộc khởi nghĩa, khi Thăng Long bị cướp phá, sách vở đã bị đốt rất nhiều.

Một phương diện nữa đánh dấu sự phát triển của văn hóa sách một quốc gia là khả năng trao đổi của sách với các tài liệu in ấn từ nước ngoài, tức là vấn đề xuất nhập khẩu sách (từ đây mở đường cho những cuốn sách lớn trở thành tài sản chung của nhân loại).

Trong một tài liệu viết về thư tịch chữ Hán ở Nhật Bản (in trên tạp chí Nghiên cứu văn học ra ở Hà Nội số 4-2008), tôi thấy người ta cho biết triều đình Nhật có cả một Thư viện gọi là Văn khố hoàng gia, sau gọi là Sảnh thư, chuyên cất giữ sách Trung Quốc. Một văn khố khác mang tên Văn khố Hồng diệp sơn hoặc Văn khố nội các, hoặc Quốc lập công văn thư quán, đến nay còn lưu giữ 185.000 quyển. Đại khái có thể ước tính 50% điển tịch đời Tùy, 51,25 % điển tịch đời Đường đã được nhập vào xứ sở Phù Tang.

Tài liệu trên còn đưa ra một con số: tới đầu thế kỷ XIX từ 70 đến 80% sách in ở Trung Quốc đã được chuyển sang Nhật. Mà ở Trung Quốc sách in ra lúc đó đã tới 100.000 loại (loại chứ không phải cuốn ).

Còn ở Việt Nam thì sao? Trên tôi đã nói là sử ta không mấy khi nhắc tới việc buôn bán trao đổi sách. Chỉ đọc cuốn lịch sử Đông Nam Á của một tác giả người Mỹ tôi mới thấy ghi thời thế kỷ XVII, chúa Trịnh từng có lệnh cấm truyền tay sách Trung Quốc (sách này do những người Tàu nhập cư mang vào). Các chúa Nguyễn có chú ý hơn tới sách vở, nhưng chắc là chỉ khá hơn các triều trước chứ hãy còn đơn sơ, chắp nhặt lắm.

Có lần tôi được nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết ngày xưa các vị quan đi sứ, khi về hàng hóa bị kiểm tra rất ngặt nghèo, chỉ có hai thứ được khuyến khích là thuốc quý và sách. Nhập hàng theo lối tiểu ngạch như vậy, mà lại nhỏ giọt, nên khi mang về sách trở thành quá ư là quý hóa, thường người mang về chỉ giữ cho riêng mình. Tệ nhất là trường hợp vị sứ giả kia – không hề có ý thức rằng mình là sứ giả văn hóa - thuổng luôn của người ta, lấy của người làm của mình hoặc coi đó làm mẫu, mô phỏng theo. Trong trường hợp khá hơn, thì người có sách lại thỉnh thoảng kín kín hở hở mang ra khoe để trộ thiên hạ. Sách ngoại như vậy là chết luôn sau khi nhập khẩu, còn đâu vai trò kích thích việc làm sách trong nước.
 
Vương Trí Nhàn
Theo Thể thao và văn hóa
http://www.thethaovanhoa.vn/173N2009012210366777T14/Su-ngheo-nan-cua-van-hoa-sach-o-VN.htm

LTS: Đọc bài viết của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chợt chạnh lòng vì biết bao nhiêu tinh hoa của dân tộc vì không được viết lại bằng sách mà bị thất truyền... mất mát quá nhiều
Đây cũng là một trong những mối quan tâm của mình từ lâu, giữ gìn sách & tạo điều kiện cho người Việt Nam có nhiều cơ hội thuận lợi để đọc sách.
Bảo quản, lưu trữ & phổ biến các tài liệu, sách vở quý hiếm của GS Trần Văn Khê... một câu hỏi mà mình vẫn loay hoay chưa tìm được câu trả lời

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2009

Vực dậy tự chủ cho âm nhạc truyền thống VN - GS Trần Văn Khê

Chuyên đề: Giao hoà cổ nhạc và tân nhạc: Lối đi ngay dưới chân mình

(TuanVietNam) - "Cách tiếp thị âm nhạc Việt Nam tới người dân cũng như tới du khách không khó. Giờ thương mại hóa nhiều thì phải lợi dụng nó để cho người ta biết đến âm nhạc Việt Nam..." - GS Trần Văn Khê nói về con đường đưa âm nhạc truyền thống đến với công chúng.

Phải bỏ đi tự ti, mặc cảm...

* Giáo sư đã đóng góp rất nhiều cho văn hoá VN. Bây giờ nhìn lại, điều lớn nhất mà ông đã làm được, để có thể chia sẻ ở đây, đó là gì?

- Tôi muốn nói đến những việc mà nhiều người không để ý. Không chỉ ở VN, mà đi nhiều nước, tôi đã làm cho nghệ sĩ, nghệ nhân âm nhạc cổ truyền thay đổi tư duy, bỏ mất tự tin, mặc cảm của mình để nhận thức được cái hay mình có.

Tôi cho rằng chúng ta không được tự tôn, tự mãn, tự phụ mà phải tự hào và tự tin với sức sống của VN. Hồi nào đến giờ VN tự ti vô cùng, Học cây đàn cò, đàn bầu thì giấu giấu, học cây đàn violon, đàn guitar, piano thì mới dám đưa ra.

Tôi đã giảng cho nhiều người VN thấy không phải hoành tráng mà nó hay, không phải nhiều mà nó hay. Nhiều là số lượng, hay là chất lượng. Hay thì một dây nó cũng hay.

Như cây đàn bầu. Nhà thơ văn Hiến Lê đã thốt lên:
“Một dây nũng nịu nửa lời
 Nửa bầu chứa cả một trời âm thanh”.
 
Cố nhà thơ Hải Phương:

Một dây căng giữa Đất Trời,
Cần nghiêng nghiêng tựa dáng Người vươn cao
Tiếng ngân, ngân tận cõi nào ?
Dư âm rơi ngẩn ngơ vào tai ai ?


* Phương Tây hay VN thì đều vươn tới sự tinh tế, âm nhạc VN rèn cho sự tinh tế, nhưng đôi khi chúng ta lại không chú ý đến điều đó… Phải vậy không, thưa ông?

- Vậy nên tôi mới viết bài “Căn bệnh mãn tính của âm nhạc VN”, đưa ra lý do tại sao họ đi xa được còn chúng ta thì chưa.

Lý do dài lắm. Do lịch sử chúng ta bị đô hộ, mấy chục năm chiến tranh, nhiều thứ bị ngưng trệ, dòng chảy văn hóa bị gián đoạn… Chính trị đưa ra tư duy khác, nghĩ sai, coi thường chuyện này chuyện khác, lần lần bây giờ mới quan tâm lại. Đến lúc này thì âm nhạc dần bị suy thoái.

Còn về tâm lý là sự tự ti mặc cảm, như tôi đã nói, vì ta vẫn quen nghĩ cái gì của Tây cũng hay; mặc, ăn, nghe, sống cũng kiểu Tây, thành ra muốn học Tây.

Khi kinh tế thị trường, đờn ca tài tử hay hay cổ nhạc, nếu muốn vô truyền hình cũng trả giá bằng hoặc gần như nhạc Tây. Nếu làm tân nhạc theo thị hiếu của quần chúng không thôi thì sẽ tới lúc tới chỗ không tưởng tượng được.

Người học bao nhiêu năm, tìm ra tiếng đờn có thể làm não ruột người ta. Có người hiểu được, khen, rồi thôi, đâu lại về đấy, làm cho người nghệ sĩ âm thầm xếp cây đờn về nhà lui cui sống cuộc đời hẩm hiu.

Trong khi đó, hát một tiếng hát không hay lắm, theo thị hiếu quần chúng, có thêm quần áo thời trang, trang điểm đẹp, uốn éo trên sân khấu chút xíu, được triệu đồng. Sáu năm học đàn kìm với 6 năm học đàn guitar thì học đàn guitar ra kiếm cơm dễ hơn,

Hoàn cảnh đất nước, môi trường làm người ta quay lưng với cổ nhạc và còn nhạc mới thì không có sự phát triển đúng hướng.

* Ông thấy chúng ta đã dần lấy lại sự tự chủ hay chưa, khoan nói đến sự tự tôn hay sự tự hào?

- Chưa, còn xa lắm. Muốn làm được, thì tôi cũng đã nói, chính quyền có trách nhiệm, chính quyền phải gây lên phong trào và đưa ra các liệu pháp cụ thể.

Chính quyền chưa bao giờ đưa ra cụ thể mà chỉ đưa ra những khẩu hiệu rất hay, nhưng làm sao thực hiện khẩu hiệu đó thì không biết, không cho, không giúp.

Dân tộc - khoa học - đại chúng là tuyệt vời, nhưng cái gì là dân tộc, cái gì là khoa học chưa có định ra được. Định chữ dân tộc chưa định ra.

Chúng ta có sáng tác nhưng làm thế nào để vừa đương đại nhưng lại đậm đà bản sắc dân tộc – đó là định hướng hết sức đúng, nhưng phải làm sao, tiền đâu làm được thì chưa rõ.

Quay lại sự giúp đỡ của chính quyền. Khi người nhạc sĩ sáng tác ra concerto, bản tấu khúc hay giao hưởng, cho 60, 70 triệu hay làm một bản giao hưởng có thể cho hàng trăm triệu để ăn, uống, tập, sinh sống… còn như khi tổ chức một nhạc hội, tôi mời được 5 nước ở Đông Nam Á tới đây; người ta không lấy tiền máy bay, chỉ ăn, ở, tặng quà, để công chúng xem miễn phí thì nhà nước ủng hộ 25 triệu.

Như vậy tức là chính quyền nói ủng hộ nhạc dân tộc nhưng chưa có hành động, cách làm cụ thể.

Người nghệ nhân chưa ý thức họ có nghề và phải truyền hết nghề mà luôn có tư tưởng giấu nghề. Thế nên học trò thì không được học tới nơi tới chốn, chỉ học được cái bên ngoài, lóa con mắt với cái bên ngoài mà quên mất cái bên trong làm rung động con tim.

"Nếu chúng ta không bắt đầu từ bây giờ..."

* Theo ông thì giờ chúng ta thay đổi có kịp hay không, để bớt đi hào nhoáng mà thực sự có sự rung động của con tin?

- Kịp là kịp với ai và kịp lúc nào? Nếu tất cả các tầng lớp đều đồng lòng: chính quyền đưa ra những hỗ trợ đúng, nghệ nhân tự hào về nghề của mình, người học muốn học, quần chúng ủng hộ, tất cả tôn vinh cổ nhạc. Nếu bắt đấu như thế từ ngay bây giờ thì 20 năm sau mới có kết quả. Chứ không phải trong ngày một ngày hai mà có sự thay đổi ngay được.

Nếu chúng ta không bắt đầu từ bây giờ thì thế hệ này sẽ phải chịu trách nhiệm vì đã làm mất đi những cái hay cái đẹp mà cha ông chúng ta đã chắt chiu. Vậy chúng ta có tội với tổ tiên.

* Vậy chúng ta phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?

- Người mẹ ru con là cho đứa con giáo dục âm nhạc đầu tiên, đưa một nét nhạc vào, đưa một bài thơ vào tiềm thức nó. Nếu đứa trẻ nghe những thứ nhạc không đâu vao đâu thì khi lớn lên nó cũng thành quen tai, cứ thế tự nhiên tai nghe của nó sẽ hỏng. Không thể trách đứa trẻ được. Tất cả tại môi trường. Đây là căn bệnh mãn tính rồi.

Hơn nữa trẻ con phải hát bài trẻ con, nó thương mẹ, thương thầy, nó chơi lu la lu lống chứ trẻ con không biết xây dựng kiến thiết đất nước như thế nào, không biết thương dân theo kiểu của các nhà lãnh đạo. Mấy thứ đó để lớn hãy dạy nó, lúc nhỏ hãy để cho nó hát những bài trẻ con. Không thể để cho những người học theo phong cách phương Tây sáng tác theo cách nói của người lớn rồi nhồi vào óc đứa nhỏ.

Chúng ta phải làm cho dân chúng thấy quý trọng những người hát và chơi cổ nhạc. Làm cho dân chúng có một tư tưởng khác tức là không coi thường những người chơi cổ nhạc. Không để họ bị nhìn nhận dưới góc nhìn là những người nhà quê, mà đó là những người giữ gìn hồn quốc gia.

Rồi dân chúng phải có cái nhìn hãnh diện chúng ta là người Việt Nam thì phải tìm hiểu ta là có cái gì trước chứ không thể âm nhạc dân tộc cũng không biết mà đi tìm hiểu rock, rap, swing…

Có trân trọng thì mới biết tự hào

* Ông nói gì khi nhiều người cho rằng nhạc dân tộc của chúng ta là nhà quê, lạc hậu còn phải là nhạc phương Tây mới là đô thị, thức thời, đôi khi người ta rất coi thường thứ nhà quê đó…?

- Đó là do tự ti, họ nghĩ mình thua. Mình phải tự hào thì mình mới thấy trân trọng những gì của cha ông để lại.

* Từ nhà quê đó trong nhìn nhận của ông như thế nào? Nó có phải là cái nôi, cái gốc của tất cả mọi nền âm nhạc không?

- Đương nhiên, tôi là nhà viết lịch sử âm nhạc của cả thế giới chứ không chỉ viết cho Việt Nam, không lý gì mà người ta dành cho Ấn Độ và Trung Quốc 30 trang mà không dành cho Việt Nam trang nào.

Một cá nhân như Bach còn có cả trăm trang trong lịch sử âm nhạc tại sao cả một nền âm nhạc truyền thống của một nước lớn như vậy mà còn cho có vài chục trang thì làm sao mà hiểu hết được.

* Nhưng mà có người sẽ nói nhà quê thì không thể văn minh bằng đô thị được, nhạc dân tộc thì không thể sang bằng nhạc phương Tây được? Sự"văn minh" hiểu như vậy đã đúng chưa, thưa ông?


- Tại họ không hiểu nhạc dân tộc nên mới nói vậy. Văn minh không phải là nhiều bè. Một bè mà uyển chuyển, hát lên người ta hiểu còn văn minh hơn là nhiều bè mà hát lên chẳng ai hiểu gì hết.

Như nhạc Ấn Độ chỉ cần một người đàn một người phụ họa, cùng lắm là 3 người thôi nhưng rất hay, đâu cần phải dàn nhạc giao hưởng 120 người mới là hay. Chúng ta muốn người ta hiểu được thì ta phải tiếp thị, phải cắt nghĩa.

* Văn minh khác văn hóa; văn hóa là tinh thần, văn mình là trình độ sống. Từ văn hóa có thể đi tới văn minh thế nào, thưa ông?

- Đó là sự thể hiện của văn hóa, là nếp sống đặc thù của người đó và của dân tộc đó, là cách sống biết trên biết dưới, biết cái gì phù hợp.

Văn minh là sự phát triển của kỹ thuật còn văn hóa là vốn sống của con người. Nếu chúng ta có sự văn minh thì người ta tự khắc sẽ phải có văn hóa hơn. Người ta biết văn minh thì người ta sẽ trọng văn hóa.

"Giờ thương mại hóa nhiều thì phải lợi dụng nó..."

* Theo ông, tại sao nhạc dân tộc ở Việt Nam lại không có sức sống như nhạc trẻ và cần làm gì để nó có được sức sống ấy?

- Trả lời một vài câu thì e là khó nói hết. Nhạc trẻ là cái gì mới lạ, cái gì hào nhoáng và dễ nghe, dễ nhớ dễ chơi nhưng cũng dễ bỏ. Nó là một thú chơi chứ không phải là một nghệ thuật.

Âm nhạc Việt Nam mới là một nghệ thuật để phụng sự chứ không phải là một thứ để người ta bán nhưng tiếc là bây giờ nó đã bị người ta bán trong các nhà hàng hay trên mấy du thuyền. Cái đó không phải là môi trường cho nghệ thuật. Chính sự mất đi tiếng ru điệu hò đã làm cho người ta quay lưng lại với âm nhạc dân tộc.

* Như vậy thì xu thế của thương mại hóa đã làm mất cân bằng những giá trị tinh thần. Đó phải chăng là một điều đáng lo?

- Lo thì không đáng lo nhưng ở đời nếu mình là một tướng giỏi thì phải “biến tặc lai công tặc”, làm sao để biến thù của mình thành kẻ hỗ trợ mình.

Giờ thương mại hóa nhiều thì phải lợi dụng nó để cho người ta biết đến âm nhạc Việt Nam. Tuy giờ đã có chuyện người ta biểu diễn trong nhà hàng nhưng đó là biểu diễn một cách thô sơ, giản dị quá khiến nó không thành một thứ nghệ thuật được.

Ví như ca Huế sống lại được là nhờ du khách nhưng giờ chúng ta cứ để vạy thì nó cứ mãi thành món hàng thôi. Phải nâng chúng lên để thành nghệ thuật.

Cách tiếp thị âm nhạc Việt Nam tới người dân cũng như tới du khách không khó.

Nếu lên taxi người ta mở một đĩa đàn bầu thì tự khắc du khách sẽ thấy lạ và họ sẽ hỏi, hay như vào khách sạn ở Việt Nam sẽ thấy toàn nhạc ngoại sao chúng ta không mở những đĩa hát bội.

Với những tiếng đàn bầu, đàn tranh hay sáo nhẹ nhẹ thì sẽ tạo ra một cảm giác lạ. Mà du khách thì đến Việt Nam để tìm cảm giác này chứ nếu quá quen thuộc với họ rồi thì họ ở nước họ đâu cần đến Việt Nam. Mình chưa biết làm cái đó.

Một cái khác nữa là tới giờ ăn thì họ cho nghe nhạc, ăn uống vậy thì nghe còn biết gì.

Muốn cho du khách nghe thì phải tổ chức riêng vào một giờ nào đó, lựa chọn giờ sau ăn tối và trước khi ngủ chẳng hạn. Mình mời họ nghe nhạc và diễn tấu theo đúng phong cách. Khi mình giải thích cho họ thì họ nghe sẽ hiểu hơn.

* Nhưng nhiều người rất e ngại mình làm theo những cái lạ thì sợ sẽ trở nên… lạc lõng?

- Tất nhiên, sao không lạc lõng được, vì mình là thiểu số chứ đâu phải đa số nhưng mình phải có bản lĩnh để biết mình đang làm theo cái đúng để dần dần thu hút nhiều người hơn.

Ví dụ sáng ra mà cho người ta nghe các loại nhạc ầm ĩ thì sao chịu nổi, nếu mình cho họ nghe đàn tranh hay sao nhẹ nhàng thì họ sẽ thích.

Đã làm thì phải nghiên cứu xem loại nhạc nào người ta sẽ thích vào thời điểm nào đẻ cho sự giới thiệu đúng cách. Hơn nữa mình không giới thiệu về âm nhạc mình đang chơi thì sao người ta hiểu được mà thích.

Tôi từng đã giới thiệu hát bội ở Mỹ ở Pháp và đều được người ta rất hoan nghênh. Được như vậy bởi mình giảng cho người ta hiểu trước khi cho người ta nghe.

"Tôi thưởng thức Tết"

* Ông đón Tết tại Việt Nam khác với đón Tết ở nước ngoài như thế nào?

- Khác nhiều chứ! Bên kia Tết mình vào tháng 2 tuyết giá lạnh không khí không có chút gì Tết. Đó cũng là ngày làm việc nếu có tết cũng chỉ là trong lòng mình và trong nhà mình thôi.

Bên đó mùa ấy cây trụi lá, trời lạnh người ta co ro làm sao mà tìm được những ánh nắng chan hào hay những bông hoa trên đồng nội, về đây mình mới có những thứ đó.

Hơn nữa là tình người, mình có 100.000 người bên Pháp sống lạc lõng lắm chứ. Ngày tết đâu có gặp được nhau vì còn phải đi làm.

* Giờ về Việt Nam rồi, ông đón tết như thế nào?

- Tôi không phải là người ăn tết mà là người thưởng thức tết. Ngày mùng 1 tôi sẽ ở nhà không đi làm sáng ra khai bút và gọi điện thoại thăm hỏi thầy giáo, họ hàng bà con. Ngày mùng 2 thì đi bạn bè. Ngày mùng 3 là học trò tới.

Tết ở Việt Nam vui hơn nhiều, có con cháu, chắt tới chúc thọ đông lắm, đến 20 - 30 người, chứ không một mình như hồi bên Pháp.

- Cảm ơn giáo sư Trần Văn Khê! Kính chúc ông năm mới mạnh khỏe, tinh anh để tiếp cống hiến cho văn hóa truyến thống Việt Nam!

Theo Tuần Việt Nam
http://www.tuanvietnam.net/vn/nhanvattrongngay/5959/index.aspx

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2009

GS Trần Văn Khê trò chuyện đầu Xuân


(TuanVietNam) - Khuôn viên nhà GS Trần Văn Khê ở 32 Huỳnh Đình Hai, Quận Bình Thạnh, TP HCM cũng là nhà lưu niệm, với hàng nghìn hiện vật được ông tặng lại Việt Nam sau bao năm bôn ba xứ người.

 
Tại đây, đúng dịp năm mới 2009 đến, Giáo sư hào hứng trò chuyện về cuộc đời, quan niệm sống và tham gia vào chủ đề mà Tuần Việt Nam mở ra: Giao hòa cổ nhạc và tân nhạc: Lối đi ngay dưới chân mình.

Học về để bổ sung cái hay chứ không phải thay thế VN

* Thưa giáo sư, bây giờ, có khách nước ngoài đặt ra hai câu hỏi "Âm nhạc VN có gì và hay ở chỗ nào”, ông sẽ giải đáp thế nào?

- Để nói một điều gì hay thế nào thì cần đưa ra ví dụ, đi từ cụ thể tới trừu tượng. Khi nào làm chuyện gì thì nhìn thật rõ, đủ mọi góc độ, trong chiều dài thời gian và chiều rộng trong không gian, đi từ dễ đến khó, gần đến xa...; từ đó mình biết thuở xưa thế nào, bây giờ thế nào, rồi nó sẽ biến đổi thế nào trong tương lai.

Như đàn tranh, dài trong thời gian là nó có từ bao giờ, ngày xưa biến chuyển thế nào, sẽ đi về đâu. Rộng trong không gian là miền Nam, miền Trung, miền Bắc khác nhau. Rộng hơn nữa là so với các cây đàn của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Học cây đàn tranh là không chỉ biết có cây đàn tranh ở VN mà học tất cả các cây đàn tranh ở châu Á.

Nhạc cụ VN nhiều lắm, phong phú lắm, trong đó không thể không kể đến cây đàn tranh, đàn đáy và đàn bầu, đều phát ra những âm thành bổng trầm chen nhau.

Âm nhạc VN, một chữ nhạc mà không tô điểm thì giống như một đêm không trăng, một hồ không nước, một vườn không hoa. Như đàn đáy, âm sắc của nó tô điểm được nhiều thứ lắm, với nhiều cung khác nhau, cung nam thế nào, bắc ra sao… Tiếng đàn đáy có âm và có dương, phù hợp với nếp sống của chúng ta. Có cây đàn nào đem lại được nhiều điều thú vị đến thế!

Cây đàn bầu cũng vậy. Đàn Trung Quốc có một dây tơ. Đàn Nhật Bản, châu Phi, Campuchia cũng có một dây. Đàn bầu VN cũng một dây nhưng khảy chỗ nào cũng có thể tạo ra bồi âm. Cây đàn này đã được nhiều nhà thanh học nước ngoài thán phục vì sự tinh vi và tính khoa học trong kết cấu của nó.  

Còn hay, đó là nét đặc thù của âm nhạc VN. Nhạc phương Tây, có hình thức, tổng thể, tỉ lệ… theo khuôn thước. Khi nghe nhạc phương Tây là nghe bề ngang và nghe luôn cả bề sâu, vì thế mới có hòa âm.

Còn nhạc VN, nghe nhạc không phải nhìn thấy đá trong vách mà là nhìn thấy một bức họa, bức thêu, biết đường kim mũi chỉ, biết chỗ nào bắt đầu chỗ nào kết thúc, biết chỗ đi và chỗ tới. Khúc giữa thế nào thì tùy hứng, có thể thêm hoa thêm lá vào thế nào. Đưa sáng tạo riêng vào trong lúc biểu diễn là ứng tác, ứng tấu, là ngẫu hứng.

Âm nhạc VN rất tinh vi, nó là âm thanh động mà mở, không phải tĩnh mà đóng, cũng như đất nước VN có cấu trúc động và mở. Với phương Tây, bản nhạc làm ra rồi, không ai có thể thay đổi dù chỉ một chữ. Còn nhạc của chúng ta, mỗi lần đờn là sáng tạo, tái tạo, thiên biến vạn hóa.

Tiết tấu chúng ta hơn cả phương Tây, chỉ thua Ấn Độ thôi. Tiết tấu cũng linh động, động mà mở, động là sức sống.

* Để có thể trả lời đơn giản thế là nhờ ông đã đi rất nhiều nơi, qua nhiều năm nghiên cứu ở xứ người và lưu giữ tình cảm với quê hương bản quán, dù không sống trong lòng VN...?

- Không chỉ có như vậy. Tôi sinh trong gia đình 4 đời nhạc sĩ, ông cố nhạc sĩ, ông nội nhạc sĩ, ông ngoại nhạc sĩ, cha nhạc sĩ, cậu, dì nhạc sĩ, bác nhạc sĩ, rồi con tôi - GS Trần Quang Hải cũng là nhạc sĩ.

4, 5 năm thế hệ như thế nên âm nhạc đã thấm trong người. Tôi thương yêu âm nhạc cho nên dù nghe nhạc Ấn Độ, phục nhạc Ấn Độ nhưng không bao giờ nghĩ rằng âm nhạc Ấn Độ phải thay thế cho nhạc VN, mà nó phải bổ sung cho âm nhạc VN.

Âm nhạc phương Tây có nhiều cái hay lắm, nhưng những cái hay đó tôi cái lấy tinh thần của nó để tô điểm, để hiểu hơn về âm nhạc VN, chứ không phải thay thế âm nhạc VN.

Trong nhà đã có sẵn ngọc quý

* Vấn đề văn hóa của đất nước ta mà ông quan tâm nhất hiện tại là gì?

- Tất cả hình thức văn hóa, gồm ăn, mặc hay những vấn đề nghệ thuật như âm nhạc, kịch nghệ, kiến trúc, hội họa… tất cả cần thay đổi, cần làm sao để bản sắc dân tộc có ở đó.

Trong thời hội nhập quốc tế hôm nay, người ta sẽ nhìn chúng ta là ai, chúng ta có gì đặc thù chứ không nhìn chúng ta bắt chước người Pháp, người Mỹ, người Âu châu, Trung Quốc… giỏi đến mức nào.

Chúng ta có khách đến nhà thì lại đem khoe cái mình đã học từ người ta thế nào mà không biết đem khoe cái tinh túy mình có, vừa phù hợp với người ta - vừa là cái đẹp nhất, hay nhất, ngon nhất, thú vị nhất của mình.

Trong mỗi nước có một thứ rượu. Uống rượu Sake người ta biết Nhật Bản. Uống rượu Vodka người ta nghĩ đến nước Nga. Có Whisky ngon, người ta nghĩ đến người Anh hay người Mỹ.

VN chúng ta có rượu bầu đá, rượu làng Vân, rượu Bến Tre, Gò Công..., bao nhiêu loại rượu ngon vô cùng. Nhưng chúng ta, không phải không biết tận dụng mà là không dám tận dụng!

Có bao giờ chúng ta dám đem những thứ rượu đó ra đãi khách hay vẫn lấy rượu Tây ra mời? Trong nhà có sẵn ngọc quý mà chúng ta phải ngưỡng vọng đâu xa.

Mấy năm nay, có một gia đình đã mời tôi uống rượu Hoàng hoa, làm từ hoa cúc nở cuối hạ sang thu. Người ta đem hoa ra, rửa bằng nước mưa hứng ngoài trời cho sạch rồi ngâm với đường phèn, ấp ủ kỹ càng thành men… Rượu đó uống tuyệt vời.

Hay mới đây thôi, cũng ở Sài Gòn này, tôi được mời rượu Tường vi. Chúng ta đã có rượu mai quế lộ, làm bằng cánh hoa mai, nhưng rượu làm từ cánh hoa cúc, cánh hoa tường vi thì chưa thấy có. Người ta đã làm ra những thứ rượu vô cùng ngon và hiếm nhưng người ta thấy trong thiên hạ không mấy ai quan tâm, không thưởng thức được, nên không dám nói, không công bố.

* Những vốn quý - như giáo sư nói là trong nhà đã có sẵn ngọc quý - nhưng còn nằm dưới đáy giếng phải không, thưa ông?

- Đúng vậy. Những thứ quý giá đó có đi tìm mới thấy. Tôi lâu nay tôn vinh văn hóa VN, xem trọng người VN, sản phẩm của VN, nên họ biết thế, cảm động, mới nói cho tôi biết. Bình thường, họ vẫn chưng cất một năm mới đem ra uống một lần, trong gia đình thưởng thức với nhau hoặc bạn rất thân mới đem ra thưởng thức. Thưởng thức xong đem đổ lại bên gốc cây hoa cúc.

Những điều này có tôi và đạo diễn Lê Quý Dương chứng kiến. Bạn trẻ này cũng là người đi học bốn biển năm châu, có đủ hiểu biết về kỹ thuật cũng như về nghệ thuật, đã trở về VN, để không phải thay thế mà là bổ sung vào nghệ thuật VN nhưng gì tốt đẹp học được từ thế giới – người mà tôi rất quý mến.

- Cháu thấy hơi ngạc nhiên, vì không hiểu sao bây giờ mà còn có những gia đình chưng cất và có cách uống rượu kiểu ấy, như trong truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân ngày xưa… Rõ ràng, những gì tinh lọc vẫn được có nơi, có người gìn giữ. Nhưng thưa ông, phải làm sao để những điều ông vừa nói ấy được nâng lên thành quốc hồn, quốc túy chứ không phải sẽ ngày một nhạt phai theo thời gian?

- Tôi đã nghĩ rằng ví như chuyện những khúc rao của VN, mới được 3 phút thì hết khách còn rao Ấn Độ, 45 phút vẫn có khách nghe, dù rao VN không thua kém gì.

Tôi đã phải mất rất nhiều công để trả lời cho câu hỏi tại sao đó và đã thể nghiệm với con trai tôi là Trần Quang Hải. Rồi tôi đưa rao VN ra với khách ngoại quốc, khách trong nước đều hoanh nghênh, nhưng chưa dám coi đó là hoàn hảo.

Rao, tức là là đưa cho người ta nghe nét nhạc đặc thù mà mình muốn đưa. Trong nét nhạc đặc thù đó, được sắp xếp trở lại thành các thang âm, từ thấp đến cao.

VN mình có 5 thang âm chính là hò, xừ, sang, xê, cống. Trong khi rao, lâu nay, vẫn như mình giới thiệu với khách, xin mời quý vị, nhà tôi có 5 đứa con là "Hò, xừ, sang, xê, cống…, ra đi các con!". Thế là hết rồi.

Ấn Độ nói, nhà tôi có 7 đứa con… Rồi giới thiệu từng đứa để khách thấy rõ, hiểu thấu về từng đứa ấy mà chưa thấy đứa khác, rồi lần lượt mới bước ra, rõ ràng, uyển chuyển, bổ trợ lẫn nhau.

Điều này cũng như khi mình giới thiệu những chữ nhạc, đầu tiên phải tuần tự như tiến, chữ này rồi tới chữ kia. Thứ nhì, phải biết vận dụng tuyệt đối tất cả cách tô điểm của chữ nhạc đó. Thứ ba, dù chữ nhạc đó đi lên hay đi đâu cũng phải trở về nguồn gốc, tức là đi theo chu kỳ.

Thứ tư, không ngần ngại đi thật cao và cũng không ngần ngại đi thật thấp. Nắm được không gian mình đi thế nào, thời gian mình đi thế nào, hình tượng mình đi thế nào. Đi lên đi xuống hết rồi vẫn lại trở về với hình thức cũ.

Con người cũng như âm nhạc vậy, không thể sống mà không có tiết tấu. Con người sinh ra có tiết tấu, hai tháng đã nghe thấy tiếng động trong bào thai. 6 tháng nghe thấy trái tim đập. Sinh ra khóc một tiếng. Hít vô, thở ra là tiết tấu. Tiếng võng đưa là tiết tấu. Nước thủy triều lên xuống là tiết tấu. Nước lớn nước rộng là tiết tấu. Bốn mùa xuân hạ thu đông là tiết tấu. Sau khi tấu lên khúc rao, khúc nhạc rồi, phải cho tiết tấu nhẹ nhàng đi vô, tiết tấu chậm chậm đưa…

Trong nhạc VN, tiết tấu có biến hóa, tiết tấu có âm – dương, chúng ta phải biết sử dụng sao cho tiết tấu tuần hoàn, trở nên đặc biệt chứ không phải chỉ để nghe thấy đều đều.

Rao VN khác Tây là từ trong tim mà đi ra. Nó có nguyên tắc mà không có hình thức. Theo hình thức là làm cho ngưng trệ cảm xúc trong tim, làm nó biến thể, xơ cứng.

Rao VN không phải mang tinh thần Ấn Độ mà dùng đàn tranh, đàn nguyệt, trống VN, thang âm điệu thức VN, nói ra phong cách VN, dưới tinh thần mới của Ấn Độ. Làm được vậy rao sẽ khác. Tôi đã thử nghiệm rồi, người ta sẽ nghe mình 15, 20 phút mà chưa ai ngán.

Tôi cũng đã truyền cho học trò, cũng chỉ dạy cho khoảng 9, 10 người thôi, nhưng thực sự chưa có ai nắm được cả tinh thần của tôi. Cách đây 2 năm, có cháu Hải Phượng đàn tranh nắm được một phần tinh thần đó. Các cháu rao, rao sa, rao quảng với tôi được rồi, nhưng chưa phải trọn vẹn.

Trong tiếng nhạc có tiếng đời

* Nghe ông nói về rao, về âm nhạc truyền thống, như thể nó còn hàm chứa những triết lý sống?

- Âm nhạc VN có triết lý nhiều lắm. Trong đờn tài tử, người ta nói học lòng bản mà không thay đổi lòng bản. Nhưng lòng bản ấy không phải đưa một cách nguyên xi mà chân phương và hoa lá. Học thì vuông vắn nhưng khi hành thì phải biết thêm hoa thêm lá. Trống cũng vậy mà nhạc cũng vậy, thiên hạ mới mê hoặc. Đó là sự phát triển sinh động, đúng theo cấu trúc VN động và mở, không phải động mà đóng.

* Hiểu được những điều đó trong âm nhạc đó cũng làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú?

- Đương nhiên. Dạy học trò không chỉ trong tiếng nhạc, mà trong tiếng nhạc còn giúp cho phong cách nấu ăn của mình thế nào, mình biết sống ở đời thế nào… Trong một bản đàn, từ lúc khởi đầu thế nào rồi đi đâu cũng trở về khởi điểm.

* Ông thấy trong cuộc đời bôn ba của mình, ông đã trở về khởi điểm chưa?

- Tôi đã trở về VN, trở về nơi tôi đã ra đi. Lúc này tôi thấy mình thanh thản.

Hồi xưa, có chiến tranh, tôi đi học rồi làm việc, nghiên cứu ở xứ người, chưa về được, lúc đó day dứt lắm. Rồi sau đó tôi trở về được, mỗi năm một hai lần để đi điền giã. Còn giờ tôi đã được thỏa sức tắm mình với cuộc sống nơi mình sinh ra.

Giờ tôi ở đây luôn, vĩnh viễn với hơi xuân.

(Còn tiếp...)

http://www.tuanvietnam.net/vn/nhanvattrongngay/5958/index.aspx

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2009

Việt Nam những chuyện to - nhỏ







Việt Nam! Một đất nước rất nhỏ nhưng có những xếp hạng rất to.Trong đất nước rất nhỏ đó có 1 thủ đô rất to.Trong thủ đô rất to có những con đường rất nhỏ. Bên những con đường rất nhỏ có những ngôi biệt thự rất to.Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ. Những cô vợ nhỏ là của các ông quan to. Những ông quan to có cái cặp rất nhỏ. Trong những cái cặp rất nhỏ có những dự án rất to. Những dự án rất to thì hiệu quả lại rất nhỏ. Hiệu quả thì rất nhỏ nhưng thất thoát rất to. Những thất thoát rất to thường phát hiện cực nhỏ. Những phát hiện cực nhỏ đem ra xử thật to. Những vụ xử rất to chết toàn anh “lính nhỏ"

vụ xử rất to mà án lại rất nhỏ -->án rất nhỏ mà dư luận rất to-->dư luận rất to mà tiếng đến tai lãnh đạo lại rất nhỏ ...

ai rảnh chế tiếp tờ sớ này nhé

(lụm lặt Internet)



Thứ Hai, 19 tháng 1, 2009

Bỏ Xuống






Khi Phật còn tại thế, có một vị Bà la môn tên Hắc Chỉ hai tay mang hai chiếc bình hoa đến ra mắt.

Phật thấy vậy bèn nói: “ bỏ xuống!”

Hắc Chỉ đặt chiếc bình bên tay trái xuống.

Phật lại nói: “Bỏ xuống!”

Hắc Chỉ ngạc nhiên nói: “Có hai chiếc bình hoa, tôi đã bỏ hết, chỉ còn hai tay không, đâu còn gì để bỏ xuống nữa. Xin hỏi ngài bảo tôi bỏ cái gì?”

Phật nói: “Ta hoàn toàn không bảo ngươi bỏ hai chiếc bình hoa kia xuống. Cái ta bảo ngươi bỏ xuống là bỏ cái lòng tự đắc, cái tâm kiêu ngạo, là lục trần lục thức của ngươi kia. Khi ngươi buông bỏ tất cả những thứ ấy xuống, lúc ấy mới không còn gì để bỏ nữa, lúc ấy ngươi mới giải thoát khỏi xiềng xích sinh tử.”

Người ta nói:

“Bỏ xuống” nghe đơn giản là vậy nhưng thực sự là chuyện hết sức khó khăn của con người. Người có công danh thì có thể bỏ công danh không? Người có tiền bạc thì có thể bỏ tiền bạc không? Người có ái tình thì có thể bỏ ái tình không? Người có sự nghiệp thì có thể bỏ sự nghiệp không?

Gánh nặng trên vai con người, áp lực trong lòng người nào có khác gì hai bình hoa của Hắc Chỉ? Đó là nguồn gốc khiến cuộc sống con người phiền não, đau khổ. Vậy, muốn được thanh thản nhẹ nhàng, hãy quẳng những gánh lo ấy đi! Hãy biết “bỏ xuống” để được hạnh phúc

Cổ Mộ

(Theo tạp chí “Kiến Thức Ngày Nay” số 635)

Tu nghiệp sinh ơi ! Buồn thay thân phận của kiếp người VN

Copy từ Blog Minh T

Mấy tuần nay dân mạng và ngoài mạng xôn xao về cái chuyện Tu nghiệp sinh VN ở Nhật dính vào đường dây ăn cắp hàng mỹ phẩm của các nhân viên Hàng Không VN. Dân Việt chửi họ làm mất thể diện quốc gia cũng có, dân Nhật chửi họ là bọn ăn cắp cũng có. Vậy Tu nghiệp sinh là gì ?
Cái vụ Tu nghiệp sinh này thì em hơi bị rành , nên để em kể đầu dây mối nhợ cho các bác nghe.


Số là cái thời ông thủ tướng Murayama thuộc Đảng Xã Hội (Đảng thiên tả)của Nhật sau bao nhiêu năm tranh đấu mới giành được cái chính phủ Nhật. Công việc đầu tiên của ông ta sau khi cầm quyền là đi xin lỗi các nước Á châu bị phát xít Nhật xâm lược trong cuộc chiến Thái Bình Dương (tức thế chiến 2). Ông ta làm một vòng bắt đầu từ Singapore cho đến chặng cuối là Việt nam để đi xin lỗi và bồi thường chiến tranh. Ông ta đi đến đâu nghe dân chúng các nước chửi đến đó và ký giấy bồi thường chiến phí cho đủ các nước mệt nghỉ, nhưng khi đến VN thì hội đàm cả buổi với ông Đỗ Mười thì không nghe nhắc gì đến cái chuyện đòi xin lỗi và bồi thường chiến tranh cả. Vậy là lão già MuraYama lờ luôn cái chuyện xin lỗi và bồi thường cho dân VN. Báo Asahi của Nhật lúc đó viết bài bình luận và chê rằng đám cố vấn cho ông Đỗ Mười dốt quá không hiểu được nội tình của nước Nhật.Nếu mà họ cố vấn ngon lành thì dân Nhật phải è lưng ra trả thuế để mà đền bù cho 2 triệu người VN bị chết đói do nguyên nhân phát xít Nhật gây ra. Mà phải công nhận là các cán bộ ngoại giao VN dưới thời ông Vũ Dũng làm Đại sứ VN ở Nhật dốt thật, chẳng có ông nào biết tiếng Nhật cả, nên chắc không đọc được báo chí và hiểu chuyện của Nhật. Không thấy ông Đỗ Mười đòi hỏi gì nên bố già Mura Yama mới chuyển sang đề nghị tạo tình hữu nghị cho thanh niên Nhật -Việt bằng cách Nhật và VN hàng năm sẽ trao đổi thanh niên với nhau để tìm hiểu văn hóa , Nhật bản sẽ hỗ trợ đào tạo chuyên viên cho VN dưới tên gọi là Đào tạo TU NGHIỆP SINH. Tức là lão ta chơi trên cơ Đỗ Mười , dùng từ giúp đỡ chứ không phải là bồi thường. Mà các bạn biết rồi , với dân ngoại giao thì cái mặt mũi và chữ nghĩa quan trọng lắm.


Từ cái vụ này mới đẻ ra cái vụ TU NGHIỆP SINH. Mục đích chính của chương trình đào tạo Tu nghiệp sinh là chính phủ Nhật viện trợ, giúp cho VN đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực nghề sản xuất, đồng thời giúp các xí nghiệp Nhật lúc đó đang thiếu trầm trọng nhân công. Nhật bản vừa được cả 2 cái lợi là giải quyết việc thiếu hụt nhân lực và được mang tiếng là giúp đỡ VN trên mặt ngoại giao. Theo tinh thần của hiệp định lúc đó thì Tu nghiệp sinh sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ là 70000 yen/ tháng ( bây giờ thì lên 80000/ tháng). Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là "Thực Tập Sinh" , được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại. Bộ ngoại giao và Bộ lao Động Nhật trực tiếp quản lý chương trình Tu Nghiệp Sinh thông qua một tổ chức của chính phủ là JITCO. Thái Lan cũng được ký hiệp định hỗ trợ Đào tạo Tu nghiệp sinh giống y chang VN.

Cái vấn đề này đúng ra thì rất hay nhưng mà chính phủ VN mình dốt quá, tiền chẵn không lấy chỉ mong đi lượm tiền lẽ nên sau này mới lùm xùm , tèm nhem đủ chuyện.

Theo người Nhật thì để đào tạo một tên công nhân từ chỗ mới ra trường Đại học cho đến lúc có bằng nghề làm được việc thì họ mất khoảng 200000USD cho khoảng 3 năm.

Chính phủ Thái lan hiểu điều này nên khi đưa người đi tu nghiệp ở Nhật thì họ chọn lựa những sinh viên giỏi, những kỹ sư có kiến thức sang Nhật để học những kỹ thuật mà họ chưa có, hoặc chưa bằng Nhật. Ví dụ cái nghề chế tạo khuôn mẫu để đúc kim loại hay nhựa hoặc công nghệ xe hơi. Chính phủ Thái họ quản lý rất chặt, các tu nghiệp sinh trước khi đi thì họ yêu cấu phía Nhật phải cho họ cái list các công ty tiếp nhận tu nghiệp sinh, sau đó họ sẽ cữ nhân viên Đại sứ quán đến điều tra cái công ty Nhật đó đúng kỹ thuật mà họ cần không, điều kiện lao động có an toàn cho con em họ không. Nếu công ty quá nhỏ hoặc không có kỹ thuật họ cần thì họ loại sổ. Sau khi tu nghiệp sinh Thái lan sang Nhật thì nhân viên chính phủ Thái hàng tháng họ sẽ đến tận công ty để kiểm tra đời sống sinh hoạt , học tập của con em họ và nếu như bị người Nhật hà hiếp hoặc đào tạo không đúng chức năng thì lập tức họ kiến nghị Bộ ngoại giao Nhật cho ngừng ngay lập tức và họ chuyển qua công ty khác hay trường học khác. Các tu nghiệp sinh này sau khi về nước thì được trọng dụng đúng với ngành nghề họ đã được đào tạo bài bản ở Nhật. Với chính sách quản lý chặt chẽ và lo cho dân như vậy nên chỉ sau 14 năm thì bây giờ ngành gia công khuôn mẫu cho công nghệ xe hơi của Thái lan đã vượt qua mặt Hàn Quốc, được xếp vào danh sách cường quốc gia công khuôn mẫu đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Nhật, 80% khuôn mẫu và sản phẩm đúc của công nghệ xe hơi Nhật hiện được làm ở Thái lan với số nhân tài ưu tú được đào tạo từ Nhật. Cái tiền đào tạo 200000 USD/ người của Nhật kể như người Thái nuốt trọn, họ đúng là chọn con đường lấy tiền chẵn.

Quay lại VN thì sao, chính phủ Việt Nam thì lợi dụng chương trình này để xuất khẩu lao động và thông qua chương trình xuất khầu lao động để kiếm tiền quản lý, tức là cái đầu của các quan chức Bộ Lao Động và thương binh Xã hội cũng như Bộ giáo dục Đào tạo VN chỉ mới ở mức tính chuyện lượm tiền lẽ, không có tầm nhìn xa và chiến lược phát triển nhân tài như Thái Lan. Cái từ Xuất khẩu lao động tự nó đã là phản cảm , có tính chất buôn người rồi. Chắc chỉ có ở VN con người được xếp ngang hàng với hàng hóa nên mới có chữ Xuất khẩu Lao Động. Thông thường thì Tu nghiệp sinh sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. Hãng Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng , ở VN một người muốn sang Nhật làm tu nghiệp sinh thì phải trả chi phí môi giới cho các quan chức cán bộ của các công ty xuất khẩu lao động thuộc Bộ lao động thương binh xã hội VN như SULECO, SOVILACO v.v..mà số tiền phí môi giới này không rẻ khoảng 10000USD đến 20000USD, họ phải thế chấp sổ đỏ cho các quan chức cán bộ hoặc cho các công ty này. Rút cuộc số tiền họ bỏ ra chỉ chạy vào túi cán bộ thôi chứ nhà nước VN cũng chẳng được mấy đồng bạc. Nếu không chạy phí môi giới thì còn khuya mới được đi vì có lẽ không có bao nhiêu người đủ tiêu chuẩn để đưa đi đào tạo theo đúng nghĩa của danh từ TU NGHIỆP. Sau khi sang Nhật thì chính phủ VN kể như đem con bỏ chợ, mặc tình tụi bây sống sao kệ bây. Từ đây mới đẻ ra chuyện các nghiệp đoàn Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh. Bời vì chính phủ VN không trực tiếp quản lý tu nghiệp sinh như kiểu Thái lan nên thông thường SULECO hay SOVILACO sẽ ký hợp đồng với một công ty môi giới việc làm nào đó của Nhật. Theo luật lao động của Nhật thì các công ty môi giới việc làm không được nhận tu nghiệp sinh nên các công ty này mới đẻ ra cái gọi là nghiệp đoàn nhận TU NGHIỆP SINH (tiếng Nhật gọi là KENSHUSEI UKEIRE KUMIAI) có trách nhiệm nhận và phân phối tu nghiệp sinh đến các công ty tiếp nhận huấn nghệ và quản lý họ thay cho cơ quan JITCO của chính phủ, một hình thức lách luật. Hiện tượng buôn người và bóc lột xảy ra từ đây. Các nghiệp đòan này nhận tu nghiệp sinh mà không cần biết người đó có tư cách của tu nghiệp sinh hay không , phía VN tìm được bao nhiêu, thì nhận bấy nhiêu. Sau đó bắt đầu bán các tu nghiệp sinh này cho các công ty nhỏ sắp phá sản hoặc không đủ tiền mướn công nhân Nhật, hoặc đưa bán đổi chác qua các công ty thứ 3 thứ tư nào đó. Họ vừa ăn tiền ủy thác quản lý của JITCO, vừa nhận tiền bán người ( tiền môi giới lao động) từ công ty nhận lao động. Các công ty nhận lao động này sẽ bắt các tu nghiệp sinh làm việc như nô lệ mà họ không cần phải sợ Luật Lao Động của Nhật bởi vì cảnh sát có bắt thì họ nói là họ giúp VN huấn nghệ, họ là tu nghiệp sinh chứ không phải là người Lao Động nên không bị chi phối bởi luật Lao Động. Số tiến trợ cấp hàng tháng 80000 yen này thì các công ty xuất khẩu lao động VN nhờ bọn nghiệp đoàn môi giới lao động của Nhật chận thu 50% gửi vào trương mục ngân hàng của SULECO hay SOVILACO ở Nhật cộng với tiền gọi là tiền quản lý phí khoảng 10000 yen (khoảng 100USD) hàng tháng gửi về phía VN. Nếu em nào không chịu nổi cảnh bị bắt làm như nô lệ phải bỏ trốn thì số tiền này họ tịch thu , SULECO va SOVILACO ăn trọn, chưa tính tới sổ đỏ nhà cửa bị thế chấp họ sẽ phát mãi ở VN với lý do gọi là bồi thường cho phía Nhật, thực ra cái vụ này không có trong hiệp định. Sau khi mỗi tu nghiệp sinh bị trừ hết 50000 yen thì chỉ còn 30000 yen để sinh sống, nếu may mắn gặp công ty cho ở nhà không lấy tiền thì còn sống được, nếu bị công ty bắt trả tiền nhà , điện ga , nước thì kể như không đủ mua mì gói mà sống. Bộ Lao Động và Thương Binh xã hội Vn sợ mất thị trường xuất khẩu Lao Động nên cách đây 5 năm đã cử tên Nguyễn Gia Liêm sang Nhật với danh nghĩa Cố vấn ,Bảo vệ quyền lợi cho tu nghiệp sinh VN , nhưng mà tên này thì không biết tiếng Nhật, lại bị bọn nghiệp đaòn môi giới người mua chuộc đã quay ra hà hiếp và báo cáo cho người Nhật biết những tu nghiệp sinh nào có ý định bỏ trốn hay chịu không nổi cực khỗ để họ canh chừng. Tên Liêm này còn bày cho bọn nghiệp đoàn cách buộc các tu nghiệp sinh phải nộp Passport và thẻ ngoại kiều cho bọn Nhật giữ để khỏi còn cơ hội trốn chạy. Các tu nghiệp sinh sau này sang Nhật đều bị bắt ký một tờ giấy là :"Tôi nguyện giao Hộ chiếu và thẻ ngoại kiều nhờ Nghiệp đoàn A,B,C, gì đấy giữ hộ vì sợ làm mất" là từ cái trò mất dạy của tên đại diện Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội Vn này mà ra , cũng như tiền 50% bị trưng thu hàng tháng cũng phải ký vào tờ giấy gọi là nhờ giữ hộ. Sau 10 tháng huấn nghệ thực chất là làm nô lệ không công cho bọn này thì các tu nghiệp sinh sẽ được bọn này diễn hề bằng cách cho tổ chức thi lấy bằng nghề. Thực ra thì chả có thi cử gì ráo, bọn nghiệp đoàn quản lý tu nghiệp sinh này sẽ kết hợp với các công ty tráo người của họ vào thi , hoặc là mớm cách thi cho các tu nghiệp sinh trong trường hợp có nhân viên của JITCO đến giám sát, xong rồi báo cáo lên JITCO là đã tổ chức xong cuộc thi với kết quả em A,B,C nào đó đậu và JITCO gửi bằng chứng nhận nghề xuống. Cái bằng này không phải là bằng kỹ thuật quốc gia nên nhiều khi cái ông đại diện của JITCO tới cuộc thi cho có mặt. Vậy là xong 26 tháng còn lại là các tu nghiệp sinh được chuyển sang thân phận gọi là "Thực tập sinh". Trên nguyên tắc thực tập sinh cũng không phải là người lao động nhưng được nhận lương thực tập giống như các nhân viên tập sự người Nhật. Thường thì các hãng Nhật sẽ trả cho họ mức lương thấp nhất theo luật Lao động tức là cái lương vừa đủ để sống nếu không bị trừ các khoản thuế, bảo hiểm và hưu trí (thực tập sinh VN cũng bị bắt đóng bảo hiểm hưu trí của Nhật), bảo hiểm sức khỏe ở Việt nam (cái này là hình thức nhà nước bóc lột họ vì nếu họ có bệnh ở Nhật trong thời gian làm việc thì bảo hiểm của VN cũng không trả cắc nào cả), thông thường lương này khoảng bằng 1/4 hay 1/5 lương thấp nhất của người lao động Nhật khoảng 100000 đến 130000 yen nhưng phải bắt trả tiền sinh hoạt phí ở công ty cũng như tiền trả cho nghiệp đoànn môi giới Nhật và tiền quản lý phí của VN. Mức lương này nếu bị trừ 50% và tiển quản lý phí tăng lên thì sau khi trừ hết mỗi người chỉ còn khoảng 40000yen. Ở Nhật giá gạo khoảng 300 yen / kg, thì đủ mua 10kg gạo và chút xíu thịt để ăn mà sống. Điều này bắt buộc họ muốn sống còn thì phải trốn ra ngoài làm chuyện gian như cái vụ tham gia vào đường dây ăn cắp của hàng không VN mới đây chẳng hạn. Hiện tại theo chỗ tôi biết thì cảnh sát tỉnh Saitama phía bắc Tokyo còn giữ một xác chết của một tu nghiệp sinh VN cả năm nay vì anh ta bị chết do tai nạn lao động nhưng mà công ty xuất khẩu lao động VN sợ trách nhiệm và tiền chi phí chở xác về rất cao nên không chịu lãnh.

Tòa đại sứ VN thì rất vô trách nhiệm ,không những không bảo vệ công dân của mình mà bọn này chuyên môn nhũng nhiễu làm tiền tu nghiệp sinh nếu ai lỡ dại chịu không nỗi bỏ trốn không thể lấy lại hộ chiếu từ bọn Nhật được thì muốn lấy tờ giấy thế cho hộ chiếu để về Vn thì phải chung chi khoảng 50000 yen đến 100000 yen mới mong có giấy tờ tạm để trở về nước.

Tu nghiệp sinh VN khác với tu nghiệp sinh Thái lan ở chỗ họ không còn là con người khi đã bước chân lên máy bay. Họ là một con súc vật kéo cày để trả món nợ ở quê nhà, để đầy túi tham của bọn quan chức cán bộ trong Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội, để làm giàu cho bọn buôn người ở Nhật đã cấu kết ăn chia chặt chẽ với các quan chức VN.

Tu nghiệp sinh ơi ! Trên chữ tu nghiệp của bạn có vảng vất hồn ma của 2 triệu người chết đói năm Ất Dậu. Buồn thay thân phận của kiếp người VN.

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2009

Định mệnh của NSƯT Thanh Sang

TTCT - Giọng hát buồn, phong thái từ tốn, chậm rãi, đôi mắt lúc nào cũng u uẩn... như dự báo cho cuộc đời lận đận của anh đánh cá trở thành kép hát. 15 tuổi bỏ nhà đi theo gánh hát, 50 năm gắn liền với sân khấu là một giấc mơ buồn nhiều hơn vui, sóng gió nhiều hơn an bình...

Hẹn 9g30 sáng tại nhà riêng, đúng 9g25 Thanh Sang về, ngồi sau xe của vợ. Đã mấy năm nay ông không lái xe được, sau cú ngã vì tai biến mạch máu não. Người nghệ sĩ già ngoài đời không có gì khác biệt với trên sân khấu, vẫn phong thái nhẹ nhàng, khoan thai... Ông diện áo hồng bên trong, vest trắng bên ngoài, chỉn chu, đạo mạo như một công chức. “Lịch làm việc” buổi sáng của Thanh Sang vừa hoàn thành: thức dậy từ sớm, đi ăn sáng, châm cứu ở nhà thầy. Đáng lẽ ra còn vài việc phải làm, nhưng ông vội về vì đã có hẹn, không trễ dù chỉ một phút. Nửa ngày còn lại của ông sẽ là đọc sách, xem tivi đến khi nào cảm thấy mệt thì nghỉ ngơi. Kép đẹp từng nổi tiếng trong làng cải lương Nam bộ đã quen với nếp ngày như vậy hơn mười năm nay...

* Gặp anh cách đây không lâu trong live show của Bạch Tuyết - Phượng Liên - Ngọc Giàu, thấy rất mạnh, nhưng giờ thì nhìn không khỏe lắm?

- Thì khỏe sao được. Ở trên thế gian này ai có bệnh gì thì tôi có bệnh nấy: viêm gan siêu vi C, suy thận mãn, loãng xương, huyết áp, tiểu đường, mật có sỏi, tai biến mạch máu não. Bây giờ mới được khuyến mãi thêm viêm cơ vai. Chừng đó bệnh mà còn ngồi nói chuyện được như vầy là vui rồi.

* Vậy mà năm ngoái anh còn làm hẳn một live show?

- Ở ngoài thì thấy rệu rạo thế, nhưng lên sân khấu thì khác. Cái cố gắng chỉ có 30% là từ lòng yêu nghề, còn 70% là nhờ sự động viên của khán giả, làm tinh thần của mình phấn khởi lên. Còn hát được thì vẫn làm, để khi mình chết có cái còn lại kỷ niệm. Vả lại lâu quá tôi không xuất hiện, làm để đáp lại tấm thịnh tình của khán giả còn thương mình. Đâu có ngờ Nhà hát thành phố nhỏ quá, giá vé cao, khán giả của tôi lại là khán giả bình dân, lớn tuổi, nhiều người không vào xem được...

* Anh chỉ còn 30% lòng yêu nghề thôi sao?

- Vì sức khỏe, chứ tôi đã chọn nghề cải lương thì chết sống với nó. Đến bây giờ ít đi diễn, nằm coi truyền hình tôi thấy các em nhỏ nhiều đứa diễn không đúng, chẳng hạn làm vua - hoàng hậu mà cầm quạt (họ sợ tay bị trơ, không biết để ở đâu), thấy muốn ghét.

* Anh làm một sô diễn “cháy vé” giữa thời cải lương đang “thoi thóp”, cảm giác vui hay buồn nhiều hơn?

- Cải lương gần giống như tôi, thoi thóp, nói chính xác có khỏe hơn tôi một chút. Trong nhiều nguyên nhân, bây giờ người ta thích phim ảnh nhiều hơn, thành ra cải lương như con bệnh tàn tạ. Nhưng chết thì không bao giờ chết. Tôi chết nhưng cải lương không bao giờ chết.

Chuyến đi 50 năm của... “Kinh Kha”

“Tôi học ca vọng cổ theo tiếng đờn của Văn Vĩ trên đài phát thanh, 12 giờ khuya hằng đêm. Khi biết ca rồi, tôi năn nỉ mấy thầy đờn dượt giùm những lúc họ rỗi rảnh, có người tốt bụng giúp mình, riết rồi thành ca hay. Về diễn xuất cũng vậy, tôi không được học hành gì. Đầu tiên, gắn với nghề này vì yêu mến là một chuyện, nhưng nguyên nhân chính là vì mình bỏ quê, bỏ nghề đánh cá đi hát thì phải làm sao coi cho được, để khi về quê còn nói chuyện với bạn bè, người thân. Tôi quê ở Phước Hải, Long Hải, ngày xưa đi hát giống như Kinh Kha qua sông Dịch đi thích khách Tần Thủy Hoàng. Đi phải thành công, không thành công thì bỏ xứ đi luôn”.

Đó là chặng đầu tiên, bắt đầu 50 năm sóng gió đi hát trong cuộc đời của NSƯT Thanh Sang...

* Chưa nói đến được vai này vai nọ hay được danh tiếng, chỉ từ một anh đánh cá mà trở thành kép hát chắc không đơn giản?

- Ở quê, tôi không phải dạng ca hay, nhưng về vóc dáng thì thuộc loại ưa nhìn. Điều thứ hai là tướng tá, tôi ốm yếu không thích hợp nghề làm biển. Sau khi bệnh lớn tim do làm việc quá sức, tôi không ra biển nữa, ngồi đan lưới mướn, gặp được bầu đoàn hát, người ta rủ đi theo gánh.

Đi mà trốn bạn bè, vì chẳng biết mình đi có thành công không. Trong đoàn hát có 10 vở thuộc cả 10 vở, thuộc cả những vai đào, thiệt tình hồi đó cứ mong cho người nào bệnh hoạn để mình lên thế. Mà sao chờ hoài đa số kép chánh không có bệnh, chỉ có kép phụ bị làm khó làm dễ rồi xin nghỉ. Tôi bị phân vào thế đúng những vai lão. Mười mấy tuổi đã đóng vai lão, nên có thời người ta nói Thanh Sang chuyên đóng dạng vai này, trong đó có những vai để lại dấu ấn trong lòng khán giả như Tạ Tốn hay vai Lữ Khánh Nhạc.

* Gần như tạo thương hiệu với vai phụ, rồi làm sao anh được lên đời... vai chính?

- Ngay cả ở Dạ Lý Hương, đoàn hát tôi tham gia khi đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm, người ta cũng ít giao cho tôi vai chính, vì ở đó có những người nổi hơn như Hùng Cường, Tấn Tài, Út Trà Ôn... Lần đầu tôi được đóng chính là tuồng Tần nương thất. Sau đi đoàn Thanh Minh - Thanh Nga 2, đến đoàn Bạch Tuyết - Hùng Cường, tôi có thế vai chính của anh Hùng Cường trong tuồng Tuyết phủ chiều đông, do ảnh đánh lộn bị ra tòa.

Cuộc đời tôi ngộ lắm, đi đoàn nào thì đoàn đó rã. Vì thường tôi đi đoàn hát vào mùa mưa, người ta hát ế nên rã gánh. Có lần tôi ký hợp đồng lãnh lương với một đoàn rồi, hát đúng một đêm thì đường ai nấy đi, đúng tuồng mang cái tên Hai bữa cơm chiều ly biệt... Lặn lội trở về quê, nhà ở cạnh rạp hát, thấy người ta về, cứ đàn hát bên tai mình, ngứa nghề chịu không nổi, vậy là cuốn gói theo nữa...

* Gia đình có phải là chỗ dựa cho anh sau những vất vả trong đoạn đầu của nghề hát?

- Gia đình tôi ở đậu nhà người ta. Ngôi nhà mà người ta đồn là ma quỷ nhiều nhất, không ai dám ở mới cho gia đình tôi ở nhờ. Nhà nghèo lắm, má tôi bị lao phổi, chị em tôi ai cũng “tả tơi” hết, mà tôi lại là con trai duy nhất trong nhà, lúc nào cũng thấy mình mang nặng mối lo trong lòng. Sau này tôi đi hát nổi tiếng ở đoàn Hoa Mùa Xuân, ký được hợp đồng lớn, lấy tiền mua nhà cho má tôi và chị em. Sau chiến tranh loạn lạc, tôi đem gia đình lên Sài Gòn, lại cảnh ở mướn.

Cuối cùng tôi mua đất ở Biên Hòa, dời gia đình lên đó, còn mình thì ở mướn nhà nhạc sĩ Hoàng Mai. Đi hát cũng lâu rồi, khi được Nhà nước bán hóa giá cho nhà ở đường Lê Văn Hưu, tôi mới bán nhà đó ra lấy tiền gầy dựng làm ăn tới bây giờ. Bây giờ thì bớt, chứ hồi đó nằm ngủ thức dậy cứ tưởng mơ, không dám nghĩ mình ở trong cái nhà đàng hoàng.

* Cuộc sống bây giờ là sự bù đắp cho những gì anh đã trải qua?

- Bù đắp hay không cũng chẳng biết nữa. Tôi bệnh, tưởng chết cách đây 6-7 năm. Cách đây ba tháng thì bị tai biến. Bây giờ hằng ngày không làm gì cả. Ai kêu đi hát thì đi. Vừa rồi hát Tiếng trống Mê Linh, ra bậc thang tam cấp tôi muốn nhủi xuống...

* Chọn cuộc sống bình thường, nhìn lớp trẻ kế thừa mà nhiều khi lòng muốn “chửi”, chắc cũng có cảm giác tiếc nuối sức mình không còn để làm cho thỏa chí?

- Thời của mình đã qua thì nhường chỗ cho người khác chứ không thể làm cục đá chắn đường lớp trẻ được. Tôi không nói tôi diễn hay hơn người khác, tôi diễn rất bình thường, thậm chí dưới mức bình thường, trong cải lương gọi là diễn thiếu chứ không đủ hoặc dư. Nhưng diễn thiếu vẫn coi được hơn diễn dư, diễn dư quá giống như con rối múa, không ra gì hết. Nghệ sĩ trẻ bây giờ đa số cái danh nổi trước cái tài, chỉ biết ca, có nghệ sĩ đã già rồi mà vẫn chưa biết diễn.

* Anh không được học cao, nhưng trong giới lại là người nổi tiếng hiểu rộng, thông tuệ nhiều thứ. Những điều này có được từ đâu?

- Tôi đọc sách nhiều, tự nghiên cứu đạo giáo và lịch sử. Tôi quy y ở chùa Cần Thơ đã hơn 30 năm. Tánh tôi hay nóng nên muốn xin pháp danh và mấy câu kệ để trước khi ngủ hay những khi nóng tánh đọc lên tự trấn an mình. Pháp danh tôi được Phật cho là Chân Từ, có nghĩa là chân thật và từ bi, tôi giữ pháp danh đó đến mãn đời.

* Nói thì có lẽ dễ, nhưng xếp ngang nghề đã theo mấy chục năm chắc không đơn giản?

- Tôi có ý chí cương quyết dữ dội, không gì thay đổi được. Hút thuốc 41 năm, vợ tôi nói nhà chỉ còn một gói, tôi bỏ là bỏ. Tôi uống rượu nổi tiếng hơn đi hát, nhưng dứt là dứt cái một. Chuyện đánh bài, cờ bạc cũng khó ai qua tôi, nhưng nói không rớ là không bao giờ rớ nữa.

* Vậy nghệ sĩ tính của anh có kém?

- Tôi là người nghệ sĩ tính hoàn toàn, nhưng những cái xấu của nghệ sĩ trong đầu tôi hoàn toàn không có. Không phải nói xấu - nhưng trong nghệ sĩ, nhiều người không có chữ tín. Tôi thì coi chữ tín là quan trọng bậc nhất. Ai mà tôi không thích thì tôi không hứa, chứ không thất hứa với ai bao giờ.

* Anh là người được coi có ít bè bạn, vì sao?

- Bạn thân để chết sống với nhau thì tôi không có, có lẽ tôi là người không tốt thành ra không tìm được người bạn tốt, chứ nói rằng không có người nào hiểu mình thì quá võ đoán.

* Nhưng anh lại nổi tiếng là nghệ sĩ lãng mạn với nhiều mối tình thời xuân sắc?

- Thần kinh của nghệ sĩ rất nhạy bén, cái lãng mạn trong người ai cũng có. Người mình không yêu thương cũng ôm ấp đêm này qua đêm nọ trên sân khấu mà. Trớ trêu, tôi ôm gần hết nghệ sĩ trang lứa với mình, mà lại hát chung đến ba thế hệ. Thế hệ đầu là chị Thanh Hương, thế hệ thứ hai là Thanh Nga, Bạch Tuyết, Phượng Liên..., thế hệ thứ ba là Ngọc Huyền, Thanh Thanh Tâm..., toàn đóng vợ chồng với họ. Nghệ sĩ nào chất phác quá diễn không hay. Tôi dám nói như vậy.

* Đã sống gần trọn một kiếp người với đủ buồn vui, suy cho cùng thì đó cũng là hạnh phúc?

- Cuộc đời tôi buồn nhiều hơn vui. Có những chuyện buồn tôi tập niệm Phật để quên đi. Nếu nghĩ hoài về nó thì mình tự khổ, cuộc đời thành ra chán lắm. Như chuyện hồi xưa, tôi muốn ăn đủ thứ mà không có tiền ăn, giờ muốn ăn gì cũng được nhưng lại không ăn được... Thành ra nếu nói sòng phẳng, tôi thấy cuộc đời này không công bằng với mình. Duy tâm thì tôi cho rằng mình tu không khéo ở kiếp trước thành ra kiếp này nhận lãnh phần đó. Còn theo duy vật thì tôi hiểu rằng trong cuộc đời mình có hai hũ mật ong và mật gấu. Hồi trẻ mình đã nhắm hết mật ong nên đến giờ còn mật gấu thì ráng nếm thôi...

NSƯT Thanh Sang tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943 tại xã Phước Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Anh là nghệ sĩ cải lương Nam bộ có giọng ca trầm buồn, làn hơi khỏe khoắn, ngân vang, phong cách diễn chững chạc. Trong thập niên 1960, Thanh Sang nổi lên như một tài danh, ngoài khả năng của một kép đẹp còn diễn rất thuần thục những vai lão. Anh đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1964 với nhân vật Tạ Tốn trong vở Cô gái Đồ long.

Những vai diễn để đời của NSƯT Thanh Sang: Trần Minh (Bên cầu dệt lụa), Thi Sách (Tiếng trống Mê Linh), Lê Hoàn (Thái hậu Dương Vân Nga), thế tử Ngũ Châu (Đường gươm Nguyên Bá), Thi Đằng (Tiếng hạc trong trăng)...

Ai cũng nói rằng cuộc đời tôi buồn, tôi cũng nhìn nhận như vậy, vì tôi có bảy đời vợ, một người vì ở không được mà bỏ, còn những người khác bỏ đi vì tôi nổi tiếng nhưng... quá nghèo, không bảo bọc được người ta. “Giữa thời buổi ngựa xe như nước áo quần như nêm, giữa chốn dập dìu xe ngựa, đâu còn ai rỗi rảnh để thương ai”, thành ra người ta phải ra đi thôi. Nói rõ ràng là đương thời của tôi thì tôi rất nghèo, nghèo không tưởng tượng được. Đến nỗi má tôi thèm sầu riêng, tôi mua mà bà không dám ăn, phải nói dóc rằng Lái Thiêu người ta đem xuống bán rẻ lắm...

ĐỖ HUY thực hiện

Chủ Nhật, 11/01/2009, 05:21 (GMT+7)

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=296858&ChannelID=119

LTS: Thanh Sang, nghệ sĩ tài hoa và những lời tâm sự thẳng thắn về cuộc đời & tình hình cải lương hiện nay.

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2009

Một cõi đi về - Trịnh Công Sơn - Trần Văn Khê

Bài hát với giọng ca của chính Trịnh Công Sơn trình bày và lời bình của Gs Trần Văn Khê bằng tiếng Việt - Pháp, thương tiếc bậc tài hoa của nước Việt

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
Nghe mưa nơi nầy lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời một địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...