Nguồn:
Dienanh.net (DAN)
Người dịch: Boong Boong
Bộ phim
Tây Du Ký đã quá nổi tiếng rồi và Boong sẽ không nói thêm nhiều về nội dung của phim này nữa.
Nhưng có thể nói đây là bộ phim mà già trẻ gái trai lớn nhỏ đều có thể xem được và thích thú cùng phim. Dù được thực hiện từ năm 1984, nhưng đến nay những thông tin về bộ phim này vẫn được rất nhiều người quan tâm. Những chuyện bên lề của bộ phim vẫn luôn được trao đổi, chia sẻ khi mỗi năm bộ phim này lại được chiếu đi chiếu lại trên các đài truyền hình Trung ương và địa phương.
Topic này được lập ra để các bạn yêu thích bộ phim này có thể cùng chia sẻ, trao đổi những thông tin thú vị bên lề bộ phim.
Boong xin được mở màn với thông tin:
“Các diễn viên phụ của Tây Du Ký: Ngày ấy - bây giờ”
…………
Bên cạnh tài năng diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên chính đã rất đỗi quen thuộc với khán giả, thành công của "Tây Du Ký" có công lao không nhỏ của các diễn viên phụ là các thần tiên, yêu quái. Sau khi bộ phim đóng máy, họ làm gì và như thế nào?
Quan Âm - Tả Đại PhânTả Đại Phân sinh năm 1943, chị còn có biệt danh là Hồng Huy, quê ở Hồ Nam, Trung Quốc. Chị là diễn viên Tương kịch (một loại hình sân khấu hý khúc đặc trưng của tỉnh Hồ Nam).
Năm 1976, Tả Đại Phân đóng vai Quan Âm trong một vở Tương kịch mang tên Truy ngư ký. Nữ đạo diễn Dương Khiết sau khi xem vở diễn đó, đã vào hậu trường nói với Tả Đại Phân rằng: “Cô đóng vai Quan Âm rất đạt, nếu sau này có dịp làm phim về Quan Âm, nhất định tôi sẽ mời cô”. Khi đó, Tả Đại Phân chỉ nghĩ là một câu nói xã giao của đạo diễn Dương Khiết để động viên mình, nên không quá chú tâm. Nhưng không ngờ sáu năm sau, khi đạo diễn Dương Khiết chuẩn bị bấm máy bộ phim Tây Du Ký, bà đã gọi điện thoại cho Tả Đại Phân, mời đảm nhận vai Quan Âm Bồ Tát và chị đã vui mừng nhận lời.
Vì muốn diễn tốt vai Quan Âm, mỗi khi đoàn làm phim đặt chân đến một nơi nào đó, Tả Đại Phân đều đích thân đi thắp hương các ngôi chùa tại đây, nhằm quan sát nét mặt, cử chỉ, tư thái của tượng Quan Âm và các vị La Hán, dần dần chị tìm được cảm giác nhập vai, thể hiện nhân vật Phật bà Quan Âm một cách thanh khiết và trang nghiêm.
NS Tả Đại Phân
Mấy năm trước, Tả Đại Phân từng được bầu làm Ủy viên Chính hiệp toàn Trung Quốc, sau đó chị ngày càng ít xuất hiện trên sân khấu kịch, chỉ góp mặt trong một số vở kịch quan trọng, dành cơ hội cho lớp diễn viên trẻ. Bắt đầu từ năm 2003, chị tập trung tâm sức vào việc truyền nghệ cho lớp diễn viên trẻ bộ môn Tương kịch, tất cả học sinh trong lớp đều là niềm tự hào của chị.
Hồng Hài Nhi - Triệu Hân Bồi Hồng Hà Nhi - Triệu Hân Bồi
Triệu Hân Bồi sinh ngày 31.1.1977, khi đóng vai Hồng Hài Nhi có tài phun lửa, anh chỉ mới 7 tuổi. Ở Trung Quốc, Triệu Hân Bồi được xem là ngôi sao nhí có học lực cao nhất tính đến thời điểm hiện nay. Năm 1999, sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học kỹ thuật trường Đại học Bắc Kinh, anh tiếp tục thi vào Sở nghiên cứu phần mềm thuộc Việc khoa học Trung Quốc để theo đuổi học vị thạc sĩ, rồi tiến sĩ. Chú nhóc thông minh lém lĩnh trên màn ảnh năm xưa, nay cũng tài giỏi không kém, anh đang sinh sống và kinh doanh rất thành đạt tại Hong Kong. Nếu một ngày, “Phần mềm anti virus Hồng Hài Nhi” được nghiên cứu thành công và ra mắt, thị trường sẽ như thế nào nhỉ? Mọi người hãy cùng chờ xem...
Nữ vương Nữ Nhi Quốc - Chu Lâm Nữ Vương của Tây Lương Nữ Quốc
Nữ diễn viên Chu Lâm sinh năm 1952, quê quán Bắc Kinh, tốt nghiệp Học viện Y dược Trung Quốc. Từ nhỏ chị đã say mê nghệ thuật, từng theo học vũ đạo, thể dục nhịp điệu, sau đó thi vào Học viện điện ảnh và trở thành diễn viên thuộc Viện kịch nói nghệ thuật nhân dân Bắc Kinh. Năm 1985, chị được đạo diễn Dương Khiết mời thể hiện vai nữ vương Nữ Nhi quốc trong phim Tây Du Ký. Vai diễn của chị được khán giả bình chọn là “đệ nhất mỹ nữ” trong phim, để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người.
Và diễn viên Chu Lâm bây giờ
Trong hai thập niên 80 - 90 thế kỷ trước, Chu Lâm là nữ diễn viên nổi tiếng của điện ảnh Trung Quốc, với tài diễn xuất sắc trong phim Khải tuyền tại tử dạ chị được trao giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” trong Lễ trao giải Kim Ưng lần thứ năm. Đến nay, chị vẫn xuất hiện đều đặn trên màn ảnh nhỏ, tác phẩm gần đây có Mãi không từ bỏ, Huynh đệ...
Thái tử Long cung - Vương Bá Chiêu Thái Tử Bạch Long
Vương Bá Chiêu - Trước và sau khác nhau nhiều quá nhỉ?
Vương Bá Chiêu quê ở Hà Bắc, Trung Quốc. Năm 1978 tốt nghiệp Học viện hý kịch Thượng Hải, sau khi nhận vai Thái tử Long cung trong phim Tây Du Ký, cùng với sự thành công của bộ phim, anh bắt đầu được khán giả chú ý. Năm 1986, với ước mơ bước chân lên màn bạc quốc tế, Vương Bá Chiêu đã làm thủ tục sang Mỹ du học. Nhưng trong suốt thập niên 90, những bộ phim có anh đóng đều không gây được tiếng vang, chỉ có vai diễn trong Pushing hands của đạo diễn Lý An là tạo được sức ảnh hưởng nhất định trong làng giải trí. Đến năm 1997, Vương Bá Chiêu quay trở về Trung Quốc đóng phim, và đến nay vẫn là một gương mặt quen thuộc trên màn ảnh nhỏ. Vào nghề đã hơn 20 năm, nhưng tác phẩm nổi bật của Vương Bá Chiêu không nhiều. Những bộ phim đáng chú ý: Tiểu Ngư Nhi và Hoa Vô Khuyết, Kim phấn thế gia...
Bạch Cốt Tinh - Dương Xuân Hà Dương Xuân Hà sinh năm 1944 tại Thượng Hải, cha chị là công nhân làm việc trong xưởng cơ khí, mẹ là nhân viên kế toán. Vì mê xem các vở Kinh kịch, nên hai ông bà đã khuyến khích cô con gái nhỏ Dương Xuân Hà theo học bộ môn này tại học viện hý khúc. Năm đó Dương Xuân Hà chỉ mới hơn mười tuổi.
Dương Xuân Hà – Trong phim nhìn rất “kinh dị” nhưng ngoài đờ chị có nụ cười thật hiền và tươi
Dương Xuân Hà kể lại quá trình nhận vai Bạch Cốt Tinh: “Hôm đó, đạo diễn Dương Khiết đã chờ ngoài cửa nhà tôi hơn ba tiếng đồng hồ, chỉ để thuyết phục tôi nhận vai Bạch Cốt Tinh. Thật ra, tôi không thích và không muốn nhận vai diễn này, nhưng lại không thể tìm ra lý do để từ chối trước lòng thành của đạo diễn. Tuy đồng ý ký hợp đồng và trở thành Bạch Cốt phu nhân, nhưng tôi mãi canh cánh trong lòng, sẽ không có ai yêu thích vai diễn yêu tinh của mình. Suy cho cùng, đó cũng là một vai phản diện, tôi ngại sau này phải nói với cháu gái của mình: “Năm xưa, bà nội chính là Bạch Cốt Tinh dữ dằn trong phim Tây Du Ký! Nhưng là diễn viên, một khi đã nhận vai, tôi không còn cách nào khác hơn là thể hiện thật tốt vai diễn mình được giao.”
Bạch Cốt Tinh hiện giờ đã nghỉ hưu, khán giả chỉ có thể thưởng thức tài nghệ diễn xuất của chị qua những tác phẩm cũ, đặc biệt là vai Bạch Cốt Tinh trong Tây Du Ký.
Thiết Phiến công chúa - Vương Phụng HàVào ngày 5 tháng 11 năm 1993, “Thiết Phiến công chúa” Vương Phụng Hà đã qua đời vì bệnh ung thư. Lúc sinh thời, chị là diễn viên kiêm lãnh đạo của Viện Kinh kịch tỉnh Cát Lâm. Tác phẩm Kinh kịch mà chị từng nhiều lần tham gia diễn xuất chính là vở “Hoả Diệm sơn”, và thật trùng hợp khi vai diễn quen thuộc của chị trên sân khấu kịch cũng lại là Thiết Phiến công chúa.
Vương Phụng Hà
Khi gia nhập đoàn phim Tây Du Ký, Vương Phụng Hà đã gần 40 tuổi. Trong phim, màn múa kiếm đẹp mắt do chị đích thân thực hiện đã để lại ấn tượng khó quên cho khán giả.
Trong bộ phim Tây Du Ký có đến hàng ngàn nhân vật. Đạo diễn Dương Khiết tìm đâu ra từng đấy người và lo đủ kinh phí chi trả cho số diễn viên quần chúng ấy?
“Trong cái khó ló cái khôn”. Chuyện bây giờ mới kể về đoàn làm phim Tây Du Ký…
…….
Diễn viên phim "TÂY DU KÝ" 72 phép thần thông
Những siêu diễn viên quần chúng
Trong phim Tây Du Ký, ngoài thiên hạ bá tánh, thì hầu như nhân vật nào cũng có phép thuật, còn trên trường quay, các diễn viên cũng tỏ ra thần thông quảng đại, khi có thể cùng lúc biến hóa thành nhiều nhân vật khác nhau. Sau đây là những hình ảnh cho thấy thuật “phân thân” của họ. Dù đã xem Tây Du Ký hàng chục lần, nhưng sau khi đọc và xem các thông tin, hình ảnh này, nếu lần này xem kỹ lại, bạn sẽ ngạc nhiên hơn.
Đầu tiên là
sư phụ Từ Thiếu Hoa, tuy trong phim nhân vật Đường Tăng của ông chỉ là một người “tay yếu chân mềm”, nhưng dưới bàn tay của chuyên viên hóa trang, Từ sư phụ trở nên có phép thuật vô biên, nhất là trong việc thay đổi dung nhan:
Từ Thiếu Hoa trong vai
Trần Quang Nhụy, tạo hình nhân vật không có nhiều thay đổi so với vai Đường Tăng
Từ Thiếu Hoa hóa thân thành Long Vương trong tập “Đại chiến Hồng Hài Nhi”.
Trong số ba vị Đường Tăng, chỉ có Uông Việt là chưa từng thể hiện vai Long Vương.
Trong phim,
Trư Bát Giới có 36 phép biến hóa, nên diễn viên
Mã Đức Hoa cũng tài hoa không kém, khi liên tục xuất hiện trong nhiều vai diễn khác nhau.
Dưới đây là 14 vai diễn quần chúng của bác Trư trong phim. Bạn thấy có “thần thông quảng đại” không nào?
Vai hòa thượng trong câu chuyện “
Họa từ Quan Âm viện”.
Trong tập phim “
Hầu vương bảo vệ Đường Tăng”, Mã Đức Hoa vào vai một tên cướp.
Mã Đức Hoa tham gia một vai người qua đường trong tập “Hầu vương sơ vấn thế” (người có nốt ruồi đậm trên má)
Thiên Bồng nguyên soái Mã Đức Hoa.
Tạo hình trong câu chuyện “Đấu phép hạ tam quái”
Chú rễ của Cao Lão Trang, tập “Thu phục Trư Bát Giới”
Vai một hảo hán, cũng trong tập “Thu phục Trư Bát Giới”
Vai tăng nhân trong “4 lần do thám động Không Đáy” – nhìn mặt bác Trư trông “ngây thơ cụ” lắm cơ!
Tiếp hình ảnh khác của bác Trư “thần thông” đây! .
Vai Sơn thần trong “
Đoạt bảo Liên Hoa động”
Vai Sứ thần nước ngoài trong câu chuyện “
Quét tháp biện kỳ oan”
Mã Đức Hoa trong vai Giám thừa - “
Quan phong Bật Mã Ôn” (người thứ hai bên phải)
Một thiên tướng trong tập “
Giam cầm Ngũ Hành Sơn” (người bên phải)
Cũng trong tập “
Giam cầm Ngũ Hành Sơn”, Mã Đức Hoa còn đóng vai một quan đại thần (bên phải)
Vâng, lại là lão Trư - vai Đại Lực Quỷ Vương trong tập “
Quan phong Bật Mã Ôn”.
Đúng là không thể ngờ được phải không các bạn? Biến hoá khôn lường, có những vai diễn mà chúng ta không thể ngờ đó lại là của bác Trư thể hiện.
Chú khỉ
Tôn Ngộ Không làm sao có thể mặc cho lão Trư biểu diễn, mà không ngứa ngáy tay chân. Đã đến lúc lão Tôn trổ tài 72 phép biến hóa của mình:
Chú khỉ biến thành đạo sĩ trong tập “
Đoạt bảo Liên Hoa động”.
Trong câu chuyện “
Họa từ Quan Âm viện”, Tôn Ngô Không hóa thân thành một tiểu hòa thượng để thăm dò tin tức.
Lục Tiểu Linh Đồng tham gia vai quần chúng là một ông lão trong tập
“Hầu vương bảo vệ Đường Tăng”
Một vai của Lục Tiểu Linh Đồng trong tập “
Đấu phép hạ tam quái”
Cũng trong “
Đấu phép hạ tam quái”, Tôn Ngộ Không biến thành một đạo sĩ.
Lục Tiểu Linh Đồng vai bà mai trong tập “
Thu phục Trư Bát Giới” đã bị gương mặt xấu xí của Bát Giới dọa đến ngất xỉu. Đúng là thật khó tin bà cụ này chính là do Lục Tiểu Linh Đồng thoá thân.
“
Đoạt bảo Liên Hoa động” – nhân vật mẹ nuôi do chú khỉ biến hình.
Tôn Ngô Không biến thành tiểu yêu để lừa đoạt bảo bối trong “
Đoạt bảo Liên Hoa động”
Tập “
Tôn hầu xảo hành y”, Tôn Ngộ Không hóa thân thành người phàm để cứu Kim Thánh nương nương.
Trong Tây Du Ký, chú khỉ của chúng ta còn nhiều lần biến thành hòa
thượng, như trong “
Quét tháp biện kỳ oan” và “
4 lần do thám động Không Đáy”.
Xem ra “chú khỉ” Lục Tiểu Linh Đồng cũng biến hoá khôn lường thật. Nhưng so với Bát Giới, Ngộ Không đã có phần “nhún nhường” hơn.
Bây giờ là màn phân thân của "tam đệ" Sa Ngộ Tịnh:
Vai giám thừa trong Ngự Mã Giám (bên phải) - xuất hiện ở tập 2 "Nhận chức Mã Ôn Hầu" đó!
Cũng trong tập 2, Diêm Hoài Lễ còn đóng vai Ngưu Ma Vương (giờ mới biết bác Ngưu đầu phim không phải là bác Ngưu xuất hiện trong tập "Đại chiến Hồng Hài Nhi" và trong "Ba lần mượn quạt ba tiêu") ^_^
"Tam đệ" hóa thân thành Thái Thượng Lão Quân ở tập 12 “Đoạt bảo Liên Hoa động” (Ra là Thái Thượng Lão Quân cũng do nhiều người đóng)
Vai ông lão trong tập 1
Vai Quyển Liêm Đại tướng quân bên cạnh Ngọc Hoàng
Hóa thành một trong Tam Thánh bên cạnh sư huynh Ngộ Không trong tập “Đấu phép hạ tam quái”
Vai Tây Hải Long Vương
Giờ thì đến Thiên Lý Nhãn
Và làm hòa thượng trong tập 6 "Họa từ Quan Âm Viện".Tất cả nhân vật trên đều là do Diêm Hoài Lễ thể hiện đấy! Xem ra anh cũng đâu có thua kém gì đại sư huynh Ngộ Không và nhị sư huynh Bát Giới đâu nhỉ? ^_^
Sư phụ Trì Trọng Thoại vào vai Tĩnh Long Vương
- nhìn mặt hơi... giống yêu quái. Chẳng thể nhận ra đó là Tam Tạng.
... Rồi lại hóa thành một vị tiên trong tập "4 lần do thám Động Không Đáy":
Cái mặt này thì nhìn có thể nhận ra