Âm nhạc không chỉ có tác dụng thư giãn mà khả năng ảnh hưởng của những giai điệu còn hết sức diệu kỳ. Từ lâu, người ta đã nghiên cứu và nhận thấy tác động rất lớn của âm nhạc đối với thực vật, động vật và sức khỏe con người.
Khi còn ở Pháp, GS.TS Trần Văn Khê - bậc thầy về nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc truyền thống - đã có dịp tìm hiểu về âm nhạc trị liệu. Ông cho biết: Nếu người ta đặt 2 chậu bông trong 2 phòng có cùng 1 độ sáng, một phòng để nhạc cổ điển, 1 phòng để nhạc kích động. Sau 24 giờ, họ thấy chậu hoa bên phòng có nhạc cổ điển thì lá vẫn xanh, hoa vẫn tươi tốt, trong khi chậu hoa phòng có nhạc kích động thì lá héo đi, hoa rụng xuống.
Hay trong 1 trại nuôi bò sữa, người ta thí nghiệm cho con bò nghe nhạc kích động, sữa nó tự nhiên cạn đi, trong khi cho nghe nhạc cổ điển, nhất là nhạc Bach đàn trên organ, con bò lại cho sữa rất nhiều. Ở vùng Kobe Nhật Bản, thịt bò Kobe rất ngon vì những con bò này được chăm sóc bằng chế độ đặc biệt, trong đó có âm nhạc.
Bác sĩ khám cho những nhạc sĩ nhận thấy rằng, những nhạc sĩ chơi đàn trong dàn nhạc cổ điển, khi về già có từ 5-6% người hơi bị loạn. Những nhạc sĩ chơi trong dàn nhạc nửa cổ điễn nửa nhạc kích động, khi về già có hơn 10% bị loạn. Còn những nhạc sĩ chơi nhạc kích động, khi về già có hơn 40% bị điếc và loạn.
Cũng như GS.TS Trần Văn Khuê, nhà cảm xạ học, bác sĩ Dư Quang Châu cũng là người rất yêu âm nhạc. Khi học ở Pháp, ông thấy có những nghiên cứu, ứng dụng rất hay trong lĩnh vực âm nhạc trị liệu nên quyết định tìm hiểu, nghiên cứu và đem về nước ứng dụng.
Ông chia sẻ thêm: Nhạc trị liệu có đặc thù riêng, tùy thuộc vào mục đích ứng dụng. Nhạc không lời dùng để giảm stress, giảm đau...Nhạc có lời dùng đặc trị một số trường hợp như mất ngủ, khôi phục trí nhớ... Ví dụ như nhạc Chầu Văn kích thích năng lực hoạt động, tạo hưng phấn về tinh thần nên có bệnh nhân tai biến, nghe nhạc đã tập luyện, đi lại được. Nhạc Cồng Chiêng lại có đặc điểm tạo hiệu ứng tham gia sinh hoạt cộng đồng, nhảy múa ở phần dưới chân nhiều hơn, nhạc Trịnh dùng vào trị liệu thư giãn, giảm căng thẳng...
Nhạc trị liệu có thể áp dụng cho những người bị stress, trầm cảm, bi quan, đối tượng lao động trí óc căng thẳng, một số trường hợp mắc bệnh mất ngủ, tai biến cần hồi phục chức năng...
Vài nghiên cứu mới đây còn tìm ra sự liên hệ giữa tiết tấu, điệu thức âm nhạc với các hoạt động của người tiếp nhận. Nhạc trị liệu không chỉ là nghe nhạc mà còn là tham dự các sinh hoạt liên quan tới âm nhạc, mọi người đều có thể tận hưởng các lợi điểm của nhạc miễn là để toàn thân rung động, hòa nhịp theo tiếng hát lời ca. Khi nghe nhạc, kết hợp với các hoạt động hoặc tập luyện, bạn có thể giải tỏa cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần cân bằng.
Với những ai không có điều kiện đến các trung tâm trị liệu, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện bằng việc tham khảo sách, báo, website...hoặc tham vấn từ trung tâm trị liệu để tự thực hiện vì thực ra, âm nhạc là thứ tiềm ẩn sẵn có trong mỗi chúng ta. Cách thực hiện cực kỳ đơn giản nhưng lại hữu dụng, bổ ích.
Cám ơn con Lê Ngọc Hân đã cho trích đọan truyền hình nầy lên Blog của con
Trả lờiXóaThấy TVK