Củng cố cho lập luận này là phát biểu của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vào tuần trước: “Vay ODA thời gian vay 30-40 năm, thời gian trả nợ rất lâu, khi mình phát triển rồi thì có khả năng trả nợ.”
Nói như vậy là không chính xác, không biết báo chí có ghi nhầm gì hay không.
Một dự án vay vốn ODA thường có ba giai đoạn. Giai đoạn giải ngân và triển khai dự án, dài ngắn khác nhau. Giai đoạn ân hạn, thường kéo dài 10 năm, có thể bắt đầu tính từ lúc giải ngân hay lúc hoàn thành dự án, tùy thu xếp (gọi là ân hạn vì trong giai đoạn này, chỉ phải trả lãi cho khoản đã vay chứ chưa phải trả vốn). Giai đoạn hoàn trả cả vốn lẫn lãi, nếu thời gian cho vay 30, 40 năm có nghĩa là 30, 40 năm phải trả cho xong, cả vốn lẫn lãi chứ không phải 30, 40 năm sau mới bắt đầu trả nợ.
Theo báo SGTT, trích nguồn từ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội thì để trả nợ gốc và lãi tính riêng cho các khoản vay ODA ưu đãi, ngân sách sẽ phải chi 70.250 tỉ đồng trong năm 2010 (gần 3,7 tỷ đô-la), tăng cao so với 58.800 tỉ đồng năm 2009 và 51.200 tỉ đồng năm 2008.
Nguồn: Blog Nguyễn Vạn Phú
http://nguyenvanphu.blogspot.com/2010/06/vay-oda-en-30-40-nam-sau-moi-tra-no.html
Me. no'!
Trả lờiXóa