Nguyên nhân của ọc sữa của trẻ sơ sinh có thể do quá no, do trào ngược dạ dày thực quản hay do viêm ruột, nhiễm trùng huyết.
Trong bụng mẹ, mẹ cung cấp mọi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ qua bánh nhau. Hệ tiêu hóa của trẻ chỉ bắt đầu hoạt động sau khi sinh. Trong vài tuần đầu đời, khi hệ tiêu hóa còn phải điều chỉnh để thích ứng, trẻ dễ bị nôn trớ.
Nếu sau khi bú, trẻ chỉ nhả một ít sữa thì hiện tượng này gọi là trớ sữa. Đây là một hiện tượng sinh lý, sẽ tự khỏi. Nếu trẻ bị trào vọt ra nhiều sữa kèm biểu hiện khóc, khó chịu, khò khè, thở khó thì gọi là nôn/ói hay ọc sữa.
Nguyên nhân của ọc sữa của trẻ sơ sinh có thể do quá no, do trào ngược dạ dày thực quản hay do viêm ruột, nhiễm trùng huyết.
Khi trẻ bị ọc sữa, nên giữ bình tĩnh, không bế xốc trẻ lên mà nghiêng người trẻ sang bên, nhẹ nhàng nâng trẻ lên, lấy khăn lau miệng trẻ. Nếu trẻ ọc sữa qua mũi miệng, không nên dùng miệng hút sữa trong mũi, nên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh miệng trước, mũi sau.
Nếu trẻ vẫn bú bình thường, vẫn lên cân bình thường và không kèm dấu hiệu bất thường nào khác thì nhiều khả năng trẻ bị trào ngược sữa từ dạ dày lên (trào ngược dạ dày thực quản) do cơ thắt ở cổ dạ dày hoạt động chưa tốt. Đa số trường hợp trẻ bị chứng bệnh này sẽ tự khỏi khi lớn hơn.
Phụ huynh có thể làm giảm hiện tượng trào ngược này bằng cách cho trẻ bú ít lại trong mỗi cữ bú nhưng tăng số cữ bú lên để trẻ không bị thiếu sữa. Sau khi bú, bạn cần bế trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút.
Trẻ nên nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi bằng cách dùng gối chống trào ngược hoặc dùng ghế nằm có thể nâng đầu dành cho trẻ nhỏ.
Một số trẻ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản nặng, khiến trẻ lên cân ít hoặc bị các biến chứng về hô hấp (viêm hô hấp, sặc sữa). Khi đó, trẻ cần được điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí bằng phẫu thuật.
Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như: nôn ra dịch có màu (xanh, vàng, nâu, đỏ…); ọc nhiều lần, sau mỗi lần bú; bú kém đi; không có phân hoặc phân bất thường; bụng phình to; sốt; quấy khóc nhiều hoặc ngủ nhiều hơn bình thường… thì cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay.
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid
Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...
-
Bệnh chốc lở ngoài da (bệnh Impertigo) dễ nhầm với bệnh tay chân miệng, cần đưa trẻ đi BS chuyên khoa khám kỹ & cho thuốc điều trị. ...
-
Mình dùng laptop DELL, đang xài bình thường tự dưng mạng wifi không kết nối được, hiển thị dấu X đỏ và báo lỗi The settings saved on this c...
-
2 tiệm rửa hình Minh Trang và Định cách nhau vài mét, mở cửa hơn 20 năm rồi, từ khi tôi còn nhỏ xíu đã biết 2 tiệm này. ngày xưa, 2 tiệm nổi...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét