Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021

Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ còn nhớ hôm nọ, tôi có viết một lá thư đến ông Thủ tướng Scott Morrison để xin ... vaccine. Văn phòng Thủ tướng đã chuyển lá thư đó sang Bộ Y tế để xem xét, và hôm nay Bộ Y tế đã có văn thư hồi đáp. Họ chỉ nói rằng Bộ Y tế sẽ xem xét vấn đề (thật ra, chẳng có vấn đề gì cả, mà là xin xỏ thôi) tôi nêu. Thôi thì hãy hi vọng Chánh phủ Úc dành một ưu tiên nào đó cho Việt Nam trong lúc khó khăn này.
Tôi thỉnh thoảng viết thư cho mấy ông chánh trị gia, chủ yếu là phàn nàn chuyện tài trợ cho khoa học (kiểu 'lobby' đó mà). Nhưng tôi thường làm vậy trong vai trò một director hay chair của một hiệp hội y khoa, chớ không dùng đến chức danh Fellow của Viện hàn lâm y học. Nhưng lần này thì tôi phải dùng đến chức danh đó để ổng lắng nghe. 🙂 May phước là ổng có vẻ lắng nghe. Có thể tôi sẽ điện thoại cho Bộ Y tế khi có được người liên lạc. Hãy giữ niềm hi vọng.


Ngày 14/7/2021

Làm nhiệm vụ công dân xin vaccine - Nguyễn Văn Tuấn

Tôi đã viết thư cho ông Bộ trưởng liên quan (Dan Tehan) và ông Thủ tướng, khuyên họ nên tăng số liều vaccine cho Việt Nam. Tôi nghĩ, nếu được, các bạn cũng có thể làm như vậy.
Nói chuyện với các vị này cần phải có con số. Tôi đã lấy những con số (mà tôi chia sẻ mấy ngày qua) về dịch bệnh và tỉ lệ tiêm chủng thấp cho họ thấy là tình hình nghiêm trọng. Tôi cũng lấy trường hợp Nhật Bản tăng số liều vaccine cho Việt Nam, và khuyên chánh phủ Úc có thể làm hơn những gì họ đang làm.
Tôi cũng đã vận động được ít nhứt 5 người bạn Úc trong ngành y tế viết thư cho hai vị đó, khuyên họ tăng số vaccine cho Việt Nam. Có một anh là giáo sư về miễn dịch học rất hăng hái viết thư, anh này có tấm lòng rất tốt với mấy nước nghèo như Miến Điện và Nepal. Một anh bên chuyên ngành tim mạch từng có nhiều giúp đỡ cho Việt Nam trước đây cũng đã viết thư. Anh 'tim mạch' này đề nghị hẳn con số 5 triệu liều.
Có vài người (ở Việt Nam) nghĩ rằng những lên tiếng như thế là vô vọng. Họ lí giải rất 'Việt Nam' tánh: mình làm ngành gì thì cứ chăm chú vào ngành đó. Suy nghĩ này rất ư giống Hội chứng Đà Điểu ('chúi đầu vào cát'), không muốn nhìn thấy bất cứ cái gì khác. Sai. Rất sai. Bất cứ mình có vị trí gì trong xã hội, mình cần phải lên tiếng theo lương tâm mình mách bảo. Khi dịch Covid-19 xảy ra, không phải chỉ giới dịch tễ học hay y khoa mới có tiếng nói, mà tất cả các chuyên ngành khác như vật lí học, hoá học, toán học, xã hội học, kinh tế học, tâm lí học, kĩ thuật (engineering) đều 'xúm vào' mổ xẻ, ứng dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết vấn đề.
Sống trong một xã hội như Úc này, bất cứ ai cũng có quyền lên tiếng về một vấn đề mình quan tâm. Tiếng nói của mình có trọng lượng như thế nào thì có thể phụ thuộc vào vị trí xã hội của mình và nhiều yếu tố khác, nhưng nhiều tiếng nói thì nhà chức trách sẽ lắng nghe. Hi vọng các bạn ở Úc và Việt Nam viết thư theo cái khung tôi đề nghị dưới đây.
Tôi nói với một anh bạn người Việt rằng 1 tiếng nói từ một người 'vô danh' có thể chưa đủ để họ lắng nghe, nhưng nhiều tiếng nói của những người 'vô danh' thì họ lắng nghe. (Cũng như ở Úc này, đã có nhiều tiếng nói từ các thành phần xã hội về vụ phản đối kéo dài lockdown và chánh phủ bắt đầu xem xét lại).
Hàng trăm hay hàng ngàn lá thư như thế sẽ cho họ thấy người Việt mình biết ơn nghĩa ra sao.
Trong cơn hoạn nạn, chúng ta cần gác lại những bất đồng ý kiến để có một tiếng nói chung vì phúc lợi của cộng đồng. (Chỉ có những người biện minh cho hành động thiếu lương thiện của Tàu thì tôi không chấp nhận và cắt 'friendship' ngay).
____
TB: Các bạn có thể vào trang của Thủ tướng Úc (https://www.pm.gov.au/contact-your-pm) hay Bộ trưởng Dan Tehan (https://dantehan.com.au/contact) để bày tỏ sự cám ơn và ... xin thêm.
Các bạn có thể viết theo cái khung sau đây:
(1) vào đầu, cám ơn Úc đã cho 1.5 triệu liều và khuyên Úc nên làm nhiều hơn nữa; (2) giới thiệu bạn là ai, ở đâu, chức vụ gì -- nếu có; (3) tình hình nói theo tiếng Anh là new outbreak với hàng ngàn ca mỗi ngày, đặc biệt là Sài Gòn - HCM; (4) vaccine là biện pháp khả thi nhứt hiện nay; (4) nhưng Việt Nam thiếu vaccine, nên chỉ có 3.8% được tiêm 1 liều và 0.2% được tiêm 2 liều; (5) các nước khác như Mĩ và Nhật tặng 7 triệu liều nhưng chẳng thấm vào đâu; (6) do đó Úc có thể giúp nhiều hơn nữa, nói con số cụ thể như tối thiểu là 3 triệu liều như Nhật; và (7) cám ơn và chúc sức khỏe ổng.
Tiếng Anh có sai chút cũng chẳng sao, vì họ thừa hiểu và thông cảm.




Nguyễn Văn Tuấn Đây là một lá thư các bạn có thể viết. Lá thư này tôi soan cho người ở VN:

The Honorable Scott Morrison MP

Priminer Minister

The Honorable Dan Tehan MP

Minister for Trade, Tourism and Investment

House of Representatives

Dear Prime Minister Morrison:

Dear Minister Tehan:

I am so grateful to the Australian Government for donating 1.5 million doses of AstraZeneca vaccine to Vietnam. However, I consider that the Government can donate more doses (say, 3 million), because Vietnam is experiencing a new worsening Covid-19 outbreak that affects thousands of people daily.

Please allow me to have a few words of self introduction. My name is XXX, and I am a XXX (nghề nghiệp). I currently work for (tên tổ chức / cơ quan) as a (chức vụ). (Nếu có liên quan với Úc -- học hành, làm việc, du khách, blah blah -- thì thêm 1-2 câu cho 'êm'). I live in Saigon (Ho Chi Minh City).

Vietnam has been considered successful in the control of the Covid-19 pandemic until last month. Indeed, since July, Vietnam has faced a new mysterious wave of Covid-19 outbreak, with daily counts being ~1000 cases. Most of the new cases are found in Ho Chi Minh City. The country's number 1 economic engine is now becoming the country's number 1 hotspot, accounting for almost 50% of the national incidence statistics.

It is even more worrisome that the new virus variant is a hybrid of the Indian and UK variants that are highly contagious. Health care workers in Ho Chi Minh City have been working very hard to contain the outbreak. It is now recognised that temporary lockdown and large scale vaccination are few measures that can be applied to prevent further outbreaks.

However, at present, Vietnam lacks the capacity to produce vaccine. The country's vaccine stockpile is largely dependent on the supply of vaccines from overseas sources. So far, the US government has donated 2 million doses of Moderna vaccine, and the Japanese Government has donated 2 million doses of AstraZeneca vaccine to Vietnam. The donation of 1.5 million AstraZeneca vaccine doses from Australia to Vietnam is a very meaningful contribution, and to which I am forever grateful.

However, as you can see, even with the addition of the Australian donation, Vietnam has accumulated only 7.5 million doses. At present, less than 4% of the entire Vietnamese population have received a first dose, and only 0.2% have received both doses. Until now (13/7), approximately 10% of Ho Chi Minh City's population have been vaccinated with a first dose, and only 0.6% have been given both doses. The City is desperately looking for help from countries such as the United States, Australia and Japan.

The Japanese Government has realised the seriousness of the outbreak, and is now increasing their donation to 3 million doses. I strongly believe that your Government can match the Japanese Government's commitment: Australian should consider donate at least 2 million, if not 5 million, doses of vaccine to Vietnam.

I am therefore writing to plea for more vaccine support from Australia to Vietnam, especially to Ho Chi Minh City. In the past, Australia has given us the My Thuan Bridge that is now the most powerful symbol of our friendship. You can now enhance that symbol by donating more doses of vaccine to Vietnam. We, Vietnamese, have the saying, 'hard times will always reveal true friends', and Australia is our true and caring friend.

I sincerely thank you for considering my plea. I look forward to hearing from you.

Yours sincerely,


Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Danh sách bác sĩ, chuyên gia ở TP.HCM tư vấn sức khỏe miễn phí cho người dân mùa dịch covid

 Danh sách bác sĩ, chuyên gia ở TP.HCM tư vấn sức khỏe miễn phí cho người dân mùa dịch

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí qua điện thoại của các bác sĩ được triển khai từ ngày 15-7 đến 15-8, phục vụ 24/7.

Đặc biệt, bác sĩ Trần Chí Cường tư vấn can thiệp đột quỵ 24/24 tất cả các ngày trong tuần để kịp thời tư vấn người dân gặp vấn đề khẩn cấp về đột quỵ.

NHÓM 10 bác sĩ tư vấn cho người nhiễm Covid-19.

- Thành lập và quản trị viên: ThS Bs Trần Văn Tú.

- Mục đích hoạt động: Hỗ trợ Bn Covid-19 (F0) có hoặc ko có bệnh lý nền kèm theo đang điều trị và cách ly tại nhà. Cụ thể:

+ Tư vấn, khám qua điện thoại, hỗ trợ điều trị không thuốc hoặc dùng thuốc (nếu cần thiết) về bệnh Covid-19 và bệnh nền kèm theo (nếu có) theo phác đồ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế (có tham khảo phác đồ WHO, phác đồ quốc tế khác).

+ Tư vấn tâm lý, sức khỏe tâm thần Bn kể trên.

1. Bs Tú 0914161264

2. Bs Vân 0913762707

3. Bs Ngọc Hương 0903190791

4. Bs Phượng 0913706027

5. Bs Nguyên 0903008080

6. Bs Thiên Hương 0907736824

7. Bs Hạnh 0982258978

8. Bs Ngân: 090 9606740

9. Bs Chung: 0919590056

10. Bs Hậu: 0909870593

Tư vấn sức khoẻ miễn phí cho F0 tại nhà : Bs Nguyễn Thành Trung 0985579250 (Zalo,Viber, messeger)

Chuyên khoa phẫu thuật Ung bướu TPHCM: SĐT 0776961735 (buổi tối)

Chuyên khoa Tai mũi Họng: Ths. BS Đinh Thị Lan Phương 0908513807 (gửi tin nhắn)

Khoa truyền nhiễm - Bs Nguyễn Hữu Tuấn 0979464642 ( Zalo, Messenger)

Chuyên ngành nội chung-nội hô hấp Bác sĩ: 0973215303

Bệnh lý nội khoa-hô hấp ( cho người lớn) BS Nguyễn Thị Thu Hương: 0973215303 (zalo) vào 17h-21h hàng ngày , T7, CN : cả ngày

Chuyên khoa Nhi BS Nguyễn Việt Thanh 0944.966.956

Chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bs CkI LÊ HOÀNG DŨNG  Zalo: 0983588701

Khoa Ngoại tổng quát BS Lê Văn Cường zalo 0397163197

Khoa Ngoại Tiết Niệu BS Trần Quốc Phong Zalo 0777210892

Xem danh sách số điện thoại 217 bác sĩ khác https://tuoitre.vn/gan-220-bac-si-chuyen-gia-o-tp-hcm-tu-van-suc-khoe-mien-phi-cho-nguoi-dan-mua-dich-20210715170022371.htm








Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

Giáo Sư Nguyễn Sĩ Huyên: ĐẠI DỊCH COVID-19: suy nghĩ góp ý cho một giải pháp Việt Nam

 Phỏng vấn Giáo Sư Y khoa Nguyễn Sĩ Huyên

ĐẠI DỊCH COVID-19: suy nghĩ góp ý cho một giải pháp Việt Nam

Việc Covid-19, đặc biệt là với biến thể Delta hiện nay đang lây lan mạnh là chuyện không tránh khỏi vì tính chất lây lan mạnh của nó, đặc biệt là trong một xã hội nhiều người trẻ với mức độ di động cao vì điều kiện sinh hoạt đời sống kinh tế hàng ngày. Theo kết quả của nghiên cứu Gutenberg COVID-19 như đã trình bày trên, số ca lây nhiễm ở Đức không có triệu chứng là 42,4%. Như vậy, như đã nói, cứ 10 người bị nhiễm COVID-19 ở Đức có triệu chứng, thì phải tính thêm là có đến 8 người lây nhiễm không có triệu chứng. Theo bài phỏng vấn thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn ngày 14.7.21 trên trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Bộ Y Tế (xem 14) thì con số F0 không có triệu chứng trong thời gian qua tại Việt Nam là 70-80%. Như vậy, cứ 10 người ở Việt Nam bị nhiễm bệnh có triệu chứng thì phải tính đến có thêm 40 người nữa đã có bị lây nhiễm không có triệu chứng! 1000 người bị lây nhiễm, thì con số người lây nhiễm không triệu chứng đi kèm sẽ là 4000 người. Với con số lây nhiễm không triệu chứng trong suy luận trên, hy vọng kiểm soát được F0 trong thời điểm dịch lan rộng bởi biến thể Delta là không thể thực hiện được. Chưa kể là theo thông tin dịch bệnh hàng ngày của Bộ Y Tế con số ghi nhận những ca mới trong ngày phần lớn là xuất phát từ những khu cách ly hay phong tỏa. Đây cũng là những tụ điểm nguy cơ cho biến thể Delta lây mạnh, một khi khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế không thể được tuân thủ nghiêm chỉnh trong tâm trạng hoang mang của người dân bị giữ trong những khu này trước một loạt câu hỏi đặt ra cho nhiều ngày đến: phải ở lại đây bao lâu, giải quyết vấn đề gia đình con cái ra sao, tiền đâu cho gia đình sinh sống, ăn uống thế nào, vệ sinh cá nhân hàng ngày …

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

Tiếng Việt vui nhộn - giải nghĩa tiếng Việt tác giả: chuyện cafe buổi sáng

 Học tiếng Anh, có mớ động từ bất quy tắc mà đã than lên than xuống, giờ sơ sơ vài cái lẻ tẻ của An Nam là đủ khiếp rồi ....🙂

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA MỘT NGƯỜI MỸ .

- Ăn đi: Không có nghĩa là vừa ăn vừa đi mà chỉ nhắc nhở ai đó ăn mạnh vào.

- Ăn mặc: Không có ăn chi cả mà chỉ có mặc không thôi.

- Ăn nói: Cũng không ăn chi cả mà chỉ nói không thôi.

- Buồn cười : Không có buồn gì cả mà chỉ có cười không mà thôi.

- Cà lăm, Cà nhắc, Cà chớn, Cà khịa, Cà rịch, Cà tang: Không phải những loại Cà để ăn,mà những tật không hay của người ta.

- Đánh Giày: Không phải là Phang, Đánh, đập, đá vào Giày mà là "o bế ", làm đẹp cho Giày.

- Đánh Răng: Không phải là Đánh, Đập. . cho Răng đau, mà dùng bàn chải và kem làm cho sạch răng mà thôi.

- Đi Cầu : Là đi vô toilet chứ không phải lái xe hay chạy qua cầu đâu.

- Hai Vợ Chồng : Không có nghĩa là 2 Vợ 1 Chồng mà chỉ có 1 Vợ 1 Chồng thôi.

- Hai Ông Bà: Không có nghĩa là 2 Ông 1 Bà, mà chỉ có 1 Ông 1 Bà thôi.

- Làm thinh; Không có làm việc gì cả mà chỉ yên lặng , không nói năng chi hết.

- Làm biếng: Cũng không có làm chi hết mà chỉ . . .chơi không mà thôi.

- La cà : không la rầy ai cả mà rề rà (?) ghé chỗ này chỗ kia.

- Làm răng (mần răng) : Làm thế nào chứ không phải đi chữa Răng đau đâu.

- Ngâm thơ : Không phải là đem lá thơ ngâm vô nước, mà là đọc. .kéo từng chữ cho dài ra,cho người ta nghe hay hay.

- Nhà tôi: Không phải là cái nhà để ở mà NGƯỜI BẠN ĐỜI hay MỘT NỬA KIA. . . . của mình.

- Nhà thơ,nhà văn,nhà báo: Không có nghĩa là nhà để chứa những bài thơ,bài văn hay báo chí, mà là chỉ người làm thơ,viết văn,viết báo...

- Ông Sui: Là Ba mình gọi Ba của vợ mình, chứ không có nghĩa là " Mr. Unlucky" đâu.

- Tục ngữ: Không phải là những lời thô tục, mà là những lời dạy dỗ quý báu trong dân gian.

Nguồn: https://www.facebook.com/chuyencafebuoisang

https://www.chuyencafebuoisang.com/

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn: Nên ngưng đếm số ca nhiễm và chiến lược thoát covid-19

 GS Nguyễn Văn Tuấn: Nên ngưng đếm số ca nhiễm và chiến lược thoát covid-19

Đã đến lúc chúng ta nên làm như Singapore: ngưng đếm số ca nhiễm virus mỗi ngày. Con số đó, nhứt là ở Việt Nam, không nói lên điều gì. Thay vì đếm số ca, nên tập trung vào 'đầu ra' (outcome), vào tiêm chủng vaccine và vào biện pháp y tế công cộng. Nên chuẩn bị phương án 4 bước như Úc để thoát covid-19 và sống chung với virus vĩnh viễn. 

Ở Việt Nam, tôi đoán rằng các bạn chắc đang mệt mỏi với dịch Vũ Hán và những con số. Mở báo (online) ra đọc là thấy toàn những cái tít như 'sáng nay, TP.HCM đã có 175 ca nhiễm Covid-19', 'Trưa nay, TP.HCM vẫn đứng đầu về số ca mắc Covid-19 mới', 'TP.HCM vượt mốc 6.000 ca Covid-19', v.v. Tất cả những cái tít như vậy rất đúng với phương châm của giới truyền thông 'no news is good news' (không có tin nào là tin tốt). 

Tuy đúng với phương châm của báo chí, nhưng nhưng con số đó không đúng với khoa học. Khoa học đòi hỏi phải có phân tích, tìm ra qui luật, và làm cho người ta 'sáng' ra. Những tựa đề như thế làm cho người ta hoang mang. Những con số ca như trên gần như vô nghĩa, nếu không đặt trong bối cảnh. Nếu tôi nói hôm nay HCM có 700 ca dương tính, các bạn có lẽ nghĩ là khá cao. Nhưng nếu tôi nói tất cả 700 ca đó đều là nhẹ và không cần điều trị, thì có lẽ các bạn yên tâm hơn. Do đó, vấn đề của giới báo chí hiện nay là đưa ra những con số thống kê thiếu bối cảnh nên làm cho người ta (có lẽ kể cả nhà chức trách) hoang mang. 

So sánh tình hình VN và thế giới 

Trong thực tế, đa số các ca nhiễm ở TPHCM (và cả nước nữa) là nhẹ. Theo số liệu của Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh (Bộ Y tế) công bố ngày 4/7, thì trong số 4806 ca nhiễm ở HCM, chỉ có 131 ca (hay 2.7%) là nặng. 'Nặng' ở đây là cần thở máy hay ECMO. Còn tính trên cả nước, số ca nặng theo định nghĩa trên là 3% (236 trên tổng số 7796). 

Có lẽ những con số trên chưa đủ để các bạn đánh giá tình hình dịch ở VN, nên chúng ta cần phải so sánh với tình hình nước ngoài. Theo thống kê của WHO, đa số (khoảng 80%) người bị nhiễm tự bình phục mà không cần đặc trị. Vẫn theo số liệu của WHO, cứ 1 trong 6 (17%) người bị nhiễm bị nặng và cần trợ thở [1]. 

So sánh số liệu ở VN với thế giới, chúng ta thấy rõ ràng là tình trạng ở VN nhẹ hơn nhiều. Trong khi thế giới có 17% ca nặng, Việt Nam chỉ có 3%. 

Con số tử vong có liên quan đến virus Vũ Hán ở VN cũng thấp hơn thế giới. Tính đến nay, số ca tử vong ở VN là 90 người, và tỉ lệ là 0.4% (hay 4 trên 1000 người). Trên thế giới, con số này (tỉ lệ tử vong - CFR) là 0.8%, và dao động từ 0.2% đến 2.9% [2]. Như vậy, tính trung bình, tỉ lệ tử vong Covid-19 ở VN chỉ bằng phân nửa tỉ lệ trên thế giới. 

Ở VN một số người có vẻ quan tâm đến con số ca nhiễm không có triệu chứng (68%). Nhưng ở nước ngoài, theo một nghiên cứu ở Ý thì con số này là 75% [3]. Con số 68% đó chẳng có gì là quá khác thường ở VN cả. 

Có nên đếm số ca nhiễm mỗi ngày? 

Câu hỏi đặt ra lúc đầu của cái note này là chúng ta có nên tiếp tục đếm số ca nhiễm mỗi ngày? Có lẽ vài bạn sẽ nói 'nên', và tôi thông cảm. Nhưng ở đây, tôi muốn nói là có lẽ đã đến lúc chúng ta nên ngưng cách làm đó, và thay vào đó là tập trung vào kiểm soát dịch và điều trị. 

Có lẽ vài bạn theo dõi vấn đề đã nghe đến việc Singapore lên kế hoạch ngưng đếm số ca nhiễm mỗi ngày [4]. Singapore là nước được xem là thành công trong chống dịch. Họ cũng đã tiêm chủng liều 1 cho gần 65% dân số. Cho đến nay, Singapore vẫn ghi nhận số ca nhiễm mỗi ngày. Nhưng các giới chức y tế bên đó đã có viễn kiến là phải sống chung với con virus này vĩnh viễn. Đã xác định đó là viễn cảnh, thì số ca nhiễm mới, theo họ, cũng như số ca cúm mùa nhưng có một số ca nặng hơn. Họ lí luận rằng, chúng ta không làm thống kê số ca cúm mùa mỗi ngày, thì hà cớ gì phải làm thống kê cho covid-19. Chúng ta đã sống với cúm mùa (mỗi năm cũng giết chết khá nhiều người), thì chúng ta cũng phải làm quen sống với Covid-19. 

Điều sau đây tôi thích chiến lược của Singapore: thay vì cứ đếm số ca nhiễm, nên tập trung vào số ca nặng và 'outcome'. Bao nhiêu người bị nhiễm nặng, bao nhiêu người phải vào ICU, bao nhiêu người cần oxygen, bao nhiêu người tử vong, v.v. Đó là con số có ý nghĩa mà chúng ta cần tập trung vào. Còn con số ca nhiễm chung chung không có ý nghĩa gì cả. 

Xét nghiệm đại trà? 

Song song với đó, con số 68% không triệu chứng có ý nghĩa là chúng ta cần phải tập trung vào công nghệ theo dõi (tracing). Ở Úc, khi chúng tôi đi đến đâu (quán cà phê, quán ăn, siêu thị, vào labo, vào công sở, v.v.) đều phải 'ghi danh' điện tử. Khi nơi đó có ca nhiễm được phát hiện thì tất cả những ai từng đến đó nên đi xét nghiệm. Theo dõi như thế này giống như chế độ 'Anh Cả' (Big Brother), nhưng đành phải chịu trong thời gian dịch bệnh thôi. 

Và, nếu có tracing như thế, thì câu hỏi đặt ra là chúng ta nên làm xét nghiệm PCR cho 5 triệu dân TPHCM? Theo tôi thì không. Tại sao? Tại vì chúng ta đoán khá rõ rằng số ca dương tính rất thấp (chừng 20,000 đến 25,000 người). Và, giả dụ rằng có 25,000 người bị nhiễm, thì số ca nặng cũng rất thấp (có lẽ chừng 750 người). 

Vậy thì tiêu ra 75 triệu USD hay 1500 tỉ đồng để làm xét nghiệm PCR sẽ đem lại lợi ích gì? Nó có lợi cho nghiên cứu khoa học, nhưng không hẳn có lợi ích trong kiểm soát dịch. Sao không dùng số tiền đó để mua vaccine? 

Nếu cần làm xét nghiệm (và tôi nghĩ cần), tôi vẫn nghiêng về mô hình xét nghiệm ngẫu nhiên (random sampling) hơn là làm trên 5 triệu người. Xét nghiệm ngẫu nhiên ở đây có nghĩa là chọn ngẫu nhiên một phần trăm cư dân ở mỗi phường / xã để xét nghiệm (thay vì làm tất cả cư dân). Cách làm này sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền, mà vẫn có thể cho chúng ta một ước số đáng tin cậy để kiểm soát dịch. 

Chiến lược 'thoát' Covid-19 

Có khi nào các bạn tự hỏi đã quá mệt mỏi với những thống kê về số ca nhiễm mỗi ngày? Ở Úc tôi, có thể nói cả nước cứ thấp thỏm về mấy con số này. Nếu con số ca giảm, nhà chức trách sẽ bỏ lệnh lockdown, còn nếu số ca không giảm hay tăng họ có lí do tiếp tục lockdown. Mà, ở Sydney này, số ca nhiễm chỉ chừng 20-30 mỗi ngày và tuyệt đại đa số là đã cách li. Nếu cứ lockdown như thế này thì ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của dân, trong đó có tôi. Cứ mỗi ngày lockdown, thành phố Sydney này (5 triệu dân) mất đi 1 tỉ đô-la. Đó là chưa nói đến những thiệt hại về sức khoẻ và tinh thần (xuống tinh thần) cho hàng vạn người mà chúng ta không thể thấy được. 

Úc đã lên kế hoạch 4 giai đoạn để 'exit' covid-19, và Việt Nam cũng nên tập trung trí lực suy nghĩ cho một kế hoạch như thế. Theo kế hoạch exit của Úc, có 4 giai đoạn [5]:

• Giai đoạn I: vaccine, chuẩn bị và thử nghiệm. Du lịch và đi nước ngoài sẽ giảm 50%, tiêm vaccine cho người hồi hương, thử nghiệm cách li 7 ngày (thay vì 2 tuần); 

• Giai đoạn II: Du khách và đi nước ngoài sẽ khôi phục 100% như trước dịch. Ưu tiên du khách đã tiêm chủng vaccine, không lockdown hay chỉ lockdown khi tình huống hết sức nghiêm trọng; 

• Giai đoạn III: Xem covid-19 như các bệnh truyền nhiễm khác. Không lockdown, không giới hạn đi lại nước ngoài, không giới hạn du khách; 

• Giai đoạn IV: Bình thường hoá như trước đại dịch. 

Tóm lại, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên làm như Singapore: ngưng đếm số ca mỗi ngày (chỉ tập trung vào số ca nặng) và chuẩn bị phương án sống chung với con virus này vĩnh viễn [6] như Úc đang làm [5]. Sống với virus, nói như một giáo sư trong bài báo [6], là bảo đảm sao cho cộng đồng được bảo vệ từ những ảnh hưởng nặng nề của virus. Nhưng để sống chung với virus Vũ Hán, thì ưu tiên số 1 là vaccine, tiêm vaccine, chớ không phải làm xét nghiệm đại trà. 

[1] https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/question-and-answers-hub/q-a-detail/coronavirus-disease-covid-19

[2] https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2020.04.01.20050476v1

[3] https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0241536#pone-0241536-t002

[4] https://edition.cnn.com/travel/article/singapore-covid-plan-intl-hnk/index.html

[5] https://www.theguardian.com/australia-news/2021/jul/03/experts-welcome-australias-four-stage-covid-exit-strategy-but-warn-hard-yards-still-to-come

[6] https://e.vnexpress.net/news/news/not-time-yet-for-vietnam-to-live-with-covid-experts-4303253.html

So sánh tình hình covid-19 giữa Việt Nam và thế giới. Dù báo chí làm ồn ào và gây hoang mang, nhưng trong thực tế tình hình ở VN không nặng như trên thế giới. Chúng ta nên ngừng đếm số ca nhiễm, mà nên tập trung điều trị số ca nặng và kiểm soát dịch ở qui mô cộng đồng.
Số liệu từ Bộ Y tế VN cho thấy số ca nhiễm nặng chỉ chiếm chừng 3% tổng số ca nhiễm. Con số 3% này rất thấp so với thế giới (17%).

Theo chiến lược 'exit' này, năm 2021 sẽ triển khai giai đoạn I, năm 2022 là giai đoạn II và III. Năm 2023 là hệ quả của giai đoạn III.





Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

SÀNG LỌC COVID-19 TOÀN DÂN – “LỢI BẤT CẬP HẠI” TS. Nguyễn Hồng Vũ Viện Nghiên cứu ung thư - California - Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

 SÀNG LỌC COVID-19 TOÀN DÂN – “LỢI BẤT CẬP HẠI” 

TS. Nguyễn Hồng Vũ,

(Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA

Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím)

Vài tuần trước mình thấy cảnh đáng lo khi hàng ngàn bà con tụ tập lúc nhúc ở Nhà thi đấu Phú Thọ để chích ngừa vaccine; vài ngày nay mình lại còn thấy cảnh đáng sợ hơn là bà con TP.HCM chen chúc nhau để đi kiểm tra sàng lọc COVID-19 theo chiến lược “xét nghiệm toàn thành phố tìm F0”, hoặc các tiểu thương bán hàng ở chợ, những bác tài lái xe liên tỉnh phải chạy đôn chạy đáo đổ xô đi xét nghiệm COVID-19 để lấy giấy “thông hành”. Mình nhìn nhận những việc này ở Việt Nam là “lợi bất cập hại”!

Việc xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng (vài triệu người) để tìm ra được người nhiễm virus trong cộng đồng để cách ly/điều trị và giảm lây truyền virus cho người khác là một “ý tưởng” hay nhưng “rất khó” thực hiện. Cho đến nay, có 2 nơi đã thực hiện việc này đó là Slovakia và  Liverpool vào khoảng tháng 11 năm ngoái nhưng cho thấy không hiệu quả như mong đợi, các ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng và nhiều nhà khoa học đã chỉ trích việc làm “tốn của mà vô ích” như thế này. Những “cái khó” để ý tưởng này thành sự thật đó là:

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

BỮA ĂN TRƯA Luncheon of the Boating Party Pierre-Auguste Renoir họa sĩ Nguyễn Quân

 BỮA ĂN TRƯA (tranh sơn dầu, 1881) Pierre Auguste RENOIR (1841-1919 Pháp)

Sông Seine như cái thắt lưng lụa điệu đà ôm lấy vòng eo của thành Paris hoa lệ. Bờ sông hiện nay được đổ cát cho người ưa khoe thân thể ra tắm nắng ngày hè. Từ hơn một thế kỷ nay, đây vẫn là nơi thư giãn cuối tuần lý tưởng. Hội họa Ấn tượng cuối thể kỷ 19 là thành tựu lớn cuối cùng của nghệ thuật Pháp thế kỷ 19 với “cuộc cách mạng” hay “trò chơi” ánh sáng cùng một thái độ thẩm mỹ “vô tư lự” rất “weekend”. Đó là do nghệ sĩ đã quá chán nản với các khuôn thước cứng nhắc của chủ nghĩa cổ điển và quá mệt mỏi với những suy tưởng và dằn vặt cao, sâu của phái tượng trưng và hiện thực. Hội họa cần vô tư như ánh sáng trời, như dòng nước mát, như bãi cỏ xanh và những nụ cười.

Bữa ăn trưa của các nam thanh nữ tú thật vui nhộn. Họ uống và ăn, tận hưởng không khí và bóng râm, hơi nước và cây cỏ. Họ tán gẫu, nói chuyện tào lao, tán tỉnh nhau hoặc chẳng làm gì cả.

Bố cục của Renoir hết sức thoải mái, cởi mở, hình như không có một trọng tâm nào, như một tấm ảnh chụp bất chợt không sắp xếp trước. Nét bút mềm mại ve vuốt những gương mặt bầu bĩnh, tươi sáng và những đồ vật xinh xắn dễ thương.

Xuất thân từ một thợ vẽ đồ gốm, Renoir vẫn giữ các tinh xảo và khéo léo của “bàn tay vàng” khi cho phép mình tung tẩy đầy ngẫu hứng theo kiểu Ấn tượng. Khác với các họa sĩ Ấn tượng khác thiên về vẽ phong cảnh và “hy sinh” hình khối cho ánh sáng, họa sĩ dùng ánh sáng để tạo khối, dựng hình. Ông ít vẽ phong cảnh mà thường vẽ các cô gái mũm mĩm không sâu sắc, đau khổ mà yêu sống, nhẹ dạ đáng yêu.

Họa sĩ NGUYỄN QUÂN bình tranh Luncheon of the Boating Party của Pierre-Auguste Renoir

Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 587, ngày 01/12/2006



Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Ngày Xuân, nhà văn Văn Tâm đi hỏi vợ

Ngày Xuân, nhà văn Văn Tâm đi hỏi vợ

Văn Tâm (1933-2004), ham mê văn chương từ sớm. Khi còn học phổ thông, anh đã làm thơ, viết truyện ngắn, soạn kịch. Các vở Ánh sáng hay bóng tối (1952), Giải tán (1953) được in ở Thanh Hóa là những tác phẩm đầu tay. Có thể coi đây là những thử nghiệm, sau đó anh đã nhanh chóng chuyển hướng, đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu. Trong hơn 50 năm cầm bút, anh lần lượt cho xuất bản những công trình nghiên cứu dày dặn, công phu: Vũ Trọng Phụng, nhà văn hiện thực (1957), Tản Đà- Khối mâu thuẫn lớn (1964), Đoàn Phú Tứ - Con người và tác phẩm (1995) và các tập tiêu luận, phê bình: Giảng văn văn học lãng mạn (1991), Góp lời “Thiên cổ sự” (1992), Vườn khuya một mình (2001).

Người làm văn chương thường hay đa cảm, đa tình. Văn Tâm cũng không là ngoại lệ. Ngay cuối bậc học phổ thông, do tham gia “kịch cọt” nên anh có dịp gần giới nghệ sĩ Liên khu IV, lúc đó chủ yếu tập trung ở Thanh Hóa. Anh bị một nữ diễn viên múa thuộc loại hoa khôi “hớp hồn”. Nhưng nhà văn trẻ sớm tỉnh, nhận ra tính vô vọng của mối quan hệ tình cảm một chiều, nên đã lặng lẽ “rút lui”.

Cuối năm 1953, bước vào ngưỡng cửa lớp Dự bị đại học hết sức hiếm hoi, danh giá ở vùng kháng chiến Liên khu IV, Văn Tâm là một trong vài ba sinh viên xuất sắc, được các giáo sư Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, … rất mến. Anh là bạn học thân thiết với anh Cao Xuân Hạo, con trai giáo sư Cao Xuân Huy. Anh Hạo lại có người em gái xinh đẹp, dịu dàng: chị Cao Thị Xuân Cam, lúc đó đang là học sinh phổ thông. Người hữu ý (Văn Tâm), kẻ vô tình (Xuân Cam). Tình yêu “sét đánh” đến với cây bút trẻ của chúng ta. Văn Tâm muốn chuyện “chung thân đại sự” này sớm rõ ràng, ngã ngũ. Tốt thôi! Chỉ có điều cách anh xúc tiến quá đặc biệt: Thay vì ướm ý ngỏ lời trực tiếp với người mình thầm yêu trộm nhớ, nhân dịp đầu xuân năm Giáp Ngọ (1954), trong buổi đến chúc tết giáo sư Cao Xuân Huy, anh đã thu hết can đảm đặt vấn đề… xin được làm con rể thầy.

Bậc học giả uyên thâm chỉ biết say với Đạo chứ khá ngơ ngác trước Đời, rất ngỡ ngàng trước việc cầu hôn đột ngột, “xưa nay hiếm” của Văn Tâm. Như trên đã nói, vốn quý Văn Tâm, vả lại bản tính điều đạm phóng khoáng, nên cụ Cao Xuân Huy hẹn với Văn Tâm sẽ trả lời sau.

Cụ cho con gái biết chuyện và hỏi ý kiến chị. Có một điều lạ: chị Xuân Cam không bất ngờ khi nghe cha nói, vì dù rất ít khi gặp gỡ trò chuyện với Văn Tâm và dù Văn Tâm cố giấu kín, nhưng chị đã linh cảm thấy tình cảm đặc biệt của chàng sinh viên xuất sắc ấy dành cho mình. (Rõ ràng phụ nữ xoành xĩnh ở lĩnh vực nào không rõ, nhưng trong vương quốc tình yêu, họ như có “giác quan thứ bảy” nên rất nhạy cảm!) Chị hỏi lại người cha mà chị kính yêu rất mực: “Theo cha, anh ấy là người thế nào?”

Học giả họ Cao Xuân đã cảnh báo cho chị một điều tiên tri tiên giác: “Đó là một người tài năng vượt trội hơn người, nhưng lấy anh ta chắc chắn sau này con sẽ khổ. Con hãy nghĩ cho thật kỹ!”

Chị đã trả lời cha: “Con không sợ khổ, con chỉ sợ lấy phải người không có tài có đức”.

Mối tình của hai người được hai gia đình chấp thuận. Hè năm 1955, Văn Tâm bước vào năm cuối Trường đại học văn khoa Hà Nội, chị Xuân Cam tốt nghiệp phổ thông và được xét duyệt đi du học Liên Xô. Trước tình thế có phần “phức tạp”, nhớ lại lời dạy của ông cha “Lấy vợ thì cưới liền tay…”, Văn Tâm bàn chuyện cưới với chị Xuân Cam. Chẳng biết anh thuyết phụ tài như thế nào mà chị đồng ý, dù chuyện đi học nước ngoài – một nguyện vọng thiết tha của biết bao chàng trai cô gái trẻ - đành coi như “xóa sổ”.

Cuối năm 1955, lễ cưới được tiến hành. Giản dị nhưng rất đầm ấm. Và rồi họ là bạn đời chung thủy, vui buồn sướng khổ có nhau suốt 50 năm. Cho đến ngày 24/6/2004, ngày anh đi gặp Vũ Trọng Phụng, Tản Đà, Đoàn Phú Tứ…

Trần Hữu Tá

Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 558, ngày 10/2/2006

[…] Đang sáng tạo sung sức, năm 1996 căn bệnh tai biến mạch máu não đã hạ gục ông (Văn Tâm). Liệt nửa người, đi lại, nói năng rất khó khăn, vậy mà với sự chăm sóc tận tình, chu đáo của người vợ hiền (bà Cao Thị Xuân Cam, ái nữ của GS Cao Xuân Huy), ông vượt qua số phận, để năm 2001 cho ra đời tập tiểu luận, chân dung văn học Vườn khuya một mình. Một tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh bệnh tật như vậy cho nên nó có giá trị đặc biệt. Một lần nữa, ông vượt qua số phận để sáng tạo và những ý tưởng sáng tạo trong hoàn cảnh ấy được viết ra từ máu. Cuộc đời Văn Tâm lận đận nhưng chỉ trong nghiệp văn, còn cuộc sống của ông được đền bù xứng đáng. Ông mê nghệ thuật, mê văn chương, yêu ca trù, chèo, thích chơi tranh một cách sành điệu, mê đồ cổ, tất cả, duy nhất, chỉ vì cái đẹp. Ông còn có một người vợ tuyệt vời, một người bạn hiền thảo. Những ngày cuối đời của ông, bà Cam đọc sách Phật, sách Thiền cho ông nghe để ông thanh thản tâm hồn.

Và ông ra đi, thanh thản vào cõi vĩnh hằng.

VĨNH HY (Trích Văn Tâm: Người rũ bụi đường văn học, báo Người Lao Động, ngày 10-07-2004)


Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

Tin covid Việt Nam sẽ có hơn 120 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm 2021

 Sáng 3-6, Bộ Y tế và Thông tấn xã Việt Nam phối hợp thực hiện, cho ra mắt infographic về tiến độ đàm phán, mua và cung ứng vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam trong năm 2021.

http://www.hanoimoi.com.vn/infographic/Suc-khoe/1001511/viet-nam-se-co-hon-120-trieu-lieu-vac-xin-covid-19-trong-nam-2021





Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Tin COVID thứ hai 31/5/2021 TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách Trà Vinh có ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên

 Trưa 30-5-2021, TP Hải Dương: bạn của mẹ sang chơi 30 phút, con 2 tuổi dương tính với SARS-CoV-2 

https://nld.com.vn/thoi-su/ban-cua-me-sang-choi-30-phut-con-2-tuoi-duong-tinh-voi-sars-cov-2-sau-5-ngay-20210530192724154.htm

Trưa 31/5: Thêm 68 ca lây nhiễm trong nước, TP. Đà Nẵng bé trai 4 tuổi dương tính với SARS-CoV-2 (địa chỉ tại quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng; là F1 của BN3224, đã được cách ly)

https://soha.vn/trua-31-5-them-68-ca-lay-nhiem-trong-nuoc-1-ca-la-be-trai-4-tuoi-mac-covid-19-20210531115748266.htm

Sáng 31/5 Trà Vinh có ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên liên quan Hội thánh truyền giáo. Nam sinh này quê ở huyện Cầu Kè, đang theo học tại một trường đại học ở TP.HCM

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tra-vinh-co-ca-nghi-nhiem-covid-19-dau-tien-lien-quan-hoi-thanh-truyen-giao-phuc-hung-741522.html

Toàn Thành phố thực hiện cách ly, giãn cách theo Chỉ thị 15 và nâng cao một số biện pháp

- Dừng tất cả hoạt động văn hóa thể thao giải trí

- Không được tập trung trên 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện

- Tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ

- Thực hiện nghiêm việc giãn cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp

- Các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa

- Người dân (nhất là người trên 60 tuổi) chỉ ra khỏi nhà khi có việc thật sự cần thiết; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cấp bách

Người dân khi có các thắc mắc về vấn đề giám sát, cách ly phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn liên hệ các đường dây nóng sau:

Đường dây nóng Bộ Y Tế: 19003228 và 1900 9095 hoạt động 24/7

Trung tâm Y tế Quận 9: 028 3736 0527 

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh: 0869.577.133

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM: 0967341010

Bệnh viện Nhi đồng 1: 19002249 - 0913117965

Bệnh viện Nhi đồng 2: 0798429841

Bệnh viện Chợ Rẫy: 0969871010

1. Trung tâm Y tế TP Thủ Đức (khu vực 1) - Địa chỉ: Số 06, đường Trịnh Khắc Lập, phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức, TPHCM. Số điện thoại: 028.3742.3692

2. Trung tâm Y tế TP Thủ Đức (khu vực 2) - Địa chỉ: Số 48A, đường Tăng Nhơn Phú, Phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức, TPHCM. Số điện thoại: 028.3736.0527, 083.736.0527

3. Trung tâm Y tế TP Thủ Đức (khu vực 3) - Địa chỉ: Số 02, đường Nguyễn Văn Lịch, phường Linh Tây, thành phố Thủ Đức, TPHCM. Số điện thoại: 028.3896.4603, 028.6283.9979, 0393.626.115 

Đường dây nóng dịch covid quận 9 quận thủ đức thành phố thủ đức




Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Tin Covid chủ nhật 30/5/2021 TPHCM giãn cách xã hội 2 tuần và hoãn thi lớp 10 đến 22/6

 


Sự khác biệt giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng 

Chính phủ đã ban hành các Chỉ thị 15 (27/03/2020), Chỉ thị 16 (31/03/2020), Chỉ thị 19 (24/04/2020) về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong những thời điểm khác nhau. 

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 16 trên địa bàn thành phố trong vòng 2 tuần  từ 0h thứ hai 30/5/2021 và quyết định dời kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đến ngày 22/6 

Hiện số ca nhiễm và nghi nhiễm tại TPHCM tăng nhanh liên tục. Trong 4 ngày, từ 27/5 đến 30/5, TPHCM đã ghi nhận tổng cộng 133 ca nhiễm và nghi nhiễm. Chỉ riêng sáng 30/5, đã ghi nhận 33 ca nghi nhiễm COVID-19.

Dự báo số ca nhiễm liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục hưng có thể tăng tiếp trong thời gian tới vì số hội viên đến nay vẫn có thể chưa ra khai báo hết. Thành phố đề nghị những người liên quan đến Hội thánh cần chủ động khai báo y tế vì nguy cơ lây nhiễm liên quan đến Hội thánh này là rất cao.

Trong tình huống hoãn thi, lực lượng làm đề và in sao đang được cách ly (để tránh lộ đề thi) phải được ra khỏi khu cách ly. Toàn bộ quá trình làm đề phải được hủy, làm lại từ đầu.

Đường dây nóng Bộ Y Tế: 19003228 và 1900 9095 hoạt động 24/7

Đường dây nóng Trung tâm Y tế Quận 9: 028 3736 0527 

Đường dây nóng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh: 0869.577.133

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM: 0967341010

Bệnh viện Nhi đồng 1: 19002249 - 0913117965

Bệnh viện Nhi đồng 2: 0798429841

Bệnh viện Chợ Rẫy: 0969871010


Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Tin Covid-19 trưa thứ bảy 29/5/2021 Tây Ninh có ca dương tính đầu tiên, bệnh viện Bình Thạnh có 4 ca nghi dương tính Covid

 Tin COVID TRƯA THỨ BẢY 29/5/2021

TÂY NINH bệnh nhân Covid-19 đầu tiên là bé trai 2 tuổi, địa chỉ tại thị xã Hòa Thành, thuộc diện F1, liên quan ổ dịch Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, đã được cách ly. Bệnh nhi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 28/5. Hiện tại, bé được điều trị ở Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

https://zingnews.vn/sau-6-gio-viet-nam-co-them-49-benh-nhan-covid-19-post1220775.html

Trưa 29/5, TP.HCM ghi nhận thêm 22 ca dương tính với nCoV

Như vậy, từ ngày 27/5 đến nay, thành phố đã phát hiện hai ổ dịch, tổng cộng 90 ca nhiễm. Trong đó, chuỗi lây nhiễm liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng có 85 ca. Chuỗi lây nhiễm liên quan hai vợ chồng phát hiện tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn có 5 ca.

https://zingnews.vn/trua-295-tphcm-ghi-nhan-them-22-ca-duong-tinh-voi-ncov-post1220818.html

Cụ ông 83 tuổi quận 12 phát hiện dương tính với nCoV ở BV Nhân dân Gia Định

https://zingnews.vn/cu-ong-duoc-phat-hien-duong-tinh-voi-ncov-o-bv-nhan-dan-gia-dinh-post1220824.html

Trưa 29-5: Việt Nam có 56 ca COVID-19 mới, xuất hiện thêm chủng virus biến thể mới

Theo Bộ Y tế, tính từ 6h đến 12h ngày 29-5 có 56 ca mắc mới (bệnh nhân 6658-6713), trong đó có 7 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Đồng Nai (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (6); 49 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (46), Tây Ninh (1), Điện Biên (1), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (1).

https://tuoitre.vn/trua-29-5-56-ca-covid-19-moi-xuat-hien-them-chung-virus-bien-the-moi-20210529122332958.htm

Bệnh viện quận Bình Thạnh tạm ngưng nhận bệnh vì 4 người nghi nhiễm COVID-19 đến khám

chiều 28/5/2021 nhân viên y tế tại phòng khám sàng lọc phát hiện người này có triệu chứng ho, sốt, đau họng nên yêu cầu khai báo dịch tễ cụ thể. Qua khai thác, bệnh nhân cho biết mình có tiếp xúc với hội viên của Hội thánh Truyền giáo Phục hưng mắc COVID-19 ở quận Gò Vấp. Ngay lập tức, người bệnh được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Kết quả ghi nhận 4 người dương tính với SARS-CoV-2, hiện tại bệnh viện đang được tạm khoanh vùng, tạm phong tỏa và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 với người bên trong bệnh viện bao gồm các y, bác sĩ và người đến khám bệnh,...

Ngày 29-5, một lãnh đạo Bệnh viện quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết hiện bệnh viện tạm ngưng tiếp nhận bệnh nhân 

https://tuoitre.vn/benh-vien-quan-binh-thanh-tam-ngung-nhan-benh-vi-3-ca-nghi-covid-19-den-kham-20210529101412107.htm

https://www.phunuonline.com.vn/4-nguoi-nghi-nhiem-covid-19-den-kham-tai-benh-vien-quan-binh-thanh-a1435595.html



Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

Đọc sách cùng con XE TẢI NHỎ TÊN LÀ ĐỎ - EHON MẪU GIÁO

 Cô thạc sĩ Xuân An hướng dẫn đọc sách và câu hỏi trò chuyện cùng con qua quyển sách XE TẢI NHỎ TÊN LÀ ĐỎ - EHON MẪU GIÁO 

1/ Xe tải nhỏ đi nhận hàng ở đâu?

2/ Bác Gấu trúc Mỹ gửi hàng đến đâu?

3/ Xe tải nhỏ đã đi băng qua đâu?

4/ Xe tải nhỏ Đỏ nghĩ gì?

5/ Xe tải Đỏ làm sao qua được khe núi?

6/ Xe tải Đỏ bị làm sao? Ai đã giúp

7/ Khi gần đến nhà thỏ xe tải Đỏ bị làm sao?

8/ Ai cứu xe tải Đỏ?

9/ Xe tải Đỏ chở cái gì đến nhà thỏ?




Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Lớp học tình thương miễn phí tại quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Quận Phú Nhuận có 3 trường tổ chức dạy phổ cập miễn phí ban đêm dành cho tất cả lứa tuổi từ 6 đến 60 tuổi, lớp học theo trình độ ko phân biệt độ tuổi.

 Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chính

Địa chỉ: 95 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Trường tiểu học Đông Ba

Địa chỉ: 99 Phan Đăng Lưu, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Trường THCS Độc Lập

Địa chỉ: 94 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Lớp phổ cập miễn phí buổi tối dạy từ lớp 1 đến lớp 9 học từ 18g30 đến 20g30

Lớp phổ cập học ban đêm nhận học sinh hàng ngày , phụ huynh đến , hỏi bảo vệ hướng dẫn thầy cô đăng ký học, không cần giấy tờ hộ khẩu, KT3, tạm trú. Sau khi học xong cấp 1 sẽ có giấy chứng nhận, học hết lớp 9 sẽ có học bạ để tiếp tục học trung cấp nghề, cao đẳng, đại học.

Đến trường các em học sinh được phát tặng miễn phí đồng phục, sách giáo khoa, tập vở bút viết





Khai giảng lớp phổ cập trường THCS Độc Lập
năm học 2020-2021, Thầy hiệu trưởng Huỳnh Ngọc Chung
tặng quà các em học sinh















Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

Voi con đã khóc nức nở 5 tiếng liền vì bị voi mẹ ruồng rẫy bỏ rơi

 Đến cây cỏ còn biết đau huống chi sinh vật sống!

Một chú voi con đã khóc nức nở 5 tiếng liền vì bị voi mẹ đánh đập, ruồng rẫy và cuối cùng là bỏ rơi tại Khu Bảo tồn Động vật Hoang dã Shendiaoshan thành phố Vinh Thành thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc).
Các chuyên gia động vật cho rằng, voi mẹ nhẫn tâm như vậy vì nó phải sinh nở, nuôi con trong tình trạng giam cầm, voi mẹ cũng rơi vào trầm cảm và không chịu ăn uống trong một khoảng thời gian ngắn.
Nguồn: https://soha.vn/voi-con-khoc-ngat-5-gio-lien-vi-bi-me-choi-bo-da-den-luc-ngung-hoi-dong-vat-co-cam-xuc-hay-khong-20200305215153019.htm
https://giaoducthoidai.vn/chuyen-la/voi-con-khoc-suot-5-gio-vi-bi-me-bo-roi-bpxZUQEMR.html




GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...