Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2009

Nhìn toàn cảnh điện ảnh Việt Nam mà buồn

(VnMedia) - “Phim tư nhân thì bát nháo. Phim nhà nước nộp lên Cục thì lãnh đạo điện ảnh chỉ thích chọn những kịch bản tròn như bi ve, phục vụ tuyên truyền, phim làm xong để cất vào kho. Chưa có một nền phê bình đích thực, đáng tin. Tôi cho rằng đây là một thực trạng đáng báo động đối với nền điện ảnh”.

Đang bận rộn xem hàng trăm tập phim với nhiệm vụ giám khảo giải Cánh diều vàng phim truyền hình dài tập, đạo diễn Nhuệ Giang vẫn nhiệt tình chia sẻ những bức xúc với điện ảnh nước nhà.

Đào tạo điện ảnh: Bất cập từ khâu tuyển sinh

- Chị đang giảng dạy tại lớp Biên kịch – Lý luận phê bình của quỹ Ford. Nhìn nhận của chị qua các khoá học viên ở đây?

Tôi cho rằng ý tưởng xây dựng dự án này rất hay. Giáo trình Mỹ hiện đại và cập nhât, nguồn phim tư liệu dồi dào, các em không phải học chay. Đầu vào là đã tốt nghiệp ĐH nên nền tảng tương đối. Lại đa phần là dân các ngành xã hội: báo chí, văn chương… đều là những người quen viết.

Các khoá biên kịch vừa qua đã đóng góp thêm một số biên kịch trẻ cho truyền hình.

Ngành phê bình lý luận thì khó hơn, không thể ăn xổi, phải tích luỹ, nghiên cứu, trong khi môi trường làm việc chưa thuận lợi. Báo chí nghiên cứu sâu thì thiếu, mà để viết một bài phê bình thực sự rất phức tạp, nhuận bút lại ít… Ở mỗi khoá cũng nổi lên vài người viết tốt, nhưng để làm nghề thì cần thị trường và môi trường. Thị trường mà không cần và môi trường không tốt thì họ lại phải nhảy sang làm những việc khác.

- Lực lượng làm điện ảnh chủ yếu xuất thân từ 2 nơi đào tạo tại Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, công tác đào tạo tại các cơ sở trên vẫn tồn tại khá nhiều bất cập?

Bất cập từ khâu tuyển sinh. Ngoài số ít tài năng thực sự thì hiện tượng “chạy trường” khá phổ biến.

Không biết bây giờ ra sao, nhưng thời tôi học thì sách chuyên ngành trong trường rất hạn chế, giáo trình toàn do các thầy tự soạn, không cập nhật. Qúa trình học Lịch sử điện ảnh thế giới, lại ảnh hưởng của Nga thiên về chủ nghĩa xã hội nên không toàn cảnh. Học xem phim nhưng hầu như không hề có phim để dẫn chứng, trừ 1-2 phim kinh điển như “Chiến hạm Potemkin”, “Bài ca người lính”… Học làm phim nhưng không có máy móc để thực hành.

Chắc thực trạng đào tạo vẫn chưa cải thiện được nhiều. Nhưng thời kỳ này thuận tiện hơn nhiều vì cơ hội tiếp cận phim ảnh rất rộng mở, kể cả những xu hướng mới và những dòng kinh điển. Hơn nữa, bây giờ kỹ thuật phát triển, có nhiều cơ hội làm phim. Làm những phim ngắn, ít tiền… cũng là một cách học.

Thời tôi chưa có phim video, cơ hội làm phim hầu như không có. Bài tốt nghiệp của tôi viết kịch bản trên giấy, bảo vệ trên giấy.

Nhiều người yêu nghề cảm thấy chơi vơi

- Hiện nay xu hướng làm phim ngắn khá hấp dẫn nhiều người làm phim trẻ, được coi là một cách thực tập nghề và giới thiệu mình. Là trưởng BGK LHP ngắn toàn quốc năm 2008, chị thấy thế hệ làm phim trẻ có khả quan không?

Cơ cấu giải thưởng ở LHP ngắn là khoảng 10 giải trên tổng số 60-70 phim tham gia mỗi năm. Đây cũng có thể coi là tỷ lệ những người có tiềm năng. Số trung bình và kém là vô cùng nhiều. Tuy nhiên, giáo dục nghệ thuật được tỷ lệ 1/10 đã là mừng.

Tìm ra được những tài năng đã không dễ, vấn đề là cần tạo điều kiện cho họ làm việc. Cũng cần phấn đấu để nâng mặt bằng chung cao hơn. Nhưng nhà nước chưa có một chiến lược phát triển điện ảnh.

- Thế hệ trước đa phần lứa tuổi 40 mới làm phim đầu tay. Trong khi thế hệ trẻ nhiều người lứa tuổi 30 đã sở hữu vài đầu phim. Chị có cho đây là 1 tín hiệu vui?

Cái thuận lợi chung là bây giờ cơ hội nhiều hơn, làm phim dễ dàng hơn, nhanh chóng nổi tiếng hơn. Nhưng tôi có cảm giác họ không đam mê và kiên nhẫn như chúng tôi ngày xưa. Nhiều người trẻ vội chạy theo danh và lợi, không quyết chí, không bền bỉ, thiếu khát vọng lớn. Điều này cũng hợp với xu thế thời đại bây giờ, nhưng khi cái đích của họ chỉ như vậy thì nghề nghiệp khó phát triển.

Cái khó khăn chung là thực tế điện ảnh còn đầy chộn rộn, bát nháo, nhiều người yêu nghề sẽ cảm thấy chơi vơi. Nhà nước thì không có hỗ trợ, đầu tư cho tài năng. Tư nhân thì lăng nhăng sao cũng được miễn là kiếm tiền. Người làm nghề phải vật lộn, tìm kiếm, nhiều khi bị cuốn vào kiếm tiền…

Đây là giai đoạn đi xuống của điện ảnh

- Tức là chị phản đối xu hướng làm phim thương mại?

Làm phim giải trí, phim thương mại không xấu nhưng nghệ thuật phải cực đoan.

Lớp trẻ bây giờ thực tế và cũng thực dụng hơn. Tôi ví dụ Vũ Ngọc Đãng, anh ta cũng có khả năng, nhưng dễ bằng lòng, làm phim để thoả mãn công chúng dễ tính.

Một điều tôi thấy là Vũ Ngọc Đãng và Nguyễn Quang Dũng, 2 người làm phim trẻ đắt sô hiện nay có một cái xấu là “ăn cắp”. Phim Tết vừa qua của cả 2 đều có các tình huống giống cơ bản một số phim nước ngoài. Phim của Đãng thì ý tưởng, câu chuyện y như một phim của Hàn Quốc, có khác là đặc điểm thoại bất tận tự nhiên chủ nghĩa kiểu phim truyền hình là đặc sản của Đãng. Phim của Dũng thì nhiều tình huống nhái lại một số phim teen của Mỹ.

Đây là vấn đề nghiêm túc, vậy mà không thấy báo nào lên tiếng. Các đạo diễn vẫn ngang nhiên lấy và hưởng. Các nhà sản xuất vẫn tự hào là thu hút khán giả.

Ngoài ra, xu hướng làm phim thương mại còn kéo theo nhiều sự lẫn lộn giá trị. Nền phê bình của chúng ta còn kém. Báo chí chưa có độ tin cậy. Công chúng cũng ít hiểu biết về điện ảnh. Thị hiếu của lớp trẻ đôi khi đáng báo động. Giai đoạn này, tôi thấy lộn xộn.

- Chị nghĩ rằng đây là thời kỳ quá độ, hay do mặt bằng dân trí của ta chưa cao?

Tôi thấy đây là 1 giai đoạn đi xuống của điện ảnh.

Trước đây, nhà nước là cán cân. Bây giờ phim tư nhân thì bát nháo, chủ yếu là phim thương mại để tập trung kiếm tiền. Bản thân phim nghệ thuật chất lượng cũng giảm sút vì thiếu nguồn kinh phí.

Muốn làm phim nhựa phải chờ dài cổ. Mấy năm liền tôi gửi kịch bản “Không có EVA” lên nhưng toàn trượt. Nhiều kịch bản nộp lên chung số phận cứ nằm chờ đắp chiếu. Lãnh đạo điện ảnh thì thích chọn những kịch bản tròn như bi ve, phục vụ tuyên truyền, phim làm xong để cất vào kho.

Nói chung, theo dõi toàn cảnh điện ảnh Việt Nam mà buồn. Đến lúc nhà nước phải có một chiến lược về điện ảnh…

Xin cảm ơn đạo diễn Nhuệ Giang!

Nguồn: Hoàng Lê - VNMedia

Truyện Kiều: Một thế giới bằng hoa


Có thể nói Truyện Kiều là thế giới của hoa, một thế giới hoa lập thể. Kiều là bóng hoa, là cành hoa, là xác hoa. Kiều sống trong hoa, nép vào hoa, bị vây giữa hoa, bị hoa ám ảnh, bị hoa đe doạ, bị hoa thẩm thấu. Chín mười tầng hoa lớp lớp phủ lên Kiều. Hoa luôn luôn là một thường trực ám ảnh nhất, một tín hiệu nghệ thuật mang những thông điệp quan trọng nhất của cuộc đời Kiều.

Hoa bao vây, nuốt chửng người phụ nữ

Trong Truyện Kiều có hơn một trăm lần Nguyễn Du nhắc đến chữ hoa, mỗi lần hình tượng hoa mang một sứ mệnh nghệ thuật khác nhau. Hoa hóa thân thành vẻ đẹp thân thể và tâm hồn người phụ nữ trở thành "gót sen", "tiếng sen", "nét hoa", "tay hoa". Và khi đã cộng sinh với con người, trở thành vẻ đẹp của con người thì hoa trở nên lộng lẫy hơn, nó phải ghen với chính hình ảnh nhân hóa của nó:

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Hoa hóa thân thành người phụ nữ và thông qua sức ám ảnh của người phụ nữ, nó ám ảnh khắp mọi nơi, hóa thân vào từng không gian, từng đồ vật như một dấu vết kép, trở thành "tiên hoa", "trướng hoa", "trướng hồng", "cẩm hoa", "trướng đào", "buồng đào", "thềm hoa", "then hoa", "sân hoa", "sân đào", "sân mai", "kiệu hoa" v.v... Gọi là dấu vết kép vì trong đó vừa có bóng hoa vừa có bóng phụ nữ. Hoa và phụ nữ lồng vào nhau, thẩm thấu vào nhau. Người phụ nữ hoa đó lại sống trong một vũ trụ hoa. Không gian của Truyện Kiều là một thế giới đầy hoa. Hoa trải đầy mặt đất:

"Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời"
"Hoa trôi dạt thắm liễu xơ xác vàng"
"Hoa trôi man mác biết là về đâu"

Cuộc sống của Kiều luôn luôn là cuộc sống gần hoa, trong hoa, bị vây hãm bởi hoa:

"Hai Kiều e lệ, nép vào dưới hoa"
"Nàng từ lánh gót vườn hoa"
"Vội về giữa chốn vườn hoa"
"Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa"
"Băng mình qua dãy tường hoa"

Hoa cũng trở thành nơi ẩn nấp của các thế lực hắc ám sẵn sàng hiện diện:

"Dưới hoa dậy lũ ác nhân"
"Tiểu thư đâu đã rẽ hoa bước vào"

Hoa không chỉ là vẻ đẹp, là phẩm cách, không chỉ là ám ảnh, là sự bao vây, hoa còn nuốt chửng số phận người phụ nữ. Ta thấy hiện lên cái hành trình êm ả mà tàn khốc của những loài hoa ăn thịt người trong Truyện Kiều, nó bao vây những Kiều, những Đạm Tiên, nó ngả bóng vào trong thịt da và tâm trí để dần dần biến những con người tài sắc đó thành những bông hoa trôi dạt, tàn úa, xác xơ. Kể từ khi Kiều tự ví mình như bông hoa rã cánh:

Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây”

thì số phận Kiều đã trở thành số phận của hoa "cái số  hoa đào". Từ đó, mọi buồn vui yêu thương hạnh phúc và bất hạnh của Kiều bị giam trong số phận một cành hoa:

   "Xót nàng chút phận thuyền quyên
Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn"
   "Khi về hỏi liễu Chương Đài
Cành hoa đã bẻ cho người chuyên tay"
   "Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa"
   "Biết thân đến bước lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung"
   "Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa"
   "Tiếc thay một đóa trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về"
   "Chơi hoa dễ đã mấy người biết hoa"
   "Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm, lượn vành mà chơi"

Số phận của Kiều không phải chỉ là số phận của "cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn", bị tàn héo, tả tơi, rơi rụng qua những quăng quật và va đập, mà còn trở thành một thứ hoa khô, hoa ép, hoa tín hiệu không còn sinh khí của cuộc đời nữa, chỉ còn hiện ra như là những linh kiện ngôn ngữ gói ghém cái bản chất bi thảm của cõi người. Biết bao nhiêu thành ngữ Nguyễn Du sáng tạo ra bằng hình tượng đóa hoa: "sớm mận tối đào", "sen ngó đào tơ", "hoa xưa ong cũ", "hoa thải hương thừa", "hoa rụng hương bay", "hoa trôi nước chảy", "cỏ nội hoa hèn", "trăng tủi hoa sầu", "liễu ngõ hoa tường", "ngọc nát hoa tàn" v.v...

Hoa trong Truyện Kiều vừa là con người, vừa là thế giới, vừa là biểu trưng của người phụ nữ, vừa là hiện thân của hạnh phúc, vừa là dấu vết của bất hạnh vừa là kẻ tòng phạm của tình yêu và tội lỗi. Hoa trôi nổi, đàng điếm trong nội dung, hình thức và cốt cách, y như đời Kiều vậy, nhưng sau hết thảy những biến ảo phù du ấy, hoa là bản thể của người phụ nữ, là dấu vết của người phụ nữ hằn rõ trên mọi nẻo tâm tư và mọi miền thế giới, trở nên một ám ảnh nghệ thuật vừa day dứt hằn sâu như vết hằn của định mệnh, vừa chập chờn bất định mong manh như hạnh phúc, tình yêu trong cõi thế nhục nhằn này.

Khoảnh khắc những bông hoa thoát xác

Phải chăng, ám ảnh hoa trong Truyện Kiều là sự thăng hoa của mặc cảm lo âu về cái mong manh, ngắn ngủi, phù du một nét đặc trưng của tâm thức Việt? Hoa trong Truyện Kiều vẫn có nội dung phổ biến của biểu tượng hoa trong mọi nền văn hoá là biểu trưng của cái thụ động nhưng nó là sự thụ động có mang chứa những khoảnh khắc rực rỡ của khát vọng giải phóng, khát vọng tự do. Như trong đoạn Kiều sống với Thúc Sinh, Kiều là số phận lẽ mọn, tầm gửi hoàn toàn thụ động trở thành nơi ẩn náu cho lũ ác nhân. Cái tên "hoa nô" nghĩa là một bông hoa nô lệ, là sự chỉ mặt gọi tên, phũ phàng nhất dành cho kẻ tài hoa. Nhưng hình ảnh những bông hoa trong đoạn đời này thật rạo rực, lộng lẫy, dường như số phận đã mỉm cười với Kiều qua những đóa hoa trong trời đất, dường như cái khát vọng hạnh phúc, cái niềm vui lẽ mọn bé nhỏ tội nghiệp kia đã được phóng chiếu lên:

   "Huệ lan sực nức một nhà
Càng cay đắng lại mặn mà hơn xưa
    Mảng vui rượu sớm trà trưa
Đào dần phai thắm sen vừa nẩy xanh"
   "Cửa Thiền vừa cữ cuối xuân
Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời"

Qua những khoảnh khắc rực lên như thế, những bông hoa hé lộ cái tâm thức thỏa mãn trong khoảnh khắc, tự do trong lệ thuộc, tự do trong chiêm nghiệm. Cảnh ngộ của Kiều trong đoạn đời với Thúc Sinh là một thứ tù giam lỏng, một cảnh ngộ nô lệ sâu sắc, đánh đàn, tụng kinh như một thứ nô lệ văn hóa và nô lệ tôn giáo. "Chúa xuân để tội một mình cho hoa", câu thơ ấy thú nhận một sự hy sinh cái riêng cho cái chung. Thúc Sinh "Tiếc hoa những ngậm ngùi xuân" là tiếc cái vẻ riêng của Kiều trong cái lỗi lầm phổ quát của thời đại. Nhưng khi cái bông "hoa đã lìa cành" đó hiện diện ngay trước mặt Thúc Sinh trong tư cách đóa hoa nô lệ, với tiếng đàn "như khóc như than", với tiếng mõ giữa mảnh vườn "hoa bốn mùa" rực rỡ, Thúc lại cảm thấy ê chề đắng cay hơn bao giờ hết. Thúc "tiếc hoa" là tiếc cái bông hoa tự do.

Khi Kiều và Thúc gặp nhau trong nhà chứa, Kiều cũng là một thứ nô lệ của Tú Bà, Kiều có tự do đâu? Nhưng Thúc vẫn nhìn thấy trong cái thân thể "Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa" ấy một "tòa thiên nhiên" lộng lẫy, Thúc cảm được chữ Trinh của Kiều, cái bất khuất nguyên vẹn về tinh thần của Kiều. Nhưng khi Kiều trở thành hoa nô, trở thành nô lệ bằng con người tinh thần, Thúc dường như bị mất đi tất cả.

Trong cái nô lệ tột cùng đó, thế giới đầy hoa quanh Kiều và Thúc dường như không còn bị Kiều chiếm lĩnh nữa, chúng được giải phóng khỏi tư cách tín hiệu ước lệ để rực rỡ lên cái đẹp của đất trời, cái vui của cõi Đạo, cái đôn hậu của Nguyễn Du. Và sự thoát xác của những bông hoa đó chính là sự cứu rỗi của cái Đẹp dành cho bản ngã văn hóa của Kiều. Chấp nhận thực tại, chắt chiu những khoảnh khắc hạnh phúc tự do hiếm hoi trong thực tại nô lệ ấy, để nở hoa, đó là một khía cạnh của cái tâm thức văn hóa khá đặc biệt trong chiều sâu con người Việt Nam.

Chỉ riêng Từ không được ngắm hoa

Trong đoạn đời Kiều gặp Từ Hải, hầu như  không thấy Nguyễn Du nhắc đến hình tượng bông hoa. Buồng ngủ giờ đây không còn là "buồng đào" nữa, mà là buồng riêng: "Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn, đặt giường thất bảo vây màn bát tiên". Điều đó càng khẳng định biểu tượng hoa là một mẫu gốc phản ánh cái thụ động. Gặp Từ, Kiều đã trở thành Vương phu nhân, "Dưới cờ gươm tuốt nắp ra" đầy thế chủ động, chủ động đến mức lôi cả Từ Hải theo những toan tính thực tế và nông nổi của mình, vậy thì biểu tượng hoa không còn phù hợp với số phận của Kiều nữa. Mặt khác, gặp Từ Hải, Kiều đã chuyển đổi từ tư cách một thân phận văn hóa sang tư cách thân phận thực tế. Những bông hoa không còn cần thiết để Kiều ký thác khát vọng văn hóa và khát vọng tự do.

Sự vắng mặt của những bông hoa trong đoạn đời Kiều gặp Từ Hải đã tố giác sự vắng thiếu đời sống tâm linh văn hóa của Kiều trong đoạn đời oanh liệt ấy. Điều đó cũng rất nhất quán với sự vắng thiếu tiếng đàn trong lúc Kiều lồng lộng quyền uy. Từ Hải không được nghe đàn, không được sống trong hoa, đó không hề là sự bất công của Nguyễn Du, mà đó là hệ quả của cái cảm thức tách biệt, đối lập giữa tồn tại và văn hóa, giữa quyền lực và nghệ thuật trong tâm thức người Việt. Kiều đã có "buồng riêng", bờ cõi riêng, quyền lực riêng, nhưng Kiều đã bị mất cái thế giới riêng của người nghệ sĩ tài hoa. Nguyễn Du không biết rằng cái tư tưởng tài mệnh tương đố cần được chứng minh bằng cái định lý đảo trong đoạn đời Kiều vinh hiển cùng Từ Hải! Tâm thức về cái mong manh tầm gửi trong biểu tượng hoa được thay thế bằng cảm thức về cái phù du bất định chông chênh trong biểu tượng cánh bèo, chiếc bách xuất hiện thay thế cho biểu tượng cánh hoa.

Có lẽ không có ở đâu hình tượng bông hoa lại choán hết cả trời đất tâm linh và số phận con người như ở trong Truyện Kiều. Hoa mang nhiều tư cách, đóng nhiều vai trò, hiện diện trong mọi hình thức mang những bản chất và sắc thái trái ngược nhau. Hoa vừa là nó vừa là vật chứa nó, vừa là không gian, vừa là thời gian, vừa là biểu tượng về người con gái ở cả sự rực rỡ, vẻ đẹp, sự tàn tạ, sự mong manh và sự phù du. Hình tượng đóa hoa trở nên một dung môi cho các chiều kích văn hóa và thực tại thẩm thấu, đan xen vào nhau, người trở thành hoa, hoa trở thành người, hoa trong người, người trong hoa, hoa phản chiếu người, người phản chiếu hoa y như một thế giới gương, một mê cung kỳ ảo. Cái mê cung của hoa đó rất đặc thù cho cái tâm thức hỗn dung, giao thoa, cộng sinh trong tâm thức Việt đầy màu sắc vật linh giáo. Kiều nói với Thúy Vân:

   "Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

   Trông ra ngọn cỏ lá cây

hấy hiu hiu gió thì hay chị về"

Đây chính là một sự tuyên bố thành lời cái chủ nghĩa vật linh bàng bạc khắp thế giới Truyện Kiều, trong đó những bông hoa ở nơi thấp nhất bị xéo giày được nâng lên thành vật thờ phản ánh cái tô tem giáo của Nguyễn Du. Cái tâm thức dung hợp giữa các đối cực đã phóng chiếu vào biểu tượng đóa hoa trong Truyện Kiều một cách phong phú và sinh động, tạo nên sự phù du biến ảo của nó trong tư cách vừa là tín hiệu ước lệ đầy ký ức văn hóa, vừa là hiện thực đầy sinh khí, đầy tính khoảnh khắc, đầy dự cảm lo âu


  Đỗ Minh Tuấn

Nguồn: An ninh thế giới cuối tháng số 14 tháng 2-2009


Thứ Tư, 25 tháng 2, 2009

OSCAR 81 ĐÔI DÒNG SUY NGHĨ


23h t4 25.02.2009

OSCAR 81 ĐÔI DÒNG SUY NGHĨ


Năm ngoái, tôi từng phát biểu rằng “háo hức đợi giải Oscar làm gì, đâu liên quan đến VN” và bị mọi người phản bác. Hôm nay, tình cờ xem chương trình trao giải Oscar lần 81 trên Star Movie tôi mới thấy sự sai lầm thực sự và hối tiếc khi bỏ lỡ phần đầu chương trình


Một chương trình thật sự xúc động đến nỗi tôi phải cố gắng để ngăn dòng nước mắt,
  cũng may tôi lặng lẽ xem một mình trong đêm tối.

Mấy ngày hôm nay tôi chỉ toàn xem thông tin và hình ảnh về giải Oscar trên báo chí, và tôi thấy nhận định của Phan xine là chính xác nhất, không về ca ngợi một cách trống rỗng như những người viết khác

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...5&ChannelID=10


Điều khiến tôi cảm phục nhất khi xem Oscar là tính nhân văn, tình người in đậm trong từng giây của chương trình.
Những lời dẫn chương trình, những lời phát biểu làm cho tôi cảm thấy xấu hổ về ngòi bút của mình. Giây phút đó tôi tự nhủ, nước Mỹ đúng là nơi tập hợp nhiều cây bút, nhiều nhà biên kịch, biên tập giỏi nhất thế giới. Có thể ở nước khác sẽ có một hay vài cây bút giỏi hơn, nhưng một tập hợp những người xuất sắc tựu về ở nước Mỹ. Có thể tôi sẽ cố gắng tìm kịch bản của chương trình để học hỏi dù phim ảnh không nằm trong danh mục sở thích của tôi

Xin phác thảo vài nét tôi thích nhất (ghi chú thêm, tôi, một kẻ ngoại đạo về điện ảnh, chỉ đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân, sẽ có nhiều sai sót trong nhận định)


-
Chương trình hoàn hảo đến từng giây. Vâng, còn gì tuyệt hơn là mỗi lời nói ra trên khán đài của người dẫn chuyện trùng khớp với màn ảnh sau lưng họ. Sự chuyển động nhịp nhàng giữa các màn chuyển cảnh. Xuất hiện trên sàn diễn Oscar là tập hợp những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế giới & chúng ta thấy rõ sự nghiêm túc của họ, rất đáng trân trọng. Thái độ này chứng tỏ sự chuyên nghiệp cao độ, sự phối hợp nhịp nhàng của các tài năng, đứng cạnh nhau. Bàn tay sắp xếp khéo léo của đạo diễn chương trình bố trí người giới thiệu các hạng mục như anh chàng Zac Efron trong phim High School Musical giới thiệu đề cử nhạc phim. Lúc xem chương trình tôi chợt nhớ đến 15’ giới thiệu Việt Nam tại chương trình Hoa hậu hoàn vũ năm 2008 ở Nha Trang. 15 phút ấy là 15 phút khiến cho những người Việt yêu nước cảm phục thật sự. 15 phút hoàn hảo về những giá trị tinh túy nhất của trải dài khắp đất nước Việt Nam. 15 phút mà người Việt Nam cần phải nói “cảm ơn, thực sự cảm ơn rất nhiều những người Mỹ đã dàn dựng 15 phút phim ấy”… Họ đưa lên sân khấu những điều đặc trưng nhất của Việt Nam, áo dài, nón lá, xe máy… không rườm rà rắc rối, những thứ bình dị nay trở nên sang trọng và được cả thế giới nhìn vào.

-
Thái độ của những người tham gia chương trình: trên sân khấu & dưới sân khấu. Ống kính lia rất nhanh, các góc xoay liên tục. Tôi không biết họ diễn bao nhiêu %. Có một điều tôi cảm nhận thực sự bằng trái tim là ánh mắt, nụ cười, đôi tay, những lời phát biểu xuất phát từ tấm lòng của những người cùng nghề. Những con người cùng nhau phối hợp để tạo nên nền điện ảnh lớn nhất thế giới. Mỗi lời đề cử vang lên, ở dưới sân khấu sẽ có những gương mặt rạng ngời đầy tự hào về những gì họ đã làm. Và tôi thấy Sean Penn, tay run run vì xúc động rút trong túi ra danh sách những người ông cảm ơn.

-
Tập thể tạo nên thành công: hàng trăm người đã dựng nên bộ phim, đúng vậy. Từ đạo diễn, diễn viên, hậu trường, âm thanh, ánh sáng, âm nhạc, kỹ xảo, biên tập… tất cả đều được tôn vinh. Một tác phẩm xuất sắc không thể thành công nếu thiếu bất cứ chi tiết nào. Số lượng người được vinh danh trên sàn Oscar chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng chúng ta thấy rõ, hàng loạt những cái tên được xướng lên với lòng biết ơn chân thành nhất. Không chỉ vậy, gia đình, cha mẹ, vợ/chồng, con cái, anh chị em, bạn bè, nguồn động lực cổ vũ về tinh thần bên cạnh những tài danh được nhắc đến liên tục. Kate Winslet với sự xúc động cao độ đã gọi lên “bố ơi hãy huýt sáo để con biết bố mẹ đang ở đâu?” ngay lập tức, giữa khán phòng vang lên tiếng huýt sáo, khi ống kính máy quay lia tới chúng ta thấy ông ấy đang bối rối kéo mũ sụp xuống vì hành động phấn khích của mình trước sự thành công của con gái yêu. Và đạo diễn Danny Boyle vừa đặt chân lên bục đã nhảy cẩng lên như cọp Tiger trong phim gấu Pooh chỉ vì lời hứa cách đây đã lâu với những đứa con của ông. Oscar ngập tràn tình thương và hạnh phúc.

-
Oscar đứng giữa chính trị - thương mại và nghệ thuật – xã hội: một sự hài hòa lạ thường tại giải Oscar lần 81. Sự chiến thắng của cả phim thương mại và phim mang hơi thở cuộc sống. Chính trị chi phối… hay nói khác hơn Oscar đại diện cho quan điểm của nước Mỹ. Tổng thống Obama bước lên vũ đài chính trị, người da đen đầu tiên được bầu làm tổng thống, và những người dẫn chương trình chiếm đa số là nghệ sĩ da đen? Có chủ quan hay không? Tôi không đếm nhưng tôi nhận thấy thế. Năm nay, chúng ta không thấy sự xuất hiện của Trương Nghệ Mưu, Lý An, Ngô Vũ Sâm với những bộ phim hoành tránh và nội dung trống rỗng. Con rồng châu Á đã nhường ngôi cho Ấn Độ. (Đây có phải là sự chuyển hướng mũi nhọn ngoại giao & kinh tế của Mỹ?) Sự chiến thắng rực rỡ của phim Slumdog millionaire, một bộ phim mà theo lời của nhà sản xuất khi lên nhận giải Oscar: chúng tôi không có ngôi sao, kinh phí hạn hẹp không đủ thực hiện tất cả những gì chúng tôi muốn làm, nhưng chúng tôi có kịch bản hay và được mọi người ủng hộ, một đội ngũ tuyệt vời đã làm việc hết mình, cống hiến hết mình vì bộ phim. Một sự bắt tay hoàn hảo giữa Hollywood và Bollywood. Triệu phú khu ổ chuột đã đem về tám giải thưởng, trong đó có các giải quan trọng nhất. Tác phẩm này đánh dấu sự hợp tác giữa Hollywood và Bollywood - một trong những chiến lược lâu dài vừa bắt đầu được đẩy mạnh gần đây nhằm mở rộng thị trường và ảnh hưởng của Hollywood. Chiến thắng của bộ phim sẽ mở rộng hơn cánh cửa tấn công vào thị trường Ấn Độ của các hãng phim Hollywood trong thời gian tới.- Phan xine. Khi xem ca sĩ Ấn Độ trình bày ca khúc của phim Triệu phú ổ chuột, tôi có cảm giác một sức sống đang căng trào hừng hực ở đất nước có hơn 85 triệu người nghèo. Những âm thanh rộn rã từ các tay trống, vũ điệu uyển chuyển mạnh mẽ của các vũ công, giọng hát truyền cảm hừng hực lửa của ca sĩ trong bộ trang phục dân tộc. Màn trình diễn toát lên niềm tự hào dân tộc cao độ của nơi phát xuất nền văn minh cổ đại của thế giới.

……….. và còn nhiều nhiều điều nữa mà ngòi bút hạn hẹp của tôi không đủ năng lực để diễn tả. Những chi tiết đáng giá của Oscar 81, một Oscar đáng ghi vào lịch sử

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2009

GS Nguyễn Lân Dũng: SGK nước mình chẳng giống ai


Chủ tịch Liên đoàn Vi sinh vật học quốc tế chúc mừng GS Nguyễn Lân Dũng khi Việt Nam gia nhập liên đoàn này

Trong cuộc trò chuyện cuối năm với VTC News, GS Nguyễn Lân Dũng tâm sự, năm 2008, ông dự định vẫn tiếp tục nói để Quốc hội hiểu rằng chương trình và SGK của nước mình... chẳng giống ai.

GS Nguyễn Lân Dũng là đại biểu quốc hội 3 khóa liền. Ông cũng là một người gắn bó với giáo dục 51 năm. Kỳ họp Quốc hội nào, người ta cũng thấy ông đứng lên chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về chương trình và sách giáo khoa (SGK).

Ngồi hàn huyên cuối năm với ông, thấy rằng ông vẫn đau đáu với những bức xúc này. Ông tâm sự: "Đó cũng là hai việc mà tôi đã thất bại trong năm nay. Năm 2008, tôi dự định vẫn tiếp tục nói để Quốc hội hiểu rằng, chương trình và SGK của nước mình chẳng giống ai".

Ý kiến của tôi luôn khác!

* Thời gian vừa qua, đã có rất nhiều biện pháp mạnh tay của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân nhằm chấn chỉnh lại những bất cập trong ngành giáo dục. Ông có kỳ vọng vào những biện pháp đó?

- Tôi rất thông cảm với đồng chí Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân. Tôi cũng mong đồng chí chia sẻ với những điều tôi nói.

Bộ trưởng muốn chống tiêu cực trong giáo dục bằng cách không gian lận trong thi cử. Kết quả là 40 vạn em trượt, gây một hậu quả rất lớn: phanh gấp đổ xe. 40 vạn em này ra đời không mảnh bằng trong tay, phải cấp cứu bằng biện pháp thi lại, vớt hơn ½.  Như vậy, chẳng phải là quay trở lại bệnh thành tích?

Lúc đầu, Bộ bảo chỉ cho thi lại một năm thôi, bây giờ lại bảo năm nay cũng thi lại, năm sau cũng thế. Chính chúng ta lại mâu thuẫn: muốn chấn chỉnh nhưng lại sợ khó khăn cho xã hội.

Chủ trương "2 không" rồi đến "4 không" dẫn đến hậu quả học sinh bỏ học rất đông. Chưa bao giờ tôi thấy con số nhập học ở bậc tiểu học, THCS thấp như năm nay. Rất nguy hiểm.

* Ông vẫn đang là đại biểu Quốc hội, ông vẫn có thể góp ý cho Quốc hội, cho Bộ trưởng?

- Còn nhiều vấn đề tôi không đấu tranh được. Cái thứ hai tôi thất bại là chương trình và SGK. Quốc hội nghĩ đơn giản là: một cuốn còn chẳng ra gì nữa là nhiều cuốn. Thế nhưng, nếu tôi không nhầm, không có nước nào có một cuốn SGK.

SGK là chuyện của các nhóm tác giả, của các nhà xuất bản chứ không phải là của nhà nước. Có người lo thế thì loạn. Nhưng tôi xin thưa, làm kem đánh răng phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật, do Bộ Y tế ban hành. Làm SGK phải có chương trình. Chương trình  mới là cái quan trọng. Còn SGK lúc đó không thành vấn đề. Ai làm SGK tốt, đọc dễ hiểu, dễ nhớ, vui thì người dân học mua.

Chính vì chương trình hiện nay của ta rất bất cập, vừa nặng vừa thiếu kiến thức nên chưa thể làm chỗ dựa cho SGK.

Hiện nay, đang có một cuộc cải cách chương trình lớn trên thế giới. Riêng nước ta, lại theo chương trình của Liên Xô cũ, chỉ cải tiến một chút ít. Chúng ta nhầm là thời đại kỹ thuật số, mọi thông tin đều có thể cập nhật dễ dàng. Không có lý gì chúng ta đi học sản lượng than của Ba Lan, bắt học sinh phải nhớ từng cái tên gọi của xương…

Tôi cảm thấy tôi chưa góp sức làm thay đổi được tình cảnh giáo dục, chưa phản ánh hết được những bức xúc của xã hội về giáo dục. Tôi thấy rất đau lòng, nếu SGK như thế này mà chúng ta tuyên bố ổn định 15 năm.

* Mấy năm vừa qua liên tục đổi sách, nhân dân và Nhà nước đã tốn không ít tiền rồi, bây giờ nếu Bộ trưởng đồng ý với quan điểm của ông, tuyên bố chương trình sai, viết lại SGK hẳn sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt.

- Tôi thông cảm với Bộ trưởng, nhưng kiến nghị của tôi lại khác: Vì thế hệ tương lai, vì ngành giáo dục, phải viết lại chương trình và SGK. Nhưng chúng ta sẽ không bán mà cho mượn SGK. Tôi tin là Chính phủ sẽ giảm rất nhiều tiền của, vì một bộ SGK dùng được nhiều năm.

* Vì sao người ta không làm được một việc tưởng rất dễ dàng như ông nói?

- Vì người ta nghĩ nhiều đến kinh doanh bằng SGK.

Tôi chỉ là người chuyển đơn

* Từ đầu cuộc trò chuyện tới giờ, ông nói khá nhiều về những thất bại của ông trên nghị trường. Chẳng lẽ ông không thu lại được gì, chưa làm được gì cho ngành giáo dục?

- Tôi cũng có làm được một số việc nhưng “dương tính” là ít lắm. Nhưng tôi tự hào nhất là đã thuyết phục được lãnh đạo để thành lập viện nghiên cứu ngay trong các trường đại học. Tôi không thể kéo tất cả vào các viện nghiên cứu vào các trường ĐH mà đã đưa viện của tôi vào trường. Ban đầu tôi chỉ xin 2 triệu USD, nhưng Bộ trưởng bộ Tài chính đã cho hẳn 3 triệu USD.

* Xin chúc mừng ông! Vậy trên cương vị là người đại biểu quốc hội, ông đã làm được gì cho dân?

- Tôi chỉ là người chuyển đơn của người dân đến cơ quan chức năng. Có những đại biểu tỉnh khác cũng đến nhờ tôi. Tôi hỏi tại sao họ không gửi cho đại biểu tỉnh họ mà gửi cho tôi thì họ trả lời: Gặp đại biểu quốc hội tỉnh họ khó lắm.

Tôi cũng rất buồn là nhiều lần tôi gửi thư đi, cơ quan chức năng “nể” tôi, có thư trả lời, kiểu như: Cảm ơn giáo sư đã quan tâm đến công tác pháp luật. Chúng tôi đã xem xét hồ sơ và thấy việc này không đáng để phúc thẩm. Nhưng người dân kiện lại là kiện hồ sơ làm sai, ông xem lại hồ sơ để làm gì, phải xem lại cả vụ án chứ.

* Ông có thấy mình thiếu quyền lực để thực hiện những dự định của mình, nhưng nguyện vọng của dân?

- Tôi chả thấy mình có quyền lực gì, ngoài việc chuyển đơn thư đến nơi có trách nhiệm.

* Năm 2008 đã đến, những dự định đấu tranh cho ngành giáo dục của ông trên nghị trường vẫn tiếp tục chứ?

- Tôi sẽ thuyết phục Quốc hội thay đổi chương trình và đa dạng hóa nhiều bộ SGK. Lần này, tôi đang nhờ tất cả mối quan hệ của mình, để sưu tầm chương trình sinh học của các nước, từ Mỹ, Pháp… đến Nepal để chứng minh cho Quốc hội thấy, chương trình và SGK của mình chẳng giống ai.

* Xin cảm ơn ông và chúc ông thành công!

Theo HIỀN LÊ - VTC news

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=236999&ChannelID=13


"Tôi là người gắn bó với giáo dục 51 năm, không có lý gì tôi lại không quan tâm tới giáo dục. Những bức xúc trong giáo dục luôn gắn liền với tôi. Và tôi phát biểu với tinh thần xây dựng, đóng góp cụ thể cho giáo dục. Có quá nhiều bất cập khiến tôi không thể quay lưng lại".


Thứ Năm, 19 tháng 2, 2009

Câu chuyện mèo nhà tui




Nhà tui có nuôi 1 con mèo. Hơn 5 tuổi rồi (nuôi lâu không nhớ chính xác tuổi)

1 con mèo hết sức bình thường & khi ra đường cực kỳ dễ lẫn lộn vì màu lông khá phổ biến... vì thế má tui đeo 1 sợi dây màu đỏ ở cổ mèo để nhận dạng...hơn thế nữa, con mèo này ngồi ở ngoài đường, thấy người nhà đi ngang thì sẽ kêu meo meo... he he, vui quá

Mèo có rất nhiều tướng ngủ lạ... trong hình có vài pô kiểu nằm thoải mái vào mấy ngày nóng nực gần đây của cô nàng

Sở thích của mèo
- Ăn cá (sống)
- Ngủ nướng
- Chui vô bịch nilon ngồi (thấy cái bịch to to vừa chỗ ngồi là chui vào liền)
- Đi chơi (nhiều hôm đi vi vu mấy ngày mới về)
- Vào nhà bằng lối nóc nhà (từ nóc nhà xuống đỉnh tủ cao nhất cách hơn 2 mét, và mèo nhảy vào nhà bằng lối đó)
------------------------------------------------------------------
Thói quen
- 5h sáng dậy vào phòng mami đợi mami dậy mở cửa cho ra ngoài chơi. Mami không dậy thì vào gọi. Mà mami mở cửa nhưng không ra ngoài đi tập thể dục mà vào nhà thì mèo ta lại vào theo để xin ăn sáng
- Đi vệ sinh trong nhà tắm. Biết tự động ngồi vào lỗ cống (như chúng ta đi toilet vậy đó) một cách ngay ngắn nghiêm chỉnh. Đi xong còn giữ thói quen cũ là cào đất lấp (có điều toilet lát gạch rồi)... nếu trong nhà vệ sinh có người thì sẽ ngồi bên ngoài đợi, nếu mắc quá thì kêu lên đòi mở cửa cho vào :D
-------------------------------------------------------------------
Thói xấu
Ăn vụng
--------------------------------
Mèo sợ gì?
- Sợ nhất là bình xịt muỗi... hễ thấy ai cầm bình xịt muỗi lên là chạy trước, chắc là mùi đó ghê quá
---------------------------------
Chuyên môn
Bắt chuột, bắt chim sẻ.... đạt nhiều thành tích cao, nhà không bao giờ có con chuột nào cả
-----------------------------------
Thỉnh thoảng mèo hay ra cửa sau nhà ngồi nhìn vào khoảng không xa xăm hoặc leo lên ghế ngồi bất động..... thường là 30' đến 1 tiếng, như một triết gia hay một nhà thơ đang suy nghĩ về 1 tư tưởng hay ý tưởng lớn lao nào đó
--------------------------------------
Hễ gọi mèo ơi là mèo ta lên tiếng ngay "meo meo" rồi chạy đến
thấy ai nói chuyện là nhìn đắm đuối (phụ nữ nên nhiều chuyện mà, hi hi)
Trong câu chuyện mà nhắc đến mèo (không cần có chữ mèo) trong câu mèo ta cũng biết, theo dõi & phản ứng.
Nhiều hôm mèo ta đeo bám, hễ nằm xuống võng hay nằm lên giường là bò đến ôm chặt, bó tay luôn.....

-------------------------
Thế đấy, con mèo bé tẹo nặng 4kg mà có nhiều chuyện hài hước, xin tạm dừng quảng cáo ở đây

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2009

Chuyện cười nhân ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27.02


Tại một kỳ thi của Trường Y, giáo sư hỏi một sinh viên:

- Với loại thuốc này anh sẽ cho bệnh nhân uống với liều lượng bao nhiêu?
- Dạ, ba thìa ạ.

Sau vài phút thấy thầy im lặng, thí sinh nọ dè dặt hỏi: - Thưa giáo sư, em muốn trả lời lại.

Ông giáo sư nhìn đồng hồ rồi nói:

- Tôi rất lấy làm tiếc... bệnh nhân đó đã tắt thở.

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Một người sống trên trăm tuổi nói với bác sĩ:

- Tôi cho anh biết bí quyết của sự sống lâu: Chỉ uống thuốc khi hết sức cần thiết.
- Ông nói khẽ cho! Nếu không tôi mất hết khách bây giờ.


* * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Một đoàn khảo cổ đang tìm kiếm trong rừng sâu, bỗng một người kêu lên:

-         Các cậu ơi, lại đây xem. Tớ tìm được mảnh giấy có các ký tự lạ.

Mọi người đang bàn tán xem là chữ bộ tộc nào thì trưởng đoàn tới:

- Có ai thấy đơn thuốc bác sĩ cho tôi rơi quanh đây không?
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Bác sĩ nói với bệnh nhân:
- Tôi thấy tiếng ho của ông khá hơn rồi đấy...
- Chứ sao nữa! Tôi phải luyện tập suốt đêm qua đấy!
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Đang có dịch cúm gà, sau khi cho một bệnh nhân, bác sĩ quay sang nói với y tá:
- Trường hợp này, bên thú y là họ bắt hủy nguyên cả đàn đấy!
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Một sinh viên gầy gò tới phòng mạch:
- Tôi bị táo bón hay sao ấy, cả tuần nay không đi cầu được.
Bác sĩ quan sát một lát rồi lấy 5 đôla đưa cho anh ta và nói:
- Trước tiên, anh hãy đi ăn thứ gì đó đã ...
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
"Bạn càng tới khoa cấp cứu chậm bao nhiêu thì việc chẩn đoán sẽ nhanh bấy nhiêu
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Một ông bụng phệ tới phòng mạch:
- Bác sĩ giúp tôi với, hình như tôi đã mang thai...
- Làm gì có chuyện đó, đàn ông không có dạ con
- Phải, nhưng tôi nghe nói có người mang thai ngoài dạ con
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Nữ y tá đang đưa bệnh nhân bị hôn mê lâu ngày xuống nhà xác thì ông ta tỉnh dậy nói:
- Nhờ cô đưa tôi tới phòng cấp cứu
- Không, bác sĩ đã nói rồi, nhà xác là nhà xác!
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Một người vô ý bị con dao đâm giữa cằm được chở tới bệnh viên. Bác sĩ trực phòng cấp cứu tiến lại hỏi vẻ thông cảm:
- Anh có đau lắm không?
- Chỉ khi nào... buồn cưới quá không nhịn được thôi

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2009

10 điều sẽ phải chấp nhận nếu làm việc trong ngành IT !!!


1.Ở những ngành khác thì nữ vừa nhiều vừa xinh đẹp, ngành IT thì ngược lại.

- Điều này thì tự ai đã và đang học CNTT ở các trường ĐH thì biết rồi. Không riêng gì trong ngành CNTT mà trong những ngành kĩ thuật thì số lượng nữ giới cũng rất thấp. Tuy nhiên so với các ngành như Cơ Khí, Điện Tử thì tỉ lệ nữ giới học CNTT cũng còn khá cao. Nhưng khi học xong và đi làm thì tỉ lệ nữ giới làm lập trình lại càng giảm, đa số các bạn âý làm QC, DB, BA, … .Ở nhóm tôi khoảng 20 người chỉ có mỗi 2 dev, 2 QC là nữ, còn lại toàn đực rựa. Tuy nhiên cũng an ủi là trong cty vẫn có nhiều chị em xinh lắm hĩ hĩ nhưng không làm ở bộ phận lập trình. Thiếu thốn này thường dẫn đến điều thứ 2.

2.Xác suất phải lập gia đình với người cùng ngành rất cao.

- Nghe có vẻ như hơi mâu thuẫn, đã ít nữ thì làm sao xác suât này cao được. Thế nhưng những người làm IT thì kể từ lúc đi làm thường nhìn máy tính nhiều hơn giao tiếp với ngưòi thật nên sẽ ăn nói kém, giao tiếp kém, cơ hội gặp những phụ nữ khác ngành cũng ít hơn những người làm ở ngành khác nên trời kiu ai nấy dzạ . Tuy nhiên chúng ta thường quen nửa cuộc đời của mình từ trong trường ĐH hoặc ở nơi làm việc nên điều này có thể cũng đúng với những người làm ở các ngành khác. Dù những người làm ở ngành IT chúng ta thường được cái thông minh, nhưng 2 người thông minh thì sinh con ra chưa chắc thông minh nên đây cũng là một hiểm họa tiềm tàng. Hơn nữa, 2 người cùng ngành IT giờ gặp nhau ngoài nói chuyện bug, code thì chán chết. Phải chi chàng kể chuyện bug, nàng hỏi bug là gì huh anh thì có thú vị ko nhẩy

3.Bạn sẽ bị yếu đi.

- Điều này không có gì phải bàn cãi. Thứ nhất ngồi nhiều … thì bụng và mông sẽ to. Bụng càng to càng khó làm... nhiều thứ và tuổi thọ giảm. Ngồi nhiều thì còn có thể gây ra nhiều bệnh tế nhị khác. Ngoài 2 cái bệnh đằng trước và đằng sau thì còn bệnh ở mắt do nhìn quá nhiều. Đa số người làm IT xung quanh ta đều bị cận thị. Gõ máy tính thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến tim, rê chuột thường xuyên sẽ thoái hóa cổ tay. Ngoài ra cột sống sẽ bị chai hoặc mọc gai do cái tật ngồi nhiều hơn đứng của công việc này. Ngoài ra, những ngưòi làm IT thường có thói quen làm việc, sinh hoạt ban đêm. Cái giờ đáng lẽ những người trong những ngành khác làm cái việc mà ai cũng biết là việc gì đấy thì người trong ngành IT lại gõ gõ, click click và nó thường gây ra bệnh đau bao tử. Tay chân ít hoạt động nên con người thường cảm thấy mỏi mệt, lười vận động, thậm chí cả lười tắm nên đừng thắc mắc tại sao một số SV ở ngành IT thường hay ở dơ. Nói chung làm cái nghề này nếu ko chịu sinh hoạt … điều độ thì đừng mong thọ.

4.Bạn sẽ thường xuyên bị làm phiền bởi người quen.

- Đây là một trong những điều tệ hại và khó chịu nhất mà bạn sẽ gặp phải. Những người quen của bạn, bạn bè, bà con, cô dì chú bác, bạn của ba của mẹ sẽ gọi điện nhờ bạn giúp khi họ không nghe nhạc được, máy khởi động chậm, không thấy webcam, không biết đưa hình lên blog. Kiểu hỗ trợ kĩ thuật miễn phí này bạn nên cẩn thận vì nó sẽ thường xuyên lặp đi lặp lại. Một số trường hợp bạn sẽ được trả công nhưng theo tôi bạn chẳng cần số tiền chả đáng đổ xăng đó làm gì so với thời gian bạn phải chạy đi chạy lại. Đa số những người nhờ bạn giúp sẽ mong muốn được hỗ trợ miễn phí và tôi chắc chúng ta sẽ không vui gì về điều đó. Vì vậy hãy tập nói không khi có thể.

5.Bạn sẽ phải thường xuyên về trễ mà không được trả tiền.

- Đặc thù của ngành IT là công việc thường không thể tính chính xác bằng giờ. Có nghĩa là không phải cứ 1 lượng thời gian nào đó thì sẽ làm xong một công việc. Thuờng thì chúng ta sẽ phải ở lại thêm 1h, 2h để làm nốt công việc của mình nếu bạn là người có trách nhiệm. Nhưng dù có trách nhiệm hay không thì khi công việc chưa xong mà đã gần đến deadline thì bạn vẫn phải ở lại để hoàn thành những gì còn dở dang, và tất nhiên không có xu nào cả.

6.Bạn sẽ thường xuyên bị stress.

- Khi làm việc với những project lớn nhiều người, công việc sẽ theo flow rõ ràng, bạn làm ngưòi khác test, manager dí, và khi đến những ngày cuối cùng là lúc bạn làm việc nhiều nhất. Phải suy nghĩ nhiều, cơ thể mệt mỏi thiếu ngủ cộng với căng thẳng khi làm việc sẽ khiến nhiều người bị stress. Theo một số điều tra thì thủ phạm gây stress nhiều nhất là email. Khi phải đọc khoảng 100 email một ngày thì người hiền lành cũng trở nên gắt gỏng. Bởi vậy những người làm IT thường hay khó chịu đột xuất.


7.Lương bạn sẽ tăng rất chậm.

- Làm IT lương khởi điểm sẽ khá cao so với một số ngành nhưng tốc độ tăng sẽ chậm và ít đột biến. Thường thì những người làm IT sẽ giải quyết nhu cầu tăng lương bằng cách nhảy sang công ty khác. Cho nên những bạn sinh viên mới ra trường nên tìm một công ty có lương khởi điểm khá tốt vì thông thường chu kì tăng lương sẽ là từng năm và khi lạm phát 2 chữ số mà tăng lương dưới 15% + với trả lương bằng tiền Việt thì hơi bị đuối. Tốt nhất nên tìm hiểu những anh chị đi trước hoặc xác định mục tiêu của mình để tìm hướng đi khác vì làm lập trình chay khó làm giàu lắm.

8.Không phải lúc nào cũng được làm công việc ưa thích.

- Bạn từng nghĩ sẽ áp dụng những kĩ thuật tiên tiến nhất của các ngôn ngữ lập trình hiện đại, sẽ học hỏi những công nghệ mới nhất và làm việc với những chuyên gia đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT nhưng thường thì không phải như vậy. Ở những công ty càng lớn thì sẽ càng có những project kì lạ kiểu như chuyển nguyên một chương trình từ VB6 sang C#, hoặc từ một ngôn ngữ rất cổ xưa sang C#. Tuy đòi hỏi kiến thức lập trình trên 2 ngôn ngữ, khả năng đọc hiểu code nhưng nói chung công việc như vậy khá nhàm chán và tôi nghĩ chẳng ai muốn theo đuổi lâu dài. Đôí vơí những project lớn thì chi phí cho công nghệ mới là một trong những vấn đề quan tâm của khác hàng. Bạn muốn sử dụng SQL 2005 nhưng khách hàng sẽ nói “No” khi họ đã có licence cho SQL 2000 và không muốn bỏ tiền mua thứ mới. Bạn muốn sử dụng ASP.NET để làm website cho khách hàng nhưng họ cho rằng PHP sẽ rẻ hơn vì không tốn nhiều licence cho máy chủ WINDOWS. Bạn muốn dùng ORM tool để tiết kiệm thời gian lập trình nhưng khách hàng nhất quyết bạn phải dùng Store Procedure và viết code gọi bằng C# vì làm vậy nhanh hơn 30 milisecond khi gọi 10000 query. Nói chung khách hàng là thượng đế và chúng ta phải nghe theo.

9.Khi nhảy việc cũng không đơn giản, có khi phải bắt đầu lại từ đầu.

- Lương bạn hiện không cao trong khi lương tụi bạn đã gấp 2 mình. Đề nghị xếp tăng lương thì sao, liệu xếp có chịu tăng cho mình gấp rưỡi không chứ đừng nói gấp 2. Tại sao không nhảy việc khi vừa có thể có lương cao hơn lại có thể học hỏi nhiều cái mới và làm quen với nhiều con người mới. Nhưng khi nhảy việc là lúc bạn phải chấp nhận làm lại từ đầu. Có thể bạn có nhiều kinh nghiệm từ công ty cũ nhưng sang môi trường mới sẽ không có đất để dụng võ. Và khi chưa biết gì hết thì bạn sẽ là một newbie và chấp nhận làm lại từ con số không. Vì vậy theo tôi nếu tìm được một công việc mới lương gấp rưỡi trở lên thì hãy nhảy, còn không ở lại cho lành và chờ thời cơ.


10.Rất khó để tự kinh doanh riêng về IT

- Tỉ lệ thất bại cao của các công ty IT mới thành lập đã nói lên điều này. Nếu bạn làm IT khi muốn mở một công ty làm phần mềm thì rất khó. Một trong những khó khăn lớn nhất là sự cạnh tranh. Bạn sẽ khó mà kiếm được project từ những khách hàng lớn khi công ty của bạn chưa hề có tên tuổi hoặc không có công ty mẹ đỡ đầu. Nếu chấp nhận làm dự án nhỏ thì có vô khối công ty đã làm như vậy. Những công ty may mắn sống sót nhờ vào dạng những project nhỏ này họ có thể thực hiện website trong vòng một tuần nhờ tái sử dụng những cái đã có từ project cũ và chúng ta sẽ khó mà cạnh tranh nỗi khi kinh nghiệm tổ chức và kinh doành là con số 0. Giỏi lập trình không có nghĩa là giỏi quản lý và càng không có nghĩa là giỏi kinh doanh nên làm công ty về IT không hề đơn giản. Và khi không có một project nào trong khi phải nuôi đội quân cỡ 5 người, cộng với trả tiền điện, tiền mặt bằng trong vòng 3 tháng là bạn phải nghĩ đến chuyện giải tán.


- Đó là 10 trong khá nhiều những khó khăn, thiệt thòi, gian khổ của ngành IT. Làm IT không đơn giản và không sướng chút nào, càng không dễ làm giàu. Thế nên những ai nghĩ rằng làm IT sướng và lương cao thì nên xem lại và cân nhắc . Đây là những ý kiến chủ quan của tôi, có thể có nhiều ý kiến trái ngược và bổ sung khác cho nên rất mong được sự chia sẻ từ mọi người.

Bài viết tham khảo nguồn từ : http://dot.net.vn/

Nguồn Cyvee - Nguyễn Đức Phúc Bảo



Thứ Hai, 2 tháng 2, 2009

Điểm báo đầu xuân Kỷ Sửu


Tin tức "vui" đầu năm

Kinh tế

Theo các chuyên gia dự báo kinh tế thì năm 2009 tình hình kinh tế thế giới (Việt Nam) tiếp tục lao dốc, thời gian phục hồi nhanh nhất là năm 2010. Đọc tin này mà lòng buồn vô hạn... không biết 360 ngày tiếp theo sẽ sống như thế nào.

Kinh tế 2009 ngổn ngang những mối lo
Bức tranh kinh tế 2009: Tiềm ẩn nhiều khó khăn

Viễn cảnh kinh tế 2009 đen tối

Suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng và đe dọa giảm phát. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OCDE đây là ba hiểm họa lớn đang chờ đợi các nước thành viên trong khối vào năm 2009
Khó dự báo tình hình kinh tế 2009!

 Vì vậy, NN đã hỗ trợ nhân dân bằng cách giảm thuế hàng ngàn sản phẩm dịch vụ, TPHCM trợ cấp lương cho công chức nhà nước từ 30.000 đồng - 120.000 đồng/tháng (hèn chi người ta tìm đủ cách có chân trong NN)

Song song đó, các NN đã tiến hành thu phí ATM theo kiểu "lấy thịt đè người" vì khách hàng không còn sự lựa chọn nào khác. Thuế thu nhập cá nhân vẫn tiến hành thu đủ, thu trước (có thu lộn thì cuối năm trả lại sau). Bà con chú ý "lợi hơn nếu có mã số thuế"

Xã hội

Đầu năm, trang nhất báo Phụ nữ đưa lên toàn những tiêu đề sốc "một cháu gái bị bạo hành dã man", "bi kịch từ sự cạn nghĩ" (Quảng Nam liên tiếp xảy ra các vụ tự tử), "khởi tố chủ đò làm 42 người chết trên sông Gianh" (sau vụ PCI không khởi tố nhanh nhỉ? chắc là do không liên quan đến tánh mạng người), Đà Nẵng "đánh vợ thường xuyên sẽ bị đưa đi cải tạo" (đánh không thường xuyên sẽ không sao :D vì nằm viện rồi)...

Giáo dục

Tuyển sinh 2009, ngành HOT vẫn là Y Dược, Kinh tế, vậy mà mình chui vào Xã hội nhân văn, nghèo là phải đạo.
Một "sáng tạo" cần được "biểu dương" Thư viện dưới gốc cây (Bộ GD VN thường cải cách GD tương tự thế này đây)

Văn hóa nghệ thuật

Cơn sốt phim Tết đã qua, phim VN thắng lớn "rần rần" (để ý mấy năm nay, dịp Tết, phim ngoại toàn phim dở ẹc, các rạp toàn phim VN, thế là không còn sự lựa chọn nào hoặc chọn nhầm)

Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng" tôi tin vào tôi", vâng, tôi cũng tin là những đạo diễn VN như anh sẽ giúp điện ảnh VN "bay cao" như cánh diều. (tới đâu thì tui hổng biết a`, tại trình độ của tui chỉ xem nổi phim Mỹ)

Một tín hiệu "khởi sắc" cho cải lương VN, NSUT Thoại Mỹ tuyên bố sẽ kết hợp với đạo diễn Hoa Hạ "đưa điện ảnh vào cải lương" (chân thành cảm tạ tấm lòng của chư vị, xin thành kính phân ưu) search google thì thấy ngày xưa Đoàn Hoa Sen (Bảy Cao) từng thử nghiệm Đưa điện ảnh vào cải lương.

.........................................
(các bài viết chi tiết vui lòng xem link liên kết trong bài)

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2009

Văn hoá đọc


Tựa gốc: Nhân đọc báo Xuân lại nghĩ về văn hóa đọc

Nói về văn hoá đọc, nhiều người nghĩ đây là đề tài đã cũ lắm rồi và chẳng có gì hấp dẫn. Hay nói cách khác, đó là cánh đồng người ta đã “cày nát” rồi còn gì mà bàn nữa.

Nhân đọc mấy tờ báo Xuân, tôi có vài ý tứ nảy ra, biết đâu lại là điều đáng suy nghĩ thêm về cái sự đọc của người Việt ta.

Chắc không ít người nghĩ rằng ai biết chữ thì đọc được. Nếu hiểu như thế thì chưa đúng với nội hàm của văn hóa đọc. Chẳng thế mà khi khen một Huấn luyện viên giỏi, các nhà báo thường nhận xét là ông ấy biết “đọc” trận đấu đó sao? Hoặc có người biết chữ hẳn hoi, có tai, có mắt, có đầy đủ các giác quan; thậm chí biết ngoại ngữ vẫn bị người khác chê là “mù” đó sao? Như thế xem ra cái sự đọc còn lắm điều để chúng ta luận bàn.

Theo chúng tôi, về cách đọc, có thể có mấy cách cơ bản sau. Đọc bằng mắt, đọc thành tiếng, đọc thầm và đọc bằng ... tai. Về đại thể các cách đọc này đều ít nhiều dùng đến các giác quan nhưng “đọc” trận đấu thì chúng ta cần phải hiểu khác vì không phải ai xem trận đấu mới chỉ nửa hiệp đã có thễ ngẫm để “đọc” được trận đấu mà cần phải hiểu sâu hơn từ này. Chắc chắn sự đọc này phải ở trình độ chuyên môn cao.

Tương ứng với các cách đọc, chúng ta có các loại báo nói, báo viết, báo hình. Có lẽ, phàm là người thì không ai không đọc, dù ở trình độ nào, kể cả người mù chữ (vì họ có thể đọc bằng cách nghe hoặc nhìn), và theo nghĩa này không chỉ người mù chữ mà cả người câm điếc cũng đều đọc được theo cách riêng của họ và cảm nhận theo cách của họ. Chẳng thế mà các trẻ em ở trại câm điếc hay khiếm thị vẫn “xem” được các trận đấu bóng đá của đội tuyển Việt Nam đó sao? Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là có nhiều người biết chữ và có đủ các giác quan mà hình như họ rất xa lạ với sự đọc ..sách.
 
Nói như vậy, không có nghĩa là chê họ trình độ thấp, họ không đọc bằng cách này thì sẽ đọc bằng cách khác theo nghĩa rộng của khái niệm đọc nêu trên. Song cần biết rằng sách thì đối với những người bình thường nhất khi bước vào đời đều phải làm quen nó khi đến trường và từ đó đi đến tiếp nhận học thức ở trình độ cao hơn. Đây là điều sơ đẳng và phổ quát nhất mà mọi người đi học đều phải tiếp cận nên nó là điều đáng bàn nhiều. Bởi vì theo cách hiểu bình thường nhất đọc tức là đọc sách, Và từ đây chúng ta chỉ giới hạn chữ đọc trong phạm vi là đọc sách.
 
Theo các thống kê cho thấy, người Nhật là nước đọc nhiều nhất. Còn người Việt lại không thể là nới đọc sách báo nhiều. Xem qua phim ảnh, TV, báo điện tử, ta thấy học sinh Nhật đeo kính cận rất nhiều. Còn ở nước ta, học sinh có đeo kính cũng không phải là do đọc nhiều mà có thể là bàn học không đúng quy cách, hoặc thiếu ánh sáng, hoặc do xem TV và chơi gêm nhiều... Trên các phương tiện đi lại công cộng như tàu, xe... ta thấy những người đọc sách báo nhiều, song điều đó chỉ nói lên một điều là họ là người thích... đọc, chứ chưa thể nói lên họ là người trình độ cao hay thấp.
 
Song ít ra thì điều đó cùng lắm cũng chỉ nói lên một điều: họ là người biết chữ. Song chừng đó cũng chưa là gì trong xã hội hiện đại. Nếu như những thập niên 70 của thế kỷ trước, chỉ cần học xong lớp 7 đã được coi là có học, ngày nay, học xong lớp 12 vẫn chỉ là người lao động chân tay, vì họ chỉ biết làm những việc như: bưng, bê, đào, phá.. mà thôi chứ chưa có chút hàm lượng tri thức nào trong đó.
 
Trong một thế giới mà tri thức được khám phá hàng ngày và không ngừng đổi mới, cái mà chúng ta đọc được qua sách báo mới chỉ đơn thuần là những thông tin. Nếu không có sự đào sâu, phân loại để rút ra tri thức thì chúng ta có nguy cơ sa vào một biển thông tin hỗn loạn mà không có đường ra. Nói  như một nhà khoa học là chúng ta chết vì thiếu tri thức trên một biển thông tin. Và nói cách khác các thông tin trên báo chí chỉ đem lại cho chúng ta cái cần biết, còn từ biết đến hiểu, cảm nhận và để “đọc” được nó còn là quá trình lâu dài, xử lý, phân loại... chỉ có những người có học thức đầy đủ mới có thể hấp thụ được. Do sự khác biệt về trình độ nên dễ dàng nhận thấy, cùng một thông tin nhận được nhưng mỗi người có cách hiểu khác nhau và sẽ có cách xử lý khác nhau.
 
Cần biết rằng, thông tin chứa 2 cấp độ: thông báo và tri thức, người ít học chỉ tiếp nhận được thông báo, người học cao sẽ tiếp nhận thông tin ở cả 2 cấp độ trên và sẽ cảm nhận sâu sắc hơn. Chính vì vậy, đọc cái gì và cảm nhận, xử lý vận dụng như thế nào là phụ thuộc vào trình độ học thức của mỗi người. Không nên hiểu chỉ ai biết đọc, biết viết là đã có học thức đầy đủ mà cần phải nâng cao trình độ thêm nữa. Học, học nữa, học mãi, học thường xuyên, học suốt đời. Làm sao để trình độ mỗi người dân khi nghe, đọc đều có thể tiếp nhận được thông tin ở cả 2 cấp độ nêu trên, nhằm vận dụng nhuần nhuyễn nó vào cuộc sống, đó mới đúng là tri thức của người có học. Ngày nay trên các phương tiện thông tin đại chúng: sách, báo, đài, TV...các hàm lượng thông tin- tri thức ngày càng nhiều, người tiếp nhận cần phải có một “phông” tri thức tối thiểu mới có thể hiểu và vận dụng nó có hiệu quả để phục vụ cho chính mình và đó chính là cách nâng cao chất lượng sống của mọi người dân.
 
TS. Trần Hồng Lưu
Khoa Mác-Lênin, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, 71 Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.


LTS Dân trí - Đọc hiểu theo nghĩa thông thường (nghĩa đen) là dùng mắt để thu nhận thông tin qua chữ viết (trên sach báo in hoặc sách báo điện tử…). Dù đọc cùng một bài viết hoặc một tập sách nhưng tùy theo yêu cầu và trình độ người đọc mà hàm lượng thông tin thu nhận được tương tự nhau hoặc khác nhau nhiều hay ít.

Người có ý thức thường xuyên trau dồi tri thức thì thường không dừng lại ở việc đọc để giải trí hoặc để thỏa mãn trí tò mò, mà thường có thói quen phân tích, đánh gia mức độ chính xác của thông tin hoặc qua đó phát hiện những những điều mới mẻ, có những ý kiến tự bình luận về sự kiện mới xảy ra…Đọc như vậy là đọc có chiều sâu suy nghĩ. Người đọc nhiều, hiểu rộng phải là người như vậy.

Nguồn: Dân Trí
http://dantri.com.vn/c202/s202-305811/nhan-doc-bao-xuan-lai-nghi-ve-van-hoa-doc.htm

Nói nhảm: Bài viết chưa hay lắm nhưng bàn đến những vấn đề "cũ" mãi vẫn chưa giải quyết được. GS Cao Xuân Hạo từng nói, tiếng Nhật khó nhưng nước Nhật vẫn xóa được nạn mù chữ. Tiếng Việt dễ học, chỉ trong 3 tháng là đọc viết được nhưng chưa xóa được nạn mù chữ... điều đơn giản thế mà chưa xong thì "văn hóa đọc" muốn nâng cao thực sự khó.

Đi ra khỏi TPHCM thì kiếm tờ báo đọc khá là khó khăn huống chi cuốn sách

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...