Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

Nghe Bến Thượng Hải chạnh lòng nghĩ đến nhạc Việt Nam



"Bến Thượng Hải", bài hát chủ đề của bộ phim truyền hình cùng tên do TVB sản xuất năm 1980 đến nay đã 30 năm mà vẫn tràn trề sức sống. Lên youtude xem thấy cô Diệp Lệ Nghi, ca sĩ thể hiện xuất sắc bài hát này vẫn còn trình diễn "Bến Thượng Hải" trên sân khấu. Có thể nói bài hát thành công hơn cả bộ phim  vì đến nay hễ nhạc dạo bài Bến Thượng Hải vang lên thì hầu như ai cũng có thể lẩm bẩm theo giai điệu hùng tráng và chứa chan tình cảm yêu thương hận hù đan xen.

Trên youtude có mấy bản Bến Thượng Hải cô Diệp Lệ Nghi diễn trên một sân khấu lớn với dàn nhạc dân tộc Trung Quốc lẫn nhạc cụ Tây phương hoành tránh. Trong đó tiếng sáo vẫn là nhạc cụ chủ đạo xuyên suốt bài hát. Trung Quốc làm gì cũng to lớn, bề thế để phô trương, họ có rất nhiều sân khấu lớn cho các nghệ sĩ biểu diễn đủ các thể loại từ nhạc dân tộc đến nhạc trẻ, từ xiếc đến ảo thuật....Như vậy dù thu nhập ít hay nhiều nhưng các nghệ sĩ ở TQ có cơ hội trình diễn tất cả khả năng nghệ thuật của mình trước công chúng. Nhìn sang rồi chạnh lòng buồn những sân khấu bé tí teo của Việt Nam, nghệ sĩ phải chen chân nhau đứng không thể trình diễn hết khả năng. Chưa kể là số lượng sân khấu ít nên những nghệ sĩ biểu diễn các thể loại dân tộc hiếm có dịp trình diễn.

Ngoài ra, một ca sĩ hát kèm theo một dàn nhạc lớn từ mấy chục đến mấy trăm nhạc công, đấy chẳng phải là cách giúp các nhạc công có đất sống để tiếp tục học tập và phát triển âm nhạc? Bài hát Bến Thượng Hải tuy là sáng tác theo thể loại nhạc phương Tây những vẫn kết hợp nhuần nhuyễn nhạc cụ dân tộc lẫn nhạc cụ phương Tây và chinh phục cả thế giới.

Còn VN, dòng nhạc dân gian đương đại hiện nay kén người nghe và không đủ khả năng chinh phục mọi tầng lớp khán giả. Một số tác phẩm cũ của các nhạc sĩ Phạm Duy, Đoàn Chuẩn Từ Linh, Trịnh Công Sơn.... có thể kết hợp nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương Tây nhưng hình như ít nhà sản xuất, nghệ sĩ, nhạc sĩ nào chịu khó đầu tư. Chỉ có ở hải ngoại xem các chương trình có thể thấy sự kết hợp này nhưng quá ít. Giá như Việt Nam chịu khó đầu tư nhiều hơn về âm nhạc thay vì ca sĩ lên sân khấu chỉ bậc đĩa CD rồi nhảy múa hát hò theo thì âm nhạc Việt Nam sẽ phát triển hơn biết mấy. Và các nghệ sĩ dòng nhạc dân tộc hay nhạc hàn lâm cũng có đất sống để tiếp tục đầu tư vào âm nhạc.


 

2 nhận xét:

  1. Wow! Hảo a! Hảo a! Tố chề! Hehhehehheh

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn chị post bài này. Em nghe bài Bến Thượng Hải từ lâu lắm rồi, đến giờ nghe lại vẫn con những cảm giác hùng tráng, sâu sắc.

    Thật sự Việt Nam không thiếu những bài có sức sống mạnh mẽ, sức truyền cảm lớn. Đơn cử đó là bài Hòn Vọng Phu. Bài này nếu dùng nhạc cụ dân tộc tranh, sáo bầu đánh thì sức truyền cảm rất lớn. Hơn 60 năm vẫn còn nguyên giá trị của nó.

    Đúng là vấn đề như chị nói, ít người chịu đầu tư để xây dựng những tác phẩm để đời như vậy. Có lẽ do vấn đề vốn, hiệu quả thì dòng nhạc bây giờ thì lợi hơn. Thật đáng buồn cho những giá trị phi vật thể như vậy, phải không chị.

    Trả lờiXóa

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...