Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

Khép màn sân khấu cải lương tại đêm tưởng niệm cố NSND Phùng Há

Đêm 24/7, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã tổ chức chương trình nghệ thuật Ngọn nến lung linh để tưởng niệm NSND Phùng Há. Từ khi NSND Phùng Há vĩnh viễn ra đi, các nghệ sĩ thay nhau lên báo khóc lóc tưởng niệm vị Tổ của cải lương Việt Nam...giả dối!!!

Vậy mà... thay vì tiếp bước con đường của vị Tổ sư, chính những nghệ sĩ cải lương đã giết chết bộ môn nghệ thuật dân tộc...

Họ là ai, là những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, là những người được sự ngưỡng mộ của khán giả, là... nói ra sự thật này không nên nhưng đúng là họ giàu có biết bao nhiêu ...

Và họ đã đạp đổ cải lương một cách không thương tiếc vì sự cẩu thả, hời hợt của chính bản thân mình...

Đó không phải là yêu nghề kính TỔ... tất cả lời nói đều giả dối... thử xem những chương trình vầng trăng cổ nhạc sẽ thấy... hát múa minh họa rợp trời, quần áo lộng lẫy, trang điểm kiêu sau nhưng diễn và hát thì ngược lại

Sau đêm 24/7 báo Phụ Nữ TPHCM có đăng bài chỉ trích chương trình, về sự cẩu thả hời hợt của các nghệ sĩ như Kim Tử Long, ... bài viết "đúng" này chắc bị nghệ sĩ phản ánh nên không đăng trên mạng... số sau lại có phân trần xin lỗi của NS Kim Tử Long...

Cáo chung rồi cải lương Việt Nam

May thay trên VNN có đăng bài của báo PN TPHCM và của 1 khán giả
Đêm tưởng niệm NSND Phùng Há: Ngọn nến lung linh thành... leo lét!

  Thứ ba, 28/7/2009, 10:19 GMT+7
 
Đêm 24/7, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã tổ chức chương trình nghệ thuật Ngọn nến lung linh để tưởng niệm NSND Phùng Há.

Toàn bộ nghệ sĩ tham gia chương trình đều không nhận thù lao, doanh thu của đêm hát được góp phần giúp con em của nghệ sĩ nghèo, công nhân hậu đài lo chi phí học hành, đúng theo di nguyện của NSND Phùng Há. Với ý nghĩa cao đẹp ấy, Ngọn nến lung linh thật sự là đêm hội ngộ của nghệ sĩ - khán giả cải lương các thế hệ. Rạp Hưng Đạo không còn chỗ trống, kể cả các lối đi, hành lang cũng chật kín người xem.

Thế nhưng, nếu phần lễ với sự hiện diện đầy trang trọng, xúc động của GS Trần Văn Khê, nghi lễ thắp nến tưởng niệm của các thế hệ NS, toàn bộ khán giả đồng loạt đứng lên trong phút mặc niệm... đem đến những xúc cảm mạnh mẽ thì phần "hội" - biểu diễn nghệ thuật đã bộc lộ sự cẩu thả, hời hợt, ngoại trừ sự chỉn chu, cẩn trọng, điệu nghệ của các NS Bạch Tuyết, Thanh Sang, Minh Vương, Ánh Hoa, Thanh Thanh Tâm...



Nghệ sĩ Kim Tử Long (phải) đã đạt "kỷ lục" về... quên tuồng trong đêm hát 24/7

Phần âm nhạc "đề từ" cho toàn bộ chương trình, thay vì nên là bài Dạ cổ hoài lang, tiền thân của bản vọng cổ, vua của âm nhạc cải lương, thì lại được Ban tổ chức chọn một ca khúc tân nhạc, với phần hòa âm ồn ào, không thể làm nhạc nền cho phần Kinh nhật tụng. Diễn viên Kim Tử Long, một học trò của cô Bảy trong trích đoạn Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga thì hầu như... không thuộc tuồng. Anh có lẽ là người ghi "kỷ lục" về sự quên tuồng trong đêm diễn này, cả trong trích đoạn Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga lẫn Đời cô Lựu; NSƯT Lệ Thủy cũng lẫn lộn trong phần thoại "pha cà phê”, nên đành "dí dỏm" pha trò "tại lâu nên quên, để tui nói lại nè...". NSƯT Phượng Loan lại xuất hiện quá luộm thuộm trong trích đoạn Tiếng trống Mê Linh. Ai đời, nữ vương Trưng Trắc rút gươm ra khỏi vỏ mà thao tác cứ lúng túng, chưa kể hình ảnh chị đưa tay cố gạt vành khăn tang rớt xuống che cả khuôn mặt để nâng kiếm lệnh. Sự cẩu thả này làm mất hẳn vẻ uy nghi, hào hùng của hình tượng nhân vật.

Sinh thời, NSND Phùng Há là một người thầy tận tụy và rất nghiêm khắc. Hẳn cô Bảy sẽ phiền muộn lắm khi có nhiều cô cậu học trò áo mão xênh xang nhưng lại nghèo nàn ý thức làm nghề, ý thức giữ gìn cái đẹp, cái nghiêm túc và cả đạo làm nghề!

Điều đáng nói, đã gọi là đêm tưởng niệm NSND Phùng Há nhưng nhiều trích đoạn, bài ca cứ như thể... lọt ở đâu ra, chả dính dáng gì đến sự nghiệp của nữ NS bậc thầy này. Ví dụ, Tướng cướp Bạch Hải Đường với phần trình diễn nhạt nhẽo, vô duyên, ồn ào của một dàn NSƯT như Vũ Linh, Phượng Loan... Hay tiết mục tấu hài của Chí Tài, Hữu Lộc... càng không thích hợp với không khí của một đêm tưởng niệm. Đâu rồi những Sân khấu về khuya, Mộng hoa vương, Giọt máu chung tình... một thời lừng lẫy cùng cô Bảy đi vào trang vàng của loại hình nghệ thuật cải lương?

Chưa kể, tranh thủ phần giải lao, Ban tổ chức liền phát loa gọi mời khán giả mua băng đĩa. Thật ra, "hiện tượng" rao bán băng đĩa ngay trong rạp hát lâu nay đã khiến nhiều khán giả không đồng tình vì đánh mất văn minh rạp hát, văn hóa thưởng thức. Và ở đêm biểu diễn nghệ thuật có tính tôn vinh – tưởng niệm này lại càng không nên. Chúng ta đang quyết tâm loại bỏ nạn vé chợ đen, ăn uống trong rạp hát, ăn mặc thiếu lịch sự khi đến rạp, vậy mà lại tiếp tay cho cái cảnh vài ba người ôm mấy chục cuốn băng đĩa rao mời ồn ào, thối tiền nhộn nhạo...

Tài năng nghệ thuật, trách nhiệm truyền nghề, đạo đức của người công dân - nghệ sĩ, kiến trúc sư của công trình văn hóa chùa Nghệ sĩ - Nghĩa trang nghệ sĩ, Viện dưỡng lão NS, Ban Ái hữu NS... hầu như đã không được đề cập đến trong đêm tưởng niệm. Những "ngọn nến lung linh" tưởng niệm về người Thầy, vì thế bỗng trở nên... leo lét!

http://nhacvietplus.vietnamnet.vn/vn/tinnhacviet/26504/index.aspx
Đêm tưởng niệm NSND Phùng Há: Một sự thất vọng...

Sự ra đi của NSND Phùng Há đã để lại bao sự kính trọng, tiếc thương trong lòng các thế hệ nghệ sĩ và công chúng. Và xuất phát từ hai chữ “tiếc thương” đó mà từ Úc, Mỹ cho đến Việt Nam, mỗi nơi đều đã có những đêm diễn để tưởng niệm bà, đồng thời, cũng để dùng số doanh thu này tiếp tục công việc thiện nguyện còn đang dang dở của bà. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa…Tuy nhiên, nếu như chương trình được thực hiện xuất phát từ một cái “TÂM” như thế, thì thiết nghĩ, nội dung và cấu trúc của chương trình cũng phải dàn dựng sao cho xứng với cái “TẦM” của bà cộng với nhiệt tình của khán giả tri âm.

Đến với đêm tưởng niệm NSND Phùng Há được tổ chức tại rạp Hưng Đạo vào tối 24.7.2009, tôi cũng như đa số khán giả khá thất vọng bởi cách tổ chức hời hợt, thiếu chuyên nghiệp của những người thực hiện chương trình.


NSND Phùng Há

Ngay ở những giây phút đầu tiên dành để tưởng niệm bà, người xem cảm giác hụt hẫng bởi hình thức nghèo nàn, nội dung khiên cưỡng , chưa kể quá luộm thuộm trong diễn tiến chương trình. Lạ hơn nữa là nó đã được bắt đầu bằng bài hát “Bông hồng trắng” do một ca sĩ được giới thiệu là ở hải ngoại thể hiện qua đĩa (?!) với sự minh họa của vũ đoàn Vầng trăng.

Thứ nhất giọng ca của ca sĩ này không có gì đặt biệt nếu không muốn nói là tầm thường, âm thanh CD khô cứng. Thứ hai bài hát không nói lên được sự cao cả vĩ đại của NSND Phùng Há vốn là cây đại thụ , là vị Tổ của nghệ thuật Cải lương. Nên chăng và sẽ ý nghĩa biết bao nếu bài Dạ cổ hoài lang được dùng ở đây với toàn thể dàn nhạc dân tộc. Thứ ba , tất cả các nghệ sĩ nhiều thế hệ có mặt trong đêm hát tưởng nhớ Bà chẳng lẽ không một ai có khả năng hát “live” trong giờ phút trang nghiêm quan trọng của ngành nghề? Tiếp theo đó là NSUT Ng.G hát nhép 1 câu nguyện trong quyển Kinh nhật tụng của Phật giáo, nhưng tiếc là câu này lại không ăn nhập gì đến tình huống trên sân khấu mà đúng ra là nên sử dụng 4 câu Hồi hướng dùng kết thúc mỗi bài Kinh, là đầy đủ ý nghĩa.Và lại, giá như chỉ cần GSTS Trần Văn Khê với tư cách là người chủ trì của đêm tưởng niệm gióng ba hồi trống, sau đó, có những giây phút để các nghệ sĩ và khán giả trang nghiêm mặc niệm rồi các nghệ sĩ lần lượt dâng những ngọn nến lên tháp nến đặt dưới khuôn hình bà… trên một nền nhạc đậm chất cải lương, bấy nhiêu đó thôi là đầy đủ sự trang trọng, ấm áp…Tiếc thay!

Sau đó, chương trình biểu diễn văn nghệ được bắt đầu với gần 15 tiết mục với độ dài hơn 5 tiếng đồng hồ nhưng ngoài bài phát biểu ngắn gọn của ông Phan Quốc Hùng – Giám đốc Nhà hát THT nói về những đóng góp của NSND Phùng Há và những lời kể của GSTS Trần Văn Khê về những kỷ niệm của ông với NSND Phùng Há, còn lại xuyên suốt chương trình, người xem không “bắt gặp” một chút “bóng dáng” nào của bà. Đâu rồi công trình nhà Ái hữu , nghĩa trang , Chùa nghệ sĩ , Viện Dưỡng lão ? Trong khi đó, những khán giả đến với chương trình, đặc biệt là những khán giả trẻ rất cần và rất muốn biết những hình ảnh, chân dung của bà mà thiết nghĩ, trong ký ức của những nghệ sĩ thế hệ vàng, rồi những nghệ sĩ trẻ sau này… còn biết bao nhiêu điều chưa nói. Sự dàn trải thiếu hợp lý , thiếu chắt lọc ở một số tiết mục đã khiến cho chương trình hầu như mất đi ý nghĩa của một đêm tưởng niệm, rốt lại chỉ có thể xem như một show diễn “qua quít “ cốt gây quỹ từ thiện đơn thuần.

May thay , có hai tiết mục trong chương trình gây được ấn tượng đối với khán giả đó là trích đoạn “Đời cô Lựu” với sự biểu diễn tuyệt vời của các NS: Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Minh Vương, Kim Tử Long, Hoài Linh và trích đoạn “Tô Ánh Nguyệt” của Thanh Thanh Tâm, Trọng Phúc, còn những trích đoạn, những bài ca cổ còn lại đều nhạt nhẽo, đó là chưa kể, trong trích đoạn “Kiều Nguyệt Nga”, NS Kim Tử Long đã bị quên lời cả một đoạn dài khiến cho người xem cảm thấy rất ngỡ ngàng (!). Bên cạnh đó, tiết mục hài của nhóm Nụ cười mới ở cuối chương trình với những mảng miếng chọc cười vô duyên khiến người xem có cảm giác rất khó chịu. Vì vậy , chương trình đã không đủ sức hút để cầm chân khán giả đến những giây phút sau cùng.

Điều đáng ghi nhận ở đây đó là tấm lòng của các nghệ sĩ đối với người Thầy vĩ đại của mình. Nhưng xem ra họ cũng bị hẫng như khán giả vì chương trình được dàn dựng quá hời hợt khiến đêm diễn đáng lẽ thật sự là đêm “tưởng niệm” đã không đạt được thực hiện đúng với nội dung giá trị cần phải có... Tóm lại , cách tổ chức thừa tấm lòng nhưng thiếu chuyên nghiệp của chương trình đêm 26/7 tại rạp hát Hưng Đạo , thêm một yếu tố góp phần làm nản lòng những khán giả từng yêu mến trân trọng với cải lương…

http://nhacvietplus.vietnamnet.vn/vn/bandocviet/26558/index.aspx


thứ 2 xem ICE AGE ở MEGASTAR

ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG PHÁT TRIỂN MÀ KHÔNG NGOẠI LAI

Start:     Aug 1, '09 7:30p
End:     Aug 1, '09 10:00p
Location:     32 Huỳnh Đình Hai P.24 Q.Bình Thạnh TPHCM
SINH HOẠT NGHỆ THUẬT ĐỊNH KỲ LẦN 11
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG PHÁT TRIỂN MÀ KHÔNG NGOẠI LAI

PHẦN 1: GS Trần Văn Khê giới thiệu
Một loại hình âm nhạc được gọi là truyền thống khi do chính người Việt sáng tạo; được đa số quần chúng chấp nhận, biểu diễn và thưởng thức, chắc lọc những nét đặc sắc và lưu truyền qua nhiều thế hệ
Có những loại nhạc rất được ưa chuộng, nhưng chỉ tồn tại trong một giai đoạn rồi chìm vào quên lãng được xem như là thời trang đến rồi đi. Còn âm nhạc truyền thống thì vừa có bề dày của lịch sử vừa có chiều sâu của nghệ thuật, chịu thử thách của thời gian mà vẫn trường tồn.
Nhưng một truyền thống không phải bất di bất dịch mà có thể thay đổi theo thời đại, theo nếp sống và quan điểm thẩm mỹ của quần chúng. Nếu không thì truyền thống đó sẽ bị xơ cứng, không phát triển, dẫn đến việc có thể bị chìm vào quên lãng.
Chính vì vậy, những bài bản nào được phát triển một cách hài hòa từ bên trong của truyền thống thì được phổ biến rộng rãi, như bài “Dạ cổ hoài lang”, biến thể từ nhịp đôi ban đầu đã chuyển sang nhịp tư, nhịp tám, nhịp mười sáu, nhịp ba mươi hai, cho đến nay vẫn còn được ưa thích.
Trong nhạc tài tử, những dị bản được phát triển theo phong cách “chân phương – hoa lá” thì dễ được chấp nhận, như bài “Lưu thủy khúc” được chuyển thành “Lưu thủy thục giang”, “Lưu thủy đoản”, “Lưu thủy đổi ngón”, đến “Lưu thủy trường”.
Trong bộ môn cải lương, từ sau năm 1945 có thêm những bài bản mới được sáng tác dựa theo các thang điệu âm thức cổ truyền, các chữ đàn có già có non, có nhấn nhá, luyến láy theo phong cách xưa; những bài bản này lại thể hiện bằng các nhạc cụ dân tộc nên được giới trong nghề cũng như quần chúng ưa thích và chấp nhận. Một số bài điển hình như “sương chiều Tú Anh” (theo hơi Quảng), “Đoản khúc Lam Giang” (theo hơi Ai Oán), “Tình Bắc duyên Nam”…
Ít người biết rằng từ năm 1972, ông Nguyễn Tri Khương (Năm Khương) đã sáng tác nhiều bài bản mới theo phong cách tài tử, cải lương cổ trong tuồng cải lương “Giọt lệ chung tình” do gánh hát Đồng Nữ Ban (của cô Ba Viện thành lập tại Vĩnh Kim, chợ Giữa), ông Năm Khương có sáng tác những bài như “Yến tước tranh ngôn” (theo hơi Bắc), “Phong xuy trịch liễu” (theo hơi Xuân nữ, với tiết tấu của bài Nam tẩu); “Thất trĩ bi hùng” (theo hơi Ai, mà trong 3 đoạn theo hơi Bán Xuân Bán Ai), với lời văn chải chuốt và âm điệu ngọt ngào. Tiếc rằng thời gian tồn tại của Đồng Ban Nữ quá ngắn ngủi (chỉ hoạt động vỏn vẹn hơn một năm thì bị chánh quyền thuộc địa rút giấy phép vì cho rằng gánh hát có tinh thần cách mạng) nên những bài bản mới đầy tính nghệ thuật nói trên chưa có đủ thời gian gây ấn tượng trong quần chúng.
Trong lĩnh vực nhạc khí thuộc bộ gõ của truyền thống Việt Nam cha ông chúng ta đã sáng tác những bài bản rất tinh vi cho nhiều loại trống và nhạc khí bằng gỗ hay bằng đồng, để dùng trong các buổi tế lễ trên sân khấu.
Buổi sinh hoạt văn nghệ định kỳ lần 4 với chủ đề “Nhạc lễ VN và các loại trống” – tổ chức hồi tháng 4.2007 tại tư gia GS Trần Văn Khê – đã có dịp giới thiệu những bài bản trống phát triển mà không mang tính chất ngoại lai. Bằng cách sử dụng nhạc khí cổ truyền với phong cách cổ, lần này nghệ sĩ sẽ giới thiệu vài sáng tác mới như “Phát triển Bồng”, “tiết tấu Lý ngựa ô”, ngẫu hứng…
Điều này cho thấy tấm lòng của những nghệ sĩ, chẳng những thiết tha giữ gìn truyền thống bằng cách vay mượng những yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như dùng quy luật hòa âm đối vị của phương Tây, biến những bài dân ca đơn âm thành một bài đa âm với nhiều bè,… kết quả là tạo ra một loại nhạc mang âm hưởng ngoại lai. Những loại hình “dân ca cải biên” hay được “nâng cao” đó không tồn tại lâu vì không được đa số quần chúng chấp nhận.
PHẦN 2
- GS Trần Văn Khê giới thiệu một số bài bản với đầy đủ nội dung và xuất xứ
Các tiết mục này là những thí dụ cụ thể về phát triển hay đổi mới âm nhạc truyền thống nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, ko vay mượn bừa bãi những phong cách của nước ngoài, không hướng về các loại nhạc Rock, Pop của phương Tây
Nghệ sĩ minh họa:
Nhóm đàn: Hải Phượng – Huỳnh Khải – Thu Hà
Trống và bộ gõ: Nhứt Dũng – Thanh Hùng – Hiệp Liệt
Nếu sức khỏe cho phép, diễn giả sẽ ca hai bài “yến tước tranh ngôn” và “Thất tri bi hùng”, sáng tác của ông Nguyễn Tri Khương.
PHẦN 3
Giao lưu giữa khác giả với nghệ sĩ và diễn giả

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

GS Trần Văn Khê - kho tư liệu sống vẫn hiên ngang

Ngày 24/7 nhân dịp sinh nhật lần thứ 89, GS Trần Văn Khê có buổi nói chuyện về chủ đề Vài nét đặc sắc trong âm nhạc và kịch nghệ truyền thống Việt Nam tại Nhà sách Phương Nam, TP HCM. Nhiều thính giả ngạc nhiên khi thấy giáo sư diễn thuyết không cần tài liệu về tất cả vấn đề một cách mạch lạc.

Sáng 24/7, tại Nhà sách Phương Nam, TP HCM "kho tư liệu văn hóa sống" - GS Trần Văn Khê, có buổi nói chuyện chủ đề Vài nét đặc sắc trong âm nhạc và kịch nghệ truyền thống Việt Nam nhân sinh nhật lần thứ 89 của ông.

Dù đã 89 tuổi nhưng ông vẫn có bộ nhớ gần như không tưởng về các vấn đề đã nghiên cứu. Như nhiều buổi nói chuyện trước đây, ông không phải cầm đến bất cứ tài liệu nào, dù đó là vấn đề ông đã chuẩn bị sẵn hay là những thắc mắc được yêu cầu tại chỗ.

GS Trần Văn Khê

Đúng như ông có lần nói: “Mọi thứ đã ở trong đầu tôi”.  Những thứ “đã ở trong đầu” ấy cộng với tài hùng biện của mình, ông đã khiến bao nhiêu người say mê nghe hàng nhiều giờ liền. Không chỉ thế, ông vẫn khỏe mạnh để minh họa bằng chính giọng của mình: Kịch nghệ hát bội hát bằng gan thì âm gằn thế nào, bằng ruột thì âm bi thế nào; ngâm thơ theo kiểu Bắc bộ ra sao, Quảng Đông thế nào…

Nhà riêng của GS Trần Văn Khê đã trở thành một địa chỉ văn hóa của TP HCM nơi đang lưu giữ rất nhiều hiện vật, trong đó có nhiều nhạc cụ và tài liệu âm nhạc quý. Nhưng, những buổi nói chuyện của ông được xem là quý hiếm hơn bất cứ tài liệu nào hiện có, vì giúp người tham dự có dịp hiểu về các vấn đề văn hóa của Việt Nam, những kiến thức về các loại  nhạc cụ như đàn tranh, đàn bầu… và kiến thức, kỹ năng cơ bản của kịch nghệ truyền thống. Đi kèm là những chú giải, minh họa sinh động do chính ông thực hiện.

GS Trần Văn Khê trong buổi nói chuyện tại Nhà sách Phương Nam. Ảnh: Lê Văn Tám

Chính vì thế đã có không ít lo ngại về một khoảng trống nếu mai này ông không thể tiếp tục. “Cũng có nhiều người bảo tôi nên viết lại, nhưng chỉ bằng những con chữ thì làm sao diễn đạt hết được cái hay, cái đặc sắc của âm nhạc Việt Nam, văn hóa Việt Nam”, ông nói. Một số người đã nảy ra ý tưởng ghi hình các buổi nói chuyện của ông, nhưng đáng tiếc cho đến nay vẫn chưa có đơn vị nào thực hiện.

Võ Hà

Báo Đất Việt
http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/GS-Tran-Van-Khe--kho-tu-lieu-song-van-hien-ngang/20097/51095.datviet

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009

HÀNH TRÌNH VƯỢT LÔ CỐT

HÀNH TRÌNH VƯỢT LÔ CỐT

Sau khi xem những đoạn trailer hấp dẫn, những bài review ấn tượng về UP của Disney Pixar + suất giảm giá vé 50% của Megastar vào thứ 2 tui quyết định đi xem UP

Suất chiếu đầu tiên là vào lúc 10h15’

sáng thứ hai 8h45’ tui khởi hành từ nhà (gần Coopmart Xa Lộ Hà Nội, cách Hàng Xanh khoảng 11km-12km)Xa Lộ Hà Nội đang sửa đường xây cầu nên trở thành 1 đại công trường, vì vậy tốc độ di chuyển của xe cộ chậm lại, tuy nhiên hên là sáng hôm đó không bị kẹt xe… tui thẳng tiến đến Hàng Xanh. Như dự kiến là sẽ đi Nguyễn Đình Chiểu ==> Lý Thái Tổ ==> Hùng Vương. Bởi vì Nguyễn Thị Minh Khai vừa có lô cốt vừa kẹt xe vừa một chiều.

Tuy nhiên mới tới vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm xe cộ đã kẹt cứng ngắt, tui quyết định chuyển qua đi Võ Thị Sáu. Chạy đến Đinh Tiên Hoàng thì tui sực nhớ Võ Thị Sáu bị chặn bởi 1 dãy lô cốt kéo từ đầu đường đến ngã tư giao với Hai Bà Trưng. Vì vậy tui chuyển sang thẳng tiến Nguyễn Phi Khanh, đoạn đường ít bị kẹt xe… nhưng… ai dè chạy hơn nửa đường Nguyễn Phi Khanh thì lại bị kẹt xe bởi 2-3 chiếc xe ba gác đậu choáng bên lề đường… thoát khỏi Nguyễn Phi Khanh rẽ vào Trần Quang Khải, chạy thoải mái đến Hai Bà Trưng thì… Hai Bà Trưng cũng kẹt xe… tui đành quẹo vào Trần Quốc Toản chạy thẳng trực chỉ đến ngã tư Trần Quốc Toản Võ Thị Sáu, dự kiến là đến ngã 6 vòng Cách Mạng Tháng Tám ra Nguyễn Đình Chiểu ai dè đâu CMT8 cũng kẹt cứng vì lô cốt tui mở đường máu chạy ngược về Tú Xương vòng Nguyễn Thông ra lại CMT8 thì hỡi ôi nguyên 1 cái lô cốt to đùng choáng ngay ngã 4 CMT8 Nguyễn Đình Chiểu… nhích từng cm tui đến được Nguyễn Đình Chiểu và từ đó đến đường Hùng Vương không có cái lo cốt nào… tưởng thoát rồi ai dè vẫn xuất hiện 1 cái locot trên đường Hùng Vương…

Kết quả là đến 10h15 tui mới bò tới Parkson Hùng Vương… khủng khiếp. May là không bị vướng kẹt xe kéo dài

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2009

Tự nhảm một mình



THỜ Ơ VÀ CÒN HƠN THẾ

 

Mỗi lần có việc gì khó chịu là đầu tôi căng ra đau nhức, sáng hôm nay, send cho bạn tôi bài viết này xong đầu tôi liền đâu nhức vì câu nói của bạn mình “đây là bài phản động”. Câu phản ứng rất nhanh trong vòng chưa đến 1 phút sau khi tôi send link bài viết.

Quả thật hiện nay gần 99% thanh niên Việt Nam hiểu rằng hễ ai động chạm gì ngược với Đảng là phản động. Hễ thấy báo chí bảo phản động thì họ tin đó là phản động. Hễ thấy trang web bị nhà nước Việt Nam chặn thì chắc đó là phản động. Không hề suy xét nên thực chất họ không hiểu rõ từ phản động và những ý kiến lề trái đóng góp xây dựng đất nước. Buồn làm sao thế hệ trẻ Việt Nam!

Cử nhân xã hội nhân văn nhưng những vấn đề nhức nhối của xã hội thì mơ mơ hồ hồ, chỉ biết chạy theo đồng tiền, làm sao để kiếm tiền, kiếm thật nhiều. Không những thế còn rầm rộ phũ bụi những vương vấn kiến thức xã hội nhân văn để chạy theo những ngành học kinh tế, thương mại thời thượng.

Động đến cốt lõi của sự sa lầy xã hội Việt Nam hiện nay đa phần họ phản ứng bằng cái phủi tay hoặc lờ tản đi hoặc chỉ than thở vu vơ. Họ chăm chăm bảo BBC là phản động, là phần tử xấu. Báo chí Việt Nam đã dạy họ như vậy. Nhưng họ không nhớ rằng báo chí Việt Nam ngày ngày vẫn trích tin từ BBC. Trái khoáy nực cười là thế.

Sự hời hợt của thanh niên ngày càng trầm trọng…

Một bài viết rất hay của Đào Hiếu, giá như có nhiều thanh niên đọc và hiểu và suy nghĩ về những vấn đề được tác giả đặt ra

THẬT, GIẢ LẪN LỘN

VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA

Tiểu luận Đào Hiếu

http://www.daohieu.com/website/?pg=tl&id=668


 [[[ sau khi đọc bài viết này có tìm hiểu thêm 1 số bài của Đào Hiếu nhưng không tán thành với quan điểm của tác giả trong những bài viết đó]]]

Xã hội Việt Nam hiện nay xảy ra mấy việc sau đây:

-Dân chê nhà nước độc tài, không có nhân quyền, không có dân chủ, các chức vụ then chốt trong bộ máy nhà nước đều do Đảng quyết định... Nhà nước trả lời bằng cách mớm ý cho ông bí thư Đà Nẵng “đề nghị” cho dân bầu trực tiếp chủ tịch thành phố.

-Dân la làng rằng nhà nước là “tay sai Trung Quốc” là “bán nước cho Tàu” là “dâng đảo Hoàng Sa Trường Sa cho Chệt”… nhà nước bèn trả lời bằng cách bổ nhiệm một ông chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa với nhiệm kỳ 5 năm.

-Dân lại nói: Thái Lan nó biểu tình tùm lum, quậy phá cơ quan nhà nước, chiếm sân bay, ách tắc giao thông, ảnh hưởng buôn bán, du lịch, làm thiệt hại cho đất nước… còn Việt Nam thì ổn định, bình yên mấy chục năm nay. Như thế có phải “ngon lành” hơn là tự do dân chủ hay không?

-Có người hỏi: các anh muốn thay đổi chế độ hiện nay ở Việt Nam hả? Lấy cái gì thay? Học thuyết của các anh đâu? Người ta có chủ nghĩa Mác Lê-nin còn các anh có cái gì? Không có học thuyết đừng hòng tập hợp quần chúng, đừng hòng lập một đảng chính trị. Không có đảng chính trị thì ai cầm lái? Các anh sẽ dẫn dân tộc theo con đường nào, đi đến đâu?

*

Toàn là những vấn đề hóc búa. Đố ai cãi được.

Vậy thôi đừng cãi. Chỉ xin hỏi chút xíu:

Chẳng hạn như:

-Ông bí thư Đà Nẵng “đề nghị” cho dân bầu trực tiếp chủ tịch thành phố, vậy khi đắc cử xong, nhận áo mão cân đai xong, thì ông ta làm được gì?

Ông chủ tịch này chức thì lớn nhưng không phải đảng viên, vậy khi họp thành ủy chắc chắn ông không được quyền tham dự, trong khi các quan chức dưới quyền ông (ví dụ như các giám đốc Sở, các chủ tịch quận…) đều là thành ủy viên, họ đều được mời họp, được phổ biến chủ trương đường lối, được nhận chỉ thị của Đảng. Vậy thì họ nghe lời Đảng hay nghe lời ông chủ tịch thành phố ngoài Đảng?

Chỉ hỏi có một câu mà ông chủ tịch thành phố biến thành bù nhìn ngay.

Lại hỏi:

-Ông Đặng Công Ngữ hiện nay là chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa nhưng lại có hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng, vợ con ở Đà Nẵng, ti-vi, tủ lạnh, xe pháo…đều ở Đà Nẵng và rất có thể ông chưa bao giờ đặt chân lên đảo Hoàng Sa và cũng không dám bén mảng tới gần hòn đảo ấy vì sợ Trung Quốc nó bắt nhốt.

Có thể ông cũng có một trụ sở UBND huyện Hoàng Sa ngay tại Đà Nẵng và hàng ngày ông cũng đi làm, hàng tháng vẫn lãnh lương, nhưng ông sẽ làm những việc gì? Ông có bao nhiêu nhân viên? Ông có công an, bộ đội không? Có vũ khí không? Có thành lập Mặt trận Giải phóng Hoàng Sa không? Bao giờ thì tiến hành kháng chiến? Bao giờ thì giải phóng Hoàng Sa?

Còn phía Trung Quốc, khi hay tin Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch Hoàng Sa thì nổi tam bành, ra công hàm phản đối kịch liệt.

Trời ạ! Hai ông nhà nước đóng kịch với nhau mà cứ y như thiệt!

*

Khác với Thái Lan, dưới chế độ ta, xã hội Việt Nam ta ổn định, không biểu tình, không chiếm sân bay, không ngồi lì giữa phố cản trở giao thông, không ngăn sông cấm chợ làm xáo trộn sinh hoạt… O.K tốt quá, nhưng xin hỏi chút xíu:

-Xã hội ta ổn định ư? Sao nghe cựu thủ tướng Phan Văn Khải nói xã hội ta “trên bảo dưới không nghe”? Sao mỗi sáng mở tờ báo ra thấy đâu đâu cũng tham nhũng. Mạnh ai nấy ăn. Cầu đường ăn theo cầu đường, dầu khí ăn theo dầu khí, giáo dục ăn theo giáo dục, y tế ăn theo y tế, bóng đá ăn theo bóng đá, nhà đất ăn theo nhà đất.

Ăn một cách hùng hồn, ăn một cách sỗ sàng, ăn một cách thô bạo, ăn một cách lịch lãm, ăn một cách xấc xược, ăn một cách lộ liễu, ăn một cách quy mô, ăn một cách nham nhở, ăn một cách trí thức, ăn một cách hoành tráng, ăn một cách hiện đại…

Ăn nhấm nháp như chuột, ăn ngồm ngoàm như hổ báo, ăn lén lút như khỉ, ăn chụp giựt như kênh kênh quà quạ…

Tiền Việt cũng ăn, tiền đô cũng đớp, lúa gạo, thịt cá, tôm xuất khẩu ăn đã đành, đến xi măng nó cũng ăn, sắt thép đã đem xây cầu Rạch Miễu rồi, nó cho người nhái lặn xuống sông, cắt ra mà ăn.

Thằng ở biển thì ăn biển, thằng ở rừng thì ăn rừng, computer, cáp quang nó cũng ăn, điện 220 volt nó cũng nuốt, xe lửa, máy bay, tàu biển nó ăn tuốt hết…

Chúa ơi! Xã hội như vậy mà gọi là ổn định sao hở trời!

Đó là một xã hội vô chính phủ.

Đó là một xã hội “trên bảo dưới không nghe”.

Cụm từ đó ai cũng biết người ta dùng để chỉ cái gì rồi.

Nó không phải là một xã hội ổn định.

*

Những xáo trộn vừa qua ở Thái Lan là một hình thức đấu tranh chính trị rất phổ biến trong các nước dân chủ. Nó có khả năng ngăn chặn độc tài, tham nhũng và bóc lột, góp phần giành tự do, dân chủ cho nhân dân lao động.

Các cuộc biểu tình ấy có khi cũng bị các đảng phái xôi thịt lợi dụng, nhưng nó thường là một thế lực mà bọn tham nhũng, bọn tay sai ngoại bang phải dè chừng, phải chùn bước. Nó có thể bùng phát rất dữ đội nhưng cũng giống như một cơn sốt, khi uống đúng thuốc thì nó sẽ bình phục.

Còn cái xã hội gọi là “ổn định” của Việt Nam hiện nay giống hệt một người đang nhiễm HIV. Nó có thể ủ bệnh đến 10 năm. Bề ngoài trông rất bình thường nhưng…hết thuốc chữa!

Con HIV made in VN hiện nay đã tiêu diệt sức đề kháng của cả một dân tộc, của cả một thế hệ.

Đó không phải là điều rất đáng sợ sao?

*

Bây giờ nói tới chuyện “cần một học thuyết để đối trọng với học thuyết Mác-Lênin, để vạch đường đi cho dân tộc”.

Xin hỏi:

-Trong suốt hơn 3000 năm nay nhân loại đã bị đủ thứ học thuyết gây nên bao cuộc chiến tranh làm cho thây chất thành núi, máu chảy thành sông, làm cho nhà tan cửa nát, làm cho tử biệt sinh ly, làm cho tàn phế, nghèo đói, khốn khổ khốn nạn trong hai cuộc thế chiến, rồi nào là Hitler, Pôl Pốt, Mao Trạch Đông, Stalin…rồi nào là “thánh chiến” nào là “vệ quốc”…

Bộ quý vị chưa đủ tởn sao mà còn đòi học thuyết? Cá nhân tôi, mỗi lần nghe “học thuyết” là nổi da gà, muốn ói, muốn quỳ xuống mà lạy, xin đi chỗ khác chơi, xin tránh giùm cái dân tộc này cho chúng con nhờ!

Ai nói gì nói, tôi vẫn “chịu” cụ Hồ khi cụ tuyên bố tại Tours cuối năm 1920 đại khái: ”Đệ tam hay đệ tứ cộng sản? Không biết có ĐỆ NHỊ RƯỠI cộng sản không, nếu có thì tôi cũng theo, miễn là giành được độc lập…”

Câu chế diễu ấy chứng tỏ cụ Hồ cũng coi các học thuyết chỉ là mớ giẻ rách.

Dân Việt Nam không cần học thuyết, hiện nay chúng ta chỉ cần một lực lượng chính trị, một đảng chính trị gì gì cũng được. Có thể là đảng Dưa Chuột, đảng Bí Đao hay đảng Sầu Riêng, Chôm Chôm gì gì đó cũng được, thậm chí là một Đảng Cộng Sản thứ 2 cũng được, miễn là cái đảng ấy phải có lãnh đạo độc lập với Đảng cộng sản đang nắm quyền hiện nay ở Việt Nam.

Để làm gì?

Không phải để dẫn dắt dân tộc theo một triết lý nào, học thuyết nào (vì đó là những thứ vớ vẩn) mà để làm những việc sau đây:

1. Khi có bầu cử quốc hội thì Đảng đó phải có các đại biểu có thực quyền trong quốc hội.

2. Khi nào chính quyền nói bậy, nói hiếp, nói càn thì Đảng đó biết phản bác, chỉ trích, tố cáo.

3. Khi nào chính quyền thò tay ký kết các hiệp ước bán nước, bán biển, bán tài nguyên, bán người lao động…cho ngoại bang thì Đảng đó cầm cái búa mà đập vào tay nó cho nó khỏi ký bậy.

4. Khi nào chính quyền há miệng ra “ăn” thì Đảng đó đưa tay ra giựt lại, trả cho dân. Khi nào chính quyền thò tay “móc túi dân” thì Đảng đó biết cầm cây roi mây quất vào tay nó cho nó chừa.

Hiện nay nhân dân chỉ cần có thế.

Nhưng ai sẽ đứng ra thành lập cái đảng Dưa Chuột ấy? Tất nhiên phải có lãnh tụ, muốn có lãnh tụ phải có lực lượng, muốn có lực lượng phải có phong trào quần chúng, từ các phong trào ấy chúng ta mới phát hiện người tốt để xây dựng cơ sở cách mạng, làm ngòi pháo, làm lực lượng xung kích. Đó là những điều mà tôi đã học được từ đảng cộng sản.

Tiếc thay, chúng ta đang sống trong một xã hội vô cảm. Tầng lớp thanh niên, sinh viên học sinh họ vô cảm vì nền giáo dục nhồi sọ một chiều, vì chưa nếm trải đau thương mất mát trong chiến tranh, vì tối ngày si mê điện thoại di động. Trí thức, công chức, tư chức, văn nghệ sĩ phần lớn là ngậm miệng ăn thua.

Hiện nay cũng có lác đác một số trí thức trong nước dám dùng ngòi bút của mình để mong kích hoạt một sự chuyển biến nào đó, như các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Phạm Toàn, nhà văn La Thành, tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhạc sĩ Tô Hải, nhạc sĩ Tuấn Khanh… và nhóm của các anh ở Lâm Đồng, Đà lạt… nhưng họ cũng chỉ mới khẳng định được sự có mặt của một khuynh hướng chứ chưa phải là một lực lượng.

Tình thế thật gian nan.

Tuy vậy, tôi vẫn hy vọng vào những người có tâm huyết trong Đảng cộng sản Việt Nam, trong giới sĩ quan cao cấp của các lực lượng công an, bộ đội. Hy vọng ấy đã được củng cố từ khi tôi đọc bài “Bauxite Tây nguyên: phép thử phản xạ tự vệ của quốc gia Việt” của tác giả La Thành đăng trên Talawas Blog ngày 07.05.2009. Xin trích dẫn một đoạn:

“Ở một đơn vị lớn của quân đội đóng trên địa bàn Hà Nội, những cuộc họp chi bộ Đảng hằng tháng gần đây đã biến thành những xê-mi-na sôi nổi xung quanh chủ đề bauxite Tây Nguyên. Một vài sĩ quan đã không ngần ngại phát biểu công khai: “Chúng nó đang bán nước!” Thái độ khiếp nhược, nô lệ của giới cầm quyền trước nước lớn phương Bắc đã được đem ra mổ xẻ.”

Có thể một ngày nào đó các lực lượng này sẽ lớn mạnh đủ để tách ra thành lập một Đảng Cộng sản thứ 2 độc lập với đảng cộng sản hiện nay.

Đảng ấy có thể vẫn thờ Bác Hồ, vẫn thờ cụ Mác, cụ Lê-nin… cũng chẳng sao, miễn nó có thực lực, nó đóng vai trò giám sát tham nhũng, đấu tranh cho tự do, dân chủ.  Đảng ấy phải có tiếng nói trong những quyết sách mang tính chiến lược quốc gia như vụ bauxite hiện nay.

Việc khai thác bauxite ở Tây nguyên là một sai lầm nghiêm trọng, và càng nghiêm trọng hơn khi cho người Trung Quốc vào khai thác. Nếu có đảng đối lập thì đã không có những quyết định sai lầm như thế. Nhà nước đang ngày càng sa lầy vào vụ bauxite và sẽ dẫn đến mất nước trong một tương lai không xa.

Việt Nam đang lâm vào một thế bí chết người mà chỉ có lòng yêu nước và sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dân mới cứu vãn nổi.

Nguồn: TALAWAS BLOG ngày 18.05.2009

 

 

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

CHUYỆN KỂ TRONG NƯỚC MẮT Khuyết danh (TQ)

Đúng như tựa truyện ngắn, càng đọc nước mắt càng rơi nhiều hơn. Bi kịch của gia đình hiện đại.

Nguyên nhân của câu chuyện có thật trong cuộc sống, có rất nhiều & chúng ta phải đối mặt với nó, báo Thanh Niên có 1 bài, nên đọc trước khi đọc câu chuyện tiếp theo http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200929/20090714223923.aspx

CHUYỆN KỂ TRONG NƯỚC MẮT
Khuyết danh (TQ)

Cưới nhau được hai năm, chồng tôi bàn với tôi việc về quê đón mẹ anh lên ở với chúng tôi để bà được sống an nhàn những ngày cuối đời. Bố anh ấy mất sớm từ khi anh còn nhỏ, nên bà mẹ gửi gắm tất cả mọi hy vọng vào anh, một mình bà chắt chiu thắt lưng buộc bụng nuôi anh khôn lớn cho tới ngày học xong đại học.
Tôi đồng ý ngay và lập tức dọn dẹp dành riêng cho bà căn phòng có ban công hướng nam, vừa có thể sưởi nắng vừa có thể bày vài chậu cây cảnh.
Bước vào căn phòng chan hoà ánh sáng vừa dọn xong, anh ấy chẳng nói chẳng rằng bất chợt bế xốc lấy tôi và quay một vòng quanh phòng. Khi tôi sợ quá cào cấu anh xin anh bỏ xuống thì anh bảo: “Nào, chúng mình về quê đón mẹ nhé !”
Chồng tôi cao lớn, còn tôi thì bé nhỏ và thích được nép đầu vào ngực anh. Những lúc ấy, tôi có cảm giác như anh có thể nhét gọn tôi vào túi áo. Những bận hai người tranh cãi nhau mà tôi không chịu thua, anh bèn nhấc bổng tôi lên ngang đầu và quay tít cho đến khi tôi sợ hết hồn xin anh buông tha mới thôi. Tôi rất thích cái cảm giác vừa sợ vừa sung sướng ấy.
Mẹ anh sống ở thôn quê lâu năm nên rất khó có thể sửa ngay được những tập quán của người nhà quê. Chẳng hạn, thấy tôi hay mua hoa tươi bày ở phòng khách, bà có vẻ khó chịu. Cực chẳng đã, một hôm bà bảo:Các con thật chẳng biết chi tiêu gì cả. Hoa có ăn được đâu mà mua làm gì kia chứ ?” Tôi cười: Mẹ ơi, trong nhà có hoa tươi nở rộ thì ai nấy đều vui vẻ cả.”Bà cúi đầu lầu bầu gì gì đấy. Chồng tôi bảo: “Đây là tập quán của người thành phố, mẹ ạ. Lâu ngày mẹ sẽ quen thôi.”
Bà không nói gì nữa, nhưng sau đấy mỗi bận thấy tôi mua hoa về, bao giờ bà cũng không thể im lặng mà cứ hỏi mua hết bao nhiêu tiền. Khi tôi nói giá cả thì bà chép miệng tiếc rẻ. Có lần thấy tôi xách về túi to túi nhỏ các thứ mua sắm được, bà gặng hỏi giá tiền từng thứ một. Tôi kể lại giá tiền mỗi thứ. Nghe xong bà chép miệng thở dài thườn thượt. Chồng tôi véo mũi tôi và thì thầm: “Ngốc ơi, nếu em đừng nói giá thật với bà thì sẽ chẳng sao cả, phải không nào ?”
Cuộc sống đang vui tươi thế là dần dần có những hoà âm trái tai.
Điều làm bà khó chịu nhất là thấy con trai mình ngày ngày dạy sớm chuẩn bị bữa sáng. Đàn ông mà chui vào bếp nấu ăn cho vợ thì coi sao được, bà nghĩ vậy. Vì thế mà bữa sáng nào bà cũng nặng mặt không vui. Tôi giả tảng không thấy gì thì bà khua đũa đụng bát tỏ ý không bằng lòng. Làm giáo viên dạy múa ở Cung Thiếu niên, ngày nào tôi cũng phải nhảy nhót mệt bã người nên khi ngủ dạy thường nằm rốn tận hưởng chăn đệm ấm áp, coi đó là một thú hưởng thụ. Vì thế tôi đành giả câm giả điếc trước sự chống đối của bà mẹ chồng.
Đôi khi bà cũng làm giúp tôi một ít việc nhà, nhưng thật ra chỉ làm tôi thêm bận bịu mà thôi. Chẳng hạn, những túi ni lông đựng đồ, mọi khi tôi đều quẳng vào thùng rác thì bà tích cóp lại, bảo là để hôm nào bán cho hàng đồng nát. Thế là khắp nhà đầy những túi ni lông. Mỗi lần rửa bát hộ tôi, bà đều hà tiện không dùng nước rửa bát, thế là tôi phải rửa lại, dĩ nhiên phải kín đáo để bà khỏi tự ái.
Một tối nọ, khi tôi đang rửa bát trộm như thế thì bà nhìn thấy. Thế là bà sập cửa đánh sầm một cái, nằm lỳ trong buồng khóc gào lên. Chồng tôi cuống quýt chẳng biết làm gì. Cả tối hôm ấy anh không nói với tôi câu nào. Tôi làm nũng với anh, anh cũng chẳng thèm để ý. Tôi điên tiết lên vặn lại: “Thế thì rốt cuộc em sai chỗ nào ạ ?” Anh trợn mắt: “Tại sao em không thể phiên phiến một chút nhỉ, bát không sạch thì ăn cũng có chết đâu, hả ?”
Một thời gian dài sau đấy, bà chẳng nói chuyện với tôi. Không khí trong nhà bắt đầu dần dần căng thẳng. Chồng tôi rất mệt mỏi, chẳng biết nên làm ai vừa lòng trước.
Không muốn để con trai làm bữa sáng, bà cả quyết nhận lấy “nhiệm vụ nặng nề” này. Rồi khi thấy anh ăn uống ngon lành, bà lại nhìn ngó tôi với ý trách móc tôi không làm tròn bổn phận người vợ, khiến tôi rất khó xử. Để thoát khỏi cảnh ấy, tôi đành không ăn bữa sáng ở nhà mà mua túi sữa trên đường đi làm, mang đến cơ quan ăn.
Tối hôm ấy lúc đi ngủ, anh bực bội bảo: “Có phải là em chê mẹ anh nấu ăn bẩn nên mới không ăn sáng ở nhà, đúng không ?” rồi anh lạnh nhạt nằm quay lưng lại, mặc cho tôi nước mắt đầm đìa vì ấm ức. Sau cùng anh thở dài: “Cứ coi như là em vì anh mà ăn sáng ở nhà, được không nào ?”
Thế là sáng sáng tôi đành ngồi vào bàn ăn với tâm trạng ê chề.
Một hôm, khi đang ăn món cháo bà nấu, tôi chợt thấy buồn nôn, mọi thứ trong bụng cứ muốn oẹ ra, gắng kìm lại mà không tài nào kìm được, tôi đành quăng bát đũa chạy ù vào phòng vệ sinh, nôn thốc nôn tháo. Sau một hồi hổn ha hổn hển thở, khi tôi bình tâm lại thì nghe thấy bà bù lu bù loa vừa khóc vừa đay nghiến oán trách tôi bằng những từ ngữ nhà quê, còn anh thì đứng ngay trước cửa phòng vệ sinh căm tức nhìn tôi. Tôi há hốc miệng chẳng nói được gì, thật ra nào mình có cố ý nôn đâu.
Lần đầu tiên chúng tôi cãi nhau to. Mới đầu mẹ anh còn giương mắt đứng nhìn, sau đấy bà thất thểu bỏ ra ngoài. Anh tức tối nhìn tôi rồi đi ra theo bà.
Ba ngày liền không thấy bà và anh về nhà, cả đến điện thoại cũng không thấy gọi. Tôi tức điên người mỗi khi nghĩ lại từ hôm bà lên đây ở mình đã phải chịu bao nhiêu nỗi oan ức, thế mà anh ấy còn muốn tôi thế nào nữa đây ?
Không hiểu sao dạo này tôi hay buồn nôn thế, ăn gì cũng không thấy ngon, lại thêm trong nhà bao nhiêu chuyện rắc rối, tâm trạng vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, vẫn là các bạn ở cơ quan bảo: Sắc mặt cậu xấu lắm, nên đi khám bệnh thôi !”
Kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy tôi đã có mang. Bây giờ mới rõ tại sao sáng hôm ấy tôi bỗng dưng buồn nôn. Niềm hạnh phúc sắp có con pha trộn với một chút buồn giận oán trách: tại sao chồng mình và cả bà mẹ chồng nữa lại không nghĩ tới chuyện ấy nhỉ ?
Tôi gặp anh tại cổng bệnh viện. Xa nhau mới có ba ngày mà trông anh tiều tuỵ quá chừng. Tôi định quay đi, nhưng bộ dạng ấy khiến lòng tôi xót xa, không nén được, tôi gọi anh. Anh nhìn tôi như người xa lạ, ánh mắt không dấu nổi nỗi chán ghét như một mũi kim lạnh buốt đâm vào lòng tôi.
Tôi tự nhủ “đừng nhìn anh ấy, đừng nhìn anh ấy”, và chặn một chiếc ta-xi lại. Thật ra lúc ấy tôi chỉ muốn hét to: “Anh yêu của em, em sắp sinh cho anh một cục cưng đây !” rồi được anh bế xốc lên sung sướng quay một vòng.
Ước muốn ấy đã không xảy ra. Khi ngồi trên xe ta-xi, nước mắt tôi ứa ra lã chã.
Vì sao chỉ một lần cãi nhau đã làm cho tình yêu của chúng tôi trở nên tồi tệ tới mức này cơ chứ ? Về nhà, tôi nằm trên giường nghĩ tới chồng, tới nỗi chán ghét đầy trong mắt anh. Tôi nắm lấy góc chăn khóc nấc lên.
Nửa đêm, có tiếng lạch cạch mở ngăn kéo. Khi bật đèn lên tôi trông thấy khuôn mặt đầy nước mắt của anh. Thì ra anh về nhà lấy tiền. Tôi lạnh nhạt nhìn anh không nói gì. Anh cũng làm như không thấy tôi, lấy xong các thứ liền vội vã bỏ đi.
Có lẽ anh định thật sự chia tay với tôi đây. Thật là một người đàn ông có lý trí, biết tách bạch tình và tiền rạch ròi như thế đấy. Tôi cười nhạt, nước mắt lã chã tuôn rơi.
Hôm sau tôi không đi làm mà ở nhà, muốn xem xét lại mọi ý định của mình rồi tìm anh trao đổi cho xong mọi chuyện.
Khi đến công ty của anh, cậu thư ký ngạc nhiên nhìn tôi: “Ơ kìa, mẹ Tổng Giám đốc bị tai nạn, hiện đang nằm ở bệnh viện kia mà.” Tôi trố mắt cứng họng, lập tức đến ngay bệnh viện. Nhưng khi tìm được anh thì bà đã tắt thở rồi.
Anh không hề nhìn tôi, mặt cứ lầm lầm. Tôi nhìn khuôn mặt nhợt nhạt hốc hác của bà, nước mắt ứa ra: Trời ơi ! Tại sao lại đến nông nỗi này cơ chứ ?
Cho tới hôm an táng mẹ, anh vẫn không thèm nói với tôi một câu nào, thậm chí mỗi khi nhìn tôi, ánh mắt anh đều hiện lên nỗi chán ghét tột độ.
Nghe người khác kể lại, tôi mới biết sơ qua về vụ tai nạn. Hôm ấy bà bỏ nhà rồi thẫn thờ đi về phía ga xe lửa, bà muốn về quê mà. Chồng tôi đuổi theo, thấy thế bà rảo bước đi nhanh hơn. Khi qua đường, một chiếc xe buýt đâm vào bà ...
Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao anh ấy chán ghét mình. Nếu hôm ấy mình không nôn oẹ, nếu hôm ấy mình không to tiếng cãi nhau với anh ấy, nếu ... Trong lòng anh, tôi là kẻ tội phạm gián tiếp giết chết bà.
Anh lẳng lặng dọn vào ở phòng mẹ, tối tối khi về nhà, người sặc mùi rượu. Lòng tự trọng bị tổn thương bởi nỗi xấu hổ và tự thương hại đè nặng khiến tôi thở không ra hơi nữa. Muốn giải thích mọi chuyện, muốn báo anh biết chúng tôi sắp có con rồi, nhưng cứ thấy ánh mắt ghẻ lạnh của anh là tôi lại thôi không nói gì. Thà anh đánh tôi mắng tôi một trận còn hơn. Tôi có cố ý để xảy ra mọi tai hoạ ấy đâu !
Ngày tháng cứ ngột ngạt lặp đi lặp lại. Càng ngày anh ấy càng về nhà muộn hơn. Chúng tôi cứ thế căng với nhau, xa lạ hơn cả người qua đường. Tôi như cái thòng lọng thắt vào tim anh.
Một hôm, khi đi qua một hiệu ăn Âu, tôi nhìn qua cửa kính thấy chồng mình đang ngồi đối diện với một cô gái trẻ và nhè nhẹ vuốt tóc cô. Thế là tôi đã hiểu rõ tất cả. Sau giây lát ngớ người ra, tôi vào hiệu ăn, đến đứng trước mặt chồng mình, trân trân nhìn anh, mắt ráo hoảnh. Tôi không muốn nói gì hết, và cũng chẳng biết nói gì.
Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi rồi đứng lên định bỏ đi. Anh ấn cô ngồi xuống rồi cũng trân trân nhìn lại tôi, không chịu thua. Tôi chỉ còn nghe thấy tim mình đập chầm chậm từng nhịp như đang sắp kề cái chết.
Kẻ thua cuộc là tôi, nếu cứ đứng nữa thì tôi và đứa bé trong bụng sẽ ngã xuống.
Đêm ấy anh không về nhà. Bằng cách đó anh báo cho tôi biết : cùng với sự qua đời của mẹ anh, tình yêu giữa hai chúng tôi cũng đã chết.
Những ngày sau, anh vẫn không về nhà. Có hôm đi làm về, tôi thấy tủ áo như bị xếp sắp lại, chắc anh ấy về lấy các thứ của anh.
Tôi chẳng muốn gọi điện thoại cho anh, ý định giải thích mọi chuyện cho anh cũng biến mất hẳn.
Tôi sống một mình. Đi bệnh viện khám thai một mình. Trái tim tôi như vỡ vụn mỗi khi trông thấy cảnh các bà vợ được chồng dìu đến bệnh viện. Các bạn ở cơ quan bóng gió khuyên tôi bỏ cái thai đi cho yên chuyện nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi như điên lên muốn được sinh đứa bé này, coi đó như sự bù đắp việc bà mẹ chồng qua đời.
Một hôm đi làm về nhà, tôi thấy anh ngồi trong phòng khách mù mịt khói thuốc lá, trên bàn đặt một tờ giấy. Không cần xem, tôi đã biết tờ giấy đó viết gì rồi. Trong hơn hai tháng chồng vắng nhà, tôi đã dần dà học được cách giữ bình tĩnh. Tôi nhìn anh, cất mũ rồi bảo: “Đợi một tí, tôi sẽ ký ngay đây.” Anh nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ bối rối chẳng khác gì tôi. Vừa cởi cúc áo khoác, tôi vừa tự nhủ: “Chớ có khóc đấy, chớ có khóc đấy ...”Hai mắt nhức nhối lắm rồi, nhưng tôi quyết không cho chúng nhỏ lệ nữa.
Mắc xong áo lên móc, thấy anh cứ chằm chằm nhìn cái bụng to của tôi, tôi mỉm cười đi đến bàn, cầm lấy tờ giấy, rồi chẳng xem gì hết, liền ký tên mình và đẩy tờ giấy cho anh.
“Em có bầu rồi đấy à ?”
Đây là lần đầu tiên anh ấy nói chuyện với tôi kể từ hôm bà bị nạn. Nước mắt tôi trào ra không thể nào ngăn nổi. “Vâng, nhưng không sao cả, anh có thể đi được rồi.”
Anh không đi mà ngồi lại, hai chúng tôi nhìn nhau trong bóng tối. Anh từ từ ôm lấy tôi, nước mắt nhỏ ướt đầm vai áo tôi. Thế nhưng lòng tôi đã không còn gì nữa, rất nhiều thứ đã biến đi xa lắm rồi, xa tới mức có đuổi theo cũng chẳng lấy lại được nữa.
Không nhớ là anh ấy đã nói với tôi bao nhiêu lần câu “Xin lỗi” nữa. Trước đây tôi cứ tưởng mình sẽ tha thứ cho anh, nhưng bây giờ thì không. Suốt đời tôi sao quên được ánh mắt băng giá anh nhìn tôi khi đứng trước cô gái nọ ở hiệu ăn Âu hôm ấy.
Chúng tôi đã rạch vào tim nhau một vết thương sâu hoắm. Tôi không cố tình, còn anh thì cố tình. Quá khứ không thể nào trở lại được nữa.
Trái tim tôi chỉ ấm lên mỗi khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với anh thì tim tôi đã lạnh như băng. Tôi không đụng đến tất cả những thức ăn anh mua về, không nhận bất cứ món quà nào anh tặng, không nói với anh nửa lời. Kể từ hôm ký vào tờ giấy kia, hôn nhân và tình yêu, tất cả đều đã biến mất khỏi trái tim tôi.
Có hôm anh định trở lại phòng ngủ của chúng tôi. Anh vào thì tôi ra phòng khách nằm. Thế là anh đành phải về ngủ ở phòng của bà.
Đêm đêm, đôi lúc từ phòng anh vẳng ra tiếng rên rỉ khe khẽ. Tôi nghe thấy nhưng lặng thinh. Lại giở trò cũ chứ gì. Ngày trước, mỗi bận bị tôi làm mặt giận phớt lờ, anh ấy đều giả vờ ốm như vậy, khiến tôi ngoan ngoãn đầu hàng và chạy đến hỏi xem anh có sao không. Thế là anh ôm lấy tôi cười ha hả. Anh quên rồi, ngày ấy tôi thương anh vì hai người yêu nhau. Bây giờ thì chúng tôi còn có gì nữa đâu ?
Tiếng rên rỉ ấy kéo dài đứt quãng cho tới ngày đứa bé ra đời. Suốt thời gian chờ đợi ấy, hầu như ngày nào anh cũng mua sắm thứ gì cho con, nào là đồ dùng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nào là sách nhi đồng, v.v.. Những thứ ấy chất gần đầy căn phòng của anh. Tôi biết anh làm thế là để tôi cảm động, nhưng tôi giờ đã trơ như đá. Anh đành giam mình trong phòng, ngồi gõ phím máy tính lạch cạch. Chắc là tìm vợ trên mạng. Nhưng chuyện ấy đâu còn có ý nghĩa gì với tôi nữa.
Năm sau, vào một đêm khuya cuối xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi thét lên. Anh nhảy xổ vào buồng, hình như khi đi nằm anh vẫn không thay quần áo chỉ là để chờ giây phút này. Anh cõng tôi chạy xuống cầu thang, chặn ta-xi lại. Dọc đường, anh cứ nắm chặt tay tôi, luôn lau mồ hôi trên trán tôi. Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy đến khoa sản. Khi nằm trên đôi vai gày guộc mà ấm áp của anh, một ý nghĩ chợt loé lên trong óc tôi: trên đời này, liệu có ai yêu thương mình như anh ấy không nhỉ ?
Rồi anh vịn cánh cửa khoa sản, đưa ánh mắt ấm áp dõi theo tôi đi vào trong. Tôi cố nhịn đau mỉm cười với anh.
Khi tôi ra khỏi phòng đẻ, anh nhìn tôi và thằng bé, rưng rưng nước mắt mỉm cười. Tôi chạm vào tay anh, chợt thấy anh mềm nhũn người, mệt mỏi từ từ ngã xuống. Tôi gào tên chồng mình ..., anh chỉ mỉm cười, nhắm nghiền mắt lại ...
Tôi cứ tưởng mình sẽ không bao giờ còn nhỏ nước mắt vì anh, thế mà lúc ấy một nỗi đau xé ruột xé gan bỗng dội lên trong lòng.
Bác sĩ cho biết chồng tôi bị ung thư gan, cách đây 5 tháng mới phát hiện, khi đó bệnh đã ở thời kỳ cuối, anh chịu đựng được lâu thế quả là một chuyện lạ hiếm có. Ông bảo: “Chị nên chuẩn bị hậu sự đi thì vừa.” Mặc y tá ngăn cấm, tôi trốn ngay về nhà, xộc vào phòng anh, mở máy tính ra xem. Một nỗi đau nhói lên làm trái tim tôi nghẹn lại. Thế đấy, 5 tháng trước đây anh đã phát hiện mình bị ung thư gan, những tiếng rên rỉ của anh là thật cả, nhưng tôi lại cứ cho là ...
Những điều ghi trong máy tính rất dài, đó là lời trăn trối anh để lại cho con mình:
Con của bố. Vì con mà bố ráng chịu đựng cho tới nay, chờ bao giờ trông thấy con thì bố mới chịu ngã xuống. Đấy là nguyện vọng lớn nhất của bố hiện giờ ... Bố biết rằng, đời con sẽ có nhiều niềm vui hoặc có thể gặp những trắc trở. Nếu bố có thể cùng con đi suốt quãng đời con lớn lên thì vui biết bao. Nhưng bố không có dịp may ấy nữa rồi. Bây giờ bố ghi lại vào máy tính từng vấn đề con sẽ có thể gặp phải trên đường đời, khi nào gặp những vấn đề ấy thì con có thể tham khảo ý kiến của bố, con nhé.
....
Con ơi, viết xong mấy chục trang này, bố cảm thấy như mình đã cùng đi với con suốt chặng đường trưởng thành của con. Bây giờ bố thật sự vô cùng sung sướng. Hãy yêu mẹ, con nhé. Mẹ rất vất vả vì con đấy. Mẹ con là người yêu con nhất và cũng là người bố yêu quý nhất...
Chồng tôi viết về tất cả mọi chuyện, kể từ khi đứa bé ở vườn trẻ cho tới lúc nó học tiểu học, trung học, đại học, rồi ra công tác, cả đến chuyện yêu đương của con nữa.
Anh cũng để lại cho tôi một bức thư:
Em yêu quý.
Được lấy em làm vợ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời anh. Em hãy tha thứ việc anh đã làm tổn thương em. Hãy tha lỗi việc anh dấu tình hình bệnh tật của mình, chẳng qua chỉ vì anh không muốn để em phải lo nghĩ trong thời gian chờ bé chào đời.
... Em yêu quý. Nếu khi đọc những dòng này mà em khóc thì nghĩa là em đã tha thứ cho anh rồi. Như thế anh sẽ có thể mỉm cười cảm ơn em luôn luôn yêu anh.
... Anh sợ rằng mình sẽ không có dịp tự tay tặng cho con những món quà anh đã mua sắm. Phiền em hàng năm thay anh tặng quà cho con, trên bao gói nhớ đề rõ ngày tặng, em nhé !
...
Khi tôi trở lại bệnh viện thì anh vẫn đang hôn mê. Tôi bế con đến, đặt nó nằm bên cạnh anh và nói: “Anh ơi, anh hãy mở mắt ra cười lên nào. Em muốn để con mãi mãi ghi nhớ hơi ấm của bố nó khi nó nằm trong lòng anh đấy, anh ạ ...”
Chồng tôi khó nhọc mở mắt ra, khẽ mỉm cười. Thằng bé rúc vào lòng bố, ngọ ngoạy nắm tay nhỏ xíu hồng hồng. Tôi ấn nút chiếc máy ảnh, nước mắt ràn rụa trên mặt ...
Nguyên Hải dịch, đã đăng báo “Người Lao động”
Nguồn: Đông Tác

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2009

Gia đình Album




Chiều thứ 4 11.07.2009
Cả nhà kéo đi chụp hình ở Phú Mỹ Hưng kỷ niệm nhân dịp Lộc từ Đan Mạch về chơi
Kết quả vọc Photoshop của mình suốt 12 tiếng hôm nay
Cắt, ghép, dán lung tung

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2009

VĨNH BIỆT CÔ BẢY PHÙNG HÁ



Ảnh: Lữ Đắc Long - Tuổi Trẻ

Bài viết: VÕ ĐẮC DANH
http://www.dacdanh.com/News/Dac_Danh_Online/Tac_pham/VINH_BIET_CO_BAY_PHUNG_HA/9/49/220

Chồng , con, và cả những người tình cũng lần lượt đi về bên kia thế giới. Theo thuyết giáo của nhà Phật, khi ta sống, cái gì ta cho thì cái đó chính là tài sản, ở lại với ta. Phải chăng, những thứ quý giá mà cô đã cho, đó chính là những vai diễn, những môn sinh mà Cô đã nhọc công đào tạo để làm nên một thế hệ cải lương vàng son, vang bóng một thời.

TRĂM NĂM NHÌN LẠI

 

Ông Trương Nhân Trưởng, người làng Phú Lạng, huyện Hạc Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Những năm cuối thế kỷ XIX, ông đi làm thuê cho một vựa trái cây ở Quảng Tây, một buổi tối, ông nghịch ngợm lấy viên pháo nhét vào bính tóc của một người bạn rồi châm tàn thuốc lên ngòi pháo, pháo nổ, bính tóc bay mất. Chuyện chỉ có vậy, nhưng ông bị nhà chức trách truy nã về tội mưu sát,  phải rời bỏ nhà cửa, vợ con và tổ quốc để làm kẻ lưu vong sang ViệtNam. Đến Mỹ Tho, ông làm nghề mua bán thịt bò. Tại đây, ông kết hôn với bà Lê Thị Mai, một thôn nữ đẹp người đẹp nết ở làng Điều Hòa và sinh được bảy người con, bốn trai ba gái.

Câu chuyện về ông sẽ không được ai biết đến, sẽ không có gì để kể thêm. Nhưng chính cái ngả rẽ vô tình của cuộc đời ông lại là cội nguồn của nghệ sĩ Nhân dân Phùng Há. Khác với những người Hoa khác, con cái của ông Trưởng lớn lên đều được ông đưa về cho bà vợ lớn ở cố hương để học ngôn ngữ và lễ nghi Trung Quốc, sau đó muốn ở lại hay trở qua Việt Nam thì tùy theo điều kiện và ý thích của mỗi người. Năm 1915, ông Trưởng qua đời trong khi đang trở thành một người giàu có ở Mỹ Tho: Một lò gạch, một xưởng cưa và một trang trại nuôi bò. Cô Bảy Phùng Há lúc bấy giờ mới lên năm tuổi. Ông Trương Tích Kỳ, con trai đầu của ông Trưởng cùng với chú ruột là Trương Nhân Bá đã lập mưu chiếm đoạt cơ ngơi bằng cách giao cho bà Mai cùng với cô Bảy và người em út là Trương Nguyệt Hảo mang bộ hài cốt hỏa táng của ông Trưởng về Hạc Sơn an táng và ở lại bên ấy để thọ tang. Năm ấy, ở Quảng Đông xảy ra trận dịch đậu mùa, hàng ngàn người thiệt mạng, trong đó có Trương Nguyệt Hảo. Cô Bảy thoát chết nhưng mang trên gương mặt trẻ thơ lớm đớm vết rỗ hoa mè. Sống trong cảnh làm thiếp mà không chồng, bà Mai không chịu nổi những tập tục, lễ nghi phong kiến hà khắc của gia đình Tàu mà mọi quyền hành nằm trong tay bà chánh thất, bà Mai khóc thầm trong đau khổ, muốn trốn về quê mà túi lại không tiền. Hiểu được cảnh ấy, người con gái thứ tư của bà là Trương Liên Hảo, đang làm dâu một nhà hào phú ở Hạc Sơn, đã lén chồng bán của hồi môn để mua vé tàu cho mẹ và em về nước. Trên chuyến tàu Tây hôm ấy, mấy bà đầm phát hiện Cô Bảy Phùng Há mắc bệnh đậu mùa, họ la chóe lên, hành khách xôn xao, thủy thủ đoàn kéo cô quăng xuống biển, mẹ cô lạy lục van xin, những hành khách người Việt và người Hoa đứng ra ngăn cản. Cuối cùng họ đồng ý cho cô đi nhưng hai mẹ con cô phải cách ly, ngồi vào một góc xa phía sau hầm máy.

Về đến Mỹ Tho, bà Mai mới tá hỏa ra rằng mình không còn quyền hành gì trong ngôi nhà cũ, và tất cả cơ nghiệp của ông Trưởng đã thuộc về người em chồng và đứa con trai. Sống trong nhà mình mà con trai và con dâu luôn nặng lời chửi em mắng mẹ. Một hôm, Trương Tích Kỳ ném cho bà Mai hai chiếc vé tàu và mấy đồng lộ phí buộc bà và Cô Bảy Phùng Há trở về Hạc Sơn. Bà Mai tức tửi, nghẹn ngào dắt con gái về làng cũ Điều Hòa, tá túc trong căn chòi xơ xác của người mẹ mù lòa. Bà bị suy sụp rồi lâm bệnh. Cô Bảy Phùng Há – cô bé Trương Phụng Hảo lúc ấy – đành phải chạy ra tìm anh Hai để xin tiền lo thuốc thang, ăn uống cho mẹ và ngọai. Trong cơn say sượu và thuốc phiện, ông Kỳ đã không cho tiền mà còn nặng lời trách mắng vì đã không về Hạc Sơn theo ý muốn của ông. Cô chạy sang nhà của cha mình mà bây giờ đã thuộc về tay người chú ruột để khóc than, ông Nhân ném cho một đồng rưỡi, ông hứa mỗi tháng sẽ cấp cho mẹ con cô từ một đồng rưỡi đến hai đồng.

Bà ngoại qua đời, hai mẹ con cô tiếp tục sống trong căn chòi hiu quạnh, xác xơ, bữa rau bữa cháo. Dù trong cảnh nghèo đói, khổ đau, nhưng bà Mai vẫn vắt kiệt sức mình trong một tiệm thêu để cho con gái được đến trường. Một người bạn cũ của ông Trưởng đã giúp Cô Bảy được vào học miễn phí ở trường Ecole Jeunes Filles – một trường tiểu học của Pháp tại Mỹ Tho. Và tại nơi đây, Cô Bảy Phùng Há đã bắt đầu nổi tiếng về năng khiếu ca hát của mình. Nhưng cũng chính vì cái năng khiếu ấy mà Cô đã bị đuổi ra khỏi trường khi chưa học xong chương trình tiểu học. Hôm ấy, bà đốc học La Fuste đi vắng, bà Giáo Kỳ vốn mê giọng hát của Trương Phụng Hảo nên tổ chức cho cô hát trong giờ học của bà. Phòng học nằm cạnh ven đường nên khi cô hát, người qua đường cũng đứng lại xem, rồi những tràng pháo tay vang lên. Bất ngờ, ông chánh thanh tra Ty giáo huấn ghé qua, ông buộc tội học trò Trương Phụng Hảo làm mất trật tự học đường. Bị đuổi học, Cô Bảy Phùng Há chợt nhớ lời một nữ tu hồi cô còn học bên trường Giồng: “Con hát hay lắm, nhưng chính giọng hát của con sau nầy sẽ làm khổ đời con”.

Thật ra, lúc ấy nếu Cô không bị đuổi học thì cũng không còn điều kiện nào để học. Mẹ Cô vì lao lực lẫn lao tâm mà kiệt sức, nay ốm mai đau. Để có từng bữa ăn cho hai mẹ con, Cô Bảy phải lặn hụp dưới từng con rạch, dòng sông để kiếm từng con cá bống, con tép, con cua, đi móc từng trái dừa thuê cho các chủ vườn để mua cho mẹ từng thang thuốc bắc. Một hôm, có bà láng giềng tốt bụng đã giới thiệu Cô vào làm công cho lò gạch của ông Bang Hoạch. Cứ in một trăm viên gạch, Cô được trả ba xu. Với sức vóc của cô bé lên mười, mỗi ngày Cô kiếm chưa được mười xu, nghĩa là chưa đầy một cắc bạc. Nghĩ mình từng là con của ông chủ lò gạch, bỗng dưng lại trắng tay, giờ phải ngồi in từng viên gạch, chắt mót từng đồng xu ở một lò gạch khác, lòng Cô cứ ngậm ngùi, buồn chán cho thân phận, Cô vừa làm vừa nghêu ngao hát như một sự giải bày. Nhưng mỗi lần Cô hát thì cả nhóm thợ lắng nghe. Tiếng hát của cô đã gieo vào lòng người một niềm cảm xúc đến nao lòng. Mấy chị bảo: “Từ nay em không phải làm nữa, cứ vào đây ngồi hát cho mấy chị nghe, mấy chị sẽ làm thay phần việc cho em”.

Như vậy là, tiếng hát của Cô đã nuôi sống mẹ con Cô từ năm mười một, mười hai tuổi, để rồi từ nơi ấy, từ cái lò gạch ấy, tiếng hát của Cô mỗi ngày cứ vang lên, bay cao và bay xa hơn, khắp mọi miền Tổ quốc, vượt cả không gian và cả thời gian để trở thành cây đại thụ của nền nghệ thuật sân khấu nước nhà.

*

Có những lúc Cô đang hát say sưa thì bất chợt nhìn thấy một người đàn ông đứng trước cửa lò gạch nhìn vào, say sưa nghe cô hát Nhiều lần, khi Cô đang ngồi hát say sưa thì chợt thấy từ phía cửa sổ hành lang lò gạch có một người đàn ông lặng nhìn say sưa nghe cô hát. Rồi cũng bất chợt một buổi chiều khi đi làm về thì thấy người đàn ông ấy đã có mặt trong nhà cô. Mẹ Cô cho biết đó là ông Hai Cu, chủ tiệm vàng kiêm bầu gánh Tái Đồng Ban ở Mỹ Tho. Gánh Tái Đồng Ban đang gặp sự cố, con trai ông, kép hát Hai Gỏi vừa mới qua đời, người tình của anh là Cô Năm Phỉ, đào chánh, đã buồn bã ra đi. Trong khi ông đi tìm đào thay cho Năm Phỉ thì có người nói với ông rằng “Trong lò gạch của ông Bang Họach có con bé xẩm lai hát còn mùi hơn cô Năm Phỉ”. Ông không tin nhưng vẫn tìm đến để cầu may. Nhưng ngay từ hôm đầu tiên đứng ngòai cửa sổ lò gạch trộm nhìn nghe Cô hát, ông đã bị hốt hồn. Một lần, hai lần, rồi ba lần . . . cứ đứng lặng người nhìn Cô say sưa hát, tiếng hát thanh cao, khi trầm khi bổng, khi quặng thắt lòng người, đôi mắt cứ lững lờ, rười rượi nỗi sầu tư, chơi vơi trong cõi hư vô khiến cho ông Hai như muốn thốt lên rằng, con ơi, con không chỉ là một thiên thần bé bỏng mà là dấu hiệu của một tài năng. Bà Mai không bằng lòng cho con mình đi theo Tái Đồng Ban bởi hai lẽ: Thứ nhất, Cô Bảy chỉ mới mười ba tuổi, thứ hai, mới mười ba tuổi mà đã dấn thân vào con đường “xướng ca vô lọai” thì ắt phải hổ danh trong cái nhìn phong kiến lúc bấy giờ. Nhưng Cô Bảy thì cương quyết: “ Con không chịu nổi cái lò gạch, con phải đi hát để có tiền nuôi mẹ, ai cười chê mặc kệ, họ cười chê chớ họ có giúp mình đâu khi mẹ đói, mẹ đau”. Ông Hai ra giá tám cắc bạc cho mỗi đêm hát, ngày nuôi hai bữa cơm. Cô Bảy nghe mà mừng trong bụng khi nghĩ đến cái thực tại ngồi ép gạch suốt ngày chưa được một cắc, cơm thì bữa đói bữa no, mẹ ốm đau không đủ tiền mua thuốc, nợ nần chồng chất không biết trả đến kiếp nào. Cô nói với ông Hai: “Con đồng ý nhưng xin ông hai điều kiện, thứ nhất ông cho mẹ con theo gánh hát để con chăm sóc, thứ hai, ông cho con mượn trước năm mươi đồng để mẹ con trả nợ”.

Từ cái ngả rẽ bất ngờ của buổi chiều hôm ấy, Cô Bảy Phùng Há trở thành đào chánh của Tái Đồng Ban thay cho Cô Năm Phỉ và nổi danh với nhân vật Thúy Kiều, năm ấy, năm 1924, Cô mới tròn mười ba tuổi. Từ một quyết định giản đơn: “Đi hát để kiếm tiền nuôi mẹ”, Cô Bảy Phùng Há đã trở thành ngôi sao sáng rực của bầu trời sân khấu cải lương, và, cũng chính cô là người đã góp sức, góp công, góp cả lòng tâm huyết để nâng niu, nuôi dưỡng nền nghệ thuật nầy từ buổi sơ khai cho đến lúc trưởng thành, đứng trên đỉnh vinh quang. Hơn nửa thế kỷ đắm mình với ánh đèn sân khâu, làm rạng rỡ tên tuổi của hàng chục đoàn hát, từ Tái Đồng ban đến Trần Đắc, Huỳnh Kỳ, Phụng Hảo, Phước Cương, Thầy Năm Tú, Việt Kịch Năm Châu . . ., hóa thân với hàng trăm nhân vật, mà nhân vật nào, dù nam hay nữ, dù danh tướng hay mỹ nhân cũng được Cô Bảy Phùng Há cũng lột tả đến tận cùng tính cánh và số phận. Oai phong, lẫm liệt với Lữ Bố, Phạm Lãi, An Lộc Sơn; đằm thắm, kiêu sa, ngọt ngào, ai oán với Vương Thúy Kiều, với Nguyện Nga, với Dương Quý Phi, với Tô Ánh Nguyệt . . . Phùng Há đã làm nên tất cả những vai diễn, và tất cả những vai diễn ấy đã làm nên một Nghệ Sĩ Nhân Dân Phùng Há.

Những  mề-đai, Huân chương, Huy chương của chính phủ Pháp, của toàn quyền Đông Dương, của thống đốc Nam kỳ, của vua Bảo Đại, vua Miên, vua Lào, vua Thái Lan, của Chính phủ Trung Hoa, Hungragri, Ba Lan, Mạc Tư Khoa, Budapest, Prague, Moscou, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Bồ Đào Nha . . . chứng tỏ một tài năng sân khấu cải lương đã vượt không gian quốc gia, làm rạng rỡ nền nghệ thuật nước nhà.

Thế nhưng “Hồng nhan đa truân”, cuộc đời bà không có mối tình nào trọn vẹn. Ngay từ những năm đầu đến với Tái Đồng Ban, sắc đẹp của bà đã làm ngẩn ngơ hai người thầy, một người dạy ca và một người dạy diễn: Huỳnh Thủ Trung và Năm Châu. Khi Năm Châu đang ôm mối tình câm chưa kịp nói ra thì Huỳnh Thủ Trung tuyên bố cưới cô Phùng Há. Năm Châu thất tình ra đi. Cô Bảy Phùng Há sống với Huỳnh Thủ Trung có một người con rồi chia tay vì không chịu nổi người chồng suốt ngày ngồi trong quán rượu, những chuyện ngoại tình, những trận đòn roi. Khi Năm Châu đang lưu lạc với một đoàn cải lương ngoài Bắc, được tin Cô Bảy Phùng Há thôi chồng và chuyển qua đoàn khác. Ông trở về, tìm gánh hát Trần Đắc với hy vọng nối lại tình xưa. Nhưng đò tình thêm một lần lỡ chuyến. Cô Bảy Phùng Há đã làm vợ của Bạch Công Tử và lập gánh hát Huỳnh Kỳ.

Bạch Công Tử - tức Lê Công Phước, còn gọi là George Phước, con trai của Đốc Phủ sứ Mỹ Tho Lê Công Sũng – sau khi chiếm được trái tim của Cô Bảy Phùng Há đã bỏ ra năm trăm đồng trả nợ cho Cô, chuộc Cô ra khỏi gánh Trần Đắc, lập gánh Huỳnh Kỳ cho Cô làm chủ gánh. Thời ấy, giao thông cách trở, các gánh hát lưu diễn phải thuê ghe lườn vận chuyển sân khấu, công nhân và đào kép. Bạch Công Tử đã trang bị cho Huỳnh Kỳ bốn chiếc ghe chài, ba chiếc chở đồ đạc, đào kép và công nhân, một chiếc dành riêng cho đào chánh kiêm chủ bầu Phùng Há với đầy đủ tiện nghi như một tòa lâu đài di động. Có tiền bạc, có phương tiện, Cô Bảy Phùng Há chiêu mộ những đào kép nổi danh, Huỳnh Kỳ thống lĩnh nghệ thuật sân khấu cải lương khắp Nam kỳ lục tỉnh. Nhưng chỉ được bảy năm, Bạch Công Tử sa vào con đường ăn chơi sa đọa, bao nhiêu tiền của ông ném vào sòng bạc, tiệm hút, gái tơ. Huỳnh Kỳ suy sụp, đào kép lần lượt bỏ đi, Cô Bảy ôm hai đứa con đau ốm cùng với bốn chiếc ghe chài  nằm chơi vơi dưới chợ cầu Ông Lãnh. Trong cảnh khốn cùng, một người quen giúp cô ẳm con đi tìm chồng thì gặp Bạch Công Tử đang vui sống với một cô gái khác, một giai nhân nổi tiếng tên là Marie Anne Nhị ở khách sạn Minh Tân. Ông không quan tâm đến con mà lại trách mắng cô thiếu lịch sự, làm như thế là mất mặt ông với bạn gái của mình. Cô nuốt nước mắt ra về. Rồi cả hai đứa con lần lượt chết trên tay Cô trong cảnh không tiền chạy chữa, Cô đành phải chia tay với Bạch Công Tử để làm lại cuộc đời.

*

Người chồng thứ ba của Cô Bảy Phùng Há là kiến trúc sư Hoàng Phi, con trai một quan huyện ở Gò Công, cũng là bạn thân với Bạch Công Tử.

Sau năm 1945, Bạch Công Tử vừa bị phá sản, vừa nghiện ngập, vừa lâm bệnh ngặt nghèo không tiền chạy chữa. Nghĩ đến tình xưa nghĩa cũ, Cô Bảy xin phép chồng đem ông về nuôi dưỡng trong nhà tại số 3 đường Ngô Tùng Châu, Sài Gòn. Năm 1950, Bạch Công Tử qua đời trong cảnh không có đất để chôn. Cô Bảy lại xin phép chồng đưa ông về an nghỉ trên đất nhà chồng ở Gò Công, và nhờ người con riêng của chồng trông coi mộ.

Hỏi vì sao cô chia tay với ông Hoàng Phi, cô không nói. Cô chỉ nói đó là một người trí thức và tử tế.

Với nghệ sĩ Năm Châu, Cô Bảy cho rằng đó là một chuyện tình buồn và đẹp, cứ chập chờn, chập chờn như con đò lỡ chuyến suốt sáu mươi năm. Năm 1953, ngẫu nhiên Cô và Năm Châu đầu quân trở lại gánh Trần Đắc. Vở Mộc Quế Anh đã đưa ngôi vị của Phùng Há-Năm Châu thành đôi bạn diễn ăn ý số một của sân khấu cải lương. Cô cảm nhận đó là tình yêu, cả hai đã trút cạn tình yêu cho nhau qua vai diễn, những điều khát khao mà chưa bao giờ được nói với nhau. Nhưng khi bước ra phía sau bức màn nhung thì cô cảm nhận được ánh mắt chừng như mất vui, chừng như có chút hờn ghen của nghệ sĩ Kim Cúc, bạn Cô, cũng là vợ của nghệ sĩ Năm Châu. Biết lửa gần rơm rồi sẽ cháy. Cô rời gánh Trần Đắc, lặng lẽ ra đi để bảo vệ hạnh phúc của bạn mình. Cô hiểu tình yêu của nghệ sĩ Năm Châu đối với cô càng ngày càng sâu nặng. Ông viết những vở tuồng Nợ Dâu, Men Rượu Hương Tình, Sân Khấu Về Khuya như để gởi gấm, để giải bày, như để hờn trách sự lạnh lùng, bạc bẽo của Cô.

Ngày nghệ sĩ Năm Châu hấp hối, Cô chạy như điên, lê lết trên từng bậc cầu thang trong bệnh viện. Bất chấp sự có mặt của mọi người, Cô ôm chầm lấy ông, Cô gào thét: “Khoan, anh khoan hãy đi, anh hãy nghe em nói rồi mới yên lòng ra đi, em biết anh hận em, nhưng em không phải là kẻ vô tình, em làm như vậy là em hy sinh vì hạnh phúc của gia đình anh, vì vợ con anh. Anh biết không, tới giờ phút nầy em vẫn yêu anh . . .”

Chồng , con, và cả những người tình cũng lần lượt đi về bên kia thế giới. Theo thuyết giáo của nhà Phật, khi ta sống, cái gì ta cho thì cái đó chính là tài sản, ở lại với ta. Phải chăng, những thứ quý giá mà cô đã cho, đó chính là những vai diễn, những môn sinh mà Cô đã nhọc công đào tạo để làm nên một thế hệ cải lương vàng son, vang bóng một thời. Một ngôi chùa nghệ sĩ, một nghĩa trang nghệ sĩ với bốn trăm ngôi mộ và gần bốn trăm bộ hài cốt, Cô như người tự nguyện đi trước về sau, níu kéo thời gian đến tuổi 99 nầy để làm điều đó, làm cho trọn tình trọn nghĩa với thế hệ mình và cả thế hệ cháu con.

Phải, tất cả những gì mà Cô đã cho, tất cả đã và đang ở lại với Cô, bây giờ và mãi mãi.

 



Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

NSND Phùng Há – "Cây đại thụ" của cải lương Nam bộ đã ra đi


Chủ nhật, 05/07/2009, 10:30 (GMT+7)

Sau một tuần vào viện (Bệnh Viện Nguyễn Trãi, TPHCM) để bác sĩ theo dõi, điều trị vì thiếu máu, nhưng do tuổi cao, sức yếu, nữ NSND Phùng Há đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 0 giờ 30 ngày 5 – 7 – 2009, thọ 99 tuổi.

NSND Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo, sinh năm 1911 tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho (nay là TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). NSND Phùng Há có tuổi thơ khá cơ cực, năm 12 tuổi vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bà phải vào lò gạch làm mướn. Nhưng nhờ có giọng ca hay, chất giọng tốt nên được nhiều người thương yêu, choàng gánh công việc. Dần dần giọng ca của bà được ông bầu của gánh Tái Đồng Ban phát hiện mời về “đầu quân”.

Vai diễn đầu tiên mà NSND Phùng Há thể hiện khi mới 13 tuổi qua vai Giả Thị trong vở Hoàng Phi Hổ Qui Châu của soạn giả Nguyễn Công Mạnh. Đến năm 14 tuổi, NSND Phùng Há bắt đầu hát vai chính với nhiều dạng vai khác nhau: từ bi đến hài và cả những vai kép võ.

Vai đào chính đầu tiên mà NSND Phùng Há thể hiện là vai Thúy Kiều trong vở Kim Vân Kiều của soạn giả Trương Duy Toản. Sau đó, NSND Phùng Há lần lượt đóng vai chính qua nhiều vở tuồng: Tái Sanh Duyên, Mổ tim Tỷ Cang, Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga, Phụng Nghi Đình, Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi, An Lộc Sơn, Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, Mạnh Lệ Quân,...

NSND Phùng Há từng chia sẻ: “Vai diễn nào tôi cũng thích dù lớn hay nhỏ, chính hay phụ. Là diễn viên phải diễn tròn vai và hết khả năng, nhiệt tình để gởi đến khán giả”. Những bạn diễn ăn ý với NSND Phùng Há lúc bấy giờ là: NSND Nguyễn Thành Châu, Tư Út, Tư Thạch, Từ Anh, Ba Du, Duy Lân, Năm Phỉ...

Đến năm 18 tuổi, NSND Phùng Há lập gánh Huỳnh Kỳ, nhưng không bao lâu rã gánh, NSND PHùng Há tiếp tục đầu quân cho các gánh hát: Năm Tú, Trần Đắc, Phước Cương, Phi Phụng.

Sau đó, NSND Phùng Há liên tục lập các gánh hát: Phụng Hảo (1946), Tam Phụng Hảo (1948), Việt kịch - Năm Châu (1949), Phụng Hảo 5 (1950)... lưu diễn khắp các tỉnh thành từ Nam chí Bắc, thậm chí còn sang Hồng Kông (Trung Quốc), Pháp biểu diễn.

Năm 1948 - 1949, NSND Phùng Há cùng soạn giả Trần Hữu Trang, NSND Nguyễn Thành Châu lập Hội Ái hữu nghệ sĩ tương tế (nay là Ban Ái hữu nghệ sĩ thuộc Hội Sân khấu TPHCM. Năm 1963, sau lần đi Pháp về, NSND Phùng Há tham gia giảng dạy tại khoa diễn viên cải lương,  Trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, góp phần đào tạo nên những nghệ sĩ tài danh: NSƯT Thanh Nga, NSƯT Bạch Tuyết, NSƯT Thanh Sang, NSƯT Thanh Thanh Hoa, NSƯT Nam Hùng...

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, NSND Phùng Há cùng NSND Nguyễn Thành Châu, NSND Ba Vân làm cố vấn cho Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang và tham gia giảng dạy, đào tạo nên các nghệ sĩ ưu tú: Vũ Linh, Thanh Thanh Tâm, Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Tấn Giao; nghệ sĩ Tô Châu, Thanh Lựu, Mỹ Hằng...

Ngoài những đóng góp nhiều vai diễn hay, đào tạo nên nhiều thế hệ nghệ sĩ ca hay, diễn giỏi, NSND Phùng Há còn là người sáng lập nên Viện dưỡng lão nghệ sĩ ở quận 8, TPHCM, chăm lo, nuôi dưỡng các nghệ sĩ già yếu, neo đơn, không nơi nương tựa. Đồng thời, NSND Phùng Há còn đóng góp, sáng lập nên Chùa Nghệ sĩ và Nghĩa trang Nghệ sĩ tại Gò Vấp, TPHCM.

Trong quá hình cống hiến cho nghệ thuật sân khấu Việt Nam, NSND Phùng Há còn được nhiều bà con yêu thương, quý mến bởi tấm lòng “tương thân, tương ái”. Mặc dù tuổi cao, sức yếu, nhưng mỗi khi Chùa Nghệ sĩ tổ chức các chuyến đi hoạt động từ thiện, tặng quà cho bà con nghèo, NSND Phùng Há luôn hồ hởi tham gia.

NSND Phùng Há từng tâm sự: “Ở các vùng quê, còn lắm bà con khó khăn, rất cần được chia sẽ, hỗ trợ. Tôi còn sống ngày nào, cố gắng đi làm từ thiện ngày đó”. Trước hình ảnh của một “cây đại thụ” của cải lương Nam bộ, làm việc không biết mệt mỏi, “ông vua vọng cổ” NSƯT Viễn Châu đã tặng NSND Phùng Há mấy câu thơ:

Tuổi già lụm cụm thấy mà thương
Đâu quản gần xa mấy chặng đường
Quà tặng trao tay người khốn khổ
Đẹp đời nghệ sĩ, đẹp quê hương

Và quả tình như thế, tháng 4 – 2009 vừa qua, Chùa Nghệ sĩ tổ chức chuyến đi làm từ thiện thứ 21 ở Bù Đăng, Bình Phước, NSND Phùng Há đã thức dậy từ 5 giờ sáng để cùng các mạnh thường quân, nghệ sĩ mang những phần quà ý nghĩa đến trao tận tay bà con nghèo.

Có thể nói, với những gì mà NSND Phùng Há đã cống hiến, đã làm sẽ là một tấm gương cao đẹp cho nhiều thế hệ trẻ, đặc biệt là giới nghệ sĩ học tập, noi theo.

Sự ra đi vĩnh viễn của nữ NSND Phùng Há tài hoa, giàu lòng nhân ái là một tổn thất lớn đối với sân khấu Việt Nam nói chung và cải lương Nam bộ nói riêng.

Đỗ Hạnh

http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/sankhau/2009/7/196068/


NSND PHÙNG HÁ: ĐÃ BĂNG HÀ Ở TUỔI 99 - CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ CHÍNH THỨC
04.07.2009 20:23

Chỉ một năm nữa thôi, ai cũng chờ đợi ngày ngày mừng thọ 100 tuổi cho Má. Nhưng tuổi cao sức yếu, sinh nhật 99 tuổi vừa qua (30-4-2009) đã có một linh cảm về sức khỏe, bởi sau khi sinh nhật NSND Phùng Há lập tức nhập viên vì hôn mê...và 2 ngày qua, sau khi sức yếu đã vào BV Nguyễn Trãi...nhưng tại đây sau khi bác sĩ cho biết tim đã ngừng...gia đình đưa về chùa NS và Má đã qua đời lúc 12h30 đêm thứ bảy (ngày 4-7-2009). Vĩnh biệt NSND Phùng Há, vĩnh biệt cây đại thụ của sân khấu cải lương. Chương trình tang lễ như sau:

- 2h chiều ngày 5/7/2009: Sẽ liệm vào quan tài. Và đưa ra nhà tang lễ Tp tại Lê Quý Đôn - Quận 3, để tại đây đến sáng thứ 4.

- Sáng thứ 4, lúc 10h sẽ đưa quan tài về chùa NS - Gò Vấp.

- Quan tài để tại chùa NS đến sáng thứ 6, lúc 8h sẽ chôn cất tại phần mộ của bà tại chùa NS.

http://www.cailuongvietnam.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=5238

Gửi các nhà báo nhân 21-6: chuyện anh Chí Phèo

Rating:★★★★
Category:Other
Gửi các anh chị làm báo bài viết của một đồng nghiệp. Anh thường đọc báo online và đôi lúc thở dài vì chuyện nhân tình thế thái. Xin đọc cho vui và đừng để bụng. Tuy thế, “Nam Cao” thời mới này có những thông điệp đáng để chúng ta suy ngẫm. Hiệu Minh.

Ai trong chúng ta cũng đã được học , được đọc truyện Chí Phèo của nhà văn, nhà báo Nam Cao. Câu chuyện xoay quanh bối cảnh nông thôn Việt nam trước cách mạng tháng Tám với nhân vật trung tâm là anh Chí Phèo – một số phận bi thảm của người nông dân nghèo, lương thiện bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không có lối thoát.

Truyện “Chí Phèo” là một truyện ngắn độc đáo, thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc. Khắc họa tính cách nhân vật, phân tích chiều sâu tâm lý và bi kịch nhân vật, cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn là những thành công đặc sắc của Nam Cao. Truyện “Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về đề tài nông dân trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt nam (21/6) chúng tôi thử giả sử như các tình tiết trong truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao xảy ra thật ở thời điểm hiện tại, và báo chí sẽ viết về các sự kiện này. Thử tưởng tượng có những cái tít (tittle) báo như thế nào nhỉ?

Xin lấy hai tình tiết trong truyện Chí Phèo làm thí dụ:

1. Chí Phèo hết hạn tù, cầm dao đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện, đâm chết ông Bá:

Đây là tình huống mà các báo thuộc khối bảo vệ pháp luật, an ninh, công an không thể bỏ qua. Theo dự đoán của chúng tôi, các loại báo này sẽ có các title như sau:

* Anh C. P vừa mãn hạn tù, đã phạm tội giết người
* Chí Phèo uống rượu say, đâm chết cán bộ thôn
* Say rượu, đâm chết người
* Báo động về tình trạng giết người do không làm chủ được hơi men
* Ma men và hành vi tội lỗi
* Mâu thuẫu với cán bộ thôn, anh C.P. giết người
* Đã tìm được kẻ giết trưởng thôn Vũ đại
* Bi kịch làng Vũ đại – trưởng thôn bị giết tại nhà
* Kẻ giết trưởng thôn Bá Kiến là người cùng làng
* Nghi phạm giết trưởng thôn là người đã có tiền án và mới ra tù
* Công an thôn Vũ đại – chúng tôi đang tiếp tục điều tra

2. Chí Phèo tình cờ gặp Thị Nở tại vườn chuối và hai người đã làm chuyện ấy

Tình huống này cực kỳ đắt đối với các loại báo viết về văn hóa, xã hội, các loại hình báo mạng, blog …, Các title sau đây chắc chắn sẽ xuất hiện trên các mặt báo ngày hôm sau:

* Hiếp dâm trong vườn chuối
* Vừa ra tù, phạm tội hiếp dâm
* Người đàn bà dở hơi bị cưỡng dâm
* Hiếp dâm sau khi uống rượu say
* Chân dung kẻ đồi bại
* Đã xác định được kẻ hiếp dâm chị N.
* Vụ lạm dụng tình dục ở thôn Vũ đại – công an xã vào cuộc

Sau đó một ngày, tình huống này tiếp tục được khai thác như sau:

* Chí Phèo – Thị Nở lộ ảnh nóng
* Thị Nở – Chí Phèo khoe ảnh tình cảm trên blog
* Thị Nở tự hào về siêu vòng 1
* Thị Nở thổ lộ về mối tình đầu
* Thị Nở tự tin sánh bước bên người yêu
* Thị Nở hot với bikini trên bãi sông
* Thị Nở – người yêu tôi không phải đại gia
* Thị Nở – giữa tôi và anh Chí chỉ là mối quan hệ hàng xóm cùng thôn
* Chí Phèo – tôi có tình cảm đặc biệt với em Nở
* Chí Phèo – tôi luôn sống bằng chính mình
* Những bóng hồng trong cuộc đời anh Chí
* Người yêu C.P có ý định làm ca sĩ
* Hành động của anh Chí là đáng lên án

Sau đó vài ngày, chủ đề còn tiếp tục được phát triển dưới dạng:

* Cảnh tỉnh về lối sống buông thả của 1 bộ phận thanh niên nông thôn
* Sau lũy tre làng – tình trạng thất nghiệp ở nông thôn và các hệ lụy xã hội
* S.O.S: Lạm dụng tình dục ở nông thôn
* Cần đưa giáo dục giới tính vào trường học
* Rượu và chuối xanh – thần dược của tình yêu
* Cháo trắng + Hành xanh – phương pháp hồi phục hữu hiệu sau khi làm chuyện ấy
* Rượu và an toàn tình dục

vân vân và vân vân, còn hơn thế nữa

Báo chí của chúng ta rõ ràng là đang phát triển mạnh mẽ. Người đọc luôn luôn được cung cấp những thông tin nóng hổi nhất, thời sự nhất. Tuy nhiên, nhiều đọc giả bây giờ lại cho rằng báo chí quá giật gân, câu khách, và nhiều khi nhảm nhí.

Đinh Tuấn Việt – Phỏng theo báo Thể thao, ngày 22 tháng 6 năm 2009

Báo VNN có bài “Ra đồng bán dâm” chắc cũng thuộc vào loại này
http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/854312/

Nguồn: http://hieuminh.wordpress.com/2009/06/23/gi-cac-nha-bao-nhan-21-6/

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2009

Bạn có biết cách cho và nhận?




Tôi học được ở người Nhật - trong hai tháng thực tập ngắn ngủi tại cố đô Kyoto, Nhật Bản - văn hóa cho và nhận.

Người Nhật không nợ của ai bất cứ điều gì. Khi nhận từ ai một điều gì đó, ngay lập tức họ đáp lại bằng cách này hay cách khác.

1. Tôi nhớ một chi tiết rất đắt trong truyện Cú điện thoại.

Ngày lễ Thanksgiving... Gần 9 giờ tối, chuông điện thoại lại đổ. Nam nhìn số và nhận ra số điện thoại của Aika. Tim anh nặng trĩu. Anh lưỡng lự rồi quyết định kệ cho chuông điện thoại đổ dài. Không thấy Aika để tin nhắn... Mười một giờ đêm, Nam nằm trên giường đọc sách. Chuông điện thoại lại đổ, xâm chiếm cả căn phòng. Anh nhìn số. Tim anh đập thình thịch. Vẫn là Aika.

Sau đó khi căn phòng đã trở lại im ắng, Nam bấm nút vặn nhỏ chuông để nếu có ai đó gọi lại thì anh sẽ không nghe thấy. Sáng hôm sau khi Nam tỉnh dậy, trên màn hình điện thoại không báo cuộc gọi nhỡ nào.

Mọi chuyện tưởng chừng đã chấm dứt... Nửa năm trôi qua... Nam gặp Toko trên đường về nhà.

- Cách đây lâu rồi Aika có gọi điện cho tôi. Không biết cô ấy dạo này ra sao. Đã tốt nghiệp và về Kyoto chưa nhỉ?

Toko đang đi tháo găng tay, ngừng hẳn lại nhìn Nam:

- Aika ở bên DePaul à? Anh không biết gì sao?

- Biết gì?

- Cô ấy chết được nửa năm rồi. Cô ấy tự tử vào đúng đêm Thanksgiving năm ngoái. Cô ấy chích dao vào bụng rồi cứ để máu chảy ra đến chết. Theo kiểu samurai ngày xưa. Thế mà nửa năm rồi...

(Trích Phù phiếm truyện, Phan Việt)

Một sự vô tâm, một chút ích kỷ đã giết chết một sinh mạng (dù Nam không trực tiếp gây nên cái chết của Aika).

Khi bạn nhận được một tín hiệu cầu cứu, có thể là một cú điện thoại gọi lúc nửa đêm chẳng hạn, hãy đáp lại. Nếu không, có thể bạn đang quay lưng với sự tuyệt vọng của một con người!

2. Lên đại học, tôi có dịp tiếp cận một loại hình học mới: seminar. Theo đó, từng nhóm SV sẽ nhận một đề tài nào đấy theo định hướng của giảng viên, sau đó họ sẽ tìm hiểu đề tài ấy và trình bày trước lớp cho toàn thể SV cùng thảo luận. Không phải nhóm nào cũng có khả năng trình bày tốt, dù ai cũng chuẩn bị rất chu đáo. Tôi còn nhớ có những nhóm sau khi say sưa trình bày xong, quay xuống đau đáu chờ các bạn đặt câu hỏi. Một sự im lặng khó chịu bao trùm toàn giảng đường. Các bạn đã hiểu hết những gì người thuyết trình nói hay không hiểu gì cả? Hay...?

Tôi không bàn đến nội dung bài seminar ấy hay hoặc dở. Nhưng khi có ai đó trình bày một chuyên đề nào đấy cho bạn nghe, nghĩa là họ đang cho đi những hiểu biết của họ sau một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu; nghĩa là bạn đang nhận từ họ những kiến thức đã được chắt lọc trong biển trời thông tin trên Internet, sách vở, tạp chí. Bạn đang nợ họ một lời đáp.

Khi bạn lắng nghe một bài giảng của thầy cô hay một bài thuyết trình của bất kỳ diễn giả nào, dù hiểu hay không hiểu hãy cho họ biết điều đó!

3. Tôi đang tham gia ban điều hành một CLB sách với gần 80 thành viên, mỗi tháng chỉ gặp nhau hai lần, toàn bộ thông tin hoạt động chủ yếu trao đổi qua email. Mỗi ngày tôi dành một khoảng thời gian kha khá để soạn và gửi email, những email dài và chứa khá nhiều thông tin. Trong list mail hơn 80 cái tên tôi gửi đi, chỉ dăm ba người gửi trả lời cho tôi. Phần lớn trong số còn lại tôi không biết email có đến được không, chủ nhân email có đọc được thông tin tôi cung cấp trong email hay không...

Khi nhận một email (ngoại trừ spam), nghĩa là bạn đang nhận một thông điệp (dù nội dung email đó có cần thiết cho bạn hay không), hãy trả lời ngay khi đọc xong email lần đầu tiên, đừng để nó trôi qua và bạn lại nợ người gửi một lời đáp!

4. Trong buổi sinh hoạt chuyên đề CLB sách của chúng tôi vào chủ nhật vừa qua, tinh thần cho và nhận đã được thể hiện qua những hành động rất đẹp, rất nhân văn. Minh Quân và Đỗ Linh (giáo viên ĐH Hoa Sen) cùng được bình chọn là hai nhân vật có những chia sẻ về người bố ấn tượng nhất trong chủ đề Chân dung của bố hôm đó: 21-6-2009. Chỉ có một phần quà là một quyển sách quý cho hai bạn mà ai cũng xứng đáng được nhận, làm sao đây?

Cuối cùng Minh Quân tặng lại quyển sách ấy cho Đỗ Linh, “Sách thì quý, nhưng có một người bạn càng quý hơn”. Đỗ Linh nhận quyển sách từ Minh Quân và tặng lại cho Book & Friend Club. Quân và Linh, ai sống đẹp hơn?

Tôi xin kết bài viết này bằng một câu nói quen thuộc của ai đó mà tôi không nhớ tên...

“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Hạnh phúc là khi cho đi, nghĩa là bạn đang nhận lại rất nhiều.

NGUYỄN LÊ MINH

Tuổi trẻ cuối tuần
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=323639&ChannelID=98

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2009

Bảo tồn văn hóa dân tộc ?


NX: một tiết mục kinh dị đại diện cho "quay về văn hóa nghệ thuật dân tộc"

Sự tích hợp các yếu tố văn hóa ngoại lai trong các thành tố văn hóa dân tộc, trong đó, các yếu tố Tây phương lấn lướt hơn cả là điều tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa. Thôi thì đủ mọi thành tố, từ ngôn ngữ đến trang phục, nếp ăn nếp ở, ma chay cuới xin…, tất cả không ít thì nhiều đều nhuốm màu Tây phương. Và nếu tiếp thu các giá trị mới từ bên ngoài mà không có bản lĩnh văn hóa dân tộc, thì sự hòa tan, mất gốc… sẽ là điều khó tránh khỏi.

Trong dòng chảy lịch sử, đã có một thời văn hóa dân gian được coi như tầng nền cơ bản của văn hóa dân tộc và chiếm giữ vị trí độc tôn trong lòng người dân nước Việt. Thời gian trôi qua, biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử đã làm thay đổi cả một thời kỳ của văn hóa dân tộc. Vị trí địa lý “mặt tiền” cửa biển kéo dài khiến cho lịch sử dân tộc ta luôn phải đối mặt với những cuộc xâm lăng triền miên, trước là đất đai, sau đến văn hóa, nền văn hóa dân tộc từ chống trả quyết liệt, dần chuyển sang thế cầm cự và chấp nhận giao lưu. TIẾP & BIẾN – Đó là số phận văn hóa dân tộc ta! “Tiếp biến” khiến cho nền văn hóa dân tộc có thể thích ứng với mọi cuộc “thử lửa” trớ trêu của lịch sử.
Trước hết phải nói đến sự thay đổi về chữ viết. Từ chỗ dùng chữ Hán, hệ thống chữ Nôm của riêng người Việt ra đời. Cho đến thời vua Quang Trung đã có quy định thống nhất dùng chữ Nôm trong các văn bản Nhà nước. Khi người Pháp bắt đầu đặt nền móng cho cuộc đô hộ 100 năm, hệ thống chữ Quốc ngữ với ký tự La - tinh đã xuất hiện và dần thay thế hệ thống chữ Nôm, chữ Hán một cách có chủ đích. Cùng với nó, trào lưu văn hóa phương Tây (với văn hóa Pháp là nòng cốt) dần dà lấn lướt, bén rễ và chiếm một chỗ đứng vững chắc trong thành phần văn hóa dân tộc.


Thử phân tích sự thay đổi về chữ viết, chúng ta sẽ thấy rõ tính hai mặt của vấn đề. Bên cạnh việc dễ phổ cập cũng như sự tiện dụng mà nhiều người đã nói, chỉ trong khoảng một thế kỷ, chữ quốc ngữ đã thực sự trở thành một thành tố không thể tách rời của văn hóa dân tộc Việt Nam, mở ra một trang sử mới của văn hóa dân tộc với ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa phương Tây. Người ta gọi đó là “tiếp thu văn hóa mới”. Có lẽ không cần bàn nhiều về những hệ quả xán lạn của sự chuyển biến này, ở đây xin nêu ra một góc nhìn khác, một tham chiếu hoàn toàn khác với những giả định theo phép logic.
Hãy tưởng tượng, nếu không có sự thay đổi đó, chắc chắn nền Nôm tự của Việt Nam cũng sẽ tự thân vận động phát triển để dần thích ứng với thời cuộc, hội nhập với hoàn cảnh lịch sử. Có thể lấy nhiều ví dụ ở các nước đồng văn phía Bắc để minh chứng cho tính hợp lý của lập luận này: Họ cũng hoàn thiện dần chữ viết tượng hình trong sự phát triển bộn bề của thời đại mới, mà “không cần” phải chuyển con chữ dân tộc sang ký tự La - tinh phương Tây1. Một thực tế không thể phủ nhận được là, sau khi dân tộc ta đổi chữ viết theo ký tự La - tinh, toàn bộ hệ thống thư tịch của ông cha trong quá khứ nghiễm nhiên dần bị “đặt” ra ngoài luồng nhận thức phổ thông, lượng người có thể đọc – hiểu chữ Hán, chữ Nôm ngày càng thưa dần theo thời gian. Điều đó có nghĩa là toàn bộ những di sản, những thông điệp dạng văn tự mà người xưa muốn gửi gắm, lưu truyền cho hậu thế đã vô tình bị đặt ở thế khó tiếp cận và các tác phẩm của cha ông gần như trở thành một kiểu dạng… “ngoại ngữ” (nghĩa tương đối). Muốn hiểu được cha ông viết gì, buộc phải chuyển đổi các văn bản Hán tự, Nôm tự qua một cầu dịch thuật thành chữ Quốc ngữ với nhiều hạn chế khó tránh khỏi. Hơn thế nữa, làm sao có thể dịch hết toàn bộ kho tàng thư tịch cổ?! Càng không thể thay thế, chuyển đổi toàn bộ hoành phi, câu đối, văn bia ở hệ thống các thiết chế văn hóa cổ truyền thành… chữ Quốc ngữ!!! Đành phải chấp nhận một thực tế, đó trở thành cõi riêng “đi về” của một bộ phận trí thức nhỏ. Giới trẻ mỗi thế hệ ngày càng khó có thể tiếp nhận kho tàng vô giá đó. Hoàn cảnh lịch sử khiến họ phải thu nạp thông tin ngày càng nhiều hơn các thế hệ đi trước. Giờ đây, một thanh niên trí thức thời đại mới luôn được đòi hỏi phải biết vài ba ngoại ngữ bên cạnh hàng mớ tri thức khổng lồ khác để cập nhật với thời cuộc. Sự quá tải văn hóa, ngôn ngữ, tri thức mới trong thời đại bùng nổ thông tin – “thế giới phẳng” sẽ là tất yếu. Trong tình trạng đó, chữ viết – tri thức của tổ tiên cũng như  biết bao thành tố văn hóa dân tộc khác đương nhiên dễ bị rơi vào thế yếu trong sự lựa chọn của giới thức giả thời đại.
Sự tích hợp các yếu tố văn hóa ngoại lai trong các thành tố văn hóa dân tộc ngày nay, trong đó các yếu tố Tây phương lấn lướt hơn cả, là điều không thể phủ nhận. Thôi thì đủ mọi thành tố, từ ngôn ngữ đến trang phục, nếp ăn nếp ở, ma chay cuới xin…, tất cả không ít thì nhiều đều nhuốm màu Tây phương. Giao lưu văn hóa luôn có hai mặt, nếu tiếp thu các giá trị mới từ bên ngoài mà không có bản lĩnh văn hóa dân tộc, thì khó tránh khỏi bị hòa tan, mất gốc… Ngày nay, mấy ai hiểu được bản chất việc học ngoại ngữ chính là sự mở đầu cho quá trình tiếp nhận, thụ hưởng các giá trị văn hóa của dân tộc sở hữu ngôn ngữ đó. Khi đến Viện Goethe, Hội đồng Anh, Trung tâm Văn hóa Pháp… học ngôn ngữ của họ, cũng chính là ta đang mở ra một phương hướng tiếp cận – hấp thụ văn hóa dân tộc của họ. Lẽ thường, học gì “nhiễm” nấy, sự thâm nhập của văn hóa nước ngoài vào từng cá thể luôn là điều tất yếu trong thời đại mới, đặc biệt là khi cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ tạo nên một “thế giới phẳng”. Thế nên bản lĩnh văn hóa dân tộc mới là vấn đề cần phải bàn. Bởi nó chính là “nội lực” cân bằng, những mong tạo được thế “ỷ dốc” để con người Việt Nam thời đại vững tiến.
Xin lấy ví dụ: Thời xưa, màu trắng vốn được coi là màu biểu tượng tang tóc, thì ngày nay, tuyệt đại đa số cô dâu đều muốn mặc váy đầm trắng tinh… như Tây. Nhiều năm gần đây mới thi thoảng có người dám mặc áo dài đỏ (vốn là biểu tượng Hỷ của thời xưa). Lễ phục truyền thống dân tộc, mấy ai dám mặc trong dịp đại lễ? Ngay trong các lễ hội nơi dân dã, sẽ không mấy ngạc nhiên khi ông chủ tế mặc áo lễ kiểu cổ truyền nhưng bên trong vẫn lòi ra cái củ cà-vạt. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc dùng các thuật ngữ Tây hay lai Tây thay cho các từ thuần Việt hiện nay không còn là điều hiếm thấy. Đặc biệt trong nghệ thuật, sự “Tây phương hóa” đã một thời được coi là công cuộc “hiện đại hóa, khoa học hóa, thời đại hóa” để “canh tân” văn  hóa dân tộc. Ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật, dường như có yếu tố Tây phương thì sẽ được coi là “trẻ trung, sôi động, thời đại”. Có đến nghìn lẻ một dẫn chứng cho hiện tượng này, đến nỗi, phải mất rất nhiều năm, chính bản thân người viết bài này mới ngộ ra được cái gọi là “bản lĩnh văn hóa dân tộc” là gì. Có rất nhiều việc, tưởng chừng như thật đơn giản, song cũng phải có thái độ tranh đấu thực sự mới mong bảo vệ được các giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc ngay trong chính bản thân. Giả sử nếu hiểu được cái váy đầm “tân thời” kia thực ra vốn là trang phục cổ truyền của Tây phương, đã thịnh hành từ nhiều thế kỷ trước… thì có lẽ nhiều người phải giật mình nghĩ lại (dù chưa chắc dám thay đổi nếp nghĩ), rằng dàn nhạc giao hưởng cùng với kho tàng âm nhạc cổ điển phương Tây cũng chính là một trong những di sản âm nhạc cổ truyền của họ.

Tôi tin sẽ có một ngày, trong lĩnh vực văn hóa (xin nhấn mạnh điều này), chúng ta sẽ cùng nhìn nhận lại tính hai mặt của sự giao lưu, tiếp biến thời đầu thế kỷ XX. Chẳng hạn như tác động của phong trào Duy Tân, mà từ đó, mái tóc dài của đàn ông Việt Nam được thay thế bằng mái tóc ngắn, rồi sự lên ngôi của Âu phục, trở thành chuẩn văn minh lịch sự, nhiều tiêu chí đẹp – xấu, hay – dở đã được thiết lập lại “trật tự”… Hệ thống thẩm mỹ truyền thống dân tộc đã được “di dời một thời” như vậy!
Diễn giải dài dòng thế để thấy được cái nhìn toàn cảnh và xu thế thời đại của một trường đoạn lịch sử. Văn hóa dân tộc Việt Nam không thể thoát khỏi sự chi phối lớn bởi bước chuyển mình của thời cuộc. Hà tất phải bàn đến sự sinh tồn của các chân giá trị, nhất là các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian, vốn chỉ được lưu truyền trong lòng dân gian như nó! Điều đó có nghĩa, từ toàn bộ đến từng phần của văn hóa dân tộc Việt Nam, cái sự “nước nổi bèo trôi”, “sóng cả ngã chèo” là điều không thể tránh khỏi.
Thật may mắn là, cùng với quá trình hội nhập toàn cầu đang diễn ra ngày càng toàn diện với tốc độ chóng mặt của thời đại bùng nổ thông tin, chúng ta đã dần nhận thức đúng vấn đề. Sự bảo lưu các giá trị mang tính bản sắc trong công cuộc toàn cầu hóa đã được UNESCO đề cao hơn bao giờ hết. Đa dạng hóa văn hóa được nêu rõ như một tôn chỉ mang tính quốc tế. Nguy cơ bản sắc dân tộc bị triệt tiêu bởi sự hòa đồng được cảnh báo không chỉ trong nước mà còn từ các thông điệp của bè bạn năm châu. Và, công cuộc phục hưng văn hóa dân tộc ngày càng có những chuyển biến rõ rệt với tính tích cực vượt bậc so với mấy chục năm về trước. Giờ đây, những người hết lòng với văn hóa cổ truyền Việt Nam nói chung, văn hóa dân gian Việt Nam nói riêng, đã có cơ sở để hy vọng vào một ngày mai xán lạn.
Văn hóa vốn bình đẳng. Giao lưu văn hóa, tiếp thu các giá trị bên ngoài là điều hoàn toàn nên làm, nhưng hãy để bản ngã văn hóa dân tộc trường tồn. Nhưng tại sao trên thực tế, nhiệm vụ đó dường như vẫn chỉ là một khẩu hiệu được hô to mà thôi?! Đã có khá nhiều ý kiến “đồng thanh tương ứng” cho rằng, sự thất truyền của nhiều chân giá trị là điều… tất yếu! Người ta còn khẳng định, trong sự phát triển, có “sinh” thì phải có “diệt”. Thiết nghĩ, đó là sự áp dụng thô bạo thuyết tiến hóa vào văn hóa nghệ thuật!

Ở đây, tôi cho rằng THỜI ĐẠI hay cái gọi là – HƠI THỞ THỜI ĐẠI là các khái niệm hết sức trừu tượng. Một “thời đại” như thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng thế hệ. Nói nôm na là con người như thế nào thì sẽ tạo ra thời đại tương ứng. Thế nên THỜI ĐẠI không phải là cái TẤT YẾU, mang tính QUY LUẬT BẤT BIẾN mà hoàn toàn có thể tác động, thay đổi. Trong việc giáo dục bản lĩnh văn hóa dân tộc, nếu cứ lấy số đông khán giả thời đại làm “khuôn vàng thước ngọc” thì hẳn không còn gì phải bàn nữa, cứ thế mà buông xuôi trong cơn lốc hội nhập, hết chuyện!

THAY LỜI KẾT
Anh hô hào bảo tồn, tôi hô hào bảo tồn. Nhưng anh vẫn chỉ thích nghe Beethoven, Mozart và cho con anh đi học piano, violon cho sang. Còn tôi chỉ thích nghe nhạc pop, rock. Con tôi khi nghe nhạc dân tộc cải biên lại cứ tưởng là chèo cổ. Tôi và anh đều tán thành việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Song bảo tồn cái gì và bảo tồn như thế nào? Đó là chuyện của người khác, là chuyện của Nhà nước. Tôi và anh không cần quan tâm. Văn hóa nói chung, nghệ thuật nói riêng là sở thích cá nhân. Chúng ta không thích nghe Ca trù, Tuồng, Chèo, Ca Huế… cũng chả phương hại gì. Váy đầm hở vai dù là trang phục cổ truyền của Tây phương từ thế kỷ 16, cũng như com-lê có từ thế kỷ 18, nhưng không sao! “Cũ người mới ta”. Và tôi vẫn thích các con tôi mặc trong ngày cưới bởi trông nó rất hiện đại. Từ thành thị đến nông thôn Việt Nam, toàn dân ta vẫn thích com-lê, váy đầm đấy thôi. Mặc áo the khăn xếp hay áo tứ thân trông cổ hủ lắm, rồi mọi người lại chê cười. Nhân cách văn hóa dân tộc ư? Cái gì ta sử dụng mà chả là của ta. Chúng ta chính là thời đại, chúng ta chính là nhân cách văn hóa mới của dân tộc. Người ta chẳng đã khẳng định là có ông nghệ sĩ nhân dân của ta chơi nhạc Chopin mà vẫn thể hiện được tâm hồn Việt Nam kia mà!
-----------
1 Tháng 8/2002, nhân dịp gặp GS Tô Vũ tại hội thảo về Nhã nhạc cung đình Huế, trong một đêm dốc bầu tâm sự, tôi chia sẻ quan điểm này với vị học giả đáng kính. Ông rất tán thành quan điểm của tôi và cho biết, trong Nam cũng có một học giả có cùng quan điểm này. Nói thế để khắng định tôi không phải là người đầu tiên và duy nhất có ý kiến như vậy.

Bùi Trọng Hiển
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=105&News=2906&CategoryID=34

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...