Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

Anh Quốc ơi! Phạm Duy


Bài hát này được nghe từ khi còn bé, lúc đó nhỏ quá đâu hiểu gì, chỉ biết giai điệu hay, ca từ cũng hay. Còn tưởng là hát về Nguyễn Ái Quốc ai dè đâu sau này má giải thích Phạm Duy viết về phi công Phạm Phú Quốc
Nghe cả trăm lần rồi mà nghe lại vẫn xúc động bồi hồi, một bài hát thật tuyệt vời

30-4 năm nay vẫn như mọi năm, 2 bên vẫn còn nhiều tranh cãi "hòa giải" "hòa hợp" chắc còn lâu nữa khi ko có bên nào nhượng bộ
câu trả lời vẫn là: “Những người Việt quyết định đánh đổi mạng sống để rời khỏi quê hương không hề hiểu lầm..." (Dân biểu liên bang Cao Quang Ánh)

... Anh Quốc ơi!...





HUYỀN SỬ CA MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC
(Saigon-1965)
Ngày xưa khi anh vừa khóc vào đời
Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời
Ðặt tên cho anh, anh là Quốc
Ðặt tên cho anh, anh là nước
Ðặt tên cho người, đặt tình yêu nước vào nôi
Rồi anh nâng cao Tổ Quốc vào đời
Tuổi xanh vươn trong lửa máu ngụt trời
Việt Nam đang sôi, sôi lòng nước
Việt Nam đang sôi, sôi lòng Quốc
Việt Nam đang đòi Tự Do, Hạnh Phúc giống nòi.
Anh Quốc ơi !
Tuổi Xuân như đóa hoa đời
Nở trong mưa bão tơi bời
Vẫn còn tươi như nước Việt ơi !
Anh Quốc ơi !
Ðàn chim, chim quốc tung trời
Gọi nhau đem nắng soi đời
Có người vui nghĩ chuyện lâu dài.

Rồi anh trôi theo vận nước miệt mài
Việt Nam chia đôi mảnh đất lạc loài
Toàn dân thương đau, đau lòng nước
Toàn dân thương đau, đau lòng Quốc
Toàn dân ngậm ngùi vì tình sông núi lẻ loi
Rồi anh nghe theo lời nói bồi hồi
Trời xanh bao la mở cánh cửa mời
Từ anh lên cao, anh là nắng
Là trăng hay sao, anh nhìn xuống
Anh Quốc ơi !
Rồi anh chắp cánh thênh thang
Bình minh lên chiếm không gian
Ðến hoàng hôn chan chứa tình thương
Anh Quốc ơi !
Người phi công giữa khung trời
Vẫn phải mang số phận con người.

Thần phong hiên ngang chẳng biết sợ gì !
Mà nghe quê hương mình quá nặng nề
Thảm thương bên kia, kia đời nước
Buồn vương bên đây, đây đời Quốc
Dẹp nỗi oan, thì tìm đường gai góc mà đi
Rồi anh bay lên gìn giữ một miền
Rồi anh bay lên đập vỡ bạo quyền
Ðường bay khua vang, vang lòng nước
Ðường bay khua vang, vang lòng Quốc
Ðường bay nối liền nhọc nhằn hay nối tơ duyên.
Anh Quốc ơi !
Dù anh rất đáng anh hùng
Mà sao anh vẫn âm thầm
Vẫn bình yên không nói gì thêm
Anh Quốc ơi !
Phải chăng anh đã đi tìm ?
Trời xanh mây trắng im lìm
Sống đẹp trong cõi lặng mơ chìm.

Rồi anh đi theo đường đã vạch rồi
Ðường trên không gian ủ ấp hình hài
Ðời sinh ra ta, ta là cát
Ðời đưa ta đi, ta về đất
Và anh đã về, một chiều anh đã về quê
Chiều nao anh đi làm kiếp người hùng
Chiều nao thương ôi rụng cánh đại bàng
Chiều nao anh đi, anh về đất
Chiều nao anh đi, anh về nước
Chiều nao huy hoàng, bụi hồng bay khắp không gian.
Anh Quốc ơi !
Từ nay trong gió xa khơi
Từ nay trong đám mây trôi
Có hồn anh trong cõi lòng tôi.
Anh Quốc ơi !
Nghìn thu anh nhớ tới tôi
Thì xin cho Thái Dương soi
Nước Việt Nam ngời sáng...  muôn đời.

Phạm Duy : Vào khoảng hai năm 64-65, khi thấy mọi người dường như mất hết niềm tin,mất hết thương yêu trong cuộc đời Việt Nam nên tôi vội vã soạn bài TÔI CÒN YÊU TÔI CỨ YÊU. Sau đó, tôi lại thấy cần phải có một loạt mười bài tâm ca để phê bình xã hội (social protest songs) trong đó chỉ có bi đát và bi đát mà người soạn tâm ca cũng nghĩ như Albert Camus, là: Nếu nói ra được bi đát thì hết bi đát.

     Rồi xẩy ra chuyện phi công Phạm Phú Quốc bị hi sinh. Lúc đó, muốn xây dựng hình ảnh anh hùng, thần tượng, mẫu người lý tưởng trong tâm khảm của mọi người, tôi bèn soạn HUYỀN SỬ CA MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC...

     Trong ngành nhạc, hình thức ballade là một thứ ''chant épique'' tức là truyện ca hay anh hùng ca. Tôi dùng chữ ''huyền sử ca'' cho nó có vẻ huyền bí. Bài MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC do tôi cho ra đời vào năm 65 này sẽ kéo theo một số bài hát của các nhạc sĩ khác nói tới các vị anh hùng trong Quân Ðội ở Miền Nam như NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE, ANH KHÔNG CHẾT ÐÂU ANH  v.v...

     Tuy nhiên, với bài hát ca tụng một người chết cho tổ quốc, tôi  không muốn làm một công việc có tính chất tuyên truyền tuân theo chỉ thị  như một văn công. Tôi chỉ muốn khóc Phạm Phú Quốc như khóc bất cứ một người Việt Nam nàotrong thời đại, sinh ra là khoác lên mình số phận làm người ''anh hùng'' -- trong khi những người mang tên Quốc có lẽ chỉ muốn được làm người ''anh hiền'' mà thôi!  Vì số phận phải làm anh hùng cho nên: Từ anh lên cao, anh là nắng, là trăng hay sao, anh nhìn xuống, nhìn nước non nhà đẹp xinh như gấm như hoa... anh vẫn phải đánh bom như thường! Cho nên, khi ngạo nghễ, anh chắp cánh thênh thang, bình minh lên chiếm không gian thì khi hoàng hôn về lòng anh lại chan chứa tình thương. Rồi chiều nao anh đi làm kiếp người hùng, anh về quê -- nhiều người hiểu lầm chữ về quê  khi cho nó ý nghĩa về chốn chết, trong khi anh Quốc, sinh tại miền Bắc, bắt buộc phải bay ra đánh bom miền quê của anh --  rồi than ôi, có ngày anh phải rụng cánh đại bàng, anh đi về nước, anh đi về đất làm cho bụi vàng bay khắp không gian. Anh Quốc chết - hay bất cứ một thanh niên Việt nào chết cho quê hương - đều có thể trở thành ra vừng Thái dương để soi sáng nước Việt...

Nguồn http://www.phamduy2010.com/03tongquat/16ballad.php



2 nhận xét:

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...