Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

Chuyên đề: “Dạy con biết tự lập”

Start:     Nov 14, '10 08:30a
End:     Nov 14, '10 10:30a
Location:     Nhà hàng GÓC PHỐ số 66 Cao ốc Nguyễn Ngọc Phương, P.19, Q.Bình Thạnh
Hội Quán Các Bà Mẹ trân trọng kính mời các anh chị em đến dự các buổi sinh hoạt chuyên đề nuôi dạy con và kỹ năng sống dành cho phụ huynh được tổ chức thường xuyên vào mỗi thứ 7, chủ nhật

Tại địa điểm: Nhà hàng GÓC PHỐ số 66 Cao ốc Nguyễn Ngọc Phương, P.19, Q.Bình Thạnh

Chuyên đề: “Dạy con biết tự lập”
Nhà báo – nhà văn Nguyễn Thúy Ái
Vào 8g30-10g30 chủ nhật 14/11/2010


Chương trình hoàn toàn miễn phí
Đăng ký: Ngọc Hân 0902.505.480
Email: hoiquancacbame@gmail.com

Chuyên đề: “Dấu hiệu rạn nứt của hôn nhân”

Start:     Nov 13, '10 2:30p
End:     Nov 13, '10 4:30p
Hội Quán Các Bà Mẹ trân trọng kính mời các anh chị em đến dự các buổi sinh hoạt chuyên đề nuôi dạy con và kỹ năng sống dành cho phụ huynh được tổ chức thường xuyên vào mỗi thứ 7, chủ nhật

Tại địa điểm: Nhà hàng GÓC PHỐ số 66 Cao ốc Nguyễn Ngọc Phương, P.19, Q.Bình Thạnh

Chuyên đề: “Dấu hiệu rạn nứt của hôn nhân”
Vào 14g30-16g30 chiều thứ bảy 13/11/2010

Chương trình hoàn toàn miễn phí
Đăng ký: Ngọc Hân 0902.505.480
Email: hoiquancacbame@gmail.com

Trân trọng kính mời

Chuyên đề: “Đọc sách cùng con”

Start:     Nov 13, '10 08:30a
End:     Nov 13, '10 10:30a
Location:     Nhà hàng GÓC PHỐ số 66 Cao ốc Nguyễn Ngọc Phương, P.19, Q.Bình Thạnh
Hội Quán Các Bà Mẹ trân trọng kính mời các anh chị em đến dự các buổi sinh hoạt chuyên đề nuôi dạy con và kỹ năng sống dành cho phụ huynh được tổ chức thường xuyên vào mỗi thứ 7, chủ nhật

Tại địa điểm: Nhà hàng GÓC PHỐ số 66 Cao ốc Nguyễn Ngọc Phương, P.19, Q.Bình Thạnh

Chuyên đề: “Đọc sách cùng con”
Th.S Giáo dục học Nguyễn Thị Thanh Thủy
Vào 8g30-10g30 sáng thứ bảy 13/11/2010

Chương trình hoàn toàn miễn phí
Đăng ký: Ngọc Hân 0902.505.480
Email: hoiquancacbame@gmail.com

Trân trọng kính mời

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Âm nhạc là định mệnh cuộc đời

Hoa Thiên

Được báo chí nước ngoài đặt cho biệt danh “Cinderella Việt Nam” nhưng cuộc đời của nữ danh ca Bạch Yến lại không có những đôi giày pha lê định mệnh.

Đi từ những ngày ấu thơ gian khó tới những đỉnh cao vinh quang, dường như ở người phụ nữ 67 tuổi ấy không có chỗ dành cho những đua chen, ganh đua. Chị sống bình lặng và giản dị, đón nhận vinh quang cũng bình thường như những ngày nhỏ im lặng cùng cả nhà ngồi nhìn nồi cháo trắng chẳng còn gì bên trong… Chị chỉ sống động khi nói về âm nhạc.

Người Đô Thị có một buổi trò chuyện cùng chị.

Có người Tây nào dùng violin chơi cò lả ?

Ở tuổi 67, thời gian dường như vẫn đang bất lực trước vẻ đẹp của chị, vậy còn giọng hát, chị tự nhận về mình thế nào?

Bạch Yến: Vẫn hát Đêm đông hay như thời 15 tuổi nhưng bây giờ có thêm nhiều trải nghiệm rồi (cười).

Ed Sullivan Show, một chương trình tạp kỷ nổi tiếng bậc nhất của Mỹ, nơi từng trở thành cầu nối đưa nhóm Beatles đến với công chúng Mỹ. Năm 1965, chị xuất hiện tại đây và điều đó đã giúp chị gặt hái được những gì?

Thật ra tôi gặt hái thành công từ khi còn trong nước. Ra nước ngoài thì tôi học được nhiều hình thức biểu diễn cũng như trau dồi văn hóa và được cọ xát mình trong môi trường chuyên nghiệp.

Là một người sống trong lòng của bầu không khí nhạc trẻ Sài Gòn từ thời kỳ đầu, chị có nhận xét gì về sự phát triển của nó và ý nghĩa của nó trong thời điểm hiện nay hay không?

Điều dễ thấy nhất của thời xưa và thời nay chính là cái tên. Cái tên tượng trưng cho một giọng ca, cho tài năng của họ, cho sự khác biệt của họ với những ca sĩ khác. Ngày xưa, nhắc tới Bích Chiêu, Lê Uyên Phương, Khánh Ly… là ngay trong đầu bạn hình dung được lập tức giọng hát như thế nào, khàn trong ra sao… Còn bây giờ, vợ chồng tôi nhiều khi nghe cả 10 đĩa nhạc của 10 ca sĩ khác nhau mà vẫn cứ ngợ ngợ là một người hát, họ thiếu một “nhân tính trong giọng hát”, một nhãn hiệu. Khi mới sang Pháp học thanh nhạc (1961), thầy dạy bảo tôi hát nhạc Dalida tôi hát y chang, hát Edith Piaf tôi cũng làm y hệt, cứ tưởng được khen ai ngờ bị mắng té tát “thế cái riêng của em đâu?”.

Suốt một thời gian khá dài theo đuổi và thành công với âm nhạc phương Tây, lí do gì chị quyết định quay sang nhạc dân tộc?

Phải thừa nhận một điều chắc chắn, hát nhạc Tây phương, hát những ca khúc thịnh hành vào thời ấy thì luôn đảm bảo được cho mình một cuộc sống đầy đủ. Khi tôi ở Việt Nam hay sau này ra hải ngoại, khi đã có được chỗ đứng thì hát nhạc Tây phương giúp tôi kiếm được khá nhiều tiền. Mãi sau này khi yêu và lấy anh Hải (nhà nghiên cứu Trần Quang Hải, con trai giáo sư Trần Văn Khê) thì tôi bị anh “thôi miên” và quyết định thay đổi dòng nhạc của mình.

Khoảng gần 3 thập niên nay khi quay sang âm nhạc dân tộc, đi nhiều và thấy nhiều, cá nhân chị nhận xét thế nào để có thể lưu giữ và truyền bá âm nhạc truyền thống Việt?

Nói thật sòng phẳng nhé, nghề làm nhạc, đặc biệt là nhạc dân tộc ở Việt Nam không sống được. Người làm nghề này, sáng tác, lưu giữ ít được công chúng chú ý. Tôi để ý trong các khách sạn lớn ở Việt Nam có khá nhiều nhóm nhạc truyền thống được mời biểu diễn cho khách xem. Và tôi đã rất ngạc nhiên, thậm chí là sốc khi thấy nhiều người chơi nhạc cụ ta nhưng giai điệu toàn là nhạc Tây cả. Có thể tôi khó tính nhưng tôi không chấp nhận được chuyện đó, nhạc truyền thống Việt là ngũ cung lại chơi trên nền nhạc thất cung của Tây phương. Nếu muốn anh có thể chơi những giai điệu đó trên piano hay violin chứ một khi anh đã đem cây đàn tranh ra thì hãy đàn những giá trị bao đời nay của người Việt, vì nó là hồn Việt, người nước ngoài và cả Việt kiều họ cần nghe cái đó vì nếu muốn nghe tân nhạc họ có thể vào discothèque, phòng trà… Giữ gìn bản sắc đôi lúc cũng phải mạnh mẽ lên chứ. Ngay cả áo dài họ mặc biểu diễn cũng không giống truyền thống. Bạn thấy người Tây nào dùng violin chơi cò lả chưa? Đó chỉ là một ví dụ tôi muốn đề cập trong việc gìn giữ, lưu giữ và phát huy âm nhạc dân tộc.

Hiểu thế nào là hạnh phúc và mất mát

Cuộc hôn nhân với nhạc sĩ/nhà nghiên cứu Trần Quang Hải đã mang đến điều gì trong âm nhạc của chị?

Sự thay đổi. Và từ đó tôi thay đổi (cười).

Chị có nhiều kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời âm nhạc của mình?

Nhiều lắm chứ. Tôi vẫn giữ bộ đồ đi hát hồi 7 tuổi, bộ duy nhất đi hát thời ấy. Tôi nhớ những ngày đầu tiên đến Pháp mẹ tôi đã ra 3 điều kiện, nếu chấp hành thì mới được ở lại học: Không mặc bikini, không lấy chồng nước ngoài, không được cắt tóc ngắn và tôi đã làm đúng lời mẹ dặn. Cả kể khi tôi ra những đĩa nhựa phát hành ở Pháp hay Mỹ tôi cũng luôn để hình ảnh mái tóc dài trên bìa đĩa của mình, đó luôn là nét Á đông mà tôi luôn muốn gìn giữ. Tôi cũng nhớ những lần diễn ở Ed Sullivan, được gặp những anh tài như Rolling Stones, Frank Sinatra… luôn cho tôi những động lực để phát triển và hoàn thiện mình hơn. Kỉ niệm cũng là những chất xúc tác giúp bạn có hồn hơn trong giọng hát của mình.

Nhìn lại cuộc đời mình, chị thấy mình được và mất gì?

Trong cuộc đời mình, tôi mất mát về tinh thần nhiều lắm, tôi đã từng gặp phải những người yêu tôi nhưng chỉ yêu giả thôi, tôi thích những đứa con lớn lên bên cạnh mình nhưng tôi lại không thể có con… Nhưng bù lại tôi đã có âm nhạc, âm nhạc như là định mệnh của cuộc đời tôi vậy, giúp tôi khuây khỏa và đem cho tôi những niềm vui, trải nghiệm. Và chồng tôi, người giúp tôi vượt qua rất nhiều khó khăn, trong cuộc sống và cả giai đoạn tôi chuyển mình sang hát nhạc dân tộc.

Nói về trải nghiệm thì nhìn qua thời thơ ấu của chị có lẽ chị đã có rất nhiều trải nghiệm?

Phải, tôi có một thời ấu thơ không êm đềm. Cha đi bước nữa, mẹ mang cả nhà lên Sài Gòn sinh sống, cuộc sống rất khó khăn. Tôi mê hát và đi hát từ khi còn rất nhỏ, từng giành huy chương vàng của đài Pháp Á. Lúc đó tôi gần như là nồi cơm chính của gia đình. Rồi khi người Pháp rút đi, đài Pháp Á bị dẹp bỏ thì đài Sài Gòn khi ấy lại quyết định không nhận tôi vì thấy tôi từng hợp tác với Pháp. Đối với một đứa trẻ hơn 10 tuổi lúc ấy thì đó là một lí do chẳng hiểu nổi. Mất việc, gia đình tôi càng lao đao. Và cũng thời điểm ấy, nhà tôi bị cháy, cháy hết không còn cái gì, 5 mẹ con tôi trắng tay. Tôi nhớ lúc ấy, hội thiện nguyện đến cho lon gạo và cá khô, tôi bật khóc tủi thân vì nghĩ “cho gạo thì lấy đâu củi với lửa mà nấu?”. Thời điểm đó gia đình tôi cùng quẫn lắm. Cũng may ông cậu ở dưới Cần Thơ nghe tin nên lên Sài Gòn đón cả nhà về và lập gánh xiếc đển chị em tôi kiếm tiền sinh sống.

Vậy thì đúng ra bây giờ chúng ta phải có một nghệ sỹ xiếc mang tên Bạch Yến rồi chứ?

Cũng chưa hẳn bởi cho dù đi làm xiếc tôi cũng vẫn mê ca hát, những lúc rạp giải lao, mấy chị em tôi lại đứng giữa bục tròn và hát, chẳng cần trống kèn gì cả. Giờ nhớ lại tôi thấy thời kỳ đó tuy vất vả nhưng giúp tôi được khá nhiều những trải nghiệm. Trong đoàn xiếc tôi được giao nhiệm vụ lái mô tô bay, rồi một lần trong lúc biểu diễn tôi ngủ gật và thế là người và xe ngã nhào. Tôi thì đi nằm bệnh viện còn gánh xiếc tan rã bởi diễn viên toàn dưới tuổi quy định. Có những lúc trong cuộc đời bạn cứ tưởng thế là đến ngưỡng bất hạnh rồi nhưng nhiều khi nó còn xuống nữa. Cho nên vì thế tôi rất hiểu thế nào là hạnh phúc và mất mát

http://nguoidothi.vn/home/chuyen-cua-sao/am-nhac-la-dinh-menh-cuoc-doi

Đọc & hiểu hơn về cô Bạch Yến... chim én trắng thanh khiết giữa bầu trời

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

Người xưa đâu tá!


Người xưa đâu tá!, một bản hùng ca gợi nhớ những chiến công của người xưa oai hùng đất Việt của cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
Trước gì tôi chỉ biết bài hát này qua lời kể của Thầy trong tập "Hồi ký", tối hôm qua lần đầu tiên tôi được nghe bài hát tuyệt vời này...
Thật tình cờ, tôi may mắn được đến giúp Thầy soạn bài trả lời phỏng vấn một tờ báo. Trả lời cho câu hỏi về kỷ niệm sâu sắc thời thanh niên tại miền Bắc, Thầy đã chọn sự kiện Hội sinh viên Việt Nam trình diễn bài "Người xưa đâu tá" ở trường ĐH Hà Nội...
Tôi giúp Thầy tìm lời chính xác của bài hát nhưng sau thật khó, một tác phẩm vĩ đại bị lãng quên, cũng may có 1 bài do NSND Quang Thọ trình bày đăng trên website Hội nhạc sĩ Việt Nam.
http://www.vnmusic.com.vn/music/index.php?aid=nghenhac&id=3169

 Nhìn Thầy nghe bài hát và nhẩm theo lời tôi như nhìn thấy hình ảnh của những thanh niên sôi nổi nhiệt huyết vào năm 1942 tại buổi trình diễn. Những khoảnh khắc lịch sử ghi dấu ấn thời trai trẻ, hình ảnh các anh chị sinh viên đốt cháy mình vì quê hương đất nước, vì tình yêu dân tộc...

Trong buổi chuyên đề nghệ thuật định kỳ của Thầy vào tối thứ 7 25/9, có bạn trẻ hỏi Thầy "làm sao để có tình yêu quê hương đất nước"...

Tôi chạnh lòng trước sự băn khoăn của các bạn trẻ, thời nay các bạn năng động lắm, làm việc, học tập, sinh hoạt, dường như thời gian không bao giờ đủ với các bạn... Các bạn học rất giỏi, cũng say mê khám phá, hoặc thỉnh thoảng bỏ quên thời gian trong quán cafe... Nhưng mà các bạn lại mất phương hướng trong khái niệm tình yêu quê hương, yêu dân tộc

Có lẽ những bài học nặng nề không khơi gợi được trong tâm hồn các bạn... Các bạn hoạt động liên tục nhưng rồi lại không hiểu vì sao...

Tôi nhìn ánh mắt của Thầy chứa chan niềm vui khi nhắc lại hồi ức thời đã qua, lúc đó tôi đã cố gắng kiềm những giọt nước mắt của mình trước một nhân chứng lịch sử...

Tối nay, trong khi cố gắng tìm bài "Người xưa đâu tá" xem ngoài trang web của Hội nhạc sĩ Việt Nam còn có ai nhớ đến không... rất tiếc là không có...

Mà thay vào đó, tôi gặp lại hình ảnh của Thầy và những người bạn của Thầy trong bài viết của cụ Huỳnh Văn Tiểng... Những ký ức sống động mà ngày nay hiếm người bạn trẻ nào có được

Từ những hoạt động này, một ngọn lửa hồng đã cháy rực trong tim soi sáng cho Thầy Khê, bác Phước, bác Tiễng và hàng trăm thanh niên yêu nước ngày ấy nỗ lực sống, học tập và làm việc vì non sông đất Việt. Và họ đã để lại cho cuộc đời biết bao thành quả quý báu

Kỷ niệm về những ngày tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội và Sài Gòn

… Sau thời kỳ học sinh, rồi đỗ tú tài, năm 1941 tôi ra trường Đại học Đông Dương tại Hà Nội, trường Đại học duy nhất ở Việt Nam lúc đó. Tôi theo học ngành Luật. Từ đó lại lao vào phong trào hoạt động. Anh em trong Nam đi học ngoài đó có đến 60, 70 người, cấy vào tổ chức: Hội Nam kỳ tương tế (gồm những người trong Nam ra Bắc làm việc). Hội này có quỹ rất lớn. Có nhà rất to ở Hàng Vôi, có nghĩa trang riêng. Tổng đốc Hà Tây hồi đó là người Nam kỳ nên hội đó rất mạnh. Anh em trong phong trào sinh viên học sinh yêu nước Nam kỳ khi ra Bắc lại nắm giữ hầu hết chứ vụ trong Ban Chấp hành của Hội Nam kỳ tương tế.

Dùng trụ sở Hàng Vôi thành nơi hoạt động cho Hội sinh viên, chúng tôi tham gia Đại hội Tổng hội sinh viên Đông Dương viết tắt là AGI, chiếm lấy địa vị chủ chốt trong Ban Chấp hành như tôi là Phó chủ tịch, ủy viên phụ trách tuyên truyền thể thao, âm nhạc... Bên cạnh tôi có vài chục anh em và có những gương mặt nổi bật như Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ. Chúng tôi huy động thanh niên trí thức vào luồng cách mạng Cứu quốc. Nếu không, lớp thanh niên đó học đại học, ôm mộng ra làm quan, làm giàu. Phần lớn họ là con ông cháu cha, nhà giàu nên con đường của họ phải thế nhưng chúng tôi cố gắng thuyết phục họ thay đổi cách nghĩ. Bên cạnh lớp thanh niên con ông cháu cha còn có những sinh viên gia đình trung lưu. Chúng tôi cũng tìm cánh thuyết phục họ tham gia phong trào của cách mạng.

Ngày đánh dấu bước ngoặt của phong trào sinh viên là ngày 16 tháng 3 năm 1942, nhằm ngày giỗ tổ Hùng Vương, chúng tôi thuê ba toa xe lửa, cùng học sinh trường Bưởi đi lên đền Hùng. Và lễ viếng vua Hùng thành lễ tuyên thệ của lớp thanh niên trí thức mới trung thành với Tổ quốc. Trong đêm đó bài hát Tiếng gọi sinh viên ra đời, gây ấn tượng rất mạnh. Bài hát do tôi viết lời, Lưu Hữu Phước phổ nhạc. Bài hát có đoạn:

"Này sinh viên ơi đứng lên đáp đền sông núi

Cùng nhau ta đi mở đường theo lối

Vì non sông nước xưa, cùng nhau ta đi lên!

Dù gian lao khó khăn ta cùng nhau kết đoàn".

Bài “Tiếng gọi sinh viên" ra đời đúng lúc và phù hợp với tâm lý của thanh niên nên được chấp nhận nhanh lắm. Bài hát kêu gọi tha thiết:

"Thanh niên ơi! Ta quyết đi đến cùng

Sinh viên ơi! Ta nguyện đem hết lòng

Tiến lên cùng tiến, sá chi đời sống

Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng"

Bài hát đó là công cụ chủ lực của sinh viên, kết đoàn thanh niên cả nước, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng. Sau này chúng tôi cho in bài hát này gửi đến nhiều nơi.

Bên cạnh bài “Tiếng gọi sinh viên" tôi còn có thêm một số bài hát hỗ trợ nữa. Bài "Người xưa đâu tá" gợi lại hình ảnh các bậc tiền nhân:

"Ngàn năm lưu dấu có tiếng nước non vang gọi

Người xưa đâu tá có khóc trong đêm lạnh lẽo?

Người xưa đâu tá có khóc những khi trời chiều?

Tưởng nhớ tới bao khi ai kia trên sóng Bạch Đằng làm chủ.

Tưởng nhớ tới bao khi ai kia kéo quân mở mang miền Trung.

Người nay đâu tá cho thổi bùng ngọn lửa

Người nay đâu tá còn nhớ bao lâu nữa

Trời nay đâu tá, say mê lên đường lợi danh

Người nay đâu tá hãy nhớ đến dân Lạc Hồng..."

Bài hát kêu gọi những người còn mê mải trên đường lợi danh bừng mở mắt sáng soi gương những lớp người tài, đồng cam nổi lên.

        "Người xưa đâu tá hãy giúp thiếu niên dũng cảm chớ nên thiệt thòi"

Giai điệu lắng xuống:

"Người xưa đâu tá hãy giúp thiếu niên dũng cảm

Người xưa đâu tá hãy giúp nổi gió mưa lửa sóng

Người xưa đâu tá hãy giúp cho dân Lạc Hồng!"

Bài này chúng tôi giới thiệu ngay trong đêm hội trên đền Hùng trước đông đảo học sinh trường Bưởi. Hàng trăm người cùng hợp xướng tạo nên không khí sôi động thúc đẩy sinh viên phải biết đoàn kết. Bài hát nữa là bài Bạch Đằng giang có câu kết thúc:

                    "Đằng giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung".

Các bài hát có sức cổ vũ động viên sinh viên rất mạnh. Từ văn hóa ra phong trào.

Một khi vỡ vạc ra, người tri thức không còn quanh quẩn với mơ ước hẹp  hòi, vợ đẹp con khôn nữa mà làm sao cho xứng đáng với tổ tiên như trong lời thề trong hội đền Hùng.

Cũng trong đêm 16 tháng 3 năm 1942 đáng nhớ đó anh Dương Đức Hiền (Chủ tịch), tôi cùng anh Nguyễn Sĩ Dư là Phó Chủ tịch Hội sinh viên đến trước đền Thượng có đặt một bên chiêng, một bên trống, chúng tôi đánh liên tục mấy hồi, còn thanh niên, sinh viên thì lần lượt đi từ dưới lên. Anh Dương Đức Hiền, Chủ tịch Hội sinh viên khi đó là cử nhân Luật học, chuẩn bị lên hàng tiến sĩ nhưng cũng đã vứt bỏ tất cả đi theo con đường tranh đấu cho tự do của đất nước. Anh đã bước lên thay mặt cho toàn thể thanh niên trí thức cất lời thề thiêng liêng. "Thưa các bậc tiền nhân! Chúng con là con cháu, ngày nay gặp nỗi nhục mất nước nên đứng lên hoạt động, đoàn kết nhau lại để tìm lại tự do. Mong các bậc tiền nhân chứng giám và hỗ trợ cho chúng con!"...

Hội đền Hùng đánh dấu bước ngoặt trong công tác tư tưởng của Hội sinh viên. Chúng tôi hướng tới đích giáo dục lòng yêu nước trở về tổ tiên, đoàn kết với nhau phụng sự đất nước.

Sau đó tôi ở ban tuyên truyền phụ trách báo viết bằng tiếng Pháp Le bloc, tuyên truyền trong giới học sinh, sinh viên. Báo ra hai kỳ một tháng, lấy một bài xã luận ngắn gọn kêu gọi lớp trẻ. Luôn luôn có khẩu hiệu mào đầu trên măng sét: "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". "Thất phu” có trách nhiệm thì sinh viên phải có trách nhiệm chứ. Tờ báo đó rất có ảnh hưởng. Ban đầu chỉ là thông báo những hoạt động của sinh viên như phóng sự về đêm tuyên thệ tại đền Hùng. Sau là tiếng gọi thanh niên, sinh viên đoàn kết tương trợ. Thứ ba là trở về nguồn gốc dân tộc. Các lễ hội dân tộc luôn luôn được đưa lên báo.

Chúng tôi mới ra Hà Nội nên luôn luôn ao ước giữ lấy ý tưởng yêu nước. Đặc biệt chúng tôi sống xa miền Nam, nơi quê hương chôn nhau cắt rốn nên càng đề cao lòng yêu đất nước, quê hương. Chúng tôi luôn động viên sao cho xứng đáng con Rồng, cháu Lạc. Vừa ra Bắc chúng tôi đã tổ chức những cuộc "hành hương". Hà Nội thì hành hương đến đền "Hai Bà Trưng". Chúng tôi ngủ tại đó, hội thảo tại đó quy mô lắm. Chúng tôi muốn qua đó giữ truyền thống ông cha yêu nước dựa vào tinh thần tự hào dân tộc và tự hào vì gương oanh liệt của cha ông.

Có tờ báo trong tay, chúng tôi cổ vũ phong trào yêu quê hương đất nước, đem lại lòng tin cho sinh viên. Chúng tôi kết hợp tuyên truyền những bài hát, những tờ báo. Phong trào yêu nước trong sinh viên đã lên đến cao điểm không chỉ ở Hà Nội mà trong cả nước.

Bước ngoặt thứ hai trong phong trào sinh viên là dấy lên phong trào thương dân. Năm 1941, chúng tôi tổ chức các trại hè của sinh viên. Thời kỳ này thực dân Pháp chủ trương chính sách xoa dịu, mua chuộc sinh viên, thanh niên trí thức ở Đông Dương. Tên phó Toàn quyền Đông Dương, Tổng ủy trưởng thể thao thanh niên dùng mọi cách xoa dịu chúng tôi. Khi biết chúng tôi có ý định tổ chức trại hè, hắn gọi lên nói thế này: "Các anh là người trí thức cao cấp, sau sẽ là người cai trị đất nước. Chúng tôi không đành để các anh khó khăn. Vì vậy nếu anh muốn gì chúng tôi cung cấp quỹ để sinh hoạt, trưng dụng một số biệt thự sang trọng ở Sa Pa, Tam Đảo, Đồ Sơn cho các anh nghỉ ngơi, cung cấp phí cho các anh tập thể thao". Nhưng chúng tôi đã từ chối nhã nhặn: "Chúng tôi rất cảm ơn Tổng ủy trưởng nhưng chúng tôi muốn tự lực khỏi phiền hà đến nhà nước!".

Chúng tôi tổ chức đêm văn nghệ dạ hội sinh viên lấy quỹ để tổ chức trại hè. Qua đêm dạ hội, chúng tôi tranh thủ giáo dục lòng tự hào dân tộc bằng cách đưa dân ca 3 miền lên, đưa bài hát yêu nước lên. Chúng tôi còn diễn những vở kịch yêu nước. Ban đầu là những vở kịch có tính chất nhớ nước như là "Sinh viên yêu nước thời đại", giáo dục sinh viên hãy xứng đáng với cha ông giúp đỡ đồng bào. Sau đó diễn những vở kịch kêu gọi cao hơn như vở kịch "Đêm Lam Sơn khởi nghĩa" về Lê Lợi, vở "Nợ Mê Linh” về Hai Bà Trưng. Đây cũng là lần đầu tiên đưa ra vở nhạc kịch giai điệu dân tộc là "Tục lụy”. Vở kịch nói về 3 cô tiên lạc xuống trần gian, một cô ở lại lấy một tiều phu sinh con, phục vụ nhân loại, xã hội. Vở kịch giáo dục thiên chức phụ nữ nhưng còn có ý nghĩa sâu sắc hơn là giáo dục tình yêu nhân dân. Các đêm dạ hội sinh viên ở Hà Nội, Sài Gòn đều rất đông người tham dự. Tiền thu được từ các dạ hội chúng tôi dùng để tổ chức trại hè.

Khác với mong muốn của đế quốc là những sinh viên con nhà khá giả, con ông cháu cha, được ưu đãi của xã hội thì sẽ được hưởng những buổi trại hè an nhàn, ở những nơi phong cảnh hữu tình, chúng tôi đã cắm trại ở những nơi bùn lầy nước đọng, ngay bên xóm những người lao động cực nhọc. Ở Hà Nội, chúng tôi cắm trại ở Tương Mai và Khương Hạ là nơi dân nghèo, thất học, bệnh tật nhiều. Chúng tôi đi trại hè không phải để vui chơi đơn thuần giải trí mà đến đó để điều tra xã hội học. Ở Trung Bộ, chúng tôi cắm trại ở Hạc Trì (Thanh Hóa), ở Nam Bộ thì cắm trại nơi suối Lồ (Thủ Đức). Đây là dịp để sinh viên tiếp xúc với nhân dân, trước đây đã hướng về tổ tiên rèn luyện ý chí yêu nước, cứu nước thì nay rèn luyện tình thương yêu dân để giúp dân và cũng nhằm để sau này tập hợp lực lượng cứu nước. Dân tộc có lịch sử là cha ông dựng nên, hiện tại là dân chúng nghèo khổ, phải đứng lên cứu nước.

Dịp đó chúng tôi điều tra xã hội học xem bao nhiêu người thất học, bao nhiêu người nghèo khổ, bao nhiêu người bị ức hiếp, bao nhiêu người đã tiếp xúc với phong trào cách mạng trước đây. Chúng tôi lập những hội truyền bá quốc ngữ, truyền bá vệ sinh, phổ thông luật học, phổ biến bài hát yêu nước. Các hoạt động này nâng tinh thần cách mạng thật sự trong mỗi người. Tại ký túc xá Nam kỳ, có mấy sinh viên con đốc phủ, con quan lại Sài Gòn học ở miền Bắc mỗi người thuê một đứa bé con để hầu hạ cơm nước, giặt giũ. Các sinh viên này mắng chửi đánh đập những em bé đó dữ lắm. Chúng tôi bất bình, họp nhau lại ra yêu cầu cấm đánh đập trẻ em, cấm sỉ vả, coi thường dân Bắc Bộ nghèo nàn. Chúng tôi lấy đó làm tiêu chuẩn đầu tiên để đấu tranh bảo vệ dân mình, đồng bào mình. Chúng tôi đã thắng lợi.

Đi xuống dân thấy dân khổ càng nuôi thêm lòng yêu nước.

Tôi sáng tác bài hát Điều mong gửi gieo ánh sáng:

"Lòng vui sướng anh em ơi tim thấm nhuần tình đồng bào

Mình đi gieo khắp nơi nơi nông thôn tối tăm, đời mịt mù xót xa

Tiếng nông thôn, tiếng đồng quê thiết tha".

Qua bài hát, tôi muốn kêu gọi thanh niên đến với dân nghèo khổ, dốt nát giúp đỡ họ.

Rồi chúng tôi còn phổ biến bài Khóc Quốc hồn của anh Nguyễn Minh Kha:

"Hương tàn theo khói đưa

Khơi nguồn thương tiếc xưa

Tiếng non nước vang dậy vang".

Trong khi phong trào đang dậy, những bài hát yêu nước càng thêm xúc động lòng người.

Sau khi phổ biến những bài hát kêu gọi đến với dân, chúng tôi tiến một bước nữa là kêu gọi liên kết những người cùng khổ. Chúng tôi phổ biến bài hát 80 năm sống đời tối tăm:

"80 năm sống đời tối tăm

Ta diệt trừ… "

Chúng tôi còn tiếp tục khơi dậy phong trào thông qua báo chí dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam kỳ. Ngày đó do bị địch khủng bố, phong trào phía Nam rất khó khăn. Năm 1943, Tổng bộ Việt Minh (Trung ương Đảng) tiếp xúc với chúng tôi và đến năm 1944 đã khuyên chúng tôi bỏ học vào Nam. Khi đó trục phát xít đã gẫy rồi, thua rồi, thời cơ giành độc lập đã đến.

Thế là tôi bỏ học, đạp xe đạp trở về Nam. Ngày đó lưu truyền bài hát:

"Mau về Nam mở tung nguồn sống

Kiếp tùng chi hùng anh trong thời xanh

Hà thành nay suốt đêm còi hú

Báo động liền chua xót

Ngoài ngày sương đời thanh niên buồn trôi lững lờ

Trong hầm tối tăm, đợi âm thầm

Nay ta quyết mở tung nguồn sống

Ríu rít tàu về Nam".

Thế là bao nhiêu anh em miền Nam cùng lấy cớ bom đạn không học được để trở về Nam.

Tiếp sau giai đoạn một, kêu gọi yêu nước, giai đoạn hai, xuống dân, chúng tôi thực hiện giai đoạn ba là tập hợp lực lượng để đấu tranh. Tôi viết bài hát Xếp bút nghiên kêu gọi anh em:

"Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu

Xếp bút nghiên coi thường công danh như phù vân

Sơn hà xao xuyến tiến ta tiến

Một lòng yêu non sông, vì dân ta liều thân

Thấy đoàn ta tiến tới nước non chào mời

Hèn thay đời nhàn cư, hèn thay vui yêu đương

Lúc quê hương cần người, xếp lại tơ vương giã từ

Hồn Vệt Nam hùng thiêng, từ ngàn xưa bừng rỡ

Kêu ta lên đường cứu quốc gia".

Khi chúng tôi đạp xe đến Ninh Bình thì bị địch bắt đưa về Hà Nội để lấy cung. Chúng tôi không khai là có quan hệ với Việt Minh nên chúng không khép được chúng tôi vào tội gì. Sau 10 ngày giam giữ ở Hà Nội, bọn chúng thả chúng tôi ra và chúng tôi lại rong ruổi về Nam.

Dọc đường qua sông Gianh, tôi viết bài Hồn sông Gianh lên án sự chia rẽ dân tộc. Tôi còn viết bài hát Nam tiến vì dọc đường đi thấy đất nước mênh mông trong tôi trào dâng lòng biết ơn tổ tiên có công khai phá đất nước.

Khi về đến Sài Gòn chúng tôi đấu tranh để lập ra Hội Quốc ngữ công khai. Lấy tờ báo Thanh niên của Huỳnh Tấn Phát làm tờ báo của Hội để hoạt động, tuyên truyền yêu nước.

Chúng tôi thuyết phục một đại phú gia, đại địa chủ, Pháp quan Ngân hàng Misenmi Nguyễn theo phong trào, làm Chủ tịch Hội chữ quốc ngữ để Pháp không nghi ngờ.

Chúng tôi đang hoạt động rất ăn khớp thì bị địch bắt giam 9 tháng. Chúng tôi giữ bí mật cho Việt Minh nhưng chúng vẫn nghi ngờ vì trước đó chúng đã khám phá biết chúng tôi có ý định mua súng ống, xe ô tô...

Trong tù, chúng lung lạc ý chí của anh em dữ lắm. Chúng tôi bị giam trong khám Lớn sau chuyển lên Chí Hòa. Chúng không cho người nhà thăm mà chỉ cho gửi quà vào dịp cúng cô hồn mỗi tháng. Chúng xếp quà dài trên lối đi, cúng cô hồn rất nặng nề. Nhiều người mất tinh thần, tỏ ra bi quan. Nhưng chúng tôi không bi quan, nao núng. Chúng tôi hát vang những bài hát yêu nước của phong trào sinh viên ngày trước. Chúng tôi còn sáng tác bài hát trong tù: Xin giữ lời nguyền:

"Xa nhau nhớ nhau

Nhớ nhau ta xin giữ lời nguyền lúc nào

Ráng gìn tâm trí thanh cao

Tấm lòng tranh đấu chớ nao!".

Sau khi ra tù, tôi lại tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong, tập hợp lực lượng ra hoạt động công khai hợp pháp. Lúc này Nhật sắp đầu hàng nên không dám đàn áp dân, vì vậy Nam kỳ mới có sức để tổng khởi nghĩa.

Trong Đoàn Thanh niên Tiền phong bài Lên đàng của tôi được chính thức làm bài đoàn ca tươi sáng. Nhịp lời hai tôi chỉ viết trong mấy tiếng đồng hồ, rất kịp thời.

Chúng tôi ra tờ báo Tiến làm đại diện cho đoàn Thanh niên Tiền phong. Rồi Tổng khởi nghĩa bùng lên nhanh, gọn. Chúng tôi cướp chính quyền trong ba tiếng đồng hồ từ 7 giờ đến 10 giờ tối ngày 24-8-1945 đã hoàn thành. Chế độ nô lệ gần một thế kỷ sụp đổ.

Sáng ngày 25 tháng 8, hàng triệu dân Sài Gòn và các tỉnh lân cận chào mừng độc lập. Rồi đến toàn quốc kháng chiến. Người dân Nam Bộ thấy chính quyền là của mình nên họ quyết sống chết để bảo vệ. Tôi từ trong phong trào cách mạng mà trưởng thành. Trong đó luôn khắc sâu những kỷ niệm những ngày hoạt động dùng báo chí kết hợp các bài hát để tuyên truyền, vận động quần chúng, hoạt động cách mạng. Nhiều báo khác đã ủng hộ phong trào như tờ báo Dân tộc, báo Kinh điền…

Một số cá nhân và tập thể ở miền Nam cũng ủng hộ chúng tôi như ông Hồ Sĩ Nguyên ủng hộ gián tiếp, trường Quốc ngữ ủng hộ phong trào ca nhạc mới của sinh viên, ủng hộ trại hè…

Cũng thời gian này chúng tôi còn ra tờ báo Chàng lính, cơ quan của ủy ban kháng chiến Nam Bộ, tôi làm Phó chủ tịch. Sau đó tôi phụ trách thông tin Nam Bộ, nên khuyến khích đỡ đầu tờ báo của Khu 7, khu 8, khu 9, như báo Tiếng súng kháng địch của Khu 9, báo Cảm tử của Khu 7. Báo các đoàn thể cũng được chúng tôi khuyến khích như báo Độc lập của Đảng Dân chủ.

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Pháp gây hấn ở Nam Bộ, mở ra cuộc chiến giữa ta với Pháp. Tuy lúc đó chưa bắt đầu kháng chiến ở Bắc Bộ nhưng Pháp đánh Nam Bộ là coi như bắt đầu chiến tranh rồi. Ta và Pháp đã đàm phán tại Hội nghị Đà Lạt, Hội nghị Phôngtennơblô ý muốn ta nhường Nam Bộ cho chúng. Chúng muốn lấy miền Nam làm bàn đạp. Đồng thời, đây là ban công để đánh lan ra Trung Bộ và Bắc Bộ. Vì thế, không Hội nghị nào có thể cứu vãn. Bác Hồ đã vớt lại bằng cách ký Tạm ước ngày 14-9-1945 để thủ hòa vì biết không thể giải quyết được.

Huỳnh Văn Tiểng

Nguyên giám đốc Đài phát thanh Nam Bộ

Theo “Hà Nội - Mùa thu cách mạng”, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội,

Nxb. Hà Nội. 2000

Nguồn: http://www.thanglonghanoi.gov.vn/channel/21/2010/08/6879/#ibHUQGvcIA5m



Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

GS Trần Văn Khê: "Tôi không thích ra đi trong đau ốm..."

Ở tuổi 90, GS Trần Văn Khê phải ngồi xe lăn và sống chung với nhiều căn bệnh… Nhưng thói quen vuốt ve cây đờn, lau chùi dây vẫn được ông duy trì thường xuyên. 

Hơn cả tình bạn, với ông - những cây đờn như những tri kỷ, tri âm.

Yêu đờn như yêu con nhỏ

Tháng 12/2004, sau khi về nước, một lần GS Trần Văn Khê đưa đờn ra gảy và ghi âm lại - như thường lệ. Song, lần này, ông nghe lại mà nước mắt chảy dài: “Thôi rồi, mình không còn là mình nữa”.

Tai ông nghe không còn tốt. Qua máy trợ thính, nhiều âm thanh nghe không chuẩn. Các khớp ngón tay cứng đơ, chẳng còn nghe theo ông: bắt dây đờn thì bắt trật, có lúc kẹt tay; muốn tay đi mau hay nhấn sâu đều không được…

 

bsjdbw
Làm bạn với đờn từ năm lên 6, đến nay tình thân của ông với đờn đã 84 năm.

 

Không làm chủ được lỗ tai và hai bàn tay, ông quyết định không đờn cho thính giả nghe nữa. “Điều này làm tôi buồn suốt 6 tháng trời. Dứt buồn, tôi nghĩ, dầu không đờn nữa nhưng vẫn tiếp tục dạy học trò, thỉnh thoảng tự mình đờn cho mình mình nghe” - GS Khê kể lại.

Ở tuổi 90, GS Khê đang đối mặt với không ít bệnh tật: tiểu đường, thấp khớp, gan nhiễm mỡ… Nhưng thói quen vuốt ve đờn, lau chùi dây vẫn được ông duy trì thường xuyên.

Hơn cả tình bạn, với ông - những cây đàn như tri âm, tri kỷ. Năm 1988, ông từ Paris qua Honolulu (Mỹ) dạy học. Để được mang theo cây đờn tranh, ông đã phải mua thêm một vé máy bay cho trẻ em, ghi tên: Trần Cithare (cithare, tiếng Pháp là cây đờn cùng một họ với đờn tranh).

Khi lên máy bay, “em bé đàn” có nhân viên “ẵm” rồi cột dây an toàn. Tới giờ cơm, đàn cũng có phần. “Tôi nghĩ, mang theo đờn cũng như mang theo con nhỏ vậy”, ông nói.    

Làm bạn với đờn từ năm lên 6, đến nay tình thân của ông với đờn đã 84 năm. Tất cả những cây đờn đều được ông yêu thương, trân quý. Ông kể: “Tôi không bao giờ bước ngang qua đờn. Khi đờn xong, tôi xếp đờn trở lại để phía trước rồi cúi đầu chào nó”.

Dịu dàng như người mẹ

Hiện GS Trần Văn Khê đang sống và làm việc tại số nhà 32, đường Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Những người thân của GS đều định cư ở nước ngoài. Bên ông là những người trợ lý tận tụy…

Chị Nguyễn Thị Na, 41 tuổi, người chăm sóc GS 5 năm nay, nhận xét: “Thầy nghiêm khắc như người cha, độ lượng như người ông và dịu dàng như một người mẹ”.

“Những hôm tôi nấu ăn dở, thầy chỉ ăn ít hơn chứ không bao giờ chê. Những lúc tôi buồn nhớ gia đình, dù cố giấu nhưng bao giờ thầy cũng nhận ra và động viên ân cần”, chị Na kể.

Năm 2008, chị Na được một người đàn ông góa hỏi làm vợ. Trong lúc đang phân vân, chị nhận được lời khuyên của thầy: “Con nên suy nghĩ thấu đáo”. Đồng thời, thầy cũng đã chuẩn bị sẵn của hồi môn cho chị.  

Cân nhắc kỹ, chị đã quyết định không nhắm mắt đưa chân!

 

hegfw
Mồ côi từ nhỏ, lại là con cả nên ông sớm trở thành điểm tựa cho hai em, ngay cả khi các em đã trưởng thành.

 

GS kể, do mồ côi từ nhỏ, lại là con cả nên ông sớm trở thành điểm tựa cho hai em. Hồi nhỏ, mỗi khi em trai Trần Văn Trạch buồn, ông không bao giờ nói em: “Đừng buồn nữa” mà nhẹ nhàng ôm em vào lòng, vuốt tóc em, hát cho em nghe những bài em thích hay tập cho em bài mới.

Sau này, khi cả hai anh em đều đã hai thứ tóc, mỗi khi gặp chuyện không vui, ông Trạch vẫn tìm đến ông “để được anh Hai đờn vọng cổ cho em ca, để em còn biết em là ai”.

Em gái Trần Ngọc Sương luôn coi ông như một người mẹ. Bước vào tuổi cập kê, cô Sương thường tìm ông chia sẻ tâm tư. Cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm bền bỉ của anh trai nên khi gặp gỡ người con trai nào hơi lơ là, thiếu nhạy cảm, cô lại buồn.

Có lần, cô nói về một người bạn trai: “Người ấy giọng the thé, không phải giọng trầm giống anh Hai”. Ông bảo: “Em đừng nghĩ rằng, trên đời này có hai người giống nhau hoàn toàn. Em phải làm sao thích nghi với hoàn cảnh chớ không để hoàn cảnh thích nghi với mình”. 

Nhiều năm, ông đều nhận được lễ tạ ơn của em gái trong Ngày của mẹ. Bà Ngọc Sương kể, bà chưa bao giờ phải nhỏ nước mắt của thân phận mồ côi bởi đã có anh Hai là mẹ hiền.   

Muốn nói về âm nhạc, ngay trong phút cuối cùng…

Tháng 4/2009, căn bệnh thần kinh tọa tái phát khiến ông phải nằm liệt giường.

Thời gian đó, một vài người bạn thân quen của ông lần lượt về cõi vĩnh hằng. Tinh thần ông vốn không yên lại càng bất an. Đã có lúc ông muốn buông xuôi sức khỏe, không điều trị, không uống thuốc nữa…

Rất may, sau một tháng rưỡi nằm liệt, ông đã gặp được một y sĩ Đông y giỏi. Sau 3 tuần điều trị, ông đã có thể ngồi, đứng lên và đi được - dù khó nhọc.

Ở tuổi 90,
GS Trần Văn Khê trong một buổi nói chuyện.

 

Ở tuổi 90, dù phải ngồi xe lăn nhưng công việc của ông vẫn luôn bận rộn mỗi ngày: thu băng, đọc sách, tham gia các hội nghị, hội thảo… Với ông, công việc luôn mang lại những niềm vui bất tận.

“Ước nguyện hiện tại của tôi là có thể say sưa nói về âm nhạc, trong cả những phút cuối cùng được sống. Có những sự ra đi rất đẹp, như nhà thơ Đông Hồ ra đi khi đang đứng trên bục giảng, hay như nhà soạn kịch Pháp Molière chết khi đang đóng kịch. Tôi không thích ra đi trong đau ốm, làm khổ người này, người khác…”, ông sẻ chia tâm nguyện.

Phan Tú

http://bee.net.vn/channel/1988/201008/GS-Tran-Van-Khe-%E2%80%99Toi-khong-thich-ra-di-trong-dau-om%E2%80%99-1764141/

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010

Giới thiệu tự truyện "Những câu chuyện về trái tim"

Quyển tự truyện ở góc đọc sách quán cafe Sonic

Vào ngày 24/7/1981 nhân sinh nhật lục tuần của Giáo sư Trần Văn Khê, Giáo sư Trần Quang Hải gửi tặng người Cha kính yêu vài câu thơ chúc mừng tràn ngập niềm tự hào:
Trăm năm hiếm có bậc tài hoa
Năm châu nổi tiếng đàn dân tộc
Bốn bể vang danh nhạc nước nhà
Sự nghiệp vững bền nuôi chí lớn
Gia tài hun đúc nghiệp cầm ca
Đã gần 30 năm trôi qua,  ấy vậy mà cũng không có gì thay đổi với sứ mệnh của  Giáo sư Trần Văn Khê, đó là tiếp tục miệt mài công việc giới thiệu rộng rãi nét đẹp của âm nhạc dân tộc Việt Nam. Nhìn vào vô số giải thưởng, huy chương bằng danh dự cùng hàng loạt chức danh, nhiệm vụ của GS nhiều người thường lầm tưởng GS lúc nào cũng gặp may mắn, hưởng nhiều ưu ái đặc biệt hay có khả năng phi thường. Thực ra những thành công của Giáo sư đạt được là nhờ có 1 tấm lòng- tấm lòng thiết tha với tình yêu âm nhạc dân tộc VN. “Những câu chuỵên từ trái tim” quyển tự truyện mới nhất được First News ra mắt nhân sinh nhật lần thứ 90 của GS Trần Văn Khê sẽ cho chúng ta thấy một cái nhìn đầy đủ nhất của 1 con người mà cả cuộc đời đã dành hết tâm can cho 1 niềm đam mê duy nhất. 90 năm với bao chiêm nghiệm về cuộc đời, về những thăng trầm của cuộc sống, và với những nghị lực phi thường để vượt lên số phận đến với thành công, trong tập sách là những  tâm tình của một người Thầy dành hết lòng yêu thương để nhắn nhủ với các học trò qua những mẩu chuyện có thực của Ông.   [0.26-0.38]Quyển này là quyển thầy tâm sự, thầy nói tới thầy chọn lựa một số chuyện mà không phải nói câu chuyện đó để thuật câu chuyện đó mà nói câu chuyện đó để đưa ra một bài học….  
12 mẩu chuyện thú vị tưởng chừng rất giản đơn nhưng thấm đượm biết bao bài học quý giá, 1 số phận không may mắn khi mồ côi cha mẹ từ nhỏ, đến chuỗi ngày dài trải qua trong bệnh viện với cơn bạo bệnh thập tử nhất sinh tưởng chừng không qua khỏi, rồi cả những bài học về cách làm chồng làm cha, rất giản dị những chất chứa cả một tấm lòng. Một số mẩu chuyện trong quyển sách này đã từng xuất hiện sơ lượt trong bộ Hồi ký của GS Trần Văn Khê hay qua lời chuyện trò của Ông nhưng lần ra mắt này mới mẻ hơn, chi tiết hơn, sâu sắc hơn qua lối dẫn chuyện chân tình pha lẫn vài nét hài hước, dí dỏm. Lần giở từng trang sách độc giả sẽ khám phá và hiểu nhiều hơn về con  người cả cuộc đời đốt cháy hết mình cho lý tưởng giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam đến khắp năm châu bốn bể.   Trong mẩu chuyện “học như thể đời chẳng dài lâu”, GS truyền lửa đam mê học hỏi suốt cuộc đời đến các bạn trẻ vì theo ông “ngày hôm nay phải biết nhiều hơn ngày hôm qua và ít hơn ngày mai”. Ông nói:   
[09.08-9.47] mình phải học hoài hoài, châm ngôn của thầy ngày hôm nay biết nhiều hơn hôm qua và biết ít hơn ngày mai, hơn ở chỗ mình biết hơn nhiều, làm được nhiều việc hay hơn nhiều có nhiều đứa học trò hỏi thầy nếu đến chiều tối thầy không thấy có gì hay hơn thì sao, thầy nói thì đâu có gì khó, suốt ngày không có gì hơn hôm qua Thầy lấy từ điển học 7,8 tiếng nước khác, vậy là thầy hôm nay hơn thầy hôm qua 7, 8 tiếng. Nghĩa là phải có chủ định phải học. Không ngừng trao dồi kiến thức, rèn luyện ý chí bản thân. …    
Mỗi khi có dịp xem GS Trần Văn Khê nói chuyện chúng ta thường thấy vô số những chi tiết từ nhỏ đến lớn tích lũy từ thời thơ ấu được Ông trích dẫn một cách chính xác. Trí nhớ tuyệt vời này theo Ông thực ra bẩm sinh chỉ có 30%, còn lại đều nhờ vào nỗ lực tập luyện của bản thân. Cũng trong mẩu chuyện “học như thể đời chẳng dài lâu”, GS Trần Văn Khê sẽ chia sẻ với chúng ta bí quyết học bài mau thuộc mau nhớ và hơn hết là nhớ sâu, nhớ lâu các dữ kiện ấy. Với nguyên tắc học một nhớ ba, Ông vận dụng tất cả các giác quan tai nghe, mắt nhìn, tay viết, miệng đọc tập trung trong lúc học bài. Kiến thức đi vào qua 4 ngả thì thế nào cũng có một dữ liệu thành công đến đích bộ nhớ lưu trữ. Một thời điểm lịch sử thì nên nhớ một lúc vài sự kiện xảy ra trong cùng khoảng thời gian đó sẽ nhớ dễ dàng và nhớ được nhiều hơn. Hoặc những kinh nghiệm sáng tạo thú vị như giản dị hóa những sự kiện phức tạp, so sánh phân tích các dữ kiện, phổ nhạc các bài thơ, đặt thơ cho quy luật..   Qua thành công của bản thân cũng như từng tiếp xúc với nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới như nhạc sư Ravi Shankar, bậc thầy âm nhạc truyền thống Ấn Độ, Ông đưa ra lời khuyên chân thành trong mẩu chuyện “Hạt ngọc tâm hồn mang tên khiêm tốn”. Chúng ta đừng vì vài thành công vừa đạt được mà vội vàng tự mãn, tự kiêu rằng mình là giỏi nhất, là số một. Thực ra với quãng thời gian ngắn ngủi của đời người, những gì chúng ta đã biết, đã làm được chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi giữa thế giới rộng lớn vô hạn. Sự khiêm nhường cùng với tinh thần biết lắng nghe lời góp ý của người khác, biết lỗi thì nhận, thấy sai thì sửa sẽ giúp chúng ta hành động sáng suốt hơn và tiến xa, tiến nhanh hơn và nhận được sự tôn trọng, kính mến của tất cả mọi người.  
Trên quãng đường mấy mươi năm bôn ba khắp xứ người quảng bá cho âm nhạc dân tộc Việt, GS Trần Văn Khê đã vượt qua nhiều tính huống ngoại giao nhạy cảm, khó khăn. Mẩu chuyện cuối cùng “Cố gắng ứng đối trọng vẹn với người” gửi gắm đến chúng ta bài học ứng xử sâu sắc. Khéo léo chọn những lời nói hợp tình, hợp lý cùng thái độ mềm dẻo sẽ thuyết phục người ta thuận theo ý mình không bị mất lòng. Điểm đặc biệt trong cách ứng xử của Ông chính là không sử dụng “lời nói dối vô hại” ở bất cứ tình huống nào mà chỉ vận dụng tài ứng đối xử lý uyển chuyển của bản thân. Bài học này chẳng những chỉ ứng dụng trong nhửng trường hợp ngoại giao mà bất cứ lúc nào chúng ta cũng nên áp dụng để vừa ý người mà hạp lòng ta.    
Ở những trang cuối cùng của tập thơ chúng ta sẽ được thưởng thức những bài thơ duyên dáng của GS Trần Văn Khê sáng tác trong nhiều thời điểm như khai bút đầu năm, thơ tặng các con nhân dịp sinh nhật, thơ tự trào… hay sáng tác vui trong lúc quan sát mọi người trên chuyến tàu, trên sân ga. Ngoài những nội dung kể trên, quyển tùy bút còn chứa đựng nhiều thông điệp sống bổ ích khác GS muốn gửi gắm đến tất cả độc giả đặc biệt
[11.44-12.09] mục đích của thầy luôn luôn nghĩ tới giới trẻ nhiều hơn vì giới trẻ là tương lai, làm chủ đất nước, đào tạo lớp trẻ bản lĩnh, có được khả năng thì có thể đào tạo cho tương lai một số người tiếp nối những người bây giờ để làm cho đất nước mình đi lên…  
 Và con Người đã dành tình yêu lớn nhất của cuộc đời gắn với dân tộc với âm nhạc truyền thống gửi gắm hoài bão đến với chúng ta thông điệp quan trọng về bí quyết thành công trong cuộc sống [13.27-13.55] thứ nhất là thế này không bao giờ thối chí trước mọi việc, quyết tâm làm chuyện gì thì mình làm tự nhiên không ra có khó ra dễ. Luôn luôn tự tu thân tập luyện cho cơ thể, tập luyện cho tinh thần, mỗi cái gì cũng tập luyện [14.49-15.00] đối với thanh niên thầy nhắc nước Việt Nam là quan trọng, bản sắc Việt Nam là quan trọng, tinh thần Việt Nam là quan trọng, mình thương mấy cái đó biết mấy cái đó mà tự nhiên hành động [16.48-16.55]văn hóa Việt Nam làm văn hóa chủ, văn hóa nước ngoài là văn hóa khách [17.41-17.50]không phải nói Việt Nam cái gì cũng hay nhưng phải biết tự hào với những cái hay của Việt Nam, tự tin vào sức sống tiềm tàng của dân tộc.  
Các bạn độc giả thân mến, mỗi dòng chữ, mỗi lời tâm sự trong cuốn sách “Những câu chuyện về trái tim” chứa đựng những bài học cuộc sống chân tình của GS Trần Văn Khê như những sợi tơ vàng óng ánh quý báu được con tằm vất vả rút ruột kéo ra truyền lửa nhiệt huyết những tinh hoa quý báu nhất của cả cuộc đời dành trọn cho tình yêu với âm nhạc truyền thống dân tộc đến với những người trẻ của đất Việt thân yêu. Cuốn này này xứng đáng trở thành sách gối đầu giường dành cho tất cả chúng ta.   -HẾT-

Lê Ngọc Hân
Phát trên đài AM 610 MHz vào 17g30 ngày 27/07/2010 chương trình Tạp chí âm nhạc, bản phát thanh có chỉnh sửa vài chi tiết nhỏ.

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Education Systems




Sơ lượt hệ thống giáo dục Việt Nam & một số quốc gia

Sơ đồ hệ thống giáo dục một số quốc gia trên thế giới, tài liệu tham khảo có ích cho những ai nghiên cứu về giáo dục, tư vấn hướng nghiệp sinh viên học sinh hoặc các gia đình có dự định cho con "tị nạn giáo dục".


Nguồn:
Trích từ quyển 4 "Sơ lượt quá trình phát triển giáo dục của VN và một số nước trên thế giới" thuộc Bộ tài liệu hỗ trợ hiệu trưởng quản lý hiệu quả trường học của Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục SREM (Support to the Renovation of Education Management)

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Ngắm mặt trời lặn




Một buổi chiều tà ngắm mặt trời lặn từ cửa sổ trường mầm non Hoa Hồng Đỏ, cả khu Nam Long vắng lặng yên ả chìm trong bóng tối... Mặt trời khuất dạng sau phía chân trời và hắt lên vài ánh màu tiễn biệt

Chụp ngày 1/6/2010

Máy cùi Sony DSC W180

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Ngày buồn nhất trong năm

Tano
(tên chữ Hán là "Lạc" 楽) 

Sinh ngày 10/10/2001
Mất vào lúc 1h15 sáng 20/7/2010 (nhằm mùng 9 tháng 6 năm Canh Dậu)

Trùng với sinh nhật lần 5 của Mén 20/7/2005

Vô cùng đau buồn báo tin

Tài sản lớn nhất của tôi đã ra đi trong đau đớn

Sẽ ko còn hình ảnh Tano nằm đợi tôi về, dù ra ngoài 5 phút hay 1 ngày khi trở về tano đều vui mừng
Tano ơi!

Hôm qua Tano còn nằm ngủ dưới chân Bi, vậy mà từ hôm nay sẽ ko còn gặp Tano nữa

Tano ngoan, Tano là cục vàng thương Tano nhất, sao bệnh có mấy bữa Tano đã chống ko nổi

Mấy ngày Tano đau, Tano rên còn tưởng nhõng nhẽo, ngờ đâu mới ngồi bên Tano vài phút, đứng dậy quay lưng Tano đã đi rồi

Bi mở máy niệm A di đà Phật cầu nguyện cho Tano mà, sao ko đợi Bi mà đã tắt thở

Thương Tano quá, ... 
Nhớ ngày nào Tano cũng đòi đi chơi, cứ hứa gạt chở Tano đi mà ko chở, bỏ Tano vào nhà mặt Tano buồn hiu

Rủ đi chơi là chạy lại vịn xe đòi đi, vẻ mặt vui mừng

Nhớ hôm Tano bệnh, Bi ra mở máy xe Tano tưởng Bi bỏ đi khóc la lên phải vào dỗ

Hễ nhà có đám là phải trốn Tano, nếu ko Tano đòi phải ngồi kế bên mới chịu

Tano bệnh, mỗi ngày nhét Alaxan vào trứng cút, Tano thích ăn nuốt hết luôn

Bi xin má Mười 1 chén trứng cút để dành Tano uống thuốc, trứng cút còn nhiều sao Tano bỏ ra đi

Mới tuần trước cầm điện thoại Quỳnh Như chụp hình Tano còn mạnh lắm


Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2010

GS Trần Văn Khê thưởng thức bánh chưng gia đình Thái Hòa nấu nơi đất khách

Lá thư hải ngoại

Ngày hết quê xa vạn dặm trường….

Trần Tuyết Hoa

[trích …]

Anh Hai văn nghệ Trần Văn Khê ở Paris lại gọi điện ngay vào ngày mùng một chúc Tết một câu: “Em ơi, anh Hai bị bịnh tiểu đường nên không dám ăn nhiều, đêm giao thừa ngồi nhâm nhi mấy lát mứt gừng, vừa uống trà vừa viết lách sau khi thưởng thức một góc bánh chưng do gia đình em gói. Thật tuyệt! Cám ơn các em các cháu đã cho anh Hai cái không khí Tết của Việt Nam ngày nào…”

Tôi chúc Tết lại anh và nói: “Được anh Hai khen tụi em mừng. Anh Hai biết không, cháu Thái Hòa ngồi cnah nồi bánh chưng ngoài vườn suốt đêm vừa hát nhạc Trịnh Công Sơn cho đỡ lạnh đó, vui không? Chắc anh Hai còn nhớ hai câu thơ của Thiền sư Mãn Giác mà anh thường ngâm nga:

“Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

(Đừng tưởng Xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai)

Phải chăng cành mai đó là hơi ấm, là tinh thần của những người con đất Việt đang sống xa quê trên xứ người vào những ngày cuối năm nhung nhớ cội nguồn. Ai cũng muốn vươn lên một sức sống mới để con chái được kế thừa cái “nghệ thuật sống đẹp” của ông cha mình ngày xưa, những ngày đón Xuân ăn Tết dân tộc trên quê hương hay ở đâu đó trên quê người.

 

Cuối đông Giáp Thân

Tạp chí Kiến thức ngày nay số đặc biệt tất niên 

Số 522 (10/2/2005)

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Buổi giao lưu mừng Thượng thọ GS Trần Văn Khê

Start:     Jul 24, '10 7:00p
End:     Jul 24, '10 10:00p
Location:     Số 3 Nguyễn Oanh, Gò Vấp, TPHCM
Công ty văn hóa Phương Nam tổ chức buổi giao lưu thân mật mừng lễ thượng thọ 90 tuổi GS TS Trần Văn Khê đồng thời ra mắt tái bản bộ "Hồi Ký cua GS Trần Văn Khê" và bộ phim tài liệu "Trần Văn Khê người truyền lửa" khắc họa sâu sắc chân dung GS Trần Văn Khê

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

GS Trần Văn Khê với những “quà tặng” sinh nhật tuổi 90

(TT&VH) - Hãng phim Phương Nam vừa hoàn thành bộ phim tài liệu Trần Văn Khê - Người truyền lửa nhân dịp sinh nhật lần thứ 90 của vị GS, nhạc sĩ này. Trần Văn Khê - Người truyền lửa sẽ chính thức phát hành vào ngày 24/7 tới đây dưới dạng đĩa DVD. Bộ phim dài 37 phút sử dụng nguồn tư liệu do GS Trần Văn Khê và những người thân quen của ông cung cấp. Trần Văn Khê - Người truyền lửa do nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc biên kịch, Phạm Hoàng Nam đạo diễn, được thực hiện trong vòng một năm từ tháng 7/2009 đến 7/2010.

Cũng trong ngày 24/7 - ngày sinh GS Trần Văn Khê - lúc 19h tại Cà phê sách Phương Nam (3 Nguyễn Oanh, Gò Vấp, TP.HCM), Công ty Văn hóa Phương Nam sẽ tổ chức giao lưu chúc thọ GS Trần Văn Khê tròn 90 tuổi. Khách tham dự đêm chúc thọ GS Trần Văn Khê sẽ được mua tất cả các ấn phẩm về ông với giá giảm 20% kèm theo chữ ký của chính ông, vào cửa tự do.

Nhân dịp GS Trần Văn Khê tròn 90 tuổi, NXB Trẻ và Công ty sách Phương Nam cũng tái bản lần thứ nhất bộ Hồi ký Trần Văn Khê được in thành 2 tập (mỗi tập dày hơn 400 trang) thay vì 4 tập như lần xuất bản vào năm 2001. Lần tái bản này, Hồi ký Trần Văn Khê được bổ sung nhiều hình ảnh và tư liệu quý trong suốt cuộc đời gần một thế kỷ của ông.

Thanh Kiều
http://www.baomoi.com/Home/SachBaoVanTho/thethaovanhoa.vn/GS-Tran-Van-Khe-voi-nhung-qua-tang-sinh-nhat-tuoi-90/4532211.epi

Làm phim về GS Trần Văn Khê

(ANTĐ) - Với tên gọi “Trần Văn Khê - Người truyền lửa”, bộ phim sẽ khắc họa bức chân dung Giáo sư Trần Văn Khê - một nhà nghiên cứu, biểu diễn, thuyết trình tài năng và trên hết là một người truyền lửa âm nhạc dân tộc Việt Nam cho các thế hệ sau một cách bền bỉ không mệt mỏi.


Bộ phim tài liệu sẽ được phát hành vào ngày 24-7 nhân dịp sinh nhật thượng thọ 90 tuổi của GS Trần Văn Khê. GS Trần Văn Khê được biết với tư cách là người gìn giữ, tiếp tục duy trì và phát triển nhạc dân tộc. Ông đã tìm tòi, học hỏi nền âm nhạc các nước trong khu vực cũng như âm nhạc khắp toàn cầu để so sánh, đối chiếu cũng như giới thiệu đến bạn bè trên thế giới về nền âm nhạc dân tộc Việt Nam cho các thế hệ trẻ đã trở thành lý tưởng, lẽ sống suốt cuộc đời mình.

Nhân dịp này, Công ty Sách Phương Nam cũng tái bản Hồi ký Trần Văn Khê dày gần 900 trang (in thành 2 tập so với 4 tập như trước đây), bổ sung thêm một số hình ảnh và tư liệu quý giá trong suốt quá trình hoạt động âm nhạc của mình. Những câu chuyện âm nhạc từ khi ông chưa ra đời đến khi ông đã 90 tuổi, sống gần một thế kỷ với bao thăng trầm của thế giới. Sách do Nhà xuất bản Trẻ và Công ty Sách Phương Nam in ấn và phát hành.

Thành Công


http://www.baomoi.com/Home/SachBaoVanTho/www.anninhthudo.vn/Lam-phim-ve-GS-Tran-Van-Khe/4537902.epi


Phim tài liệu về Giáo sư Trần Văn Khê

(PL)- Ngày 24-7, hãng phim Phương Nam sẽ phát hành phim tài liệu Trần Văn Khê - Người truyền lửa nhân dịp thượng thọ 90 tuổi của Giáo sư Trần Văn Khê.

Bên cạnh hình ảnh quen thuộc: Một người nghiên cứu, biểu diễn, thuyết trình tài năng, bộ phim khắc họa chân dung Giáo sư Trần Văn Khê là người truyền lửa âm nhạc dân tộc Việt Nam cho các thế hệ sau. Ông đã tìm tòi, học hỏi nền âm nhạc thế giới để so sánh, đối chiếu và giới thiệu nền âm nhạc dân tộc Việt Nam cho bạn bè thế giới.

Cùng ngày, một buổi gặp gỡ thân mật nhằm chúc mừng thượng thọ Giáo sư Trần Văn Khê sẽ được tổ chức vào 19 giờ tại Café Sách Phương Nam (3 Nguyễn Oanh,  Gò Vấp). Nhiều thế hệ học trò của giáo sư sẽ biểu diễn nhạc cụ dân tộc trong chương trình này. Dịp này, Công ty sách Phương Nam cũng tái bản Hồi ký Trần Văn Khê, có bổ sung thêm một số hình ảnh và tư liệu quý giá trong suốt quá trình hoạt động âm nhạc của ông.

Khách tham dự có thể mua toàn tập Hồi ký Trần Văn Khê, phim tài liệu Trần Văn Khê - Người truyền lửa với giá ưu đãi giảm 20%, kèm theo chữ ký của  ông.

T.GIANG

http://phapluattp.vn/20100710124335615p1021c1082/phim-tai-lieu-ve-giao-su-tran-van-khe.htm


Khoảng trống phía sau thầy Khê

TT - Chuyến đi về Vĩnh Kim (Tiền Giang), quê hương của giáo sư - tiến sĩ Trần Văn Khê, là một phần quan trọng của bộ phim tài liệu Trần Văn Khê - người truyền lửa (kịch bản Nguyễn Thị Minh Ngọc, đạo diễn Phạm Hoàng Nam, Hãng phim Phương Nam sản xuất).

Đó chính là nơi sau khi mồ côi cha mẹ (mẹ là bí thư đầu tiên của chi bộ Đảng đầu tiên ở Vĩnh Kim, hi sinh), ông đã sống với cô Ba, cậu Năm... - những người bà con ruột thịt rất giỏi về đờn ca tài tử. Nhờ vậy từ 6 tuổi, ông đã chơi đàn kìm rất hay, được đề nghị ra Mỹ Tho “đấu xảo” ở một hội chợ nhưng gia đình không cho, sợ ông sớm sinh thói kiêu căng.

Trước mộ phần cha mẹ ở nhà thờ họ Nguyễn Tri (họ mẹ của ông, từ một nhánh của tổng đốc Nguyễn Tri Phương), thầy Khê rưng rưng nhớ lại thuở ấu thời. Trưởng thành trong một dòng họ hai bên nội ngoại nổi tiếng khắp vùng về ca nhạc tài tử (ông cố là Trần Quang Thụ, một nhạc sĩ cung đình Huế), thậm chí có gánh hát riêng là Đồng Nữ Ban, thầy Khê vẫn còn nhớ như in những bài ca, tuồng tích được viết riêng cho gánh hát này ngày xưa. Ông hào hứng ngồi hát cho con cháu nghe một bài Kim tiền trong vở Giọt lệ chung tình của ông cậu Nguyễn Tri Khương viết cho tiểu đồng, bị cà lăm mà vẫn đúng nhịp làm mọi người cười ngất.

Rồi trên thuyền xuôi dòng Sầm Giang về hướng Rạch Gầm như cách nay 69 năm (1940) ông đã tổ chức một chuyến du ngoạn trên sông nghe nhạc tài tử cho hai nhà thơ Xuân Diệu (lúc đó đang làm việc ở Sở Thương chánh Mỹ Tho) và Huy Cận, thầy Khê nhắc lại thuộc lòng bài thơ Xuân Diệu tặng ông:

Hỡi lòng ta nhớ Vĩnh Kim

Vầng trăng Chợ Giữa cái đêm buông thuyền

Rì rào dừa nước hai bên

Dòng sông mát lạnh ấm hiền lòng sông

Chúng ta trẻ lắm cùng chung

Say thơ mê nhạc đắm cùng thiên nhiên

Ấy đêm nhạc trỗi trên thuyền

Tiếng ca tài tử tiếng huyền tài năng...

Và thầy còn nhớ luôn câu hò mà người lái đò trêu chọc một cô gái trên bờ mở cửa đứng nhìn theo:

Hò ơ... Gió đưa con buồn ngủ lên bờ

Mùng ai có rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm...

Thật khó hình dung bộ nhớ siêu đẳng của người thầy nay sắp bước qua tuổi 89 (sinh 24-7-1921). Ông thuộc lòng hầu như tất cả sự kiện đã đến với đời mình, đặc biệt những gì về đời sống âm nhạc dân tộc, máu thịt của ông từ thuở nằm nôi...

Trên con đường làng mát rượi với hai hàng cây hai bên, một ông già 88 tuổi đơn độc tự lăn chiếc xe lăn đi về phía trước. Tấm lưng ông xa dần, khoảng trống phía sau ngày càng dài ra...

Đạo diễn hài lòng hô “Cắt!”, chấm dứt ngày làm việc thứ hai của đoàn làm phim ở Vĩnh Kim. Cảnh quay này dự định đưa vào đoạn kết của bộ phim. Càng làm việc với thầy Khê, càng kính nể sự uyên bác của ông (ba bằng tiến sĩ, lưu loát nhiều ngoại ngữ, đã đi qua 68 nước dự hàng trăm cuộc hội thảo về âm nhạc truyền thống thế giới...), những người làm phim càng thêm e ngại dù biết thầy rất nhiệt tình truyền vốn cho lớp học trò đi sau: sẽ khó tìm được ai nối bước sau ông. Một khoảng trống sẽ rất lớn và hầu như không thể bù đắp.

NGUYỄN THANH ĐỨC

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/326433/Khoang-trong-phia-sau-thay-Khe.html

Phát hành phim tài liệu "Trần Văn Khê - Người truyền lửa"

Ngày 24.7, Phương Nam Phim sẽ phát hành DVD phim tài liệu Trần Văn Khê - Người truyền lửa nhân dịp mừng thượng thọ 90 tuổi của giáo sư Trần Văn Khê.

Bộ phim (do Nguyễn Thị Minh Ngọc biên kịch, Phạm Hoàng Nam đạo diễn) khắc họa chân dung giáo sư Trần Văn Khê - một nhà nghiên cứu, biểu diễn, thuyết trình âm nhạc tài năng và trên hết là một người truyền lửa âm nhạc dân tộc Việt Nam cho các thế hệ sau một cách bền bỉ.

Nhân dịp này, Công ty sách Phương Nam và NXB Trẻ cũng tái bản Hồi ký Trần Văn Khê (in thành 2 tập sách so với 4 tập như trước đây). Trong lần tái bản này, giáo sư có bổ sung một số hình ảnh và tư liệu trong suốt quá trình hoạt động âm nhạc của mình. Ngoài ra, Công ty văn hóa Phương Nam tổ chức buổi lễ mừng thượng thọ giáo sư Trần Văn Khê vào lúc 19 giờ ngày 24.7 tại Cà phê Sách Phương Nam (Q.Gò Vấp, TP.HCM). Các thế hệ học trò từng được giáo sư dẫn dắt sẽ biểu diễn những ca khúc bằng nhạc cụ dân tộc trong chương trình.

Nguyễn Trâm Anh


http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201028/20100710222245.aspx

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Blog 365: Một dân tộc có 2 đội bóng


Đội bóng CHDCND Triều Tiên tại World Cup 2010 - những anh hùng chiến đấu bằng cả trái tim

Có thể nói, chừng mực nào đó, bóng đá cũng góp phần thể hiện bản sắc văn hóa của một dân tộc hay một quốc gia. Tại World Cup 2010 lần này, một dân tộc có 2 đội bóng tham dự mà các cầu thủ đều là những người Cao Ly (Korea), đó là CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc.

Không phải dân tộc nào cũng vinh dự như vậy. Về khả năng chuyên môn, cho dù là những đội bóng hàng đầu châu Á, cả Triều Tiên và Hàn Quốc, thành thực mà nói, vẫn còn “dưới đẳng” so với các đội bóng hàng đầu châu Âu hoặc Nam Mỹ.

Nhưng (điều này quan trọng), về tinh thần thì không ai có thể chê người Cao Ly hay Nhật Bản được. Bởi họ luôn tự đốt cháy mình vì màu cờ sắc áo, vì tinh thần dân tộc thượng phong. Xem họ đá như là trận chiến mà ở đó tinh thần đoàn kết thành một khối khá cao. Điều đó ai cũng nhận thấy không thể bàn cãi.

Đó là các dân tộc đã biết vượt qua sự nghèo đói, chiến tranh, tài nguyên thiên nhiên thì chẳng có gì đáng kể. Nhưng họ đã biết vượt lên đống tro tàn, trở thành những con phượng hoàng cất cánh... mà cả thế giới phải công nhận. Đó là vì họ luôn biết “đốt cháy mình” với tất cả niềm kiêu hãnh, tự tôn của một dân tộc. Họ luôn biết nâng niu, trân quý với những gì cha ông để lại dù là nhỏ nhất. Và họ luôn biết nhìn lại mình bằng một tấm gương trong suốt để thấy được “Bản lai diện mục” của mình, cho dù có như thế nào...

Nhật Bản sau thế chiến thứ hai, đã làm lại tất cả trên đống tro tàn mà thành tựu ngày nay đã chứng minh điều đó.

Nhưng những con người ấy luôn biết “yêu từ một cái cây trên hè phố cho đến một hồ nước nhỏ ngoại ô, bởi họ tìm thấy những điều kỳ diệu trong mỗi con người và biết lắng nghe những điều kỳ diệu ấy...” như một tác giả đã viết..

Nguồn bài viết http://www.thethaovanhoa.vn/133N20100630072653007T0/blog-365-mot-dan-toc-co-2-doi-bong.htm

Một số bài báo về đội bóng CHDCND Triều Tiên

http://www.thanhnien.com.vn/worldcup2010/Pages/201025/20100618094431.aspx

http://bongdaso.com/WCTeamInfo.aspx?ClubID=315

http://chuyentrang.tuoitre.vn/WorldCup2010/Ban-doc-voi-World-Cup/385667/CHDCND-Trieu-Tien-va-chuyen-chang-Romeo-phai-chet.html

http://worldcup.nld.com.vn/20100610103821487p1164c1166/bac-trieu-tien-doi-bong-bi-an.htm

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...