Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Tập tành làm món rau câu dừa

Hồi đó mình hay làm món rau câu nhưng chỉ là loại rau câu thường, năm nay có mấy lần qua nhà bạn Xuân xin nha đam về chế biến món rau câu nha đam nhưng món này mình ko ăn dc, chỉ làm cho vui. Bây giờ thì tập làm rau câu trái dừa, mát, ngon, bổ rẻ. Lần trước làm chưa quen nên ko ngon lắm. Bữa nay làm đã thành công hơn dù vẫn chưa ưng ý cho lắm.
Công thức là do mình nghiền ngẫm hướng dẫn trên mạng + tự chế
Đi chợ mua những nguyên liệu sau:
- 1 bịch agar 25 gram : giá 11k
- 200gram dừa nạo : giá 8k
- 3 trái dừa tươi : giá 27k (chọn trái to, già để có nhiều nước và cơm dày)
- 1 ống vani : 1k
- đường trắng : 200-300gram
[caption id="" align="aligncenter" width="640" caption="tùy theo ý thích muốn ăn dừa béo nhiều hay ít mà mua 200-300gram dừa"]tùy theo ý thích muốn ăn dừa béo nhiều hay ít mà mua 200-300gram dừa[/caption]
bữa nay mình chỉ muốn làm nhanh và đơn giản nên chỉ chuẩn bị vài món cơ bản như vậy thôi.
Cách làm
[caption id="" align="aligncenter" width="640" caption="3 trái dừa lấy được 2 lít nước để nấu rau câu"][/caption]
Bước 1: SƠ CHẾ
- Chuẩn bị 2 nồi để nấu rau câu
- Nồi lớn chứa 2 lít nước lấy từ 3 trái dừa. Bỏ 3/4 agar vào nước dừa ngâm khoảng 30 phút - 1 tiếng để tan ra.
- Nồi nhỏ đổ vào 500ml nước thường, bỏ phần agar còn lại vào ngâm khoảng 30 phút.
- Ngâm trước khi thế này bột rau câu sẽ mềm ra và tan trong nước nhanh hơn. Lúc ăn sẽ có cảm giác rau câu mềm mại tự nhiên. Bí quyết này mình học của 1 cô dạy nấu ăn trên tivi.
[caption id="" align="aligncenter" width="640" caption="Ngâm 3/4 agar trong nước dừa khoảng 30p - 1 tiếng"]Ngâm 3/4 agar trong nước dừa khoảng 30p - 1 tiếng[/caption][caption id="" align="aligncenter" width="640" caption="Ngâm phần agar còn lại trong 500ml nước lọc"]Ngâm phần agar còn lại trong 500ml nước lọc[/caption][caption id="" align="aligncenter" width="640" caption="bỏ dừa nạo vào thố"]bỏ dừa nạo vào thố[/caption][caption id="" align="aligncenter" width="640" caption="Cho 1 ít nước ấm vào để vắt lấy nước cốt dừa"]Cho 1 ít nước ấm vào để vắt lấy nước cốt dừa[/caption][caption id="" align="aligncenter" width="600" caption="để dành chút xíu dừa nạo trang trí cho rau câu"]để dành chút xíu dừa nạo trang trí cho rau câu[/caption] Lưu ý chỉ cho 1 ít nước ấm thôi, bữa nay mình lỡ tay cho nhiều nước nên nước cốt dừa bị loãng (ít béo), lên màu rau câu ko đẹp. Nhớ lấy tay bóp, trộn đều để lấy dc nhiều nước cốt đậm đặc.Bước 2: nấu rau câu- Bắt nồi nước dừa lên nấu trước, vặn lửa lớn cho nhanh sôi, vừa nấu vừa khuấy đều để rau câu tan đều, đến khi gần sôi thì giảm nhỏ lửa. Sau khi sôi ùn ục, nhìn nước rau câu trong vắt ko còn thấy hạt lợn cợn thì vặn nhỏ lửa, bỏ đường vào. Nhớ nêm cho đến đường thấy thật ngọt hãy ngừng bởi vì khi rau câu nguội độ ngọt sẽ giảm bớt khoảng 30%. Sau khi đường tan thì cho 3/4 ống vani vào- Nồi nhỏ nấu tương tự như trên. Khi đổ thì pha nước cốt dừa vào, nhớ múc ra pha riêng chứ đừng đổ hết nước cốt dừa vào nồi vì nồi rau câu để trên bếp có thể hâm lại khi rau câu bị đông mà chưa kịp đổ hết. Nếu pha nước cốt dừa vào khi hâm lại rau câu sẽ ko ngon nữa.Bước 3: đổ rau câuTùy theo ý thích của bạn có thể đổ 1 lớp rau câu nước cốt dừa trước rồi đổ rau câu dừa lên hoặc đổ theo lớp xen kẽ. Nhớ chú ý thời gian đông của rau câu nếu đổ nhiều lớp.Kinh nghiệm của mình là lớp rau câu nước cốt dừa sẽ đông nhanh hơn lớp rau câu dừa.Cơm dừa mình bào nhỏ trang trí ở trên. Mình đổ nhiều khuôn, có khuôn trang trí bằng cơm dừa, có khuôn trang trí bằng dừa nạo[caption id="" align="aligncenter" width="640" caption="Đổ nhiều lớp rau câu xen kẽ, tầng trên trang trí bằng cơm dừa"]Đổ nhiều lớp rau câu xen kẽ, tầng trên trang trí bằng cơm dừa[/caption][caption id="" align="aligncenter" width="640" caption="Rau câu nước cốt dừa xắt nhỏ trộn chung với rau câu dừa"]Rau câu nước cốt dừa xắt nhỏ trộn chung với rau câu dừa[/caption][caption id="" align="aligncenter" width="600" caption="Lớp cơm dừa"]Lớp cơm dừa[/caption][caption id="" align="aligncenter" width="600" caption="Trang trí bằng dừa nạo"]Trang trí bằng dừa nạo[/caption]Bữa nay bị ho nên ko ăn thử dc khuôn đổ rắc dừa nạo lên trên, hy vọng là ăn ngon. Để mời cả nhà ăn thử rồi xin ý kiến.Chúc các bạn chế biến món rau câu dừa thành công & nhớ chỉ lại cho mình vài bí kípChuột Nhắt     

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Đau xót thân phận gia cầm, gia súc

Mấy bữa nay tin tức đăng hàng lậu, nhìn qua tựa ko đọc kỹ. Bữa nay coi tin tức thấy xe hàng nhập lậu gà mà đau xót. Những con gà bị nhét vô những chiếc lồng nhựa nhỏ xíu, chen chút. Có mấy con chui đầu ra nhìn xung quanh hốt hoảng.

Cùng là động vật sinh sống trên trái đất, gia cầm, gia súc dù ngô nghê không có trí thông minh như con người nhưng chúng cũng biết đau, biết buồn, biết vui. Sao con người đối xử tàn tệ với chúng như vậy.

Mỗi lần ra đường thấy những xe chở gia súc chật hẹp mà đau lòng. Ở nước ngoài, loài vật được đối xử tử tế hơn trước khi trở thành món ăn của con người. Ở VN con người tàn nhẫn quá.



Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Hoa mười giờ e ấp dưới nắng mai

Mami yêu hoa, thích trồng hoa nên trong nhà, trước sân lúc nào cũng có hoa khoe sắc. Con gái mami cũng nhiễm bệnh yêu hoa của má (có điều con gái lười chăm sóc cây).

Vườn hoa nhà mình là khoảng lề đường nho nhỏ trước cửa nhà, đủ thứ hoa kiểng được mami xếp chen chút. Trong số hoa kiểng, mình thích hoa mười giờ nhất. Cố gắng tìm đủ loại mười giờ về trồng. Sáng nay dẫn xe ra để đến trường thì thấy hoa đang nở: đủ sắc màu: trắng, hồng, cam, đỏ... tần ngần ngắm rồi rút điện thoại ra chụp vài tấm hoa mười giờ xinh xinh.

23g45' rồi, ngồi xem lại mấy tấm hình chụp hồi sáng, tự dưng buồn buồn gõ google ra kết quả bài hát "Hoa Mười Giờ", hồi nhỏ mình thích nghe bài này lắm. Hồi đó đâu biết gì, chỉ nghe ca sĩ rồi hát theo chẳng hiểu gì cả. Bữa nay nghe lại cảm giác nằn nặng trong lòng. Tiếng cô Giao Linh hát nghe da diết làm sao!

  


Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

CÔ LÝ.... ĐI SỨ !

Tác giả: Ngô Nguyệt Hữu

Mấy hôm nay trời hư đất lộng, mưa gió sùi sụt. Phương Bắc giông trước rước giông sau, phương Nam hậu lãng thôi tiên lãng, đại khái là sóng sau đè sóng trước, nước tràn nước. Tang thương là điềm đang được dự báo, nhưng cô Lý không quan tâm đến điều đó. Không phải cô Lý không thương người, cô Lý từng bật khóc trước mặt bà cụ ngoài lục tuần cơ mà. Có đứa gở mồm bảo việc cô Lý khóc vì thương người hôm ấy, giống kiểu "tiểu thư con quan, vừa ăn thịt bò vừa xót người đói". Cô Lý đang rất bận, cô Lý chuẩn bị vì thể diện quốc gia mà đi sứ.


1. Vương đại nhân, làm quan cực phẩm, đăng đàn nói một câu triệu người thỏa lòng. Đập tay phán một lời trăm họ mãn nguyện.

Nguyễn quan nhân, phẩm hàm thấp kém, ít khi được xướng họ xưng danh. Bỗng dưng tiết thu này, hứng chí chọc tay khoáy nước, xoa chân dựng tóc, miệng vàng lời ngọc, xuống chiếu phong cô Lý làm sứ. Nguyễn quan nhân bảo: "Người ta có tâm, cứ để người ta làm. Đừng rộn chuyện, hỏng việc của quan". Tự dưng, lại nhớ câu đối của cụ Trạng xưa: "Lợn cấn ăn cám tốn/ Chó khôn chớ cắn càn". Có liên quan gì nhau đâu, nhỉ. Tính tôi giờ lẩn thẩn, nhớ gì viết nấy thôi, không dám có ý xỏ xiên nào khác. Xin Nguyễn quan nhân rộng lượng suy xét.


Nguyễn quan nhân bảo, cô Lý là người nổi tiếng, trên thông nghiệp diễn, dưới biết phù vân, ngang rành danh vọng, dọc hiểu thị phi. Cô Lý tài sắc vẹn toàn, tâm tánh đoan trang... không cử cô Lý đi sứ không lẽ cử cô Mai đi thế hay sao?


Thật ra, cô Mai cũng tài, cô Mai cũng xinh. Nhưng tiền thì cô Mai lại thiếu. Cô Mai ngoài cái thân để bán nhằm làm từ thiện thì có gì đâu. Mà cái việc đi sứ ấy, mỗi năm ngốn ngân khố hàng tỉ tỉ đồng, thằng dốt như tôi đếm cả đời có khi còn không xong vì nhầm tới lẫn lui. Giờ cô Lý đi sứ, tiền cô ấy tự bỏ ra, ghì hình viết ký cô ấy tự lo lắng, ăn ngủ đi lại cô ấy tự vẹn toàn... thì hà cớ gì mà không phong cho cô ấy đi sứ.


Phải biết, đất nước đang thời kỳ lạm phát. Giá vàng hết tăng rồi giảm, giá đô hết giảm rồi tăng, giá xăng hết lên lại xuống... Thậm chí, giá rau muống đang ngấp ngưỡng bằng giá rau sạch tại Tân Gia Ba (tức Singapore). Nguyễn quan nhân lo lắng tiền tài của quốc gia, làm quan như thế là có tâm, làm cha mẹ dân như thế là có tầm. Vậy mà, không hiểu sao bọn rảnh chuyện lại bàn này kia kia nọ, khiến Nguyễn quan nhân buồn rầu, ngủ không yên, ăn không ngon, nghe hát kém vui, uống rượu mất thú, ngắm cảnh không nhàn...


Có thời đại nào lạ như thời đại này không. Mình làm chuyện chân chính, chỉ một lòng vì lợi ích chung, mà người ta bảo mình tình riêng tư lợi. Lại bảo mình mượn hoa hiến Phật, lại vu cho mình sân trước sân sau, phòng nhỏ phòng to, bà lớn bà bé, con riêng con chung...


Mà mình thì đâu cần những thứ ấy. Cô Lý xinh thế, mắt môi này, dáng người này, khuôn ngực này, nhan sắc này, sắc vóc này... Ô, mê ly đời sống có đáng gì. Một lần thôi cũng đủ là trăm năm. Mình có cần nhiều hơn một lần đâu.


Nguyễn quan nhân vừa nhớ vừa mỉm cười. Câu hát réo rắt từ đám ca kỹ dưới nhà vọng lên nghe sao êm tai vậy... Tình yêu đó, dung nhan của người, xin trả cho đời, xin trả cho người, riêng cô Lý này, dành lại cho tôi (Vô cùng xin lỗi nhạc sĩ Lam Phương - NV).


Nguyễn quan nhân tự nhủ. Ờ, thì có thời cô Lý áo quần không kín đáo, khoe da thịt ngoài bãi biển ở Nha Trang, nhưng đó đã là chuyện xa xưa. Ờ, thì cũng có lần, cô Lý mặc áo cổ hơi trễ, lấy cái phồn thực đè chết thằng tướng Tây gì đấy, nhưng đó là chuyện ngoài ý muốn. Ờ, thì cũng có lần, cô Lý vui mồm, bảo mình đóng vai chính trong bộ phim nhảm nhí của thằng đạo diễn lắm râu ấy vậy mà sau cùng chỉ được mỗi vai diễn nhỏ xíu, nhưng đó là sự cố có gì đâu mà to tát...


Ờ thì cũng có lần, người ta bảo cô Lý cứ căng người khoe hàng này kia kia nọ. Nhưng mà có gì đâu, cô Lý có thì cô Lý khoe. Ta đây làm quan, muốn khoe hàng mà có hàng đâu mà khoe.


Hôm qua, nghe cô Lý hứa. Đợt này cô Lý sẽ tình tang tang tình sau khi mùa trăng đã qua, sau khi cô Lý đi sứ về... Mà không biết cô Lý có nhớ lời hẹn này không nữa.


Thật ra, cô Lý đi sứ có một năm chứ mấy. Thôi thì ta vì nàng, cô Lý ơi! Chịu giấu mặt vào cái phồn thực né dư luận cũng được mà. Miệng gần tai, đứa nào chửi đứa đó nghe. Còn ta có cái gần cô Lý, ta vui biết là bao nhiêu.


Ôi, cô Lý! Cô khiến ta nhớ thuở trẻ trai.


2. Cô Lý, gần ba mươi. Mặt thanh mũi tú, miệng đỏ mắt xanh, tóc nâu da trắng. Dáng người đẫy đã, chỗ nhô ra đã nhô ra, chỗ thụt vào đã thụt vào, tịnh không thể chê vào đâu được.


Đây đâu phải là lần đầu cô Lý đi Tây mà mọi người ầm ĩ vậy. Cô Lý, năm mười bốn hoặc mười tám tuổi đã từng sang châu Âu ngắm tuyết. Cô Lý rời nước mình, để đi học hoặc để lấy chồng là điều không ai dám xác tín. Có độc giả nhắn tin cho tôi bảo, cô Lý ngày xưa học hành không giỏi giang. Tôi có trả lời, người đẹp mà cũng cần học vấn ư. Đây là thời đại nào thế nhỉ? Nhan sắc không cần bằng cấp, ông có hiểu không.


Cô Lý về nước, cô Lý làm diễn viên. Người sao vai diễn vậy. Cô Lý nổi tiếng sau cái vai kinh doanh nhan sắc mà kịch bản là của gã nhà văn lớn tuổi, chơi với tôi cũng thân thân. Ngồi uống rượu uống rượu với nhau, tôi nhìn lão cười cười. Giả vờ say, quàng vai hỏi một câu không thể thô bỉ hơn: "Thế cô Lý là làm sao?". Lão đáp nửa đùa nửa thật: "Tóm lại, trên dưới đều kinh cả".


Chuyện về cô Lý tôi biết cũng nhiều, viết cũng đã lắm. Thậm chí, tôi còn nhớ mang máng cô Lý mang tiền rải từ Hồng Kông sang tận Việt Nam để rước anh chàng điển trai là diễn viên nổi tiếng sang nước mình, bá vai bá cổ chụp hình vài kiểu xong... biến mất. Cô Lý rất thích đánh đu với người nổi tiếng.


Cô Lý chưa chồng. Mấy tay người Mỹ gốc Việt bảo: "Phụ nữ có chồng mà chưa có con, xem như con gái". Còn cỡ như cô Lý thì cứ xem như là thanh tân. Cô Lý rất cao sang...


Cô Lý hay kể về người mẹ nuôi nào đó ở ngoài biên giới Việt Nam. Cô nói tiếp về người cha nuôi là dân ngoại quốc. Đại khái, cô có cả cha nuôi lẫn mẹ nuôi, còn anh em nuôi không nghe cô báo cáo. Phàm, như tôi vẫn thường thưa cùng bạn đọc, có con nào nuôi mà không để ăn thịt đâu. Hy vọng, cô Lý được nuôi chỉ để kiếm danh vọng.


Hôm xưa, có cô siêu mẫu nước mình theo chồng bỏ cuộc chơi. Chồng của siêu mẫu là đại gia đóng nhãn hiệu Hoa Kỳ, biết nói tiếng Việt. Chồng vợ được ít lâu, siêu mẫu đi đường siêu mẫu, đại gia rẽ lối đại gia. Đồn đoán rằng sau lúc từ tình yêu chuyển thành tình hận gì gì đó, đại gia mỗi tháng phải cung cấp cho siêu mẫu 3 tỉ để nuôi con. Đồn thế, chẳng biết có đúng không.


Siêu mẫu buồn, siêu mẫu bảo đại gia không vượt qua được bản năng của giống đực. Nên thôi, đường anh anh đi anh đi, đường tôi tôi đi tôi đi, kỷ niệm đành tan theo tháng năm.


Ai là người đánh thức bản năng giống đực của đại gia?


Đương nhiên, đó là một phụ nữ. Tất nhiên, người phụ nữ đó rất đẹp. Dĩ nhiên, cái đẹp phồn thực. Mà cô Lý, có cả ba điều đó.


Coi như tôi làm phép tam đoạn luận lừa bạn đọc đi, bạn đọc cứ tự hiểu lấy.


Mà hình như, cô Lý rất thích đàn ông đã có gia đình. Có lần, cô ấy đã hai tay túm hai người, xé nát tổ ấm của một nam diễn viên gốc Bắc.Cái này, tôi đã nói, nên xin phép không lạm bàn.


Một cộng một bằng hai. Hai thêm hai là bốn. Một người làm cho bốn người phải đau khổ đến mức bán thân bất toại như cô Lý, không dễ mấy ai làm được.


Cô Lý đêm qua đi dự tiệc. Cô Lý đeo đồng hồ. Cô Lý cẩn hoa tai. Cô Lý cười cười nói nói bảo: "Một nữ công nhân làm tăng ca, 16 giờ mỗi ngày, lương tháng chưa đến 3 triệu, thương tình lấy chẵn số. Không ăn, không uống, không thuê nhà trọ, không bệnh hoạn, không chi tiêu, không mua sắm.. thì mỗi năm tính luôn tiền thưởng lễ tết được khoảng 40 triệu. Một thập kỷ vị chi là 400 triệu. Ờ, thì một thế kỷ rưỡi họ sẽ sắm được cái đồng hồ như cô Lý thôi. Còn hoa tai, rẻ hơn. Chỉ cần 15 năm là mua được". Lại che miệng mỉm cười như má phấn gặp phong lưu.


Cái khoản sang trọng cô Lý có thừa. Nhà cô Lý đẹp, kim cương cô Lý có hàng đống. Đến bảy hãng trang sức nổi tiếng nhất thế giới về kim cương cô Lý còn lấy rổ rá sang bên ấy mua mang về bên này để làm cửa hàng kinh doanh. Vậy mà, đứa nào rảnh chuyện thêu thùa đơm đặt, ăn không nói có, ăn ốc nói mò, ngậm máu phun người, ném đá giấu tay, gắp lửa bỏ áo bảo cái đồng hồ của cô lý giá chỉ hơn 300USD xíu. Nói thế mà không biết ngượng à... Xía, bà thèm vào.


Rõ là chán mớ đời!


3. Trở lại chuyện cô Lý đi sứ. Trước đây, nhớ có lần cô Lý than cô Lý bận trăm công nghìn việc, đến mức không có thời gian để mà yêu chứ đừng nghĩ đến chuyện quan tâm đến dư luận.


Vậy mà, giờ cô Lý gạt bỏ tất cả, từ kinh doanh cho đến luyến ái, từ sàn diễn cho đến đời thường... chỉ để hằng ngày ngồi máy bay đến chỗ này thăm người kia, đến chỗ kia thăm người nọ, xọ từ bên đông xọ sang nốt bên tây. Mà là đi không có tiền cát-sê, không hưởng lương, chỉ làm không lấy phước thôi đó, còn lại phải bỏ tiền ra nữa chứ. Làm phận sự quốc gia mà, có phải chuyện hái dưa lặt rau, chơi đồ hàng banh đũa đâu mà giỡn được.


Thôi thì chúc cô Lý thuận buồn xuôi gió, chân cứng đá mềm, đi đâu về đấy. Tôi sẽ đáp ứng yêu cầu của quan nhân về việc cô Lý đi sứ là hãy cho cho cô Lý một cơ hội để chứng minh. Hơn nữa, khi nghe cô Lý than: "Em có tiền, em có năng lực, em có điều kiện, tại sao không cho em làm", tôi cầm lòng không đặng.


Vốn dĩ yếu điểm của tôi cả tin, nhất là khi cô Lý hứa: "Tôi không dùng tiền để mua danh đại sứ". Đồng ý chuyện này, nhưng có điều, cái gì không mua được bằng tiền, có thể mua được bằng nhiều tiền hơn. Cái gì không mua được bằng nhiều tiền hơn, có thể mua bằng thứ khác mà, hén cô Lý! Cô thử mua bằng tình chẳng hạn, biết đâu đấy.


Lại nhớ câu đối của cụ Trạng xưa "Trời sinh ông tú Cát/ Đất nứt con bọ hung"...


Giờ thì, Trời sinh ra cô Lý...



Ngô Nguyệt Hữu
http://inlook.vn/entertainment/prett...su--a6929.html

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Âm nhạc dân tộc: quảng bá hay không quảng bá

Sáng thứ 6 22/7, nhờ cầm tờ báo Phụ nữ TPHCM lên đọc mới biết vài thông tin về chương trình Hội ngộ đàn tranh lần 2. Sau đó tìm hiểu 1 chút thì biết năm nay bán vé với các mức giá 100.000-200.000-500.000đ.
Rồi tình cờ biết được vé đang ế dù ngày mai 23/7 đã biểu diễn. Search 1 vòng thấy chỉ có vài bài báo đưa tin và đăng sát ngày diễn.

Theo báo PN thì "E-mail của NSƯT Phạm Thúy Hoan ngoài tiêu đề “Hội ngộ đàn tranh lần II – 2011” chỉ vỏn vẹn tấm ảnh poster của chương trình và dòng nhắn gửi nhờ thông tin hỗ trợ. Điều đó hoàn toàn khác so với những liveshow ca nhạc tràn ngập thông cáo báo chí với lắm lời văn hoa và hình ảnh nghệ sĩ như dội bom hộp thư của giới phóng viên"
 nghệ sĩ Hải Phượng vẫn không khỏi trầm ngâm khi nói về ước mơ quảng bá âm nhạc dân tộc
...

Đọc bài này, bỏ tờ báo xuống, mình suy nghĩ ít nhiều... bởi vì có nhiều sự mâu thuẫn giữa ước mơ và cách thực hiện.

Các nhà âm nhạc dân tộc theo nghề phải vất vả khó khăn bởi kiếm được ít tiền, ít khán giả ủng hộ, giới trẻ ko hiểu, ko yêu nhạc truyền thống...

Phần lớn lý do là bởi cách quản lý tầm vĩ mô, bởi phương pháp giáo dục, bởi sự tấn công ồ ạt của nhạc trẻ, nhạc nước ngoài cùng vô số những loại hình giải trí mới mẻ, hiện đại khác.

Bởi vậy, nhạc dân tộc sống & cạnh tranh 1 cách èo uột. Còn vất vả hơn cả cải lương vì dẫu sao cải lương vẫn còn kha khá người hâm mộ sẵn sàng bỏ vài trăm đến hàng triệu đồng mua vé xem thần tượng ca diễn.

Nhưng nói qua nói lại thì "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Sự thành công vang dội chinh phục cả thế giới của K-Pop (nhạc HQ) trong thời gian ngắn chính là nhờ đội ngũ quảng bá chuyên nghiệp. Rất nhiều người, như tôi và mọi người trong gia đình, nghe nhạc HQ như sự tra tấn. Vậy mà bọn nhóc thì say mê như điếu đổ những thần tượng ẻo lả son môi, nhảy nhót sành điệu, nụ cười hút hồn... Tất cả được nhào nặn và bước lên bục vinh quang nhờ 1 hệ thống đào tạo hỗ trợ mạnh mẽ.

Những bước nhảy điệu nghệ, những ca từ mềm mại hay mạnh mẽ, những ánh mắt cuốn hút,... công nghệ hình ảnh, âm thanh đỉnh cao... 

Bước về ao nhà, hàng loạt ca sĩ già trẻ bé lớn với đủ thể loại từ sang trọng đến bình dân làm ngây ngất các khán giả từ đồng quê đến thành thị. Nghe câu dân ca, bài vọng cổ ngọt đến nao lòng,...
>>> Tại sao người ta thích, người ta mê vậy? Theo cá nhân tôi, có lẽ vì người ta hiểu... người ta cảm qua giai điệu, người ta hứng thú với lời ca, người ta thích thú với vẻ ngoài của người nghệ sĩ, ... Dĩ nhiên, chỉ có ít ỏi khán giả có khả năng hiểu giá trị nghệ thuật của nghệ thuật vọng cổ cải lương, của nhạc vàng, nhạc tiền chiến, nhạc đương đại, ...

Và con số khán giả hiểu được cái hay, cái đẹp, cái tài hoa của đàn tranh, của âm nhạc dân tộc còn hiếm hoi hơn.

Bởi vậy, theo thiển ý của tôi, trong cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt này, âm nhạc dân tộc hãy chịu khó học hỏi công nghệ quảng bá - lăng xê để tiến ra cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, quan trọng nhất là giúp cho khán giả nghe 1 câu đờn biết thế nào là hay, là dở. Biết phân biệt các tiếng đờn. Biết câu rao, nhịp phách. Người ta nghe hiểu rồi, người ta mới thích, mới yêu, mới thương & mới đến với nhạc dân tộc

Tại sao người ta phải mất công tìm đến khi mà xung quanh có sẵn hàng trăm món hấp dẫn mời mọc suốt ngày đêm trên truyền hình, truyền thanh, internet, biển hiệu, báo chí, ...

Hãy chịu khó tiếp thị âm nhạc truyền thống thay vì ngồi đợi người ta đến với mình như cách làm của nhà hát Trúc Mai 

Học miễn phí nhạc dân tộc

TT - Nhà hát Trúc Mai của “gia đình sáo trúc” Đinh Linh - Tuyết Mai đã từ lâu không còn xa lạ với người yêu nhạc dân tộc trong và ngoài nước (“Chuyện kể về nhà hát Trúc Mai”,  Tuổi Trẻ ngày 11-4-2010).

Sau lần ra mắt lần đầu tiên vào năm 2009 nhận được phản hồi tích cực từ nhiều phía, NSƯT Tuyết Mai tiếp tục dự án dạy nhạc dân tộc miễn phí bắt đầu từ ngày 15-7 kéo dài đến 18-9 tại nhà hát Trúc Mai (104 Phạm Viết Chánh, phường 19, quận Bình Thạnh, TP.HCM).

Đây là lớp học nhạc dân tộc miễn phí dành cho tất cả mọi người quan tâm đến văn hóa truyền thống. Hơn 40 học viên sẽ cùng nghệ sĩ Tuyết Mai tìm hiểu về các loại nhạc cụ, lịch sử nhạc dân tộc cũng như nhạc lý căn bản vào chủ nhật hằng tuần.

Lớp học nhạc dân tộc trong ngày khai giảng 15-7 - Ảnh: L.N.

>> Những sân khấu tại gia

Đến với lớp học đặc biệt này mỗi học viên đều có một lý do riêng. Có bác sau khi về hưu tìm đến lớp học như cách để thấy mình vẫn còn có ích với cuộc sống. Có bác cựu chiến binh đến với lớp để nối lại ước mơ học nhạc từ thuở xưa mà vì chiến tranh đã không thể theo đuổi.

Hay như bạn Ngọc Quyên, sinh viên năm 2 khoa Hàn Quốc học, ĐH KHXH&NV TP.HCM, thì lý do chỉ đơn giản mình là người VN phải biết gì đó về âm nhạc VN. Những mái đầu bạc xen lẫn đầu xanh ngồi cạnh nhau cùng chia sẻ sự trân trọng với dòng nhạc dân tộc.

Với nghệ sĩ Tuyết Mai, mục đích của khóa học kéo dài hai tháng này chỉ giản dị là giúp người học gọi đúng tên và hiểu đúng cách chơi của nhạc cụ dân tộc VN. Đây cũng là điều những người tâm huyết với nhạc dân tộc trăn trở.

Không bi quan vào tương lai của nhạc truyền thống, qua nhiều năm nghiên cứu và biểu diễn, nghệ sĩ Tuyết Mai khẳng định giới trẻ không quay lưng với nhạc dân tộc, thậm chí nhu cầu được tìm hiểu là rất lớn.

Vì lý do đó, lớp học đặc biệt này ra đời như một điểm đến để từ đó nhạc dân tộc có thể lan tỏa vào đời sống hôm nay sâu rộng hơn.

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Am-nhac/446775/Hoc-mien-phi-nhac-dan-toc.html



Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Biển Long Hải 7-8/5/2011




Bao lâu rồi mình không ra biển nhỉ? Một năm rồi. Năm ngoái ghé Ninh Chữ trên đường đi Đà Lạt cùng trường Hoa Hồng Đỏ (2010). Ninh Chữ lúc đó lạ lắm, không giống Ninh Chữ ngày xưa mình đi năm 1998. Lâu quá rồi mà... Lần đó ngắm biển chẳng vui vẻ gì bởi mình bị say xe nên rất là mệt, lại chẳng chơi thân với ai, lủi thủi 1 mình ngắm biển

Năm nay lần đầu trở về Long Hải, hồi nhỏ (khoảng năm 96, 97 gì đó) mình đi Long Hải cùng gia đình, đường đi lúc đó hoang sơ, còn vô rừng chơi nữa. Long Hải trong ký ức mình là 1 bãi biển vắng tanh, quyến rũ con nít vô cùng...

Long Hải chuyến đi lần này đối với mình lạ lắm..... & mình thích Long Hải hơn VT. Long Hải yên ắng, thanh tịnh, bình dị... không ồn ào xô bồ... mình có thể đi bộ thoải mái dọc theo bãi biển, đi bộ dọc con đường dẫn đến biển, sáng - trưa-chiều-tối... hoạt động ở LH diễn ra chầm chậm thư thả.... cảm giác an toàn. thanh bình........

có điều biển LH dơ bẩn quá, nhiều rác quá..... chắc là mấy hotel, motel, resort thải nước trực tiếp ra ngoài...

Ước gì biển LH trong xanh như bầu trời LH

21h41p T2 20/06/2011

Phao thi trắng xóa nhìn không ra!


Mình lười đọc mấy tin thi tuyển Đại học, thi tốt nghiệp bởi năm nào cũng có thế, chẳng thay đổi gì nhiều........ hôm bữa ghé mắt qua xem thì vẫn điệp khúc phao trắng phòng thi....... "trắng xóa" mới đúng chứ...... trắng tới mức người coi thi & giám thị ko nhìn thấy. 

Tuần trước lớp TKT làm bài kiểm tra, mỗi bàn 2 người vừa đủ ngồi..... 1 số người nghỉ học mấy buổi, vừa vào bị bắt làm bài ngay.... Thầy JC phát đề, nói yêu cầu phòng thi, xong ngồi chơi..... tất cả đều làm bài nghiêm túc, ko tiếng động, tập trung vào bài của mình, ko ai ngó nghiêng gì cả........... lớp học theo phương pháp của Tây có khác... 

Mấy cô giáo trường mình cũng đang kỳ thi cuối học kỳ & tốt nghiệp đại học, toàn là dân vừa học vừa làm, đi học để lấy bằng chuẩn theo quy định & được nâng lương... nghe kể rằng ít ai nuốt hết bài nổi, vô lớp mấy GV lớn tuổi toàn  quay bài.....

Vậy đó........!


Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Chuyên nghiệp & khách quan

Tuần trước, mình xem phim CSI 11 trên kênh AXN, Raymond Langston (dv Laurence Fishburne) đã có những câu thoại khiến mình suy nghĩ. Langston có cùng gen bạo lực di truyền giống 1 tên tội phạm sát nhân. Nhưng ông ta ko dùng gen di truyền để biện minh cho hành động tội ác mà cố gắng vượt qua bản năng, trở thành 1 công dân lương thiện phục vụ cộng đồng. 

Ngoài ra, tình cờ mình xem 1 đoạn ngắn trong chương trình "So you think you can dance 7" cũng trên AXN. Sau phần trình diễn của 1 nam thí sinh (mà sau này đã lọt vào vòng chung kết), khi BGK hỏi thăm về đời tư, anh ta đã kể trong sự xúc động rằng động lực tham gia cuộc thi & học nhảy là vì người em trai song sinh bị liệt bẩm sinh. Anh nhảy vì người em, vì cả 2, anh ta luôn cảm thấy ân hận khi cả 2 sinh cùng lúc mà người em lại chịu thiệt thòi.

BGK chia sẻ cảm xúc cùng thí sinh trong thời gian ngắn. Sau đó, BGK đề nghị rằng "chúng ta sẽ bắt đầu làm việc một cách chuyên nghiệp". Rồi đưa ra những nhận xét chính xác về vũ đạo, hướng dẫn anh ta cách luyện tập,... 

Đó chính là cách làm việc của nước ngoài, nghiêm túc và khách quan. Cả trong những gameshow giải trí lẫn nghiên cứu khoa học.

Còn ở VN, lúc nào cũng cả nể, xuề xòa, bỏ qua, luộm thuộm trong tất cả các khâu, các lĩnh vực. Mọi người tự dễ dãi với bản thân cũng như dễ dãi với mọi người xung quanh. 

Thực ra, chỉ cần một số người làm việc nghiêm túc & đề nghị partner hợp tác thì tình hình sẽ có cải thiện. Hy vọng trong tương lai rất gần người VN sẽ làm việc chuyên nghiệp hơn và bỏ tật đổ thừa hoàn cảnh, thông cảm một cách lãng xẹt hoàn cảnh của người nào đó thay vì đánh giá 1 cách khách quan



Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011

Gửi những bạn gái đã, đang và sẽ lấy chồng

Trưa ngày hôm qua, một lần nữa tôi phải ngồi chịu trận nghe thuyết giảng về vấn đề "chồng con", anh bạn đó đã dùng mọi lý lẽ tấn công tôi, ép buột tôi phải lấy chồng... dường như việc "tôi không kết hôn" ngay bây giờ khiến tôi trở thành một tội đồ...

Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội... tất cả búa rìu dư luận bủa vây những cô gái "chưa chồng"... chiều thứ 5, họp lớp, 2 bạn trai chưa vợ, 4 bạn gái chưa chồng và 2 cô đã có con... thế là cô nàng đã có chồng con hớn hở khoe thành tích 24 tuổi lấy chồng, 25 tuổi có con, còn 1 đám 27, 28 đang ngồi ế chỏng ra đây... 

Tại sao chúng tôi ko được quyền hưởng không khí tự do hạnh phúc, tại sao chúng tôi phải lấy chồng vì sức ép gia đình, xã hội? Tại sao chúng tôi phải lấy chồng khi chúng tôi chưa muốn phải ràng buột với một người nào đó đến cuối đời?

Và một lý do cũng không kém phần quan trọng, tại mấy anh chàng kia không chịu cưới chúng tôi... một đôi trong lớp yêu nhau cả chục năm, hình như đã sống chung từ lâu, nhưng anh chàng đó vẫn ko chịu cưới, còn cô bạn tiểu thư trắng trẻo xinh đẹp có hàng tá người yêu thì cũng "chịu" vì hắn ko chịu cưới tao

Mà mấy cô bạn lấy chồng sớm của tôi thế nào nhỉ? chắc phải gọi là MÁY ĐẺ, bởi cưới về là giục đẻ, có vài cô chưa tròn 30 ngày đã cấn bầu, ốm ghén.

Nhỡ mà nhịn đẻ 1-2 năm thì ôi thôi, cả họ hàng 2 bên, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp, xã hội lại bu vào mà thắc mắc, mà hỏi han, mà thúc giục... khổ! quan tâm chi mà lắm thế... thiếu điều chưa đứng ngay giường để hướng dẫn.

Lắm người lại bảo, chúng mày cưới đại đi, tiền bạc gì, làm vài mâm cũng dc, đợi có tiền thì biết đến chừng nào... 

Đám cưới - đời người con gái chỉ có 1 lần - ai chẳng mơ có 1 đám cưới hoành tráng nở mày nở mặt - mà cũng có mấy người đủ sức chịu đựng "dư luận", đạp đổ dư luận để làm 1 đám cưới nho nhỏ, tuềnh toàng...

Mấy cô làm chung với tôi kìa, cái đám cưới nho nhỏ của họ được các chị em đồng nghiệp thỉnh thoảng lại lôi ra bình luận đủ kiểu... mà những 2 năm sau họ còn bàn tán... "bia miệng thế gian"... còn gia đình thì ôi thôi, chuyện cách đây vài chục năm mà cứ giỗ quảy, họp mặt gia đình là lại nhắc... nhai tới nhai lui nhiều đến mức gần như tôi ko muốn xuất hiện ở những chỗ đông người thế này nữa.

À, mà tại sao tôi phải nghĩ đủ lý do để thuyết minh cho tình trạng "CHƯA CHỒNG" của mình nhỉ?

Hỡi các cô bạn đáng yêu... hãy bình tĩnh... tương lai là của chúng ta, cuộc đời là của chúng ta... không việc gì phải cuống cuồng bởi chưa bị trói buột với 1 gã nào đó... hãy thưởng thức từng giây phúc tự do tuyệt đẹp của cuộc đời, 20 có vẻ đẹp của 20, 30 cũng có vẻ đẹp của 30, 40, 50 cũng còn sức quyến rũ... đúng không nào......... 

Dưới đây là bài viết của NGUYỄN GIANG, nguồn cảm hứng cho entry này

http://www.bbc.co.uk/blogs/vietnamese/2011/04/gia-dinh-ch-nghia-1.html

Gia đình chủ nghĩa là gì?

Đó là quan niệm coi gia đình là trọng, là lý tưởng sống, và là lẽ thường của cuộc đời.

Điều này đã là truyền thống ngàn đời tại Việt Nam, thể hiện qua nhiều câu ca dao tục ngữ:

Nhờ ơn cô bác giúp lời
Chị em giúp của, ông trời định đôi

Hay:

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng

Nếu hôn nhân được tôn vinh như vậy thì tốt quá. Có gì mà tôi phải suy nghĩ mông lung chứ.

Tôi e rằng chính quan niệm ấy đang đẩy nhiều người trong chúng ta vào xu hướng lấy vợ lấy chồng cho xong, cho "hoàn thành nghĩa vụ cách mạng".

Thế nên đến tuổi hai mươi mấy, nhiều cô gái chàng trai Việt đã yên bề gia thất. Người nào trên ba mươi tuổi mà "chưa có gì hết" thì bị bạn bè chọc là "hàng ế, tồn kho, mất chìa khóa". Áp lực xã hội, gia đình, và của chính bản thân những người còn "solo" vô cùng lớn.

Theo số liệu bỏ túi của báo The Economist, năm 2010 thì Việt Nam xếp hạng tư trên thế giới vì có tỷ lệ người đã lập gia đình cao nhất. Theo đó, cứ mỗi 1000 người thì Việt Nam ta có 12.1 người đã thành hôn. Việt Nam chỉ đứng sau Mông Cổ, Đảo Cayman, và Bermuda trên lĩnh vực này.

Mặc dù tỉ lệ lập gia đình cao là thế, nhưng vì sao cũng tại Việt Nam, dường như xuất hiện ngày càng nhiều những mối hôn nhân lừa dối, không thật sự hạnh phúc? Ví dụ, tháng 5/2010, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, ISDS công bố kết quả điều tra về thói quen tình dục của đàn ông Việt Nam cho thấy 43% nam giới đang sống trong hôn nhân "đã và đang có quan hệ tình dục" bên ngoài. Phải chăng khi người ta đến với hôn nhân vì những lý do khác thì khi những lý do khác ấy không còn thuyết phục nữa thì người ta dễ dàng ruồng bỏ hôn nhân, hoặc trói buộc nhau trong hôn nhân không hạnh phúc!

Hôn nhân: Đi đâu mà vội mà vàng?

Tại sao lại có hiện tượng này? Dĩ nhiên đây là một câu hỏi lớn và sẽ mở rộng đường dư luận cho các bạn bình phẩm thêm. Trước hết, theo quan sát của tôi, hiện tượng này có lẽ là hệ quả của ít nhất là ba nguyên nhân sau:

Thứ nhất, đó là sự mất lòng tin của xã hội vào các chủ nghĩa khác. Khi người ta mất lòng tin vào những giáo điều, lý tưởng xa xôi, người ta có khuynh hướng vin vào gia đình mình, xem đó như điểm tựa để lấy lại lòng tin, lòng yêu thương và vun đắp cho hy vọng tương lai.

Thứ hai, áp lực gia đình - dòng họ lên việc "xây dựng gia đình" nhằm hợp thức hóa việc duy trì giống nòi rất lớn. Gia đình là nền tảng để người ta tích lũy, xây dựng, đôi khi tới mức "vun vén" sao cho gia đình mình được no đầy, ấm êm, còn bên ngoài xã hội thì nhiều khi "sống chết mặc bây". Gia đình còn là hình thức "hợp thức hóa" các quan hệ nam nữ ngoài hôn nhân trong điều kiện tình dục ngoài hôn nhân vẫn còn là điều cấm kỵ lớn tại Việt Nam.

Thứ ba, áp lực từ chính bản thân những người còn độc thân tạo ra cho mình cũng không kém phần quan trọng. Nhiều người độc thân trước trào lưu lấy chồng lấy vợ ồ ạt có thể cảm thấy "không trọn vẹn", lạc lõng khi chưa tìm ra một nửa của mình nên đôi khi "nhắm mắt đưa chân" cho xong, cho hợp với xu hướng của thời đại.

Thông điệp về hôn nhân cho đôi William - Kate và cho chúng ta

Giữa bối cảnh đó, thông điệp về hôn nhân của Giám mục phận London dành cho William và Kate có gì khiến tôi suy nghĩ?

Xin trích nguyên văn lời ông nói tại hôn lễ hôm nay:

"Be who God meant you to be and you will set the world on fire." Marriage is intended to be a way in which man and woman help each other to become what God meant each one to be, their deepest and truest selves.

Tạm dịch sang tiếng Việt:

Hãy là chính mình theo ý của Thượng Đế và bạn sẽ thắp sáng lửa trên khắp thế gian. Ý nghĩa của hôn nhân là giúp cho người nam và người nữ hỗ trợ nhau cùng trở nên con người mà Thượng Đế muốn họ trở thành - nghĩa là những bản ngã chân thật và sâu sắc nhất.

Ta hãy tạm gác qua những đề cập về Thượng Đế ở đây mà hãy chú trọng vào nội dung "người nam và người nữ hỗ trợ nhau cùng trở nên những bản ngã chân thật và sâu sắc nhất."

Theo thiển ý của tôi, khi người nam người nữ đến với nhau và giúp nhau trở nên những con người thật hơn, tốt hơn với đúng bản chất của mình thì hôn nhân của họ sẽ được thăng hoa. Gia đình của họ sẽ ấm êm và là nền tảng, tế bào của xã hội bền vững.

Bằng không, họ dễ phải sẽ dối lòng mình, dối nhau để đạt cho bằng được những tiêu chuẩn, kỳ vọng phù du mà gia đình và bản thân họ đặt ra cho nhau.

Đối với những ai còn độc thân vừa theo dõi đám cưới này: có lẽ trước khi tìm một nửa của mình, hay trong khi tìm một nửa kia của mình thì bạn hãy cố tìm cho ra bản thân mình trước. Để khi kết hợp với nửa kia thì hòa hợp và trọn vẹn. 

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Nên hiểu vì sao họ “phát cuồng” vì thần tượng?

Câu chuyện “Phát điên vì thần tượng, nên không?” đã nhận được rất nhiều ý kiến chỉ trích, phê phán sự hâm mộ cuồng nhiệt của các bạn trẻ nhưng không ai chịu đặt và trả lời câu hỏi tại sao họ lại phát cuồng như vậy?


Tôi không phải là người hâm mộ ban nhạc Super Junior. Vì thế, tôi từng rất nhạc nhiên và lạ lẫm khi thấy các bạn trẻ Việt Nam đã gào thét, khóc lóc như thế nào khi nhóm nhạc này đến Việt Nam hồi tháng 3 năm ngoái. Họ đến từ một đất nước khác, hát những ca từ không phải ai cũng hiểu nhưng phải thừa nhận rằng trước nay chưa từng có sao Việt nào có được sự hâm mộ cuồng nhiệt đến như vậy!

Tôi đem thắc mắc này đến hỏi một người bạn vốn rất yêu thích nhóm nhạc này và cô ấy trả lời rằng: “Hãy nghe và hãy xem rồi sẽ hiểu”. Quả thật, tôi không biết tiếng Hàn, chưa từng nghe nhạc Hàn nhưng khi nghe thử một ca khúc nổi tiếng của ban nhạc này, tôi đã có cái nhìn khác.

Dù nhóm nhạc khá đông nhưng họ phối hợp rất tuyệt vời cả về vũ đạo lẫn âm nhạc. Giai điệu sôi động, trang phục bắt mắt, vũ đạo nhuần nhuyễn và điêu luyện cho thấy sự đầu tư của họ rất đáng nể.

Trở lại câu chuyện vì sao bạn trẻ Việt Nam lại cuồng nhiệt họ đến mức như vậy, tôi lại chợt nghĩ về nền âm nhạc của nước mình. Chúng ta cũng có nhạc trẻ, nhạc teen, nhạc thị trường, đủ cả. Thế nhưng tìm được một ban nhạc, một ca sĩ đủ sức khuấy động người hâm mộ như vậy thì chưa hề có. Đó mới thật sự là câu hỏi cần xem xét.

Gào thét, khóc lóc, chen lấn để được xem thần tượng của mình chỉ là một trong những cách bày tỏ cảm xúc và lòng hâm mộ của mình. Cũng giống như bạn gào lên sung sướng khi xem đội bóng mình yêu thích ghi bàn hay rơi nước mắt khi họ thua trận. Hâm mộ và bày tỏ tình cảm với người mà mình hâm mộ có đáng để phê phán? Trong khi cái đáng lên án ở đây chính là việc nhiều bạn trẻ bỏ học, nhịn ăn nhịn uống để dành tiền hay rủ rê bạn bè lấy cắp tiền bố mẹ để đi xem thần tượng mà thôi.

Nhiều người cho rằng hâm mộ thần tượng nước ngoài, nghe nhạc nước ngoài là sính ngoại. Nhưng rõ ràng khi các bạn trẻ ấy không tìm được cái mà mình mong đợi ở chính đất nước của họ thì việc tìm đến và đeo đuổi một nền giải trí khác là điều tất yếu. Nhưng dù thế nào thì chúng ta cũng đừng nên nhìn nhận các nhóm nhạc xứ Hàn theo hướng cách tiêu cực. Họ đã làm được điều mà chúng ta không làm được.

Khiến hàng ngàn người có thể rơi nước mắt, vì sung sướng hay vì tiếc nuối là điều không dễ. Phải chăng nền giải trí xứ nhà vẫn chưa đủ mạnh hoặc đã đủ lớn nhưng lại chưa đáp ứng được nhu cầu của các bạn trẻ? Câu hỏi này đáng để chúng ta suy ngẫm trước khi hỏi vì sao họ lại phát cuồng như vậy!

PHƯƠNG THANH


Nguồn: http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/437046/Nen-hieu-vi-sao-ho-%E2%80%9Cphat-cuong%E2%80%9D.html

----------

Một ý kiến thú vị, một góc nhìn mới, có lẽ là câu trả lời khá chính xác cho những người đang thắc mắc tại sao giới trẻ điên cuồng vì thần tượng "ngoại". Cháu gái của tôi cũng khóc vì ko được mẹ mua vé đi coi Suju, tụi nó ở nhà suốt ngày nghe nhạc Hàn tra tấn lỗ tai cả nhà. Tụi nó cười, khóc, hú hét theo thần tượng. Còn bạn bè cùng lớp, trước khi Suju đến VN... khóc, Suju đến cũng .... khóc (vì mừng), xem Suju diễn cũng .... khóc (vì sướng), Suju về nước cũng .... khóc (vì tiếc)

--------

Ngày xưa tôi cũng có thời vụng dại ngây ngô như bọn nhóc này... nhưng sau khi tốt nghiệp lớp 12 thì mọi thứ chấm dứt... rồi sau này tôi ko còn nhiều hứng thú với lĩnh vực âm nhạc đương đại của VN cũng như thế giới nữa.

--------

Chúng ta xem những ý kiến phía dưới bài viết nhé!

Vì họ tài năng 
09/05/2011 9:20:14 CH
Tôi không yêu SuJu vì họ đẹp, mà tôi yêu SuJu vì họ tài năng, họ biết yêu thương và biết trân trọng tình cảm của người khác dành cho mình. Cảm ơn tác giả đã viết bài báo này. Đây cũng chính là suy nghĩ của fan chúng tôi nói chung và ELF nói riêng mà muốn mọi người hiểu.
PEETEUK_SUJU
Tôi khóc khi bóng đá nước nhà thất bại 
09/05/2011 7:41:55 SA
Tôi chỉ khóc khi đội tuyển Việt Nam thua trận thôi. Còn lý do giải thích tại sao họ phát cuồng là vì cảm xúc tuổi mới lớn là như vậy, tôi dám chắc rằng ai cũng có một thời mơ mộng, rồi những cách thể hiện thái quá đó sẽ biến mất khi con người ta dần già đi thôi.
KATHY
Thần tượng 
08/05/2011 11:27:58 CH

Tình yêu của E.L.F không bắt đầu từ ngoại hình, mà bắt đầu từ trái tim. Trước đây , mình cũng chẳng biết gì về suju , vì họ quá đông và nhìn cách ăn mặc lại kì lạ. Tìm hiểu rất nhiều, coi những show của Suju, mình thấy trái tim của họ thật sự rất ấm áp, đó là điều mà không phải nhóm nhạc nào cũng có thể thấy được. Họ luôn bận rộn với những công việc đến kiệt sức, nhưng nhìn xem, họ mỉm cười và vẫy tay chào với các fan của mình. Phát cuồng vì thần tượng ư? Đó không phải là sự điên rồ đâu, nó chứng tỏ cảm xúc thật sự của con tim.

Super junior đã đem lại những cảm xúc đó cho E.L.F - những người bạn mãi mãi của họ bằng chính con tim của mình. Giọng hát, vũ điệu của suju đều mang theo những tình cảm thật sự, xuất phát từ tận đáy lòng. Bài hát đó như dành riêng dành riêng cho fan vậy. Vậy E.L.F yêu mến suju thì có gì sai? Lặn lội đến SVĐ là sai sao? Có một trận bóng đá chiến thắng, hàng ngàn người chạy ra ngoài đường ăn mừng chiến thắng. Họ tự hào về đất nước của mình và đó là cách bày tỏ. Và E.L.F cũng đơn giản như vậy, có xô đầy, chen lấn và hò hét.

Nhưng những điều mà V-E.L.F làm đầu phải chỉ có sai, mình cùng những bạn khác thu dọn rác sau khi tổ chức xong biểu diễn. Gíup đỡ fans nước ngoài cách đặt vé, khách sạn. Học fanchant, đem theo stick rợp sân vận động. Tuổi trẻ mỗi người không phải kéo dài bất tận, mà chỉ ở một mức giới hạn. Phải làm rồi mới có thể biết nó là đúng hay là sai, giống như phải là nó ta mới hiểu được hết giá trị. Đúng hay sai có lẽ Suju và cả E.L.F không quan tâm lắm đâu. Nhưng xin những người nói như vậy hãy suy nghĩ: Liệu có bao giờ các bạn ở trong trường hợp đó chưa? Và chắc gì mọi người không làm vậy.


LYLY
Đúng, đúng, vô cùng đúng...! 
08/05/2011 11:05:22 CH
Đến nay, tôi mới nghe được một nhận xét rất đúng về xu hướng hướng ngoại của giới trẻ hiện nay trong làng giải trí. Tôi không thể nói gì hơn vì bài viết đã nói đúng và đầy đủ những bức xúc của giới trẻ (hay chính tôi) khi bị phán rằng: "thích hướng ngoại!".
THÀNH ĐỢI


Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Bong bóng xà phòng


Tối nay lục tung phòng để xếp đi những kỷ niệm và sắp xếp lại đồ đạc, tình cờ tìm thấy cuốn sách những bài hát tiếng Nhật. Cuốn sách nay đã cũ, mực phai, nhớ về một thời xa xưa... Cứ tưởng đã trả hết chữ cho thầy cô, ai dè cũng còn sót lại chút ít.

Mở vài trang ra thấy có bài SHABON DAMA bọt bong bóng xà phòng...

những ngày thơ trong trẻo ùa về... bọt bong bóng bay cao, bay xa như những ước mơ trẻ con... và gió đưa bọt lên mái nhà, lên với mây trời và tan biến

Mình gõ lại lời bài hát
Shabon dama tonda,yane made tonda. Yane made tonde, kowarete kieta. Shabon dama kieta, tobazunikieta. Umarete suguni, kowarete kieta. Kaze kaze fukuna, shabon dama tobaso.

しゃぼん玉 とんだ やねまで とんだ

やねまで  とんで こわれて きえた

しゃぼん玉 きえた とばずに きえた

生まれた  すぐに こわれて きえた

風 かぜ  吹くな しゃぼん玉 とばそ



Người xưa đâu tá!

Chú Kiệt, (cháu ngoại cụ Hồ Tá Bang) GS Trần Văn Khê - bà Sáu Tường Vân
(Ảnh: Ngọc Hân)

Từ khi má sanh tôi ra cho đến nay, tôi sống lại ngôi nhà trên đường Phan Chu Trinh. Con đường nhỏ quẹo vào đường nhà Thầy tôi cũng là đường Phan Chu Trinh... và tôi bất ngờ khi có cơ hội gặp gỡ và nói chuyện với một nhân chứng lịch sử liên quan đến quá trình đấu tranh cách mạng của cụ Phan Chu Trinh. Người đó là cô Sáu Tường Vân, bạn thân của Thầy Khê, con gái của Hồ Tá Bang, là nhân sĩ yêu nước thời cận đại.

Chiều hôm qua 16/2/2011, tôi đến nhà thăm bà Tường Vân. Và may mắn được Bà kể câu chuyện của gia đình có truyền thống yêu nước và về cụ Phan Chu Trinh.

Quan điểm tranh đấu của cụ Tây Hồ như thế này:
- Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh
- Kêu gọi trí thức Tây học về nước đấu tranh bất bạo động.

Thực hiện theo tư tưởng của cụ Phan, cụ Hồ Tá Bang cùng anh em bạn bè lập nên Liên Thành Thương Quán để có kinh phí  "khai dân trí" tại trường Dục Thanh, nơi dạy con em nghèo và yêu nước kiến thức tiến bộ văn minh và tinh thần yêu nước.

(xem chi tiết http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ty_Li%C3%AAn_Th%C3%A0nh)

Và cho đến ngày nay, con cháu cụ Hồ Tá Bang đã đạt được nhiều thành tựu như bác sĩ Hồ Tá Khanh, con trai cụ tham gia đấu tranh cách mạng, viết sách y khoa và tác phẩm sử học Thông sử liên thành
(xem chi tiết http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=N0NDQTBDMEI&key=B%C3%A1c+s%C4%A9+y+khoa+H%E1%BB%93+T%C3%A1+Khanh&type=A0&stype=0)

Đặc biệt, gia đình họ Hồ đã hỗ trợ nhiều quỹ học bổng cho các cháu học sinh ở quê nhà, khuyến khích học tập theo tư tưởng truyền thống của cha ông. Cháu nội cụ Hồ Tá Bang, ông Micheal Hồ Tá Khanh (tên ở nhà là Quốc), đem kỹ thuật thủy lợi về vùng quê Bình Thuận khô cằn sõi đá để giúp cho nông dân xứ Phan Thiết, Bình Thuận canh tác đỡ nhọc nhằn hơn. Tôi vô cùng xúc động khi nghe bà Sáu Tường Vân kể ông Hồ Tá Khanh nói rằng "quyết đem hết tài sản về giúp quê hương, không để rơi một đồng xu ở xứ người"...

Đẹp thay truyền thống yêu nước, yêu quê hương của một gia đình trí thức, con cháu tiếp nối di nguyện của cha ông, chăm chỉ học tập & cống hiến tài năng góp phần giúp đỡ dân tộc với tất cả tấm lòng.

"Người xưa đâu tá hãy giúp thiếu niên dũng cảm
Người xưa đâu tá hãy giúp nổi gió mưa lửa hồng
Người xưa đâu tá hãy giúp cho dân Lạc Hồng!"
(Trích tác phẩm người xưa đâu tá của cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước)

Người xưa đâu, người xưa đây......... đã về với dân Lạc Hồng

Chú thích:
Các bài viết về Hồ Tá Khanh (hay Hồ Tá Quốc)
http://pontvk.org/chuong-trinh-khac/nang-c%E1%BA%A5p-dung-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-d%E1%BA%ADp-saloun-binh-thu%E1%BA%ADn
http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Ong-tay-lam-thuy-loi-o-Binh-Thuan/31216
http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=679&news_id=36685

Các chi tiết về cụ Phan Chu Trinh, cụ Hồ Tá Bang tìm trên google sẽ thấy.

Lúc trước tôi từng viết 1 bài cũng lấy tựa là "Người xưa đâu tá!", bài viết ấy như câu hỏi, còn đây là câu trả lời
http://lengochan.multiply.com/journal/item/172

20g50' thứ năm 17/2/2011

Ngọc Hân


Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Chuyện riêng tư!

Tối hôm qua có 1 bạn (sn 89) nhảy vào chat với tôi vì lý do thấy tôi trong list email của Gmail.
Không hiểu sao bạn trẻ này đi tắt đón đầu, bỏ qua những quy tắc xã giao lịch sự thông thường mà hỏi ngay:
chị làm ở đâu  
nhiêu tuổi
chị có học tiếng hoa
hay làm ở cty nào có sử dụng tiếng hoa  
đúng ko
Tôi hơi bối rối tí xíu bởi bạn trẻ này và và trả lời thẳng rằng "mình ko quen nhau, và cũng ko có gì cần trao đổi. và cũng chẳng có việc gì phải trả lời những câu chất vấn ấy"
Có lẽ lúc đó tôi bực mình vì đã gần 23h tối mà bị quấy rầy như thế nên trả lời hơi khó chịu
Và dĩ nhiên bạn trẻ kia đã bảo rằng chỉ muốn hỏi thăm mà tôi dữ quá...

............
Vừa lúc nãy khi vào blog của 1 người, trong dòng cuối người đó ghi rằng "đã tìm thấy niềm vui trong cuộc sống",... ở phía dưới có 1 comment tò mò và muốn biết đó là niềm vui gì? Có lẽ bạn này không quen chủ blog nên mới hỏi như thế...
...................
Dạo này chẳng biết sao tôi khá bực mình với những người hay tò mò chuyện riêng tư của người khác........có lẽ do bản thân tôi khá kín kẽ chuyện riêng tư của mình...... và có lẽ tôi mệt mỏi khi mọi người ngày càng ít quan tâm đến người khác......... và có lẽ tôi chán nản khi tâm sự rắc rối của mình mà người ta nghe rồi bỏ quên tôi hay làm cho tôi đau hơn.... và có những người chẳng có giây phút nào rảnh để nghe tôi nói.

...............
Cuộc sống quá bận rộn đến mức chẳng ai còn thời gian dừng lại để nghĩ cho người khác... có phải thế không nhỉ? hay tại tôi là đứa có quá nhiều thời gian trống trải nên cảm thấy sự cô đơn bao vây?
...........................
Vậy mà... có một người...... một người luôn nói rằng mình sẽ bận rộn đến khi giã từ cuộc sống......... một người mà tôi đứng bên cạnh như một hạt cát nhỏ bên ngọn núi Thái Sơn... và ngọn núi ấy đã dành thời gian quý giá quan tâm đến tôi, an ủi và giúp tôi băng bó vết thương bên trong......Người đã lắng nghe & thấu hiểu những gì tôi đã và đang chịu đựng...

Cám ơn Người - Phật Di Lặc giữa trần gian.


Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Bún bò chị Na




Sáng thứ sáu ngày 21/1/2011, đến nhà Thầy Khê để được chú Kiệt hướng dẫn sử dụng máy scan phim âm bản, dương bản. Đến trưa được ở lại dùng món bún bò Huế chị Na nấu đãi chú Kiệt, cháu cô Sáu Tường Vân. Chị Na còn lấy chai rượu quý ra mời mọi người uống trong bữa ăn.
Trong khi trò chuyện, Thầy Khê nói chuyện về món ăn Việt Nam, về tên gọi món thịt kho hột vịt, về câu chuyện của gia đình,... mọi người trao đổi rất thú vị.
Chụp lại vài tấm hình kỷ niệm dịp được ăn bún bò với Thầy Khê - bà Sáu Tường Vân - vợ chồng chú Kiệt

Trương Duy Nhất : Một Góc Nhìn Khác

http://www.truongduynhat.vn
Những thông tin nóng hổi tình hình thời sự của đất nước... như tên blog, chúng ta sẽ thấy một góc nhìn khác của những sự việc mà chúng ta đọc trên báo chí hằng ngày...
Chẳng lề phải cũng không lề trái... đơn giản đó là TDN

Hiệu Minh Blog

http://hieuminh.org/
Nơi hội họp của những trí thức quan tâm về những vấn đề nóng hổi của đất nước, chủ nhà - Tổng Cua cung cấp những bài viết giá trị trong nhiều lĩnh vực. Mình thỉnh thoảng cũng hóng hớt nhiều chuyện comment qua lại với mọi người...
Chủ nhà luôn cố gắng giữ hòa khí trong các cuộc trao đổi & giữ tinh thần khách quan trong những bài viết.

Trang nhà GS Nguyễn Văn Tuấn

http://nguyenvantuan.net/
Đây là nơi mình ghé thăm hàng ngày. GS Nguyễn Văn Tuấn hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc, nghiên cứu chủ yếu về di truyền dịch tễ học loãng xương và một số bệnh nội tiết.
GS là người gốc Bình Định nhưng sanh ra và lớn lên ở miền Tây nên tánh cách cũng giống người miền Tây.
GS tuy rất bận rộn nhưng thường xuyên dành thời gian viết nhiều vấn đề về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, anh văn ... những điều đóng góp cho quê hương. Qua những bài viết của GS tôi học được nhiều điều và đồng cảm với tấm lòng của GS....
Mời các bạn ghé thăm.

Blog Mất Dép

http://www.myfunkymunky.com/
Một người phụ nữ giỏi giang, dễ thương và đặc biệt là có tính lạc quan yêu đời. Mỗi bài viết trong blog đem đến những kiến thức mới, những góc nhìn vui vẻ, đọc còn hay gấp mấy lần TTC mà ẩn chứa trong đó nhiều vấn đề...
Tuy khá giả nhưng chị Dép gần gũi với mọi người... thật là dễ mến!

Học giả Vương Trí Nhàn

http://vuongtrinhan.blogspot.com/
Trang nhà của học giả Vương Trí Nhàn, nơi có những bài viết về cuộc đời, về xã hội, văn hóa... về thái thái nhân tình

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

Internet : chiếc cầu nối tuyệt vời

Mấy tháng nay mọi người động viên mình cầm bút trở lại nên tính viết một bài khai bút đầu năm mà cứ chần chừ mãi vì chưa biết viết gì. Bỗng tình cờ vào đọc bài viết trên website GS Nguyễn Văn Tuấn xúc động rơi nước mắt và có hứng viết vài dòng tản mạn đầu năm.

Internet

Chiếc cầu nối tuyệt vời của thế kỷ 21, và Internet đã tạo ra cuộc cách mạng thực sự cho thế kỷ mới... Inetrnet kết nối mọi người trên toàn cầu và giúp nhân loại gần gũi nhau hơn.

Câu chuyện của GS Nguyễn Văn Tuấn, động lực đưa tôi viết bài này nói về hành trình tìm lại nguồn cội gia đình ruột thịt cho 2 đứa con nuôi của gia đình người Mỹ, nhờ Internet cô Susan Wood đã giúp 2 đứa trẻ gặp lại người mẹ của chúng.

Chỉ riêng việc gia đình cô Susan Wood cưu mang thương yêu nuôi nấng 2 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi ở cô nhi viện đã khiến chúng cảm phục và biết ơn suốt đời. Nhưng việc gia đình cô đã tìm cách tìm kiếm người thân 2 đứa trẻ và hỗ trợ tài chánh hàng tháng khi biết gia đình mẹ ruột 2 đứa trẻ khó khăn thì quả thật tấm lòng đó quá lớn.
Tôi chợt thấy chữ "Duyên" của nhà Phật trong câu chuyện này, và mối duyên được bắt qua chiếc cầu vô hình Internet.
Nhờ Internet cô Susan Wood tìm ra địa chỉ của GS Nguyễn Văn Tuấn và gửi email liên lạc, nhờ "Duyên" mà GS tìm ra cô Thảo Ly là hàng xóm nhà mình,...
(xem toàn bộ câu chuyện http://nguyenvantuan.net/misc/9-misc/1183-ghi-chep-cuoi-nam-9-su-dieu-ki-cua-internet-)

Vài dòng lủng củng ở trên là câu chuyện của người ta, riêng tôi, Internet là 1 phần quan trọng kể từ khi tôi bước vào giảng đường đại học cho đến nay.
Việc làm đầu tiên của tôi cũng gắng với Internet và từ đó tới giờ hầu như tôi luôn nhận được nhựng công việc liên quan đến Internet.

Đặc biệt, nhờ Internet tôi đã gặp được người tôi thần tượng từ những năm cấp 3: GS Trần Văn Khê...
Tôi may mắn được gặp GS, được Người gọi là học trò, được gọi GS là Thầy, được ôm GS trong vòng tay, được nghe những bài học tuyệt vời,...

Ngồi viết những dòng chữ này và ngẫm nghĩ lại tôi thấy mình nhận được quá nhiều từ Internet tuy nhiên cũng có những lúc tôi cố gắng cai nghiện, xa rời người bạn thân thiết để trở về cuộc sống thực, để không quá đắm chìm mê lãng vào không gian ảo ấy.

Vài dòng chắp bút đầu năm...

11g sáng thứ 5 ngày 10/02/2011 Xuân Tân Mão (mùng 8)

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...