Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Sữa mẹ chỉ tốt khi nào?


Bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Hoa, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Phó chủ tịch Hội dinh dưỡng TP.HCM cho biết sữa mẹ là tốt nhất cho đứa trẻ nhưng chỉ trong trường hợp trẻ bú trực tiếp từ vú mẹ. Thậm chí sữa mẹ vắt ra bình rồi để cho con mình bú cũng không tốt vì như vậy sữa mẹ sẽ không còn vô trùng nữa và mất toàn bộ chất béo trong quá trình lưu trữ ở bình, trẻ bú vào sẽ không lên ký.
Theo BS Hoa, thực tế nhiều mẹ lại cho muốn vắt sữa ra bình để kiểm soát lượng sữa hàng ngày mà con bú. Thế nhưng đây chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng. Hiện nay BS Hoa cũng đang điều trị cho một số trường hợp trẻ suy dinh dưỡng vì phải bú sữa mẹ vắt ra bình.
“Trong trường hợp mẹ không có sữa để cho trẻ bú trực tiếp và cũng không có người cho sữa chắc chắn không bị bệnh truyền nhiễm thì sữa công thức là tốt nhất (trừ khi trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò).
Phản đối
Còn sữa mẹ từ thiện sẽ không xác định được: người mẹ cho sữa có bị bệnh truyền nhiễm (ví dụ như Viêm gan siêu vi, HIV, Lao…) hay không; quy trình thu nhận, lưu trữ có vô trùng không và sữa mẹ sẽ bị mất chất (đặc biệt là chất béo) khi vắt ra bình nên tôi không đồng ý với việc cho - nhận sữa mẹ khi không có sự kiểm tra của các cơ quan chức năng (Sở Y tế). Trên thế giới, chỉ bệnh viện mới được thành lập ngân hàng sữa mẹ và phải tuân thủ quy trình kiểm nghiệm người cho sữa, quy trình vắt sữa, lưu trữ sữa”, BS Hoa cho biết.
BS Hoa nói thêm, Tổ chức Y tế Thế giới đã chứng minh rằng chỉ 1 - 2% các bà mẹ thiếu sữa. Vì Dù là mập hay ốm thì mỗi bà mẹ đều có 2 tỉ tế bào tiết sữa. Mẹ chỉ thực sự thiếu sữa là khi trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và bú đúng cách mà đi tiểu dưới 6 lần/ngày và tăng dưới 125g/tuần.
"Quan niệm của người Việt là thích con bụ bẫm, mập mạp do đó thấy con không tròn trịa là nói thiếu sữa rồi lập tức cho trẻ bú bình là không tốt cho sức khỏe của trẻ trước mắt và lâu dài. Tôi xin nhấn mạnh rằng nếu nghi ngờ thiếu sữa mẹ thì các bà mẹ nên đưa con đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng và sữa mẹ trước khi quyết định cho con bú bình. Đừng để làm sai có hậu quả rồi mới đi khám dinh dưỡng thì rất khó sửa chữa", BS Hoa đưa ra lời khuyên.
Đồng quan điểm, BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cũng cho rằng việc cho sữa mẹ cần phải đảm bảo nguyên tắc an toàn cho trẻ. Tức là người cho sữa phải được khám và chứng minh rằng không bị các bệnh lây nhiễm qua đường sữa mẹ; sữa của người mẹ cũng được chứng minh là đủ chất lượng để nuôi dưỡng trẻ; quá trình bảo quản và sử dụng sữa phải bảo đảm an toàn về sữa mẹ dành cho nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
“Ngoài các yếu tố trên thì dụng cụ trữ sữa cũng phải an toàn, phải được làm sạch, tiệt trùng; khi cấp đông phải để trong giới hạn nhiệt độ cho phép; thời hạn để sử dụng cũng phải trong ranh giới quy định. Người nhận sữa sẽ khó xác định được rằng từ lúc vắt sữa ra đến lúc đông đá có đảm bảo đúng quy trình không; có để bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay không,… Nói chung, sữa mẹ tốt là trong điều kiện trẻ bú trực tiếp từ mẹ”, BS Diệp giải thích.
Cuối cùng, BS Diệp cho rằng việc tạo ra ngân hàng sữa mẹ là tốt nhưng phải đảm bảo an toàn, vệ sinh và giá trị dinh dưỡng cho trẻ. “Việc làm tốt nào cũng xứng đáng được ghi nhận nhưng việc lập tủ sữa mẹ miễn phí là không phù hợp. Cần có kiến thức chuyên môn, cơ sở khoa học thì mới có thể thành lập và duy trì được tủ sữa mẹ miễn phí”, BS Diệp bày tỏ.
Nguồn: báo Thanh Niên
http://thanhnien.vn/doi-song/tu-sua-me-mien-phi-nguoi-nguoi-ung-ho-bac-si-co-dong-tinh-791585.html

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

LÀM SAO TÌM NHÀ MỚI TỐT CHO CHÓ MÈO

"LÀM SAO GIẢM BỚT RỦI RO KHI TÌM NHÀ CHO CHÓ MÈO?" 
Tác giả: Vi Thảo Nguyên (yeudongvat.org)

Đây là câu hỏi tôi thường xuyên nhận được từ rất nhiều bạn mới bắt đầu “sự nghiệp" foster. Tôi không có câu trả lời cụ thể và hoàn chỉnh cho câu hỏi này, bởi vì vấn đề liên quan đến yếu tố con người thì không có một đáp án hay công thức chung. Trong khi rất nhiều người cho rằng khâu Re-home (tìm gia đình mới cho chó mèo đang được foster) phụ thuộc vào “người chủ mới" (potential owner) là người như thế nào, thì tôi lại cho rằng khâu này vẫn phụ thuộc chính người Foster - bởi tôi tin rằng người Foster như thế nào, mong muốn của họ ra sao, chuẩn mực (standard) họ đặt ra ở mức nào..., thì họ sẽ có xu hướng gặp được những người chủ mới (potential owner) như vậy. Ở đây tôi tin vào quy luật hấp dẫn (Law of Attraction).
Dù không thể đưa ra một công thức chung, tôi vẫn muốn chia sẻ những kinh nghiệm cũng như bài học mình có được sau gần 10 năm làm công việc R-F-R (Rescue - Foster - Re-home), và tôi cũng mong mọi người chia sẻ kinh nghiệm của mình, để cùng nhau chúng ta giảm thiểu rủi ro khi tìm gia đình mới cho các bé.
Đây là những việc tôi sẽ lưu ý khi bắt đầu tìm nhà mới cho các bé. Lưu ý đây chỉ là quan điểm và kinh nghiệm cá nhân, một số việc tôi có linh động, trong khi một số khác tôi sẽ tuân thủ gắt gao và không ngoại lệ. Điều này hữu ích với tôi, và tôi cũng mong nó hữu ích với bạn.


1. KHÔNG RE-HOME KHI CON MỚI VỪA ĐƯỢC CỨU VỀ MÀ TRONG TÌNH TRẠNG QUÁ TỒI TỆ (linh động)
Điều này không áp dụng với những bạn chưa có kinh nghiệm chăm sóc chó mèo, vì nếu tìm được người foster hay owner mới cho con mà họ có kinh nghiệm chăm sóc thì vẫn tốt hơn. Tôi thường cố gắng tự tay chăm sóc các con qua giai đoạn nguy kịch (trừ những trường hợp bất khả kháng phải nhờ đến người khác) rồi mới Re-home, lý do của tôi là tôi muốn khẳng định ngay thông điệp của mình: Tôi thật sự quan tâm, tôi thật sự yêu thương, tôi thật sự dành thời gian cho bé chó mèo này, vậy nên nếu bạn nhận nuôi (Adopt) từ tôi, tôi mong bạn hiểu rằng chúng nó quan trọng với tôi thế nào và hãy đối xử với chúng như cách tôi đối xử với chúng.
2. KHÔNG DỄ DÃI VỚI NGƯỜI MUỐN NHẬN NUÔI, NHƯNG CŨNG KHÔNG ĐÁNH ĐỐ VÀ THỬ THÁCH HỌ
Tôi thường chọn cách trao đổi thẳng thắn, bày tỏ mong muốn, hoặc tìm hiểu quan điểm của họ một cách khéo léo; nếu cảm thấy chưa phù hợp thì tôi chọn cách từ chối khéo léo và lịch sự, kèm lời giải thích rõ ràng vì sao họ chưa phải là người chủ phù hợp, thay vì đánh đố hay dạy đời họ. Có khá nhiều bạn trẻ thường thể hiện rõ thái độ “dạy đời" này đối với người-nhận-nuôi-chưa-phù-hợp, việc này biến chuyện Adopt một con vật nào đó thành chuyện căng thẳng không đáng có, thậm chí có thể tạo ra một ấn tượng không tốt về việc “nhận nuôi".
Có những việc như triệt sản, chích ngừa..., không phải ai cũng hiểu. Nếu họ chưa biết, bạn nói cho họ biết; nếu họ biết, mà vẫn ngoan cố không tiếp thu thì chúng ta có thể từ chối họ.

Nữ sinh viên ĐH luật bị đình chỉ học vì sử dụng giáo trình photo ở trường

Đồng quan điểm 100% với bài viết của bạn Nguyễn Ngọc Thạch (tác giả Người cũ còn thương)

Vụ bé sinh viên bị đình chỉ học vì tài liệu photo, các anh chị làm ơn ngưng đem cái nghèo cái khổ ra làm lá chắn đi được không? Nghe mệt dễ sợ.
Nếu đó là quy định rõ ràng từ nội quy nhà trường, em làm sai, thì em phải chịu trách nhiệm cho việc em làm. Em không có quyền nói là em không đọc nội quy, em không biết, em lỡ, vì nhà em nghèo... tất cả những câu nói đó chỉ càng thể hiện em kém bản lĩnh và hời hợt với việc đọc kỹ quy định ở nơi mà em học tập.
Em hãy mạnh dạn nhận đó là lỗi của em, xin nhà trường có hình thức kỷ luật đúng đắn với em và em sẽ làm theo, nếu bị đình chỉ thực sự, em sẽ dành thời gian đó để học tại nhà, đi làm kiếm thêm kinh nghiệm và quay lại học sau thời gian đó. Cách làm này sẽ thiệt hại về vật chất, tốn thời gian, nhưng giữ cho em một thứ vô cùng quan trọng, đó là danh dự.

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...