Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Thảo Cầm Viên Sài Gòn tăng giá vé gấp 3 lần từ 26/4/2014

Tình cờ đi Thảo Cầm Viên chơi, nhìn thông báo tăng giá vé giật cả mình. Tăng cao sốc thế này chắc hẳn lượng khách vào tham quan sẽ giảm, như các bạn sinh viên, học sinh túi tiền eo hẹp, như các anh chị em nhiếp ảnh sẽ ít vào tập chụp hoa lá, chim thú, người mẫu để lên tay... và ko biết các trường mầm non, tiểu học có tổ chức cho các bé vào đây tham quan môi trường thiên nhiên nữa không khi giá vé từ 4.000VND tăng vọt lên 15.000VND

Dù vậy, so với Đầm Sen, Suối Tiên, Đại Nam,... Thảo Cầm Viên vẫn là nơi giá vé vào cổng rẻ nhất vì các bạn sẽ được tận hưởng một không gian rộng lớn với hàng trăm cây xanh cổ thụ quý hiếm, hoa tươi đủ loại khắp nơi, vườn lan đẹp tuyệt vời, khu vực trồng mấy chục loại thảo dược và đặc biệt hàng trăm loài động vật quý hiếm đang được bảo tồn, chăm sóc
Vào những ngày cuối tuần, lễ tết, từ sáng đến chiều Thảo Cầm Viên liên tục có những chương trình ca nhạc, tạp kỹ ở sân khấu phục vụ khách tham quan.

Các bạn ơi, đừng ngại giá vé tăng mà ít đến thăm vườn thú nhé







Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Tê giác trắng Thảo cầm viên sài gòn

Tê giác trắng có mặt ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn khoảng vài năm nay rồi. Chuồng nuôi nhốt tê giác hơi nhỏ, ít không gian cho tê giác di chuyển như ngoài thiên nhiên tự do. Ở đây tê giác trắng được chăm sóc và bảo vệ khỏi bọn săn kiếm sừng tê.
Đọc tin tức trên báo mà thấy buồn cho những loài vật sống ở đất nước này!

 Giá vé ở Thảo Cầm Viên thứ 2 - thứ 6 chỉ 8.000đ, thứ 7, CN, ngày lễ 12.000đ, mời các bạn ghé tham quan không gian tràn ngập hoa tươi, cây xanh và những loài động vật quý hiếm

Vài thông tin về tê giác trắng trên wikipedia,
Tê giác trắng hay tê giác môi vuông (Ceratotherium simum) là một trong năm loài tê giác còn tồn tại và là một trong số rất ít loài động vật ăn cỏ lớn còn tồn tại. Chúng có nguồn gốc ở đông bắc và miền nam châu Phi. Tê giác có xu hướng sống thành bầy đàn từ 1 đến 7 con, mặc dù chúng là những động vật to lớn. Trên mõm của chúng có hai sừng với cấu tạo từ các sợi keratin (không phải xương như ở gạc hươu, nai).
Tê giác trắng khác với tê giác đen ở hình dạng miệng của chúng – ở tê giác trắng thì miệng của chúng rộng hơn để gặm được nhiều cỏ; theo một giả thuyết thì thuật ngữ "White" (trắng) trong tiếng Anh thực sự có nguồn gốc từ tiếng Afrikaan "weit", có nghĩa là 'rộng'. Da của tê giác trắng có màu hoàn toàn tương tự như của tê giác đen.
Tê giác trắng cũng có một bướu rõ nét ở phía sau cổ của nó để giữ được cái đầu to lớn. Mỗi chân của tê giác trắng có ba ngón. Chúng đôi khi được gọi là tê giác môi vuông do môi lỗi ra của chúng để hỗ trợ việc gặm các loại cỏ ngắn ở các vùng xavan. Chúng có khả năng đi 4 đến 5 ngày mà không cần nước uống.
Có hai phân loài tê giác trắng; vào thời điểm năm 2005, Cộng hòa Nam Phi có tê giác trắng miền nam (Ceratotherium simum simum) với quần thể khoảng 11.000 con, làm cho chúng là phân loài tê giác phổ biến nhất trên thế giới.
Tê giác trắng miền bắc (Ceratotherium simum cottoni), trước đây tìm thấy ở một số quốc gia Đông Phi và Trung Phi, hiện nay được coi là chỉ còn tồn tại ở ba khu vực:
Công viên quốc gia Garamba ở Cộng hòa dân chủ Congo;
Vườn thú Dvur Králové ở Cộng hòa Czech, tại đây có 6 con tê giác trắng; và
Công viên động vật hoang dã San Diego, có 3 con.
Tê giác trắng rất ít sinh sản khi bị giam cầm; kể từ năm 1995, chỉ có một con tê giác cái được sinh ra ở Dvur Králové.
Phân loại khoa học
Giới (regnum) Animalia
Ngành (phylum) Chordata
Lớp (class) Mammalia
Bộ (ordo) Perissodactyla
Họ (familia) Rhinocerotidae
Chi (genus) Ceratotherium
Loài (species) C. simum
 Trong chuồng có 4 con tê giác trắng

 Tê giác trắng hay tê giác môi vuông
 Về tình trạng trên bảng này ghi đã lỗi thời, thiết nghĩ phải sửa lại tình trạng nguy cấp, đe dọa cần được bảo vệ. Thảo Cầm Viên vẫn còn cung cấp thông tin sơ sài về các loài động vật đang được bảo tồn tại đây


Một năm buồn cho tê giác Nam Phi

By Matt McGrath Environment correspondent, BBC News
Matt McGrath
Phóng viên môi trường, BBC News
Cập nhật: 10:17 GMT - chủ nhật, 19 tháng 1, 2014
Có 1.004 chú tê giác trắng bị giết chết tại Nam Phi trong năm 2013
Số lượng tê giác trắng bị giết chết bất hợp pháp tại Nam Phi trong năm 2013 là cao nhất từ trước tới nay, theo các số liệu chính thức của chính phủ.
Có 1.004 chú tê giác trắng đã bị săn trộm, tăng 50% so với 12 tháng trước đó.
Các nhà vận động nói nhu cầu tăng cao về sừng tê từ các thị trường Việt Nam và Trung Quốc khiến nạn săn trộm tăng mạnh.
Người ta quan ngại là nạn săn trộm với quy mô như thế này về lâu về dài sẽ đe dọa tới sự tồn vong của tê giác trắng.
Tê giác trắng là một trong những câu chuyện bảo tồn thành công nhất trên thế giới.
Vào cuối thế kỷ 19, chỉ có chừng 100 con tại Nam Phi. Ngày nay, các chuyên gia nói tổng số có khoảng 20 ngàn con.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ săn bắn trộm tăng nhanh khiến thành tích này đang bị nguy cơ tiêu tan.
Trong 2007, chỉ có 13 chú tê giác bị giết tại Nam Phi để lấy sừng; trong năm 2013, mỗi ngày trung bình có tới gần ba chú thiệt mạng.
Các nhà vận động nói họ quan ngại về tốc độ này, và số lượng bị giết sẽ nhanh chóng vượt quá số tê giác mới được sinh ra, khiến cho loài này không tránh khỏi tình trạng bị giảm số lượng.
Món hàng giá trị
"Các chuyên gia nói với tôi rằng chúng ta vẫn chưa tới đỉnh điểm, nhưng cũng đã rất gần tới đó rồi," Tom Miliken từ tổ chức Traffic International nói với BBC News.
"Nếu sự giảm sút này tiếp tục kéo dài, chắc chắn chúng ta sẽ phải chứng kiến cảnh tê giác Nam Phi bị suy giảm số lượng lần đầu tiên trong 100 năm qua."
Có một số yếu tố khiến nạn săn trộm tăng cao.
Tại Việt Nam và Trung Quốc, sừng tê được cho là có khả năng chữa bệnh, và cũng được coi là biểu tượng thể hiện địa vị của người sở hữu.
Sừng tê có thể bán với giá tới 65.000 đôla Mỹ một kg, đắt hơn vàng và cocaine.
Hầu hết các vụ giết tê giác diễn ra tại Công viên Quốc gia Kruger của Nam Phi, sát biên với Mozambique.
Quốc gia nghèo đói này được cho là cơ sở hoạt động chính của các băng nhóm tội phạm chuyên săn bắn trộm và vận chuyển sừng tê về Á châu.
Bất chấp việc Nam Phi tăng cảnh sát và quân đội vào đối phó, tình trạng giết trộm vẫn tăng.
"Nam Phi có 230km đường biên giới mềm với Mozambique, tạo thách thức to lớn, nhưng ngoài ra còn có những vấn đề khác nữa," Tom Miliken nói.
"Người ta có thể tự hỏi làm sao có thể có tới hơn 1000 chú tê giác bị giết nếu như không có sự cấu kết thông đồng và tình trạng tham nhũng bên trong?"
Đường biên giới mềm
Một yếu tố nữa khiến làm tăng các vụ giết tê giác trong những năm gần đây là do việc cấp giấy phép thể thao, theo đó sừng tê được phép xuất khẩu.
Hệ thống này đã bị lạm dụng tràn lan, với tình trạng nhiều người từ Á châu sang để kiếm sừng rồi bán lại khi trở về.
Năm ngoái, Công ước Quốc tế về cấm buôn bán các loại thú có nguy cơ tuyệt chủng (Cites) đã nỗ lực chặn nạn buôn bán bằng cách đòi Việt Nam và Mozambique phải có hành động.
Việt Nam sẽ phải báo cáo vào cuối tháng này về các nỗ lực cải thiện tình hình trong việc bắt giữ, truy tố và tịch thu tang vật.
Mozambique đã được yêu cầu phải tăng mạnh mức hình phạt đối với tội danh tham gia buôn bán sừng tê.
Trong tháng hai, Anh Quốc sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh nhằm xử lý nạn buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã.
Nạn giết tê giác tại Nam Phi vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt, với 37 chú đã bị săn trộm chỉ trong hai tuần đầu năm nay.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Giống hoa Hồng đổi màu vàng đỏ trắng

Thứ tư, 14/2/2001 | 11:12 GMT+7
TP HCM: Tạo được giống hoa hồng đổi màu theo ngày
Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh đã lai tạo thành công giống hoa hồng này. Chúng có nguồn gốc từ Mỹ. Khi mới nở, những cánh hoa màu trắng phớt hồng hoặc vàng nhạt vân hồng. Sau 4-5 ngày, hoa chuyển thành màu hồng thẫm hoặc vàng sậm. Hoa có mùi thơm đượm, lâu tàn và vẫn đổi màu khi cắm trong lọ.
Giống hồng này đang được trồng ở TP HCM, nơi có nhiều nắng, rất thích hợp cho sự chuyển đổi màu hoa. Lao Động, 14/2.

Chợ hoa Tết tại công viên 23/9 năm ngoái (2013) tôi mua 2 chậu hoa hồng đổi màu về trồng được vài tháng thì bị trộm mất, rất tiếc. Tết năm nay tôi quay lại CV 23/9 mua 2 chậu, nghe lời người bán nói chậu hoa để trong mát cũng được, sợ bị chôm như năm ngoái, tôi để 2 chậu hoa trong hiên nhà ít nắng. Thế là hơn 20 nụ hoa hồng nở ra toàn màu trắng ngả vàng. Tôi cứ nghĩ mình bị chỗ bán hoa gạt vì 1 chậu chỉ có 30.000đ (thực ra có vườn bán chỉ 25.000đ/chậu).  Khi còn 3 bông hoa cuối cùng, mẹ tôi đem chậu hoa ra vườn chỗ có nhiều nắng, chỉ nửa ngày hoa màu trắng đã đổi màu đỏ hồng thật đẹp!
Mỗi ngày quan sát hoa đổi màu thú vị lắm, buổi sáng hoa vàng vàng, đến trưa đã chuyển sang cam vàng, hôm sau thì màu đỏ hồng,... khi hoa gần tàn thì chỉ còn màu trắng. Mỗi hoa ra sắc màu ko đều nhau mỗi hoa mỗi vẻ. Đến những nơi khác có trồng hoa hồng đổi màu, tôi để ý sắc hoa cũng ko giống hoa nhà tôi hoàn toàn.

Mời các bạn ngắm ảnh hoa hồng đổi màu do tôi chụp















Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Chơi đờn ca tài tử theo phong cách xưa tại tư gia GS Trần Văn Khê

Hình ảnh và clip buổi sinh hoạt văn nghệ định kỳ lần 24 tại tư gia GS Trần Văn Khê vào thứ Ba 18/3/2014 chủ đề CHƠI ĐỜN CA TÀI TỬ THEO PHONG CÁCH XƯA do GS-TS Trần Văn Khê thuyết trình
Chương trình diễn ra trong không khí ấm áp, thân tình, người đờn người ca tung hứng như buổi chơi đờn ca tài tử ngày xưa, không cần tập dượt trước, không có kịch bản.
 GS Trần Văn Khê say mê nghe ông cụ 78 tuổi của nhóm CLB đờn ca tài tử An Giang ca bản đầu tiên mở đầu buổi sinh hoạt, nghệ sĩ Hải Phượng đờn tranh
 Thạc sĩ - nhạc sĩ Huỳnh Khải trong chương trình lần này sử dụng nhiều nhạc cụ
 Dàn đờn của chương trình đờn ca tài tử

 Nghệ sĩ cải lương Kim Hương, hát trích đoạn tuồng Tiếng trống Mê Linh và Bên cầu dệt lụa (cô Kim Hương đóng vai nàng hầu Tiểu Loan Vở Bên cầu dệt lụa, nàng Tía trong vở Tiếng trống Mê Linh)



 Rất đông khán giả đến tham dự chương trình chật kín khán phòng
 Nhóm CLB đờn ca tài tử An Giang chụp hình kỷ niệm với GS Trần Văn Khê
 Chị Mai Hường (áo tím) thư ký GS Trần Văn Khê và bác sĩ Ariel Aroulandom
Chị Na (áo đỏ, quản gia) và bác Lưu Tấn Phước
Clip nghệ sĩ Kim Hương hát
Clip Thạc sĩ nhạc sĩ Huỳnh Khải nóng máu lên hát 2 câu vọng cổ http://youtu.be/eayvhdihavw
GS Trần Văn Khê 94 tuổi hòa đờn cùng cháu Hải Minh 9 tuổi bài Lưu Thủy trường
http://youtu.be/bIiJtaKYXYo
GS Trần Văn Khê hát cà lăm mà vẫn giữ đúng nhịp
http://youtu.be/dEfcO_6hj30
GS Trần Văn Khê nói chuyện về đờn ca tài tử Nam bộ
http://youtu.be/wXAXJ8Kk700

Người Hà Nội hay dân Hà Nội

Thực sự đọc tới đọc lui tui vẫn ko hiểu cái tiêu đề này nghĩa là sao? người HN khác dân HN thế nào? Bạn nào biết giải thích giùm nhé

Bài của tác giả SƠN THÁI đăng trên báo LÀNG CƯỜI số 12 phát hành ngày 19/03/2014

Tôi nhớ lời một ông anh sống rất, rất lâu tại Hà Nội nói rằng bây giờ nên gọi là dân Hà Nội, mình tranh cãi với ông anh thiệt là ngựa non háu đá.
Nhiều lần đi Hà Nội nhưng hôm nay mới có dịp lang thang, thảnh thơi để ngắm phố phường Hà Nội và quan sát dân Hà Nội
+ Ngày nồm, mưa phùn lất phất cộng thêm cái bụi bẩn làm Hà Nội bẩn không thể tả
+ Ăn phở mất toi 65.000đ/ tô (có thêm quẩy), mà lại ngồi vỉa hè mới đau chứ
+ Xem cầu Long Biên lịch sử thì nhận thấy một sự nhếch nhác, cũ kỹ chứ không phải một di tích như người ta hay nói và tô điểm trên báo chí
+ Vào đền Ngọc Sơn mất toi 20.000đ và gặp chú bảo vệ chửi người như chửi chó
+ Dạo hồ Gươm thì toàn thợ chụp hình nhưng hay nhất là không có người bán vé số
+ Mọi sinh hoạt từ ăn uống, nấu nướng người ta đưa ra vỉa hè khu phố cổ. Chắc là nét văn hóa Hà Thành.
Rỗi hơi đi lên cao tốc Pháp Vân thì gặp một cảnh tượng không thể tin nổi: Vì một tai nạn mà người ta sẵn lòng đi ngược chiều trên con đường cao tốc, thiệt hết biết.

Cuối cùng về khách sạn ăn mì gói

Vài tấm hình Hà Nội trên mạng
Vỉa hè trời mưa phùn

Hàng ăn vỉa hè Hà Nội

Phở vỉa hè Hàng Trống

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Phân biệt nghĩa Hán Việt từ TÁI - SONG - TRÙNG

Tối nay giở quyển sách cũ ra đọc, học lại kỹ hơn những từ vựng Hán Việt. Khi đọc sách báo thường lười suy nghĩ kỹ ngữ nghĩa khác nhau của những từ này, giờ mới giật mình, ráng nhớ để viết bài chính xác hơn.

TÁI

TÁI là lần thứ hai.
Tái khác song ( hoặc )và trùng(): song sinh là sinh đôi, tái sinh là sống lại nhưng ở một kiếp khác

Kiều nói với Kim Trọng: Tái sinh chưa dứt thương thề, Làm thân trâu ngựa đề nghì trúc mai (707-708), tức kiếp tái sinh nguyện làm trâu ngựa.
Trái lại Kiều nói với người cứu mình khỏi chết đuối là Giác Duyên: Trùng sinh ơn nặng bề trời (3049) tức sống lại lần nữa ngay ở kiếp này.
Một ngôi đền được dựng lên là được kiến tạo, kiến là dựng trong kiến trúc. Nó được tôn tạo khi sửa chữa cho tôn quý hơn. Nó được tái tạo khi được xây dựng khác trước. Còn khi nó được sửa chữa lại cho hệt như cũ là trùng tu (x. trùng).
Nói chung TÁI tạo nên những động từ theo kết hợp ngược.
TÁI chỉ sự lặp lại của một hành động lặp lại ở một thời gian khác, trong những hoàn cảnh khác:
Tái hồi : quay về (* trở về lần nữa)
Tái bản: xuất bản lại
Tái đăng: đăng ký
Tái giảng: giảng dạy
Tái hợp: sum họp
Tái lập, tái ngộ: gặp
Tái kiến: thấy
Tái nhiễm: nhiễm bệnh
Tái phạm: phạm tội (* làm điều lỗi lầm nữa)
Tái phát: phát ra
Tái tạo: sáng tạo
Đàn bà tái giá là đi lấy chồng lần hai (* lấy chồng lần nữa sau khi chồng cũ chết)
Tái diễn, tái chiến
Tái lai là trở lại lần nữa.
Tái cử là trúng cử lần hai (* được đưa lên lần nữa, được bầu lên lần nữa)
Tái tư là suy nghĩ lại
Tái xuất là xuất hiện lần hai
Tái hiện là thể hiện lại bằng nghệ thuật một việc đã xảy ra trong thực tế
Tái ngũ là trở lại hàng ngũ quân đội
Tái bút là bức thư đã viết xong thêm vài dòng để nhắc nhở
Tái thẩm là thẩm tra lại (*xét lại vụ án lần nữa)
Tái thế là quay trở lại thế gian sau khi đã chết
Tái thuyết là lại nói về
Tái phân là chia nhỏ lại hơn nữa sau khi đã chia lần đầu
Tái ngụ là ở trọ lần thứ hai ở một nơi nào
Tái cấp là cấp lại

* chú thích trong Từ điển Hán Việt , Nguyễn Tôn Nhan, NXB Từ điển Bách khoa 2003

(Trích trang 286-287, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, Phan Ngọc, NXB Thanh Niên Hà Nội 2001)
Kết thúc bài viết này, mời các bạn nghe danh ca Đặng Lệ Quân hát bài HÀ NHẬT QUÂN TÁI LAI (ngày nào chàng trở lại)
p/s: tình cờ search tìm lời bài hát Hà Nhật Quân Tái Lai, đọc thấy bài viết của bác Phạm Xuân Hy ghi lại hồi ức thời nhỏ, từng dòng chữ như cuốn phim quay chậm lại quá khứ chuyện một cậu học trò nhỏ mới có những rung động trong trẻo đầu đời, vì vậy tôi copy qua blog để sau này đọc lại mỗi khi học nghĩa từ TÁI

From: Phan Le
Sent: Tuesday, March 18, 2014 10:51 PM
Subject: [MTTL] HÀ NHẬT QUÂN TÁI LAI - Phạm Xuân Hy


Phạm Xuân Hy
HÀ NHẬT QUÂN TÁI LAI
何 日 君 再 來
(Bao giờ mình trở lại)
Em mười hai tuổi tìm theo chị
Hòang Cầm
« Hà Nhật Quân Tái Lai –Bao giờ mình trở lại »
Là tên một bài hát nổi tiếng bằng chữ Hán, mà tôi thường vô ý thức nghêu ngao hát « nhái » mấy câu tiếng Việt, lúc còn là một cậu học trò trường làng, mười một mười hai tuổi, cách đây mấy chục năm :
Em lấy chồng sao em không nói,
Để anh theo anh ghẹo em hòai
Cũng như nhiều đứa trẻ cùng trang lứa với tôi lúc bấy giờ, chúng tôi vẫn thường đem lời hát này ra để trêu đùa những cô gái cùng xóm với mình.Âm điệu của câu hát này này cho đến bây giờ, tuổi đời tôi đã ra ngoài thất thập cổ lai hy rồi, vẫn như còn, lãng đãng sống trong trí nhớ của tôi, kèm theo với một kỷ niệm đẹp thời thơ ấu của một chú nhóc con, ôm mộng mị, mê say cái nhan sắc của một bậc liền chị hàng xóm, lớn hơn mình năm sáu tuổi.
Tôi còn dám cả lòng mạo muội mượn lời hát đó để “tỏ tình” một cách láo lếu. Nhưng.Tôi may mắn đã không bị ăn một cái tát tai nào, mà ngược lại, trở thành người thân quen được sang chơi hàng ngày với chị.Tôi đem những những truyện xã hội như Nửa Chừng Xuân, Gánh Hàng Hoa, Đọan Tuyệt, Những Đồng Tiền Xiết Máu, đổi cho chị lấy những truyện võ hiệp, trinh thám, như Bồng Lai Hiệp Khách, Giao Trì Hiệp Nữ, Đoan Hùng, Lệ Hằng, Người Nhạn Trắng …Tình cảm giữa tôi và chị mỗi ngày một thêm thắm thiết, thân ái hơn.Tôi tìm được nơi chị nguồn an ủi những khi tôi cô đơn, bị bè bạn họ hàng hắt hủi bỏ rơi.
Tôi đem những bài học ở nhà trường ra thuật lại với chị để nhờ chị chỉ bảo.
Chị kể cho tôi nghe về gia đình chị.Về những ngày phải chạy đi tản cư ở những vùng quê.Hết làng này qua làng khác.Cha chị bị người ta bắt mang đi mất tich.Nghe nói ông bị người ta nghi ngờ là có quen biết với những người ở đường Quan Thánh Hà Nội.
Mẹ góa con côi, hai mẹ con chị phải cực khổ, vất vả lắm mới tìm được đường “rinh tê vào tề”.
Ngày chị bỏ làng tôi hồi cư về Hà Nội.”Tình yêu” thơ dại của tôi chưa biết khóc, nhưng trong lòng tôi thì buồn vô hạn.
Tôi hỏi :
-Bao giờ chị trở lại ?
Tôi không ngờ rẳng, đó lại chính là nghĩa của câu hỏi của chữ nho : “Hà Nhật Quân Tái Lai 何日君再 – Bao giờ anh trở lại”, lại chính là đầu đề của bài hát mà tôi đã dùng để “tỏ tình” với chị hôm nào.
Chị im lặng.Kéo tôi vào lòng, vỗ về an ủi :
-Chị đi vài tháng thì chị lại về.
Lần đầu tiên tôi cảm thấy hơi ấm phát ra từ cơ thể của một người khác phái lan sang người tôi.Tôi vừa bối rối.Vừa lung túng.Tôi không phân biệt nổi cảm giác đó ra làm sao.Nhưng im lặng.Một thứ cảm giác không tên làm tôi không muốn rời xa chi nữa.Phải chi, tôi cũng có tài làm thơ, như thi sĩ tài hoa Hòang Cầm, thì tôi cũng có được một bài thơ hay rồi đấy nhỉ.
Rồi hiệp định Genève, đất nước chia đôi.Tôi theo mẹ vào Nam.Trải qua nhiều thăng trầm dâu biển, với biết bao vật đổi sao dời.Lời hứa hẹn vài tháng của chị đã trở thành biền biệt. Mãi mãi.Hòang hạc nhất khứ bất phục phản.Nhưng người đi để lại hình bóng.Tôi không có cơ hội nào gặp lại người chị láng giếng năm xưa ấy nữa. Còn hình bóng chị thì mãi mãi vẫn là một tiên nữ hiền lành, khi ẩn khi hiện trong chân trời thơ ấu mang nhiều bất hạnh của tôi.
“Vàng bay mấy lá năm hồ hết”.
Thời gian thấm thoắt trôi nhanh, nhẹ như mấy chiếc lá vàng rơi.Mới đấy mà đã gần hết năm rồi.Tôi từ một đứa trẻ thơ dại, nhà quê, chớp mắt, nay cũng đã trở thành một lão già hủ lậu, Mỗi khi chiều tà nắng tắt, chợt nhớ lại chuyện cũ, lòng tôi như vẫn còn vấn vương lưu luyến chút hương xưa, đành chỉ ngậm ngùi, hát âm thầm một mình:
“Cô láng giềng ơi ! Không biết cô còn nhớ đến tôi …”.
Họăc ngâm ngợi câu thơ của Hòang Cầm mà tôi lấy làm tương đắc:
“Em mười hai tuổi tìm theo chị”
Còn nếu quả như có “tam sinh hữu hạnh”, tôi xin nguyện làm viên đá mốc rêu nằm bên dốc cầu chờ chị khi tái sinh đi qua đó.
Hà Nhật Quan Tái Lai du nhập Việt Nam vào năm nào?
Như đã trình bầy ở trên, khi hát mấy câu :
Em có chồng sao em không nói,
Để anh theo anh ghẹo em hoài
Tôi cũng như những người bạn đồng trang lứa lúc bấy giờ, tôi chỉ hát một cách vô thức, khônhg mang một chủ ý nào.Việc « tỏ tình » với người liền chị hàng xóm năm xưa, là một việc thầm kin riêng tư đến sau này của mình tôi mà thôi.Cũng như lớp trẻ con sau năm 1975, chúng thường bảo nhau nghêu ngao hát « nhái » một bài hát rất thịnh hành của Trịnh Công Sơn ngày trước đó:
Từ Bắc vô Nam tay cầm cái roi
Tay kia cầm sợi dây để bắt con cầy.
Tuổi thơ nào cũng đều vô tư và giống nhau như thế cả.
Do đó, tôi không hề đặt câu hỏi về xuất xứ của câu hát này, và bài “Hà Nhật Quân Tái Lai” này đã du nhập vào Việt Nam vào năm nào.Đây là một câu hỏi không dễ trả lời.Cũng may, tôi được ông bạn già vong niên, thường “dạo gót sen” với tôi trên con phố ở quận 13 mỗi buổi sáng, cho tôi biết là đã từng được nghe bài “Hà Nhật Quân Tái Lai” vào đầu thập niên 1940, khi đó ông còn trẻ, lúc ông mới bước chân vào ngưỡng cửa Thành Chung.
Thời bấy giờ, bài hát này khá thịnh hành trong các vũ trường, hộp đêm.Ông còn nhớ được, tuy không chắc chắn đầy đủ, lời tiếng Việt của bài hát đại để này như sau :
Bao Giờ Anh Trở Lại
Đi để lại hình bóng
Gợi nhớ thương dào dạt trong lòng,
Em nhắn nhủ thời gian
Đem đến trả tình quân
Ai biết chăng êm đềm gió thu
Ai biết cho lòng em âu sầu
Như lá thu vàng vừa rơi
Lướt trên hồ đằng xa
Còn mong sẽ có một tương lai nữa nhỉ
Giữ duyên khỏi phai
Mai kiếp phong trần lôi kéo đời
Em nhắn nhủ tình quân
Đi lại một kỳ tới xuân
Dĩ nhiên, chắc chắn đây không phải là lời dịch của bài “Hà Nhật Quân Tái Lai”, nhưng ý và lời Việt của bài hát này cũng mang đầy tính lãng mãng như lời của nguyên bản.Ca từ cứ như quấn quýt quện vào nhau, không rời.Nói lên được sự quyến luyến triền miên của người con gái trước lúc chia tay từ giã người tình.Đúng là :
”Nhất cú ly ca nhất độ sầu-一句离歌一句愁”
Bài viết mua vui này, viết để trả lời câu hỏi của người bạn già bát thập.Tóc bạc. Và để tạ cái tình của ông đã “khởi động” cho tôi, nhớ lại một kỷ niệm về một câu hát của thời thơ ấu năm xưa.
Paris, ngày 14-1-2011-Lúc 11h 20-Phạm Xuân Hy

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Góp ý để hội sách TPHCM tăng doanh thu gấp 2-3 lần

Vốn là dân mê sách nên từ thời sinh viên tôi đã lang thang những đợt bán sách giảm giá, đặc biệt là chưa từng bỏ qua 1 lần hội sách TPHCM lần nào.
Lần đầu tiên tôi biết đến hội sách khi còn tổ chức ở hội trường Bà Huyện Thanh Quận 3, tôi lặn ngụp thỏa thích để tìm những cuốn sách bổ ích với giá rẻ. Kỷ niệm khó phai của tôi là gặp Thầy Nguyễn Tri Tài, một trong những giảng viên của bộ môn Hán Nôm đã trên 80 tuổi, Thầy vẫn đến mua vài quyển sách. Nhìn dáng Thầy tôi xúc động và thương biết bao tinh thần mê đọc sách và làm việc. Thời gian đó, Thầy vẫn còn đi dạy và viết sách, dịch sách.
Những đợt hội sách lớn nhỏ gần đây (tổ chức ở hội trường Lê Thánh Tôn, công viên 23/9, công viên Hai Bà Trưng) có 1 điều đáng buồn là sách ko được giảm quá 50%, do đó, nhiều quyển sách giá vẫn cao sau khi giảm (thí dụ 800 ngàn giảm 50% thì sinh viên cũng bó tay ko mua nổi).
Hội sách TPHCM lần 8 năm 2014 tại công viên Lê Văn Tám các nhà sách đã có sự thay đổi ngoạn mục, từ ngày đầu tiên đã trưng biển giảm giá 50% 70% 80% và hàng loạt sách đồng giá 1.000đ, 2.000đ, 3.000đ, 5000đ 10.000đ... giúp cho khách hàng mua nhiều hơn, ko cần đợi đến 3 ngày cuối mới bắt đầu giảm giá như những lần trước. NXB Kim Đồng cũng tung ra loạt sách đồng giá 5.000đ trong đó có nhiều truyện tranh, truyện chữ rất hay. Đến ngày cuối cùng, sách giảm giá hết mức càng rẻ hơn nữa! Tha hồ mà chọn!
Ngày 30/3, Hội sách TP HCM lần VIII – 2014 đã bế mạc. Trong 7 ngày diễn ra hội sách đã có khoảng gần 1 triệu lượt người đến tham quan, mua sách, trong đó 70% là thanh niên, học sinh.
Doanh thu toàn hội sách khoảng 36 tỷ đồng, tăng 20% so với doanh thu hội sách lần 7/2012 và cao nhất trong 8 lần hội chợ sách kể từ năm 2000. (theo VOV BÁO ĐIỆN TỬ ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM)
Hội sách lần này tôi đi tổng cộng 4 lần (hội sách mở 7 ngày), theo quan sát của tôi đáng lẽ hội sách sẽ đạt doanh thu cao hơn nữa nếu tổ chức chuyên nghiệp hơn, vì vậy, tôi viết bài góp ý này, mong rằng sẽ có ai đó trong BTC đọc được và nâng cấp khâu tổ chức để các nhà sách nâng cao doanh số bán sách và khách hàng mua được nhiều sách hơn.
1/ An ninh trật tự và giữ xe
 Trong thời gian diễn ra hội sách, tuyến đường Võ Thị Sáu-Hai Bà Trưng-Điện Biên Phủ liên tục kẹt xe (bình thường đoạn này đã kẹt xe, bây giờ nhiều người đổ đến hội sách càng kẹt xe tăng cao).
Vì vậy, BTC nên liên kết với CSGT, an ninh trật tự, dân quân... tổ chức điều phối giao thông khu vực này để xe cộ lưu thông qua lại thông thoáng, nhiều người đến với hội sách hơn vì khi đứng trước cổng hội sách, tôi thấy rất nhiều người đến gần tới thấy kẹt xe thế là họ quay về ko vào nữa.
Ngoài ra, nên tuyên truyền rộng rãi các tuyến xe buýt đưa khách đến hội sách, có bảng hướng dẫn tuyến xe buýt ở các cổng hội sách để người dân đón xe buýt đến và ra về.
Cháu của tôi cùng bạn bè (học sinh cấp 2) đón xe buýt từ thủ đức đến hội sách đã bị lạc kể cả lúc đi và về bởi ko rành tuyến xe. Thực tế, càng nhiều người đi xe buýt sẽ giảm tải kẹt xe ở ngoài đường lẫn bãi giữ xe. Nếu như có các bạn tình nguyện viên hướng dẫn như các đợt thi đại học càng tốt hơn nữa!

Giữ xe lộn xộn, không chuyên nghiệp dẫn đến tình trạng xếp hàng hơn nửa tiếng mới gửi xe xong, mất thời gian của khách, nhiều người bỏ về vì ko thể đợi nổi. Tình trạng này diễn ra từ ngày đầu tiên tới khi kết thúc hội sách ko thấy BTC khắc phục. Theo tôi chỉ cần tăng gấp đôi lượng nhân viên giữ xe, mở nhiều lối xe vào và bảng hướng dẫn cho khách là giải quyết được. Làm sao ko kẹt xe khi chỉ có duy nhất 1 người đứng ghi vé xe cho cả đoàn người!

>>> Theo tôi, nếu BTC giải quyết tốt vấn đề này lượng khách đến hội sách sẽ đông hơn nhiều

2/ Thời tiết và chỗ nghỉ ngơi cho khách
Năm nay, hội sách tổ chức vào thời điểm trời nắng nóng hầm hập trên 37 độ C (mà tôi nhớ hình như lần nào cũng vậy). Chỉ cần đi loanh quanh thôi đã mất sức, mệt mỏi, ko còn năng lượng để chọn mua sách nữa, chưa kể nhiều người về nhà còn bị cảm. BTC nên giăng nhiều lưới che và gắn phun sương, quạt,... để giảm bớt sức nắng nóng của thời tiết. Khách hàng thoải mái hơn thì mới có sức đi nhiều và mua nhiều hơn thay vì bỏ về nhà vì mệt quá

Do lượng ghế trong hội sách ít nên nhiều người phải ngồi bệt xuống bãi cỏ, hoặc bất cứ chỗ nào vì nắng nóng và trên tay là bao sách to nặng.
BTC và các gian hàng cần có thêm nhiều chỗ ngồi cho khách nghỉ ngơi, lấy lại sức để tiếp tục tham quan, mua sắm tại hội sách

3/ Xe đẩy và chuyển sách tận nhà
Vấn đề thứ 3 là rắc rối của tôi trong những lần đi hội sách, bởi vì tôi cần mua nhiều sách nhưng ko đủ khả năng xách nổi. Gần như tôi lê lếch với mấy bao sách. Đi những 4 lần nhưng vẫn chỉ mua được 1/3 ngân sách dự tính (rất tiếc). Còn ông bác đi hội sách, mới mua 1 cuốn sách 600 ngàn mà nặng quá may mà nhân viên nhà sách đem ra xe giùm.
Giá như BTC hỗ trợ những xe đẩy hoặc xe kéo như siêu thị thì khách hàng sẽ tha hồ mua sách mà ko phải vất vả cầm theo trên tay (mỗi cuốn sách nặng cũng 200-300gram trở lên, mua chừng 4-5 cuốn trở lên là oải rồi). Các nhân viên bảo vệ đứng ở cổng sẽ hỗ trợ thu hồi những xe đẩy này vì chẳng ai có thể lấy cắp nó ra được. Tiện ích này đảm bảo sẽ giúp doanh số bán sách tăng cao hơn.
 xe đẩy và xe kéo giúp khách mua thêm nhiều sách hơn

Ngoài ra, tôi đề nghị có thêm dịch vụ gửi sách và vận chuyển sách.
Gửi sách: BTC bố trí khoảng 4-5 điểm nhận giữ sách/vật phẩm đã mua của khách (thí dụ họ mua 10 cuốn đem gửi rồi tiếp tục mua tiếp, ko lo bị mất sách hay xách theo nặng). Khi khách gửi BTC sẽ hỏi khách về cổng nào và chuyển sách đến vị trí giữ sách ở gần cổng đó để khách đến lấy sách và ra về luôn.
Đóng gói và vận chuyển: Ở quầy giữ sách gần bãi giữ xe sẽ có dịch vụ đóng gói và chuyển sách theo yêu cầu, những người mua quá nhiều sách ko thể chở về hết hoặc họ có việc cần đi nơi khác ko thể chở nhiều sách theo thì NV sẽ đóng gói lại và chở về nhà. Chỉ cần thu phí dịch vụ từ 10 ngàn đến 30 ngàn tùy khu vực gần xa

Ngoài ra, còn 1 số điều lặt vặt khác nữa như âm nhạc, tiếng loa ầm ĩ hỗn độn mất trật tự, những thông báo của BTC đến các gian hàng đừng đọc loa quấy nhiễu khách hàng và thấy BTC thiếu chuyên nghiệp.

Tôi mong rằng hội sách lần sau sẽ có nhiều cải tiến tốt hơn và tôi sẽ tha hồ mua được nhiều sách thoải mái hơn

Hình ảnh đông vui náo nhiệt của hội sách tphcm lần 8 năm 2014
 Các em học sinh trường Vĩnh Lộc được cô giáo dẫn đi hội sách
 NXB Kim Đồng giảm giá độc, chỉ 5k/1 cuốn, Dr Slump mấy tháng trước 16k giờ chỉ còn 5k
 Tha hồ đọc sách thoải mái
 NXB Kim Đồng giảm giá 50%
 Mại dzô chỉ 5.000đ/ 1 quyển sách


 Giảm giá 80%
 Nhã Nam cũng có sách đồng giá 10k 15k

 Đông nghẹt khách đến với hội sách, dù vậy vẫn có nhiều gian hàng ế khách
 Chen lấn vào chọn sách của tiki


 Mua trọn bộ sách được tặng kèm ly sứ
 Giá quá đẹp vào mua sách bạn ơi


 Gian hàng Vinabook đại hạ giá  DVD phim bản quyền còn mới trong hộp giá chỉ 20k/4 DVD (giá gốc 60-65k/ 1 DVD)

Năm nay quên ghé mua sách của Thái Hà Book
 Có ít thùng rác nên thế này đây!

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...