Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Tê giác trắng Thảo cầm viên sài gòn

Tê giác trắng có mặt ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn khoảng vài năm nay rồi. Chuồng nuôi nhốt tê giác hơi nhỏ, ít không gian cho tê giác di chuyển như ngoài thiên nhiên tự do. Ở đây tê giác trắng được chăm sóc và bảo vệ khỏi bọn săn kiếm sừng tê.
Đọc tin tức trên báo mà thấy buồn cho những loài vật sống ở đất nước này!

 Giá vé ở Thảo Cầm Viên thứ 2 - thứ 6 chỉ 8.000đ, thứ 7, CN, ngày lễ 12.000đ, mời các bạn ghé tham quan không gian tràn ngập hoa tươi, cây xanh và những loài động vật quý hiếm

Vài thông tin về tê giác trắng trên wikipedia,
Tê giác trắng hay tê giác môi vuông (Ceratotherium simum) là một trong năm loài tê giác còn tồn tại và là một trong số rất ít loài động vật ăn cỏ lớn còn tồn tại. Chúng có nguồn gốc ở đông bắc và miền nam châu Phi. Tê giác có xu hướng sống thành bầy đàn từ 1 đến 7 con, mặc dù chúng là những động vật to lớn. Trên mõm của chúng có hai sừng với cấu tạo từ các sợi keratin (không phải xương như ở gạc hươu, nai).
Tê giác trắng khác với tê giác đen ở hình dạng miệng của chúng – ở tê giác trắng thì miệng của chúng rộng hơn để gặm được nhiều cỏ; theo một giả thuyết thì thuật ngữ "White" (trắng) trong tiếng Anh thực sự có nguồn gốc từ tiếng Afrikaan "weit", có nghĩa là 'rộng'. Da của tê giác trắng có màu hoàn toàn tương tự như của tê giác đen.
Tê giác trắng cũng có một bướu rõ nét ở phía sau cổ của nó để giữ được cái đầu to lớn. Mỗi chân của tê giác trắng có ba ngón. Chúng đôi khi được gọi là tê giác môi vuông do môi lỗi ra của chúng để hỗ trợ việc gặm các loại cỏ ngắn ở các vùng xavan. Chúng có khả năng đi 4 đến 5 ngày mà không cần nước uống.
Có hai phân loài tê giác trắng; vào thời điểm năm 2005, Cộng hòa Nam Phi có tê giác trắng miền nam (Ceratotherium simum simum) với quần thể khoảng 11.000 con, làm cho chúng là phân loài tê giác phổ biến nhất trên thế giới.
Tê giác trắng miền bắc (Ceratotherium simum cottoni), trước đây tìm thấy ở một số quốc gia Đông Phi và Trung Phi, hiện nay được coi là chỉ còn tồn tại ở ba khu vực:
Công viên quốc gia Garamba ở Cộng hòa dân chủ Congo;
Vườn thú Dvur Králové ở Cộng hòa Czech, tại đây có 6 con tê giác trắng; và
Công viên động vật hoang dã San Diego, có 3 con.
Tê giác trắng rất ít sinh sản khi bị giam cầm; kể từ năm 1995, chỉ có một con tê giác cái được sinh ra ở Dvur Králové.
Phân loại khoa học
Giới (regnum) Animalia
Ngành (phylum) Chordata
Lớp (class) Mammalia
Bộ (ordo) Perissodactyla
Họ (familia) Rhinocerotidae
Chi (genus) Ceratotherium
Loài (species) C. simum
 Trong chuồng có 4 con tê giác trắng

 Tê giác trắng hay tê giác môi vuông
 Về tình trạng trên bảng này ghi đã lỗi thời, thiết nghĩ phải sửa lại tình trạng nguy cấp, đe dọa cần được bảo vệ. Thảo Cầm Viên vẫn còn cung cấp thông tin sơ sài về các loài động vật đang được bảo tồn tại đây


Một năm buồn cho tê giác Nam Phi

By Matt McGrath Environment correspondent, BBC News
Matt McGrath
Phóng viên môi trường, BBC News
Cập nhật: 10:17 GMT - chủ nhật, 19 tháng 1, 2014
Có 1.004 chú tê giác trắng bị giết chết tại Nam Phi trong năm 2013
Số lượng tê giác trắng bị giết chết bất hợp pháp tại Nam Phi trong năm 2013 là cao nhất từ trước tới nay, theo các số liệu chính thức của chính phủ.
Có 1.004 chú tê giác trắng đã bị săn trộm, tăng 50% so với 12 tháng trước đó.
Các nhà vận động nói nhu cầu tăng cao về sừng tê từ các thị trường Việt Nam và Trung Quốc khiến nạn săn trộm tăng mạnh.
Người ta quan ngại là nạn săn trộm với quy mô như thế này về lâu về dài sẽ đe dọa tới sự tồn vong của tê giác trắng.
Tê giác trắng là một trong những câu chuyện bảo tồn thành công nhất trên thế giới.
Vào cuối thế kỷ 19, chỉ có chừng 100 con tại Nam Phi. Ngày nay, các chuyên gia nói tổng số có khoảng 20 ngàn con.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ săn bắn trộm tăng nhanh khiến thành tích này đang bị nguy cơ tiêu tan.
Trong 2007, chỉ có 13 chú tê giác bị giết tại Nam Phi để lấy sừng; trong năm 2013, mỗi ngày trung bình có tới gần ba chú thiệt mạng.
Các nhà vận động nói họ quan ngại về tốc độ này, và số lượng bị giết sẽ nhanh chóng vượt quá số tê giác mới được sinh ra, khiến cho loài này không tránh khỏi tình trạng bị giảm số lượng.
Món hàng giá trị
"Các chuyên gia nói với tôi rằng chúng ta vẫn chưa tới đỉnh điểm, nhưng cũng đã rất gần tới đó rồi," Tom Miliken từ tổ chức Traffic International nói với BBC News.
"Nếu sự giảm sút này tiếp tục kéo dài, chắc chắn chúng ta sẽ phải chứng kiến cảnh tê giác Nam Phi bị suy giảm số lượng lần đầu tiên trong 100 năm qua."
Có một số yếu tố khiến nạn săn trộm tăng cao.
Tại Việt Nam và Trung Quốc, sừng tê được cho là có khả năng chữa bệnh, và cũng được coi là biểu tượng thể hiện địa vị của người sở hữu.
Sừng tê có thể bán với giá tới 65.000 đôla Mỹ một kg, đắt hơn vàng và cocaine.
Hầu hết các vụ giết tê giác diễn ra tại Công viên Quốc gia Kruger của Nam Phi, sát biên với Mozambique.
Quốc gia nghèo đói này được cho là cơ sở hoạt động chính của các băng nhóm tội phạm chuyên săn bắn trộm và vận chuyển sừng tê về Á châu.
Bất chấp việc Nam Phi tăng cảnh sát và quân đội vào đối phó, tình trạng giết trộm vẫn tăng.
"Nam Phi có 230km đường biên giới mềm với Mozambique, tạo thách thức to lớn, nhưng ngoài ra còn có những vấn đề khác nữa," Tom Miliken nói.
"Người ta có thể tự hỏi làm sao có thể có tới hơn 1000 chú tê giác bị giết nếu như không có sự cấu kết thông đồng và tình trạng tham nhũng bên trong?"
Đường biên giới mềm
Một yếu tố nữa khiến làm tăng các vụ giết tê giác trong những năm gần đây là do việc cấp giấy phép thể thao, theo đó sừng tê được phép xuất khẩu.
Hệ thống này đã bị lạm dụng tràn lan, với tình trạng nhiều người từ Á châu sang để kiếm sừng rồi bán lại khi trở về.
Năm ngoái, Công ước Quốc tế về cấm buôn bán các loại thú có nguy cơ tuyệt chủng (Cites) đã nỗ lực chặn nạn buôn bán bằng cách đòi Việt Nam và Mozambique phải có hành động.
Việt Nam sẽ phải báo cáo vào cuối tháng này về các nỗ lực cải thiện tình hình trong việc bắt giữ, truy tố và tịch thu tang vật.
Mozambique đã được yêu cầu phải tăng mạnh mức hình phạt đối với tội danh tham gia buôn bán sừng tê.
Trong tháng hai, Anh Quốc sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh nhằm xử lý nạn buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã.
Nạn giết tê giác tại Nam Phi vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt, với 37 chú đã bị săn trộm chỉ trong hai tuần đầu năm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...