Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

GS Trần Văn Khê: "Tôi không thích ra đi trong đau ốm..."

Ở tuổi 90, GS Trần Văn Khê phải ngồi xe lăn và sống chung với nhiều căn bệnh… Nhưng thói quen vuốt ve cây đờn, lau chùi dây vẫn được ông duy trì thường xuyên. 

Hơn cả tình bạn, với ông - những cây đờn như những tri kỷ, tri âm.

Yêu đờn như yêu con nhỏ

Tháng 12/2004, sau khi về nước, một lần GS Trần Văn Khê đưa đờn ra gảy và ghi âm lại - như thường lệ. Song, lần này, ông nghe lại mà nước mắt chảy dài: “Thôi rồi, mình không còn là mình nữa”.

Tai ông nghe không còn tốt. Qua máy trợ thính, nhiều âm thanh nghe không chuẩn. Các khớp ngón tay cứng đơ, chẳng còn nghe theo ông: bắt dây đờn thì bắt trật, có lúc kẹt tay; muốn tay đi mau hay nhấn sâu đều không được…

 

bsjdbw
Làm bạn với đờn từ năm lên 6, đến nay tình thân của ông với đờn đã 84 năm.

 

Không làm chủ được lỗ tai và hai bàn tay, ông quyết định không đờn cho thính giả nghe nữa. “Điều này làm tôi buồn suốt 6 tháng trời. Dứt buồn, tôi nghĩ, dầu không đờn nữa nhưng vẫn tiếp tục dạy học trò, thỉnh thoảng tự mình đờn cho mình mình nghe” - GS Khê kể lại.

Ở tuổi 90, GS Khê đang đối mặt với không ít bệnh tật: tiểu đường, thấp khớp, gan nhiễm mỡ… Nhưng thói quen vuốt ve đờn, lau chùi dây vẫn được ông duy trì thường xuyên.

Hơn cả tình bạn, với ông - những cây đàn như tri âm, tri kỷ. Năm 1988, ông từ Paris qua Honolulu (Mỹ) dạy học. Để được mang theo cây đờn tranh, ông đã phải mua thêm một vé máy bay cho trẻ em, ghi tên: Trần Cithare (cithare, tiếng Pháp là cây đờn cùng một họ với đờn tranh).

Khi lên máy bay, “em bé đàn” có nhân viên “ẵm” rồi cột dây an toàn. Tới giờ cơm, đàn cũng có phần. “Tôi nghĩ, mang theo đờn cũng như mang theo con nhỏ vậy”, ông nói.    

Làm bạn với đờn từ năm lên 6, đến nay tình thân của ông với đờn đã 84 năm. Tất cả những cây đờn đều được ông yêu thương, trân quý. Ông kể: “Tôi không bao giờ bước ngang qua đờn. Khi đờn xong, tôi xếp đờn trở lại để phía trước rồi cúi đầu chào nó”.

Dịu dàng như người mẹ

Hiện GS Trần Văn Khê đang sống và làm việc tại số nhà 32, đường Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Những người thân của GS đều định cư ở nước ngoài. Bên ông là những người trợ lý tận tụy…

Chị Nguyễn Thị Na, 41 tuổi, người chăm sóc GS 5 năm nay, nhận xét: “Thầy nghiêm khắc như người cha, độ lượng như người ông và dịu dàng như một người mẹ”.

“Những hôm tôi nấu ăn dở, thầy chỉ ăn ít hơn chứ không bao giờ chê. Những lúc tôi buồn nhớ gia đình, dù cố giấu nhưng bao giờ thầy cũng nhận ra và động viên ân cần”, chị Na kể.

Năm 2008, chị Na được một người đàn ông góa hỏi làm vợ. Trong lúc đang phân vân, chị nhận được lời khuyên của thầy: “Con nên suy nghĩ thấu đáo”. Đồng thời, thầy cũng đã chuẩn bị sẵn của hồi môn cho chị.  

Cân nhắc kỹ, chị đã quyết định không nhắm mắt đưa chân!

 

hegfw
Mồ côi từ nhỏ, lại là con cả nên ông sớm trở thành điểm tựa cho hai em, ngay cả khi các em đã trưởng thành.

 

GS kể, do mồ côi từ nhỏ, lại là con cả nên ông sớm trở thành điểm tựa cho hai em. Hồi nhỏ, mỗi khi em trai Trần Văn Trạch buồn, ông không bao giờ nói em: “Đừng buồn nữa” mà nhẹ nhàng ôm em vào lòng, vuốt tóc em, hát cho em nghe những bài em thích hay tập cho em bài mới.

Sau này, khi cả hai anh em đều đã hai thứ tóc, mỗi khi gặp chuyện không vui, ông Trạch vẫn tìm đến ông “để được anh Hai đờn vọng cổ cho em ca, để em còn biết em là ai”.

Em gái Trần Ngọc Sương luôn coi ông như một người mẹ. Bước vào tuổi cập kê, cô Sương thường tìm ông chia sẻ tâm tư. Cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm bền bỉ của anh trai nên khi gặp gỡ người con trai nào hơi lơ là, thiếu nhạy cảm, cô lại buồn.

Có lần, cô nói về một người bạn trai: “Người ấy giọng the thé, không phải giọng trầm giống anh Hai”. Ông bảo: “Em đừng nghĩ rằng, trên đời này có hai người giống nhau hoàn toàn. Em phải làm sao thích nghi với hoàn cảnh chớ không để hoàn cảnh thích nghi với mình”. 

Nhiều năm, ông đều nhận được lễ tạ ơn của em gái trong Ngày của mẹ. Bà Ngọc Sương kể, bà chưa bao giờ phải nhỏ nước mắt của thân phận mồ côi bởi đã có anh Hai là mẹ hiền.   

Muốn nói về âm nhạc, ngay trong phút cuối cùng…

Tháng 4/2009, căn bệnh thần kinh tọa tái phát khiến ông phải nằm liệt giường.

Thời gian đó, một vài người bạn thân quen của ông lần lượt về cõi vĩnh hằng. Tinh thần ông vốn không yên lại càng bất an. Đã có lúc ông muốn buông xuôi sức khỏe, không điều trị, không uống thuốc nữa…

Rất may, sau một tháng rưỡi nằm liệt, ông đã gặp được một y sĩ Đông y giỏi. Sau 3 tuần điều trị, ông đã có thể ngồi, đứng lên và đi được - dù khó nhọc.

Ở tuổi 90,
GS Trần Văn Khê trong một buổi nói chuyện.

 

Ở tuổi 90, dù phải ngồi xe lăn nhưng công việc của ông vẫn luôn bận rộn mỗi ngày: thu băng, đọc sách, tham gia các hội nghị, hội thảo… Với ông, công việc luôn mang lại những niềm vui bất tận.

“Ước nguyện hiện tại của tôi là có thể say sưa nói về âm nhạc, trong cả những phút cuối cùng được sống. Có những sự ra đi rất đẹp, như nhà thơ Đông Hồ ra đi khi đang đứng trên bục giảng, hay như nhà soạn kịch Pháp Molière chết khi đang đóng kịch. Tôi không thích ra đi trong đau ốm, làm khổ người này, người khác…”, ông sẻ chia tâm nguyện.

Phan Tú

http://bee.net.vn/channel/1988/201008/GS-Tran-Van-Khe-%E2%80%99Toi-khong-thich-ra-di-trong-dau-om%E2%80%99-1764141/

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010

Giới thiệu tự truyện "Những câu chuyện về trái tim"

Quyển tự truyện ở góc đọc sách quán cafe Sonic

Vào ngày 24/7/1981 nhân sinh nhật lục tuần của Giáo sư Trần Văn Khê, Giáo sư Trần Quang Hải gửi tặng người Cha kính yêu vài câu thơ chúc mừng tràn ngập niềm tự hào:
Trăm năm hiếm có bậc tài hoa
Năm châu nổi tiếng đàn dân tộc
Bốn bể vang danh nhạc nước nhà
Sự nghiệp vững bền nuôi chí lớn
Gia tài hun đúc nghiệp cầm ca
Đã gần 30 năm trôi qua,  ấy vậy mà cũng không có gì thay đổi với sứ mệnh của  Giáo sư Trần Văn Khê, đó là tiếp tục miệt mài công việc giới thiệu rộng rãi nét đẹp của âm nhạc dân tộc Việt Nam. Nhìn vào vô số giải thưởng, huy chương bằng danh dự cùng hàng loạt chức danh, nhiệm vụ của GS nhiều người thường lầm tưởng GS lúc nào cũng gặp may mắn, hưởng nhiều ưu ái đặc biệt hay có khả năng phi thường. Thực ra những thành công của Giáo sư đạt được là nhờ có 1 tấm lòng- tấm lòng thiết tha với tình yêu âm nhạc dân tộc VN. “Những câu chuỵên từ trái tim” quyển tự truyện mới nhất được First News ra mắt nhân sinh nhật lần thứ 90 của GS Trần Văn Khê sẽ cho chúng ta thấy một cái nhìn đầy đủ nhất của 1 con người mà cả cuộc đời đã dành hết tâm can cho 1 niềm đam mê duy nhất. 90 năm với bao chiêm nghiệm về cuộc đời, về những thăng trầm của cuộc sống, và với những nghị lực phi thường để vượt lên số phận đến với thành công, trong tập sách là những  tâm tình của một người Thầy dành hết lòng yêu thương để nhắn nhủ với các học trò qua những mẩu chuyện có thực của Ông.   [0.26-0.38]Quyển này là quyển thầy tâm sự, thầy nói tới thầy chọn lựa một số chuyện mà không phải nói câu chuyện đó để thuật câu chuyện đó mà nói câu chuyện đó để đưa ra một bài học….  
12 mẩu chuyện thú vị tưởng chừng rất giản đơn nhưng thấm đượm biết bao bài học quý giá, 1 số phận không may mắn khi mồ côi cha mẹ từ nhỏ, đến chuỗi ngày dài trải qua trong bệnh viện với cơn bạo bệnh thập tử nhất sinh tưởng chừng không qua khỏi, rồi cả những bài học về cách làm chồng làm cha, rất giản dị những chất chứa cả một tấm lòng. Một số mẩu chuyện trong quyển sách này đã từng xuất hiện sơ lượt trong bộ Hồi ký của GS Trần Văn Khê hay qua lời chuyện trò của Ông nhưng lần ra mắt này mới mẻ hơn, chi tiết hơn, sâu sắc hơn qua lối dẫn chuyện chân tình pha lẫn vài nét hài hước, dí dỏm. Lần giở từng trang sách độc giả sẽ khám phá và hiểu nhiều hơn về con  người cả cuộc đời đốt cháy hết mình cho lý tưởng giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam đến khắp năm châu bốn bể.   Trong mẩu chuyện “học như thể đời chẳng dài lâu”, GS truyền lửa đam mê học hỏi suốt cuộc đời đến các bạn trẻ vì theo ông “ngày hôm nay phải biết nhiều hơn ngày hôm qua và ít hơn ngày mai”. Ông nói:   
[09.08-9.47] mình phải học hoài hoài, châm ngôn của thầy ngày hôm nay biết nhiều hơn hôm qua và biết ít hơn ngày mai, hơn ở chỗ mình biết hơn nhiều, làm được nhiều việc hay hơn nhiều có nhiều đứa học trò hỏi thầy nếu đến chiều tối thầy không thấy có gì hay hơn thì sao, thầy nói thì đâu có gì khó, suốt ngày không có gì hơn hôm qua Thầy lấy từ điển học 7,8 tiếng nước khác, vậy là thầy hôm nay hơn thầy hôm qua 7, 8 tiếng. Nghĩa là phải có chủ định phải học. Không ngừng trao dồi kiến thức, rèn luyện ý chí bản thân. …    
Mỗi khi có dịp xem GS Trần Văn Khê nói chuyện chúng ta thường thấy vô số những chi tiết từ nhỏ đến lớn tích lũy từ thời thơ ấu được Ông trích dẫn một cách chính xác. Trí nhớ tuyệt vời này theo Ông thực ra bẩm sinh chỉ có 30%, còn lại đều nhờ vào nỗ lực tập luyện của bản thân. Cũng trong mẩu chuyện “học như thể đời chẳng dài lâu”, GS Trần Văn Khê sẽ chia sẻ với chúng ta bí quyết học bài mau thuộc mau nhớ và hơn hết là nhớ sâu, nhớ lâu các dữ kiện ấy. Với nguyên tắc học một nhớ ba, Ông vận dụng tất cả các giác quan tai nghe, mắt nhìn, tay viết, miệng đọc tập trung trong lúc học bài. Kiến thức đi vào qua 4 ngả thì thế nào cũng có một dữ liệu thành công đến đích bộ nhớ lưu trữ. Một thời điểm lịch sử thì nên nhớ một lúc vài sự kiện xảy ra trong cùng khoảng thời gian đó sẽ nhớ dễ dàng và nhớ được nhiều hơn. Hoặc những kinh nghiệm sáng tạo thú vị như giản dị hóa những sự kiện phức tạp, so sánh phân tích các dữ kiện, phổ nhạc các bài thơ, đặt thơ cho quy luật..   Qua thành công của bản thân cũng như từng tiếp xúc với nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới như nhạc sư Ravi Shankar, bậc thầy âm nhạc truyền thống Ấn Độ, Ông đưa ra lời khuyên chân thành trong mẩu chuyện “Hạt ngọc tâm hồn mang tên khiêm tốn”. Chúng ta đừng vì vài thành công vừa đạt được mà vội vàng tự mãn, tự kiêu rằng mình là giỏi nhất, là số một. Thực ra với quãng thời gian ngắn ngủi của đời người, những gì chúng ta đã biết, đã làm được chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi giữa thế giới rộng lớn vô hạn. Sự khiêm nhường cùng với tinh thần biết lắng nghe lời góp ý của người khác, biết lỗi thì nhận, thấy sai thì sửa sẽ giúp chúng ta hành động sáng suốt hơn và tiến xa, tiến nhanh hơn và nhận được sự tôn trọng, kính mến của tất cả mọi người.  
Trên quãng đường mấy mươi năm bôn ba khắp xứ người quảng bá cho âm nhạc dân tộc Việt, GS Trần Văn Khê đã vượt qua nhiều tính huống ngoại giao nhạy cảm, khó khăn. Mẩu chuyện cuối cùng “Cố gắng ứng đối trọng vẹn với người” gửi gắm đến chúng ta bài học ứng xử sâu sắc. Khéo léo chọn những lời nói hợp tình, hợp lý cùng thái độ mềm dẻo sẽ thuyết phục người ta thuận theo ý mình không bị mất lòng. Điểm đặc biệt trong cách ứng xử của Ông chính là không sử dụng “lời nói dối vô hại” ở bất cứ tình huống nào mà chỉ vận dụng tài ứng đối xử lý uyển chuyển của bản thân. Bài học này chẳng những chỉ ứng dụng trong nhửng trường hợp ngoại giao mà bất cứ lúc nào chúng ta cũng nên áp dụng để vừa ý người mà hạp lòng ta.    
Ở những trang cuối cùng của tập thơ chúng ta sẽ được thưởng thức những bài thơ duyên dáng của GS Trần Văn Khê sáng tác trong nhiều thời điểm như khai bút đầu năm, thơ tặng các con nhân dịp sinh nhật, thơ tự trào… hay sáng tác vui trong lúc quan sát mọi người trên chuyến tàu, trên sân ga. Ngoài những nội dung kể trên, quyển tùy bút còn chứa đựng nhiều thông điệp sống bổ ích khác GS muốn gửi gắm đến tất cả độc giả đặc biệt
[11.44-12.09] mục đích của thầy luôn luôn nghĩ tới giới trẻ nhiều hơn vì giới trẻ là tương lai, làm chủ đất nước, đào tạo lớp trẻ bản lĩnh, có được khả năng thì có thể đào tạo cho tương lai một số người tiếp nối những người bây giờ để làm cho đất nước mình đi lên…  
 Và con Người đã dành tình yêu lớn nhất của cuộc đời gắn với dân tộc với âm nhạc truyền thống gửi gắm hoài bão đến với chúng ta thông điệp quan trọng về bí quyết thành công trong cuộc sống [13.27-13.55] thứ nhất là thế này không bao giờ thối chí trước mọi việc, quyết tâm làm chuyện gì thì mình làm tự nhiên không ra có khó ra dễ. Luôn luôn tự tu thân tập luyện cho cơ thể, tập luyện cho tinh thần, mỗi cái gì cũng tập luyện [14.49-15.00] đối với thanh niên thầy nhắc nước Việt Nam là quan trọng, bản sắc Việt Nam là quan trọng, tinh thần Việt Nam là quan trọng, mình thương mấy cái đó biết mấy cái đó mà tự nhiên hành động [16.48-16.55]văn hóa Việt Nam làm văn hóa chủ, văn hóa nước ngoài là văn hóa khách [17.41-17.50]không phải nói Việt Nam cái gì cũng hay nhưng phải biết tự hào với những cái hay của Việt Nam, tự tin vào sức sống tiềm tàng của dân tộc.  
Các bạn độc giả thân mến, mỗi dòng chữ, mỗi lời tâm sự trong cuốn sách “Những câu chuyện về trái tim” chứa đựng những bài học cuộc sống chân tình của GS Trần Văn Khê như những sợi tơ vàng óng ánh quý báu được con tằm vất vả rút ruột kéo ra truyền lửa nhiệt huyết những tinh hoa quý báu nhất của cả cuộc đời dành trọn cho tình yêu với âm nhạc truyền thống dân tộc đến với những người trẻ của đất Việt thân yêu. Cuốn này này xứng đáng trở thành sách gối đầu giường dành cho tất cả chúng ta.   -HẾT-

Lê Ngọc Hân
Phát trên đài AM 610 MHz vào 17g30 ngày 27/07/2010 chương trình Tạp chí âm nhạc, bản phát thanh có chỉnh sửa vài chi tiết nhỏ.

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Education Systems




Sơ lượt hệ thống giáo dục Việt Nam & một số quốc gia

Sơ đồ hệ thống giáo dục một số quốc gia trên thế giới, tài liệu tham khảo có ích cho những ai nghiên cứu về giáo dục, tư vấn hướng nghiệp sinh viên học sinh hoặc các gia đình có dự định cho con "tị nạn giáo dục".


Nguồn:
Trích từ quyển 4 "Sơ lượt quá trình phát triển giáo dục của VN và một số nước trên thế giới" thuộc Bộ tài liệu hỗ trợ hiệu trưởng quản lý hiệu quả trường học của Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục SREM (Support to the Renovation of Education Management)

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Ngắm mặt trời lặn




Một buổi chiều tà ngắm mặt trời lặn từ cửa sổ trường mầm non Hoa Hồng Đỏ, cả khu Nam Long vắng lặng yên ả chìm trong bóng tối... Mặt trời khuất dạng sau phía chân trời và hắt lên vài ánh màu tiễn biệt

Chụp ngày 1/6/2010

Máy cùi Sony DSC W180

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...