Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010

Giới thiệu tự truyện "Những câu chuyện về trái tim"

Quyển tự truyện ở góc đọc sách quán cafe Sonic

Vào ngày 24/7/1981 nhân sinh nhật lục tuần của Giáo sư Trần Văn Khê, Giáo sư Trần Quang Hải gửi tặng người Cha kính yêu vài câu thơ chúc mừng tràn ngập niềm tự hào:
Trăm năm hiếm có bậc tài hoa
Năm châu nổi tiếng đàn dân tộc
Bốn bể vang danh nhạc nước nhà
Sự nghiệp vững bền nuôi chí lớn
Gia tài hun đúc nghiệp cầm ca
Đã gần 30 năm trôi qua,  ấy vậy mà cũng không có gì thay đổi với sứ mệnh của  Giáo sư Trần Văn Khê, đó là tiếp tục miệt mài công việc giới thiệu rộng rãi nét đẹp của âm nhạc dân tộc Việt Nam. Nhìn vào vô số giải thưởng, huy chương bằng danh dự cùng hàng loạt chức danh, nhiệm vụ của GS nhiều người thường lầm tưởng GS lúc nào cũng gặp may mắn, hưởng nhiều ưu ái đặc biệt hay có khả năng phi thường. Thực ra những thành công của Giáo sư đạt được là nhờ có 1 tấm lòng- tấm lòng thiết tha với tình yêu âm nhạc dân tộc VN. “Những câu chuỵên từ trái tim” quyển tự truyện mới nhất được First News ra mắt nhân sinh nhật lần thứ 90 của GS Trần Văn Khê sẽ cho chúng ta thấy một cái nhìn đầy đủ nhất của 1 con người mà cả cuộc đời đã dành hết tâm can cho 1 niềm đam mê duy nhất. 90 năm với bao chiêm nghiệm về cuộc đời, về những thăng trầm của cuộc sống, và với những nghị lực phi thường để vượt lên số phận đến với thành công, trong tập sách là những  tâm tình của một người Thầy dành hết lòng yêu thương để nhắn nhủ với các học trò qua những mẩu chuyện có thực của Ông.   [0.26-0.38]Quyển này là quyển thầy tâm sự, thầy nói tới thầy chọn lựa một số chuyện mà không phải nói câu chuyện đó để thuật câu chuyện đó mà nói câu chuyện đó để đưa ra một bài học….  
12 mẩu chuyện thú vị tưởng chừng rất giản đơn nhưng thấm đượm biết bao bài học quý giá, 1 số phận không may mắn khi mồ côi cha mẹ từ nhỏ, đến chuỗi ngày dài trải qua trong bệnh viện với cơn bạo bệnh thập tử nhất sinh tưởng chừng không qua khỏi, rồi cả những bài học về cách làm chồng làm cha, rất giản dị những chất chứa cả một tấm lòng. Một số mẩu chuyện trong quyển sách này đã từng xuất hiện sơ lượt trong bộ Hồi ký của GS Trần Văn Khê hay qua lời chuyện trò của Ông nhưng lần ra mắt này mới mẻ hơn, chi tiết hơn, sâu sắc hơn qua lối dẫn chuyện chân tình pha lẫn vài nét hài hước, dí dỏm. Lần giở từng trang sách độc giả sẽ khám phá và hiểu nhiều hơn về con  người cả cuộc đời đốt cháy hết mình cho lý tưởng giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam đến khắp năm châu bốn bể.   Trong mẩu chuyện “học như thể đời chẳng dài lâu”, GS truyền lửa đam mê học hỏi suốt cuộc đời đến các bạn trẻ vì theo ông “ngày hôm nay phải biết nhiều hơn ngày hôm qua và ít hơn ngày mai”. Ông nói:   
[09.08-9.47] mình phải học hoài hoài, châm ngôn của thầy ngày hôm nay biết nhiều hơn hôm qua và biết ít hơn ngày mai, hơn ở chỗ mình biết hơn nhiều, làm được nhiều việc hay hơn nhiều có nhiều đứa học trò hỏi thầy nếu đến chiều tối thầy không thấy có gì hay hơn thì sao, thầy nói thì đâu có gì khó, suốt ngày không có gì hơn hôm qua Thầy lấy từ điển học 7,8 tiếng nước khác, vậy là thầy hôm nay hơn thầy hôm qua 7, 8 tiếng. Nghĩa là phải có chủ định phải học. Không ngừng trao dồi kiến thức, rèn luyện ý chí bản thân. …    
Mỗi khi có dịp xem GS Trần Văn Khê nói chuyện chúng ta thường thấy vô số những chi tiết từ nhỏ đến lớn tích lũy từ thời thơ ấu được Ông trích dẫn một cách chính xác. Trí nhớ tuyệt vời này theo Ông thực ra bẩm sinh chỉ có 30%, còn lại đều nhờ vào nỗ lực tập luyện của bản thân. Cũng trong mẩu chuyện “học như thể đời chẳng dài lâu”, GS Trần Văn Khê sẽ chia sẻ với chúng ta bí quyết học bài mau thuộc mau nhớ và hơn hết là nhớ sâu, nhớ lâu các dữ kiện ấy. Với nguyên tắc học một nhớ ba, Ông vận dụng tất cả các giác quan tai nghe, mắt nhìn, tay viết, miệng đọc tập trung trong lúc học bài. Kiến thức đi vào qua 4 ngả thì thế nào cũng có một dữ liệu thành công đến đích bộ nhớ lưu trữ. Một thời điểm lịch sử thì nên nhớ một lúc vài sự kiện xảy ra trong cùng khoảng thời gian đó sẽ nhớ dễ dàng và nhớ được nhiều hơn. Hoặc những kinh nghiệm sáng tạo thú vị như giản dị hóa những sự kiện phức tạp, so sánh phân tích các dữ kiện, phổ nhạc các bài thơ, đặt thơ cho quy luật..   Qua thành công của bản thân cũng như từng tiếp xúc với nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới như nhạc sư Ravi Shankar, bậc thầy âm nhạc truyền thống Ấn Độ, Ông đưa ra lời khuyên chân thành trong mẩu chuyện “Hạt ngọc tâm hồn mang tên khiêm tốn”. Chúng ta đừng vì vài thành công vừa đạt được mà vội vàng tự mãn, tự kiêu rằng mình là giỏi nhất, là số một. Thực ra với quãng thời gian ngắn ngủi của đời người, những gì chúng ta đã biết, đã làm được chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi giữa thế giới rộng lớn vô hạn. Sự khiêm nhường cùng với tinh thần biết lắng nghe lời góp ý của người khác, biết lỗi thì nhận, thấy sai thì sửa sẽ giúp chúng ta hành động sáng suốt hơn và tiến xa, tiến nhanh hơn và nhận được sự tôn trọng, kính mến của tất cả mọi người.  
Trên quãng đường mấy mươi năm bôn ba khắp xứ người quảng bá cho âm nhạc dân tộc Việt, GS Trần Văn Khê đã vượt qua nhiều tính huống ngoại giao nhạy cảm, khó khăn. Mẩu chuyện cuối cùng “Cố gắng ứng đối trọng vẹn với người” gửi gắm đến chúng ta bài học ứng xử sâu sắc. Khéo léo chọn những lời nói hợp tình, hợp lý cùng thái độ mềm dẻo sẽ thuyết phục người ta thuận theo ý mình không bị mất lòng. Điểm đặc biệt trong cách ứng xử của Ông chính là không sử dụng “lời nói dối vô hại” ở bất cứ tình huống nào mà chỉ vận dụng tài ứng đối xử lý uyển chuyển của bản thân. Bài học này chẳng những chỉ ứng dụng trong nhửng trường hợp ngoại giao mà bất cứ lúc nào chúng ta cũng nên áp dụng để vừa ý người mà hạp lòng ta.    
Ở những trang cuối cùng của tập thơ chúng ta sẽ được thưởng thức những bài thơ duyên dáng của GS Trần Văn Khê sáng tác trong nhiều thời điểm như khai bút đầu năm, thơ tặng các con nhân dịp sinh nhật, thơ tự trào… hay sáng tác vui trong lúc quan sát mọi người trên chuyến tàu, trên sân ga. Ngoài những nội dung kể trên, quyển tùy bút còn chứa đựng nhiều thông điệp sống bổ ích khác GS muốn gửi gắm đến tất cả độc giả đặc biệt
[11.44-12.09] mục đích của thầy luôn luôn nghĩ tới giới trẻ nhiều hơn vì giới trẻ là tương lai, làm chủ đất nước, đào tạo lớp trẻ bản lĩnh, có được khả năng thì có thể đào tạo cho tương lai một số người tiếp nối những người bây giờ để làm cho đất nước mình đi lên…  
 Và con Người đã dành tình yêu lớn nhất của cuộc đời gắn với dân tộc với âm nhạc truyền thống gửi gắm hoài bão đến với chúng ta thông điệp quan trọng về bí quyết thành công trong cuộc sống [13.27-13.55] thứ nhất là thế này không bao giờ thối chí trước mọi việc, quyết tâm làm chuyện gì thì mình làm tự nhiên không ra có khó ra dễ. Luôn luôn tự tu thân tập luyện cho cơ thể, tập luyện cho tinh thần, mỗi cái gì cũng tập luyện [14.49-15.00] đối với thanh niên thầy nhắc nước Việt Nam là quan trọng, bản sắc Việt Nam là quan trọng, tinh thần Việt Nam là quan trọng, mình thương mấy cái đó biết mấy cái đó mà tự nhiên hành động [16.48-16.55]văn hóa Việt Nam làm văn hóa chủ, văn hóa nước ngoài là văn hóa khách [17.41-17.50]không phải nói Việt Nam cái gì cũng hay nhưng phải biết tự hào với những cái hay của Việt Nam, tự tin vào sức sống tiềm tàng của dân tộc.  
Các bạn độc giả thân mến, mỗi dòng chữ, mỗi lời tâm sự trong cuốn sách “Những câu chuyện về trái tim” chứa đựng những bài học cuộc sống chân tình của GS Trần Văn Khê như những sợi tơ vàng óng ánh quý báu được con tằm vất vả rút ruột kéo ra truyền lửa nhiệt huyết những tinh hoa quý báu nhất của cả cuộc đời dành trọn cho tình yêu với âm nhạc truyền thống dân tộc đến với những người trẻ của đất Việt thân yêu. Cuốn này này xứng đáng trở thành sách gối đầu giường dành cho tất cả chúng ta.   -HẾT-

Lê Ngọc Hân
Phát trên đài AM 610 MHz vào 17g30 ngày 27/07/2010 chương trình Tạp chí âm nhạc, bản phát thanh có chỉnh sửa vài chi tiết nhỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...