Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Quy hoạch khiến Sài Gòn ngập nặng

Bài viết của KTS Lân Võ, (21 Tháng 9 2015 · Fair Oaks, California, Hoa Kỳ)

Địa hình Sài Gòn thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Sài gòn , về cấu tạo địa hình là vùng châu thổ bằng phẳng và thấp, là điểm tiếp giáp sông đồng nai và sông Sài gòn trước khi đổ ra biển đông. Từ phía nam kinh Tẻ dần về Nhà bè rồi ra Duyên hải là vùng thoát nước địa hình của gần cả miền đông Nam bộ bao gồm đồng nai và bình dương là vùng tiếp cận và đây cũng là vùng giao thoa giữa nước mặt thoát ra từ đất liền và triều cường nhập vào từ biển. Do vậy từ thời Pháp thuộc và về sau các nhà quy hoạch bỏ ngỏ vùng phía nam sài gòn và định hướng Sài gòn chỉ nên phát triể về phía Bắc, là vùng cao có địa chất phù sa cổ.

Bao đời trước, chẳng cần kiến thức gì cao siêu cha ông ta từ thủa còn đất rộng người thưa đã biết khi đắp một cái nền nhà thì phải trả lại cho tự nhiên một cái ao, trồng trầu thì phải khai mương…, trời mưa xuống, nước sẽ về đâu ?!, có hai hướng, theo chiều đứng: thấm vào đất; theo chiều ngang: chảy ra mương kêng sông suối…rồi ra biển và cách thấm vào đất là giải pháp tối ưu

Sài gòn trước kia từ phía đông sông Sài gòn kéo trãi dái tới Thủ đức rồi sông đồng nai, phía bắc sông Vàm thuật tới Lái Thiêu…là những vùng ruộng thấp giữ và điều tiết lượng nước mưa, đường xa lộ Sài gòn- Biên hòa xác định hướng phát triển của thành phố về hướng đông bắc. Khu đại học ra tới Thủ đức, các khu công nghiệp bắt đầu từ Biên hòa trên vùng cao trãi dài về Dĩ an và Vũng tàu. Cộng thêm với việc bỏ ngỏ vùng phía nam dài ra biển đông, Sài gòn sống bình yên giữa một vành đai xanh, nơi đất và nước hài hòa.

Trong báo cáo quy hoạch phát triển Saigon 2020- 2025 xác định hướng Nam, tiến ra biển đông nêu rõ: " ... Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Sài Gòn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Thành phố sẽ phát triển với hai hướng chính là hướng Đông, và hướng Nam ra biển. Theo Quyết định của Chính Phủ. Cụ thể, phát triển thành phố theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực trung tâm hiện hữu gồm Quận 1, Quận 3, một phần Quận 4, quận Bình Thạnh (930 ha) và khu đô thị mới Thủ Thiêm (737 ha); bốn trung tâm cấp thành phố tại bốn hướng phát triển. Bên cạnh đó, phát triển thành phố với hai hướng chính là: hướng Đông và hướng Nam ra biển và hai hướng phụ là: hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam. Việc hình thành cơ sở hạ tầng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu đô thị mới hiện đại, cảng biển và kinh doanh vận tải biển, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển Sài Gòn về phía Nam tiến ra Biển Đông....... "- Mô hình nầy được ví von là mô hình phát triển Sài gòn theo dạng trái sầu riêng, bung ra tứ hướng, và nhờ vậy mà hướng nào cũng có thể gở múi ra mà ăn một cách dễ dàng bất chấp. Khởi thũy là sự hình thành khu Phú mỹ hưng rồi kéo theo sự hăm hở mở ra khu Nam sài gòn với con đại lộ hoành tráng Nguyễn Văn Linh sau kết nối vào đường vành đai 2 thực sự trở thành một con đê bao chặn cái ngỏ thoát bao đời về phía nam thành phố. Cộng thêm với sự chính thức hình thành các quận mới: quận 2, 9, 7, 12…mở đường cho việc san ấp hồ ao mặt ruộng dựng lên vô số khu dân cư chen lẫn các khu công nghiệp…thu tiền ăn ngay, còn tương lai thì lâm vào ngỏ cụt bế tắt như đã thấy.

Nhiều đường xá mở ra nhưng xe vẫn kẹt bởi vì người ta làm đường để bán đất chứ đâu phải để giải quyết giao thông, tương tự công trình được xây lên cốt để bán mặt bằng các kiểu chứ đâu phải nhằm tạo ra môi trường sống ..?!. Các nhà quản lý đô thị, quản lý cái kho báu mới mở ra nầy bằng tiêu chí mật độ xây dựng được hiểu như là diện tích ở chân công trình ngay trên mặt nền (dưới mặt đất thì tầng hầm được phép xây 100%) để ngã giá với nhà đầu tư; mật độ cây xanh được tính bằng cách đếm đầu cây…tuyệt nhiên không có một chút suy nghĩ và nhìn nhận điều cốt tử là : mật độ xd chỉ là bao nhiêu phần trăm bê tông hóa và tỹ lệ nào dành lại cho mặt đất tự nhiên ! – đi sang Nhật mà xem, cái xứ đất hẹp người đông mà ở đó tất cả các dự án đô thị khi được gọi là khả thi phải chứng minh được rằng sự phân bổ cách sử dụng đất phải bảo đãm ít nhất 80% lượng nước mưa được giữ lại một cách tự nhiên trên địa bàn quy hoạch; đi sang Hàn quốc mà xem, hầu như bất cứ loại công trình xd nào đều buộc phải tránh xa những vùng đất thấp nơi mà để dành cho nông nghiệp và điều tiết nước mưa.

Vài chục ngàn tỷ đổ ra cho hệ thống cống rãnh ở Sài gòn được thực tế chứng minh rằng chỉ có tác dụng như là một hiệu ứng bình thông nhau, gom nhiều điểm ngập lại thành một cho tất cả cùng hưởng khỏi ai phân bì. Và như thế dẫu có chích vào hàng trăm ngày tỹ đi nữa cũng chẵng ích gì bởi lẽ “nước ngập thì làm cống thôi…” là cái tư suy rất abc trong những cái đầu rất abc của nhà quản lý hiện nay. Không còn bao nhiêu đất để chia chác thì tất phải chuyển sang cắn vào ODA, cắn vào tương lai…mọi thứ còn lại cứ để dân ngập mình trong nước bẩn và đội nợ trên đầu.- Có cách hiểu nào khác ?!.

Nội thành bây giờ, dưới mặt đất người ta chúi mũi vào đường xe điện ngầm, các khu thương mại…và không có ý hoặc khả năng xây dựng hệ thống trữ và trung chuyển nước ngầm mênh mông dưới lòng đất như ở Paris, Tokyo đã làm hàng trăm năm trước, ở vành đai các quận mới có ai nghĩ tới việc dùng những khoảnh đất còn sót mà tạo thành những hồ điều hòa đủ dung lượng trữ và trung chuyển nước, hay là tất cả đều đã được bán đi hết rồi, có giấy phép rồi chỉ còn chờ giá bất động sản nóng lên là xây ?!. Bán đảo Thanh đa vùng điều tiết nước cận đô thị đã trở thành cái ao do bị nhà cửa vây kín mặt sông, một khi khu đô thị Thủ thiêm mọc lên theo quy hoạch thì chắc chắn chỉ với triều cường Sài gòn sẽ ngập cao thêm hai tấc nước và như thế dân Sài gòn sẽ thoải mái dưới trời nắng vẫn soi được bóng mình trên mặt đường…

Tóm lại, cái mô hình quy hoạch phát triển kiểu trái sầu riêng có lẽ chỉ áp dụng được ở bắc cực, nơi mà cây kim chỉ nam quay tít không phải định hướng gì cả và nhất là không phải lo gì cái chuyện thế thái nhân tình. Còn áp dụng ở đây, đất Sài gòn nầy lại chứng tỏ một điều: sự mất phương hướng từ lâu đã ngự trị trong những cái đầu. Nam Sài gòn, nơi khởi đầu của một hành trình dẫn Sài gòn vào cái bi kịch đô thị như hiện nay với một con đại lộ rõ khéo trong cách đặt tên, cái tên oan nghiệt như chính bản thân con đường đã ngáng dòng chảy của Sài gòn ra biển lớn và tròng vào nó số phận một cái ao tù đầy rác rưởi và bất trắc; cái tên chặn dòng chảy tự nhiên của lịch sữ và ngang nhiên dẫn kéo cả một đất nước ngược về một vùng đất hứa hảo huyền xa xôi tận miền đất Thục.

Tràn đầy trên mạng : “ mùa mưa nầy về trên quê ta…khắp đất trời nước ngập bao la…” – Vâng chính thế, trời vẫn còn mưa, nước vẫn còn ngập, không biết phải làm gì thì cứ ngồi đó ngoác mồm ra mà ca rồi cù nhau mà cười..…chờ cho đến khi nước vực ?! - đời là bể …ngập, chưa chắc hết ngập là đã qua đời..?!.

Trời vẫn cứ mưa mãi, mưa mãi…Lòng sao ngập những nỗi buồn…

Hình ảnh Sài Gòn- TPHCM ngập lịch sử vào chiều tối 26/9/2016

Trung tâm khí tượng: 'Trận mưa ở Sài Gòn lớn nhất trong 40 năm'
Trận mưa kéo dài nhiều giờ chiều tối qua có vũ lượng hơn 179 mm, đo tại trạm Mạc Đĩnh Chi (quận 1), gây ngập sâu 59 tuyến đường... được cho là lớn nhất tính từ năm 1975.
Trao đổi với VnExpress ngày 27/9, lãnh đạo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, trận mưa chiều tối qua xảy ra lớn nhất tại các quận trung tâm TP HCM. Với vũ lượng chuẩn xác là hơn 179 mm, đây là cơn mưa lớn nhất tính từ năm 1975 đến nay.

Do Nam bộ đang ở cao điểm mùa mưa, lại xuất hiện rãnh thấp đi qua sát khu vực, kết hợp với gió mùa tây nam đang hoạt động mạnh nên gây mưa lớn trên toàn khu vực, và TP HCM có lượng mưa lớn nhất.
Cảnh tượng kẹt xe nhốn nháo khu vực cầu Rạch Chiếc (Quận 9) - Ảnh: TÂM ĐỨC báo Tuổi Tre
 1000 xe máy ngập trong bãi giữ xe đường Nguyễn Siêu (quận 1)
 Ngập nhà dân đường D1 Bình Thạnh
 Ngập cầu Rạch Chiếc
 Ngập ở Gò Vấp



Gần chục triệu dân Sài Gòn khổ vì ngập nặng sau mưa & Thời mạt vận:

* 66,800 tỉ đồng (trên 3 tỉ USD) là số tiền đã đốt hết vào các dự án chống ngập của thành phố trong những năm qua mà ngập ngày càng kinh khủng hơn.

* Chỉ hơn 2,2 tỉ USD ( https://en.m.wikipedia.org/wiki/Marina_Barrage) , Singapore trong 3 năm đã đựng nên đập - hồ chứa Marina, cung cấp khoảng 10% nước ngọt dành cho người dân ở đảo quốc sư tử. Đây là công trình quan trọng nhất trong chiến lược hơn 20 năm của Singapore nhằm giải quyết vấn đề nguồn nước và chống ngập.
.
* Singapore chuyển nước ngập do mưa và sông ngòi vô đập để dành xài. Bangkok cũng vậy. Bangkok giăng 1.682 kênh mương và 25 khu trữ lũ chống ngập.

CHỈ CÓ Việt Nam, chỉ có Việt Nam, lấp hết cống rạch để quy hoạch thành đất dự án, NÂNG CAO đường để đẩy nước từ nơi này sang nơi khác & đẩy thẳng vào hàng triệu nhà người dân.
Tại sao phải làm như vậy? Bởi vì không làm vậy, không làm đi làm lại, thì lấy gì mà “ăn”.
.
* Đất nước này không có tiền ư?

Chỉ riêng 3,200 tỉ (3,200,000,000,000 đồng) của Trịnh Xuân Thanh & những người liên quan đã để xảy ra nhiều sai phạm & thua lỗ tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) trong 3 năm, 2011 – 2013 đã dư sức xây cái đập còn hoành tráng hơn cái đập Marina mà cả thế giới đang ngưỡng mộ rồi.
Bao nhiêu vụ hàng ngàn, cả chục ngàn tỉ nữa vẫn đang diễn ra hàng ngày!!!

Đất nước này có bao nhiêu Trịnh Xuân Thanh, bao nhiêu thằng tham nhũng, bao nhiêu bè phái phá nát quê cha đất tổ, bán rẻ dân tộc, đẩy đến thảm cảnh ngày hôm nay?
.
Việt Nam này mắc nợ. Việt Nam này bị ngoại bang lấn đất lấn biển. Việt Nam này khốn khổ đến mức ngư dân đánh bắt dưới làn đạn kẻ thù, bao nhiêu gia đình ly tán, hàng chục ngàn phụ nữ làm gái khắp các nước xung quanh… Trước hết không phải do thù ngoài, không phải do thiếu nguồn lực hay thiếu nhân tài, cũng chưa phải do thiên tai, MÀ DO THAM NHŨNG, những lũ sâu dân mọt nước, mở miệng ra là khẩu hiệu, hứa hẹn nhưng thực chất đang cưỡi voi giày mả tổ.
.
Thế nhưng, ngẫm lại những gì cả nước đang phải chịu đựng ngày hôm nay cũng là chuyện hiển nhiên. Mọi thứ là Nhân Quả. Ông bà ta, cha mẹ ta ngày xưa đã gieo những hạt giống chưa đúng mất rồi.

Ngày hôm nay, dân tộc này, đặc biệt là những người trẻ tuổi, tiếp tục thờ ơ với thời cuộc. Chết sống mặc bây, miễn là chẳng tới lượt mình. Chuyện đơn giản là phát ngôn, là chia sẻ, là bày tỏ thái độ bất bình… nhưng cũng chẳng bao nhiêu người làm.

Ngay cả mạng xã hội, chúng ta sử dụng sức mạnh mạng xã hội để làm gì? Để than vãn, để like/share đồ ăn thức uống, shopping, trai Hàn - gái đẹp, showbiz, nhậu nhẹt nhưng mấy ai động đến những đề tài này. 10 năm sau, 20 năm sau, 50 năm sau... con cháu chúng ta cũng sẽ hỏi ngược lại, ngày xưa cha ông chúng đã làm gì để ngày nay nên nỗi. Chúng ta trả lời sao đây?
.
Mạt vận! Thời mạt vận đang đến rồi!

Tin tốt là: Mạt lắm thì sẽ Cùng. Cùng tất biến.

Biến tất thông thôi.

Theo FB Nguyễn Duy Nhân

Photo: Ngô Nhật Hoàng

Lê Tiến Dũng Ngày 26/9/2016 17:47 · Thành phố Hồ Chí Minh
Toàn Saigon thất thủ cmnlr .... giờ thì ra cầu Tân Thuận bơi về cầu Công Lý chắc còn nhanh hơn đi xe máy :(
Ps: bạn nào có thông tin thì chia sẽ nhé, để mình cập nhật mực nước liên tục nha bà con
- Đường ra sân bay thì thành đường ra sân bơi luôn nhé. Hành khách đc chơi miễn phí tàu lượn 5 sao trên bầu trời.
- Q1: Hàm Nghi, Đề Thám, Phạm Ngũ lão ngập qua nữa xe. Chợ Bến Thành biến thành chợ nổi rồi. Ng Cảnh Chân không ngập. Hồ con rùa nước tràng ra hồ, rùa với rác như nhau. Minh Khai đi tốt. Hầm thủ thiêm ngập ở giữa cầu. nguyễn cư trinh xe ô tô xe máy ko chạy được đâu. Pastuer ko ngập. Ngã 4 lê lai nguyễn thị nghĩa ngập qua pô >>> an toàn rồi
- Q2: Thảo Điền thành sông
- Q3: ngập, xe tông trên cầu Công Lý . Ng Đình Chiểu thành sông. Lê Văn Sỹ + Kỳ Đông ngập qua bánh xe. Cầu Công Lý ngập 1m, cá bơi tung tăng trên đường >>> Q3 rút nc rồi nha
- Q4: banh theo Q7. Ng Tất Thành có dấu hiệu nc rút. Tôn đản q4 ko ngập nhưng ngập nhà dân thôi. Xóm Chiếu, Hoàng Diệu sóng vỗ rì rào. >>> an toàn rồi
- Q5: Nguyễn Văn Cừ ngập. bến xe Chợ Lớn đã thành Bến sông Chợ Lớn
- Q6: Tân Hòa Đông đoạn Q.6 - Bình Tân ngập gần 1 bánh
- Q7: Huỳnh Tấn Phát ngập qua ống pô. Lê Văn Lương ngập nữa xe. Nguyễn Văn Linh ngập làn xe máy, nhẹ thì 1/4 bánh, nặng thì hết bánh. Ng Thị Thập - Ng Hữu Thọ có c.trinh sóng biển nhân tạo mỗi khi xe tải chạy qua >>> rút bớt nc rồi. Trước vivo city ngập gần nữa xe luôn. Huỳnh Tấn Phát từ cầu Phú Mỹ về cầu Phú Xuân chỉ có xe buýt chạy được, oto con và xe máy chết la liệt giữa đường. Không có xe máy nào sống sót qua mực nước tới yên xe >>> còn ngập 1 ít chổ nhưng chạy xe đc
- Q8: banh trành. Tạ quang bửu Ql50 bình thường
- Q9: có thể lấy cano ra chạy đua vớt cá.
- Q10: Cao Thắng, 3/2 ngập. CMT8 ngập nữa bánh xe nên vẫn chạy đc. Tô Hiến Thành thì dắt xe đi bộ. 3/2 lý thường kiệt hết nước rồi. THÀNH THÁI HẾT NƯỚC RỒI NHAA, , Tô Hiệu ko phân biệt đc đâu là kênh và đâu là đường, Hòa Bình hơn nửa bánh (chỉ có vài đoạn), Phan Anh muốn bơi luôn rồi.
- Q11: mới ngập sơ sơ bộ bàn ghế thay thế tủ thờ ! Người đi đường cõng xe. Lê hồng phong ngập muốn lên yên xe luôn nữa các bác ơi
- Q12: P. Thạnh Lộc, P. Thạnh Xuân, Q12 vẫn ổn (có chỗ nước hơn mắt cá chân 1 tí). Nước rút tốt. Mưa nhẹ tiếp tục kéo dài. Phan Văn Hớn ngập gần đến yên xe máy. Nguyễn Văn Quá thành sông. Còn đường trường chinh nước ngập hết bánh xe luôn,xe ai cung tắt máy..ngã tư an sương chèo xuồng đc rồi nha.
- Tân Bình: ngập. KCN Tân Bình thành sông.
- Bình Thạnh: NG Hữu Cảnh thì bơi luôn. Cầu thị nghè ngập nặng. Quốc lộ 13 thì có thể thi bơi ngửa được luôn. Bình Triệu nước ngập gần nửa bánh xe lúc 5h15. Đặc biệt ngập sâu đọan gần lên cầu Bình Triệu 2 và Đinh Bộ Lĩnh. Chu Văn An ra bơi đc lun ạ. Xô Viết Nghệ Tĩnh, để đt trong túi quần mà còn ướt. Hàng Xanh ko ngập. Quốc lộ 1A giáp bình dương ngập đến cổ
- Bình Tân: chèo xuồng luôn. Kinh Dương Vương hết ngập rồi nha vì nc chảy mẹ vào nhà dân hết rồi. Mã lò hơn nữa bánh sắp ước hết cả lò,
. Hương lộ 2vẫn chạy ổn, tỉnh lộ 10 kẹt xe, dắt bộ thi đua. An Dương Vương hơn nửa bánh. Bình Trị Đông lúc bánh.
- Gò Vấp: Phan Huy Ích ngập qua nữa xe. Cây Trâm ngập hơn bánh xe. Pham VĂn Đồng good. Lê văn thọ gò vấp cũng ngập nha
- Thủ Đức: ngập ghê lắm, nươc cuốn người xe hơi, sập luôn cống. Nước cống hòa vào nước mưa.
- Tân Phú đã có hồ bơi dài chuẩn Olympic. Ai về đi Tân Kỳ Tân Quý khỏi về nha. Quận tân phú xe ngừoi cuốn trôi hết. Văn Cao ngập hơn cái bô PCX nữa bạn ơiii
- Quận phú nhuận nước lên tới lỗ rúng. Phan Xích Long ngập vl >> bắt đầu rút nc rồi
- Củ chi minh khoe re, kho rao mac du troi mua rất to, chay xe bon bon. Mai chắc giá đất Củ Chi tăng giá vl
- Bình Chánh nguy cơ tôm cá có thể tràn lên bờ tấn công bất ngờ. Ngã tư tân hoà đông như biển đông thu nhỏ. Mai chắc hải sản tôm đc giảm giá
- Hóc Môn thì cái hóc bò tó nào cũng ngập. Ng Ảnh Thủ te tua. Kcn vĩnh lộc ngập tới yên xe rồi bạn
- Nhà Bè xe trôi bềnh bồng, tàu bè đc quyền đi trên đường bộ.
... còn khu nào nữa ko?
CẢm ơn các thông tin và hình ảnh chia sẻ tình hình của cả nhà
Ps: mình có ông a chạy xe về đến khu Lữ Gia thì mới hay rớt mất biển số xe Anh bị rớt cái biển số khu vực em chụp hình 66A 039.72. Anh chị em nào nhặt đc thi liên hệ nhé. Thanks
Lê Tiến Dũng
https://www.facebook.com/le.coli/posts/10154425313781955
 Bãi xe của một công ty ở Q.7 bị ngập sâu trong ngước. Nhiều công nhân khóc ròng vì không có xe để về nhà sau giờ làm - Ảnh: Bạn dọc Phương Anh
 Ngã tư Hai Bà Trưng - Mạc Thị Bưởi, quận 1 trong cơn mưa chiều 26-9 - Ảnh: Ngô Nhật Hoàng
Bãi giữ xe ở Rạp hát Hòa Bình trên đường 3-2 (TP.HCM) ngập nặng sau cơn mưa 26-9 - Ảnh: Facebook/Vo Minh Tuan

Quy hoạch khiến Sài Gòn ngập nặng

Bài viết của KTS Lân Võ, (21 Tháng 9 2015 · Fair Oaks, California, Hoa Kỳ)

Địa hình Sài Gòn thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Sài gòn , về cấu tạo địa hình là vùng châu thổ bằng phẳng và thấp, là điểm tiếp giáp sông đồng nai và sông Sài gòn trước khi đổ ra biển đông. Từ phía nam kinh Tẻ dần về Nhà bè rồi ra Duyên hải là vùng thoát nước địa hình của gần cả miền đông Nam bộ bao gồm đồng nai và bình dương là vùng tiếp cận và đây cũng là vùng giao thoa giữa nước mặt thoát ra từ đất liền và triều cường nhập vào từ biển. Do vậy từ thời Pháp thuộc và về sau các nhà quy hoạch bỏ ngỏ vùng phía nam sài gòn và định hướng Sài gòn chỉ nên phát triể về phía Bắc, là vùng cao có địa chất phù sa cổ.

Bao đời trước, chẳng cần kiến thức gì cao siêu cha ông ta từ thủa còn đất rộng người thưa đã biết khi đắp một cái nền nhà thì phải trả lại cho tự nhiên một cái ao, trồng trầu thì phải khai mương…, trời mưa xuống, nước sẽ về đâu ?!, có hai hướng, theo chiều đứng: thấm vào đất; theo chiều ngang: chảy ra mương kêng sông suối…rồi ra biển và cách thấm vào đất là giải pháp tối ưu

Sài gòn trước kia từ phía đông sông Sài gòn kéo trãi dái tới Thủ đức rồi sông đồng nai, phía bắc sông Vàm thuật tới Lái Thiêu…là những vùng ruộng thấp giữ và điều tiết lượng nước mưa, đường xa lộ Sài gòn- Biên hòa xác định hướng phát triển của thành phố về hướng đông bắc. Khu đại học ra tới Thủ đức, các khu công nghiệp bắt đầu từ Biên hòa trên vùng cao trãi dài về Dĩ an và Vũng tàu. Cộng thêm với việc bỏ ngỏ vùng phía nam dài ra biển đông, Sài gòn sống bình yên giữa một vành đai xanh, nơi đất và nước hài hòa.

Trong báo cáo quy hoạch phát triển Saigon 2020- 2025 xác định hướng Nam, tiến ra biển đông nêu rõ: " ... Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Sài Gòn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Thành phố sẽ phát triển với hai hướng chính là hướng Đông, và hướng Nam ra biển. Theo Quyết định của Chính Phủ. Cụ thể, phát triển thành phố theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực trung tâm hiện hữu gồm Quận 1, Quận 3, một phần Quận 4, quận Bình Thạnh (930 ha) và khu đô thị mới Thủ Thiêm (737 ha); bốn trung tâm cấp thành phố tại bốn hướng phát triển. Bên cạnh đó, phát triển thành phố với hai hướng chính là: hướng Đông và hướng Nam ra biển và hai hướng phụ là: hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam. Việc hình thành cơ sở hạ tầng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu đô thị mới hiện đại, cảng biển và kinh doanh vận tải biển, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển Sài Gòn về phía Nam tiến ra Biển Đông....... "- Mô hình nầy được ví von là mô hình phát triển Sài gòn theo dạng trái sầu riêng, bung ra tứ hướng, và nhờ vậy mà hướng nào cũng có thể gở múi ra mà ăn một cách dễ dàng bất chấp. Khởi thũy là sự hình thành khu Phú mỹ hưng rồi kéo theo sự hăm hở mở ra khu Nam sài gòn với con đại lộ hoành tráng Nguyễn Văn Linh sau kết nối vào đường vành đai 2 thực sự trở thành một con đê bao chặn cái ngỏ thoát bao đời về phía nam thành phố. Cộng thêm với sự chính thức hình thành các quận mới: quận 2, 9, 7, 12…mở đường cho việc san ấp hồ ao mặt ruộng dựng lên vô số khu dân cư chen lẫn các khu công nghiệp…thu tiền ăn ngay, còn tương lai thì lâm vào ngỏ cụt bế tắt như đã thấy.

Nhiều đường xá mở ra nhưng xe vẫn kẹt bởi vì người ta làm đường để bán đất chứ đâu phải để giải quyết giao thông, tương tự công trình được xây lên cốt để bán mặt bằng các kiểu chứ đâu phải nhằm tạo ra môi trường sống ..?!. Các nhà quản lý đô thị, quản lý cái kho báu mới mở ra nầy bằng tiêu chí mật độ xây dựng được hiểu như là diện tích ở chân công trình ngay trên mặt nền (dưới mặt đất thì tầng hầm được phép xây 100%) để ngã giá với nhà đầu tư; mật độ cây xanh được tính bằng cách đếm đầu cây…tuyệt nhiên không có một chút suy nghĩ và nhìn nhận điều cốt tử là : mật độ xd chỉ là bao nhiêu phần trăm bê tông hóa và tỹ lệ nào dành lại cho mặt đất tự nhiên ! – đi sang Nhật mà xem, cái xứ đất hẹp người đông mà ở đó tất cả các dự án đô thị khi được gọi là khả thi phải chứng minh được rằng sự phân bổ cách sử dụng đất phải bảo đãm ít nhất 80% lượng nước mưa được giữ lại một cách tự nhiên trên địa bàn quy hoạch; đi sang Hàn quốc mà xem, hầu như bất cứ loại công trình xd nào đều buộc phải tránh xa những vùng đất thấp nơi mà để dành cho nông nghiệp và điều tiết nước mưa.

Vài chục ngàn tỷ đổ ra cho hệ thống cống rãnh ở Sài gòn được thực tế chứng minh rằng chỉ có tác dụng như là một hiệu ứng bình thông nhau, gom nhiều điểm ngập lại thành một cho tất cả cùng hưởng khỏi ai phân bì. Và như thế dẫu có chích vào hàng trăm ngày tỹ đi nữa cũng chẵng ích gì bởi lẽ “nước ngập thì làm cống thôi…” là cái tư suy rất abc trong những cái đầu rất abc của nhà quản lý hiện nay. Không còn bao nhiêu đất để chia chác thì tất phải chuyển sang cắn vào ODA, cắn vào tương lai…mọi thứ còn lại cứ để dân ngập mình trong nước bẩn và đội nợ trên đầu.- Có cách hiểu nào khác ?!.

Nội thành bây giờ, dưới mặt đất người ta chúi mũi vào đường xe điện ngầm, các khu thương mại…và không có ý hoặc khả năng xây dựng hệ thống trữ và trung chuyển nước ngầm mênh mông dưới lòng đất như ở Paris, Tokyo đã làm hàng trăm năm trước, ở vành đai các quận mới có ai nghĩ tới việc dùng những khoảnh đất còn sót mà tạo thành những hồ điều hòa đủ dung lượng trữ và trung chuyển nước, hay là tất cả đều đã được bán đi hết rồi, có giấy phép rồi chỉ còn chờ giá bất động sản nóng lên là xây ?!. Bán đảo Thanh đa vùng điều tiết nước cận đô thị đã trở thành cái ao do bị nhà cửa vây kín mặt sông, một khi khu đô thị Thủ thiêm mọc lên theo quy hoạch thì chắc chắn chỉ với triều cường Sài gòn sẽ ngập cao thêm hai tấc nước và như thế dân Sài gòn sẽ thoải mái dưới trời nắng vẫn soi được bóng mình trên mặt đường…

Tóm lại, cái mô hình quy hoạch phát triển kiểu trái sầu riêng có lẽ chỉ áp dụng được ở bắc cực, nơi mà cây kim chỉ nam quay tít không phải định hướng gì cả và nhất là không phải lo gì cái chuyện thế thái nhân tình. Còn áp dụng ở đây, đất Sài gòn nầy lại chứng tỏ một điều: sự mất phương hướng từ lâu đã ngự trị trong những cái đầu. Nam Sài gòn, nơi khởi đầu của một hành trình dẫn Sài gòn vào cái bi kịch đô thị như hiện nay với một con đại lộ rõ khéo trong cách đặt tên, cái tên oan nghiệt như chính bản thân con đường đã ngáng dòng chảy của Sài gòn ra biển lớn và tròng vào nó số phận một cái ao tù đầy rác rưởi và bất trắc; cái tên chặn dòng chảy tự nhiên của lịch sữ và ngang nhiên dẫn kéo cả một đất nước ngược về một vùng đất hứa hảo huyền xa xôi tận miền đất Thục.

Tràn đầy trên mạng : “ mùa mưa nầy về trên quê ta…khắp đất trời nước ngập bao la…” – Vâng chính thế, trời vẫn còn mưa, nước vẫn còn ngập, không biết phải làm gì thì cứ ngồi đó ngoác mồm ra mà ca rồi cù nhau mà cười..…chờ cho đến khi nước vực ?! - đời là bể …ngập, chưa chắc hết ngập là đã qua đời..?!.

Trời vẫn cứ mưa mãi, mưa mãi…Lòng sao ngập những nỗi buồn…

Hình ảnh Sài Gòn- TPHCM ngập lịch sử vào chiều tối 26/9/2016

Trung tâm khí tượng: 'Trận mưa ở Sài Gòn lớn nhất trong 40 năm'
Trận mưa kéo dài nhiều giờ chiều tối qua có vũ lượng hơn 179 mm, đo tại trạm Mạc Đĩnh Chi (quận 1), gây ngập sâu 59 tuyến đường... được cho là lớn nhất tính từ năm 1975.
Trao đổi với VnExpress ngày 27/9, lãnh đạo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, trận mưa chiều tối qua xảy ra lớn nhất tại các quận trung tâm TP HCM. Với vũ lượng chuẩn xác là hơn 179 mm, đây là cơn mưa lớn nhất tính từ năm 1975 đến nay.

Do Nam bộ đang ở cao điểm mùa mưa, lại xuất hiện rãnh thấp đi qua sát khu vực, kết hợp với gió mùa tây nam đang hoạt động mạnh nên gây mưa lớn trên toàn khu vực, và TP HCM có lượng mưa lớn nhất.
Cảnh tượng kẹt xe nhốn nháo khu vực cầu Rạch Chiếc (Quận 9) - Ảnh: TÂM ĐỨC báo Tuổi Tre
 1000 xe máy ngập trong bãi giữ xe đường Nguyễn Siêu (quận 1)
 Ngập nhà dân đường D1 Bình Thạnh
 Ngập cầu Rạch Chiếc
 Ngập ở Gò Vấp



Gần chục triệu dân Sài Gòn khổ vì ngập nặng sau mưa & Thời mạt vận:

* 66,800 tỉ đồng (trên 3 tỉ USD) là số tiền đã đốt hết vào các dự án chống ngập của thành phố trong những năm qua mà ngập ngày càng kinh khủng hơn.

* Chỉ hơn 2,2 tỉ USD ( https://en.m.wikipedia.org/wiki/Marina_Barrage) , Singapore trong 3 năm đã đựng nên đập - hồ chứa Marina, cung cấp khoảng 10% nước ngọt dành cho người dân ở đảo quốc sư tử. Đây là công trình quan trọng nhất trong chiến lược hơn 20 năm của Singapore nhằm giải quyết vấn đề nguồn nước và chống ngập.
.
* Singapore chuyển nước ngập do mưa và sông ngòi vô đập để dành xài. Bangkok cũng vậy. Bangkok giăng 1.682 kênh mương và 25 khu trữ lũ chống ngập.

CHỈ CÓ Việt Nam, chỉ có Việt Nam, lấp hết cống rạch để quy hoạch thành đất dự án, NÂNG CAO đường để đẩy nước từ nơi này sang nơi khác & đẩy thẳng vào hàng triệu nhà người dân.
Tại sao phải làm như vậy? Bởi vì không làm vậy, không làm đi làm lại, thì lấy gì mà “ăn”.
.
* Đất nước này không có tiền ư?

Chỉ riêng 3,200 tỉ (3,200,000,000,000 đồng) của Trịnh Xuân Thanh & những người liên quan đã để xảy ra nhiều sai phạm & thua lỗ tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) trong 3 năm, 2011 – 2013 đã dư sức xây cái đập còn hoành tráng hơn cái đập Marina mà cả thế giới đang ngưỡng mộ rồi.
Bao nhiêu vụ hàng ngàn, cả chục ngàn tỉ nữa vẫn đang diễn ra hàng ngày!!!

Đất nước này có bao nhiêu Trịnh Xuân Thanh, bao nhiêu thằng tham nhũng, bao nhiêu bè phái phá nát quê cha đất tổ, bán rẻ dân tộc, đẩy đến thảm cảnh ngày hôm nay?
.
Việt Nam này mắc nợ. Việt Nam này bị ngoại bang lấn đất lấn biển. Việt Nam này khốn khổ đến mức ngư dân đánh bắt dưới làn đạn kẻ thù, bao nhiêu gia đình ly tán, hàng chục ngàn phụ nữ làm gái khắp các nước xung quanh… Trước hết không phải do thù ngoài, không phải do thiếu nguồn lực hay thiếu nhân tài, cũng chưa phải do thiên tai, MÀ DO THAM NHŨNG, những lũ sâu dân mọt nước, mở miệng ra là khẩu hiệu, hứa hẹn nhưng thực chất đang cưỡi voi giày mả tổ.
.
Thế nhưng, ngẫm lại những gì cả nước đang phải chịu đựng ngày hôm nay cũng là chuyện hiển nhiên. Mọi thứ là Nhân Quả. Ông bà ta, cha mẹ ta ngày xưa đã gieo những hạt giống chưa đúng mất rồi.

Ngày hôm nay, dân tộc này, đặc biệt là những người trẻ tuổi, tiếp tục thờ ơ với thời cuộc. Chết sống mặc bây, miễn là chẳng tới lượt mình. Chuyện đơn giản là phát ngôn, là chia sẻ, là bày tỏ thái độ bất bình… nhưng cũng chẳng bao nhiêu người làm.

Ngay cả mạng xã hội, chúng ta sử dụng sức mạnh mạng xã hội để làm gì? Để than vãn, để like/share đồ ăn thức uống, shopping, trai Hàn - gái đẹp, showbiz, nhậu nhẹt nhưng mấy ai động đến những đề tài này. 10 năm sau, 20 năm sau, 50 năm sau... con cháu chúng ta cũng sẽ hỏi ngược lại, ngày xưa cha ông chúng đã làm gì để ngày nay nên nỗi. Chúng ta trả lời sao đây?
.
Mạt vận! Thời mạt vận đang đến rồi!

Tin tốt là: Mạt lắm thì sẽ Cùng. Cùng tất biến.

Biến tất thông thôi.

Theo FB Nguyễn Duy Nhân

Photo: Ngô Nhật Hoàng

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...