Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

"Trang điểm giá trị", văn hóa hay căn bệnh?


Hẳn là một người đàn ông tự trọng, bản lĩnh phải muốn được giới thiệu anh ấy là ai, làm gì trong xã hội, chứ không phải là anh rể người đẹp A, hay là họ hàng của ngôi sao B.

Khi xưa, dân gian hay truyền miệng câu thành ngữ: “Thấy người sang bắt quàng làm họ” để nói những người có tâm lý thích dựa hơi những người có chức quyền, vị trí trong xã hội để vụ lợi.

 

Ngày nay cũng có không ít những vị chức quyền có thể “làm sang” cả tỉnh nhờ những dự án hay vị thế của ông mang lại.

Nhưng thời hiện đại cũng có một kiểu “cầu danh” khác chẳng biết lợi hay hại, mục đích và hiệu quả của nó có lẽ chỉ có những người trong cuộc mới có thể diễn giải rành rẽ.

 

Trong những quán nước, buổi nhậu, hay hội thảo diễn đàn, người ta rất hay nghe được những câu giới thiệu kiểu: “Đây là anh Lê Văn A, con của đồng chí Lê Văn B, em của đồng chí Lê Văn C, chồng của chị Trần Thị X…”.

 

Mới nghe ai cũng bồi hồi ngưỡng mộ, đúng là một gia đình danh giá. Thế nhưng sau đó người ta mới chợt nghĩ, đồng chí B và C thành công nổi tiếng là thế, chị X sắc sảo thông minh là thế, sao cái anh A lại chẳng có chút tên tuổi hay thành tích gì nhỉ.

 

Rồi người ta cũng thở phào nhẹ nhõm khi biết được bản thân anh A cũng là giám đốc một doanh nghiệp, một cá nhân xuất sắc. Nhưng khổ nỗi, bản thân vị trí thực của anh nhiều khi bị lãng quên mất, chỉ vì bố anh, anh trai anh, vợ anh được nhiều người biết đến hơn, hay đơn giản, họ ở vị trí được nhiều người xun xoe chăm sóc để hưởng lợi nhiều hơn.

 

Với những người có tự trọng, việc “được” biết đến chỉ vì là chồng vợ của một ai đó là một sự hạ thấp, xúc phạm ghê ghớm. Vô hình trung, những người xung quanh đã biến một con người thực với những giá trị thực của họ thành cái bóng mờ, biến cá nhân xuất sắc thành vật trang điểm của một người khác.

 

Thế nhưng chuyện này vẫn xảy ra hằng ngày, với cả sự vui vẻ hay khổ sở từ những người trong cuộc, vì nhiều lý do khác nhau.

 

Cô ca sĩ trẻ nổi danh từ cuộc thi Sao Mai điểm hẹn 2006 Minh Thư còn luôn được biết đến là… cháu của ca sĩ Lam Trường. Ngộ thế! Là cháu của ai có liên quan gì đến tài năng ca hát không nhỉ? Lỗi không phải của Minh Thư, mà của những người luôn giới thiệu cô như thế.

 

Chuyện này cũng xảy ra với rất nhiều người, bất kể người được giới thiệu có thích hay không. Nó gần như trở thành một kiểu văn hóa của những người liên - quan - đến - người - nổi - tiếng. 

 

Với ai có tự ái cao, văn hóa giới thiệu này là một sự tra tấn. Nhưng để diễn giải sự tự ái của họ thành lời và can ngăn những người bạn đừng tiếp tục quàng cái “vinh hạnh” lên người họ là điều rất khó.

 

Nhiều người phải rơi vào tình thế cười như mếu vì niềm vinh hạnh này. Không chỉ làm mờ giá trị thực con người, mà thành công của người thân còn là áp lực, càng làm sự kém cỏi bất tài của bản thân họ “nổi” hơn mà thôi.

 

Khi được giới thiệu anh này là con ông kia, chả biết có “oai” hơn chút nào, nhưng chắc chắn sẽ có những bình luận kiểu “hổ phụ đẻ mèo tử” hay “cây ngọt mà ra quả đắng”.

 

Với những với người thông minh, sâu sắc, đó là một hình thức giết người không dao. Nhưng với những chàng hợm hĩnh nông cạn, “chiếc nôi vàng” gia đình là giá trị để anh ta lên mặt với xã hội.

 

Có không ít người trong họ thở than: Tôi bị cái bóng của bố tôi, anh tôi, vợ tôi… che khuất, nhưng thực ra áp lực đó là do chính họ tạo ra, và trong thâm tâm họ hẳn rất tự hào làm cái bóng đó.

 

Họ, lúc công khai, lúc ý tứ giới thiệu thanh thế của mình, rằng bạn thân tôi là diễn viên Nguyễn Văn A, bố vợ tôi là ngài Nguyễn Văn C, anh họ tôi là ông Trần Văn Đ…

 

Ơ hay! Nếu với xã hội bản thân anh là con số 0, thì việc anh là anh vợ của ai, em họ của người nào thì có giá trị gì? Hoặc ngay chính giá trị vượt trội của bản thân, họ không trân trọng hoặc nhìn nhận, làm sao trông đợi ở người khác?

 

Một nhà báo đã từng than thở, ông có người bạn rất thân cũng là một tài năng thơ văn báo chí khá sắc sảo. Thế nhưng, buồn một nỗi, đồng nghiệp và độc giả lại thường chỉ biết đến anh ta với vai trò là… con nuôi của một đồng chí lãnh đạo nổi tiếng, là bạn thân của một nhạc sĩ nổi danh, và là em rể của một doanh nhân khá thành đạt trong lĩnh vực bất động sản!

 

Lý do là bản thân vị này sung sướng và hãnh diện với những “vai trò” đó, nên trong các cuộc gặp gỡ anh dành phần lớn thời gian để kể về chuyện con vẹt nhà ông bố nuôi mới nói được câu mới ra sao, ông bạn nhạc sĩ mới có fan hâm mộ tỏ tình như thế nào, hay căng thẳng bình luận chuyện ông anh vợ gặp trục trặc với lô đất mới kiểu gì…

 

Lâu dần, bạn bè đồng nghiệp anh chẳng nhớ nổi công việc thực và tác phẩm của anh nữa. Mỗi khi có người mới xuất hiện, điệp khúc: “Đây là anh A, con nuôi ông B, bạn thân anh C, em rể anh D” được nói đi nói lại. Lâu dần, những gì thuộc về giá trị cá nhân anh còn lại mỗi cái tên.

 

Rất khó gọi tên hiện tượng này là gì, không hẳn là văn hóa mà giống một căn bệnh hơn. Căn bệnh của những người tự ti hay nhầm giá trị, rất tiếc lại khá phổ biến trong xã hội.

 

“Bệnh nhân” của nó bao gồm cả những người lao động chân tay, phu hồ, xe ôm đến những trí thức, nghệ sĩ, doanh nhân; từ những cá nhân mờ nhạt đến xuất chúng trong xã hội.

 

Khổ nỗi, căn bệnh này chỉ có chiều hướng lan ra chứ không giảm nhẹ hoặc được chữa trị, bởi đơn giản, không ai nghĩ đó là bệnh. Nó được coi là văn - hóa - vinh - danh - con - người, nhưng thực ra, hiệu quả hoàn toàn ngược lại!

  • Hoàng Hường
http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/10/806371/

@ Bình loạn:
- Những kẻ dựa hơi ngày càng lắm, mà họ càng giàu, càng nổi tiếng càng dựa hơi, thí dụ như anh chàng doanh nhân thành đạt ở đất Mỹ được bà con trong nước biết đến là "chồng của cô người mẫu diễn viên Trương Ngọc Ánh", chàng ca sĩ tốn tiền du học về quản trị kinh doanh bên Úc rồi về VN lập nghiệp bằng tiền của bà mẹ là 1 nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, ... nhiều nhiều lắm
- Ngược lại cũng nhiều người lại vừa giấu đám đông mà khoe đám quan lại rằng ta vốn là con nuôi của vợ ông cố thủ tướng....


Thưởng 1.000USD/bài báo - không phải việc của Nhà nước

http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/4927/index.aspx

Nhà nước có thể có giải thưởng để tôn vinh các nhà khoa học, song cách làm như vừa qua và hiện nay thực sự không mang lại kết quả, thậm chí làm mất uy tín của các giải thưởng.

Báo chí đưa tin tại buổi thăm và làm việc của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết Bộ GD-ĐT sẽ thưởng 1.000 USD/bài cho những bài viết được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế. Trường ĐHQG Hà Nội sẽ là nơi đầu tiên thực hiện chủ trương này.

Chắc hẳn có người mừng vì sẽ được tiền, có người mừng vì chủ trương này sẽ góp phần “nâng cao chất lượng” nhìn chung vốn rất kém của các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ở nước ta, sẽ tạo ra khuyến khích mạnh để góp phần giúp một số trường đại học Việt Nam “đạt trình độ quốc tế”.

Tôi thì nghĩ hơi khác. Ý định có thể rất đáng trân trọng, song kết quả chưa chắc được như mong muốn và có thể gây ra những hậu quả ngược lại. Trước khi công bố một chủ trương, một chính sách cần cân nhắc cẩn trọng, tính toán kỹ lưỡng những khuyến khích và phản khuyến khích do nó gây ra. Tôi hy vọng rằng chủ trương mà Phó Thủ tướng nêu ra đã được các quan chức chuyên môn cân nhắc kỹ và rất mong được họ lý giải công khai trước công luận. Dưới đây chỉ xin góp vài ý kiến sơ bộ.

1. Nếu công dân Nguyễn Thiện Nhân bỏ tiền túi của mình ra thưởng thì đó là quyền của ông, có thể đó là chuyện đáng khen và chẳng cần phải bàn làm gì. Song báo chí nói rằng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân công bố chủ trương như vậy (hãy cứ tin báo không nói sai), tức là dùng tiền của dân để thưởng, thì rất cần phải bàn thêm.

2. Tôi chưa từng thấy bất cứ nước nào có chủ trương hào phóng thưởng đại trà như vậy. Khuyến khích bằng thưởng tiền là việc tốt, song đối với nhà khoa học chân chính thưởng bằng tiền chưa hẳn đã là khuyến khích tốt nhất đối với họ, để cho họ say mê nghiên cứu. Đối với nhà khoa học, cái quan trọng nhất là quyền tự do nghiên cứu, là môi trường làm việc, điều kiện làm việc, là sự tôn trọng, là uy tín của họ trong con mắt của các đồng nghiệp, là khả năng thăng tiến chuyên môn, là việc được chuyên ngành công nhận trong phạm vi địa phương hay quốc tế, là khả năng giao lưu với các đồng nghiệp, là cơ hội tham gia các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, là cơ hội có thể công bố kết quả nghiên cứu của mình … là có thu nhập tử tế để khỏi phải luôn lo nghĩ về “cơm áo gạo tiền”, để có thể chuyên tâm vào nghiên cứu.

Nếu xét tất cả các điểm vừa nêu thì không khó hiểu tại sao nền khoa học nước nhà lại kém phát triển. Hầu như tất cả các điều kiện đều thiếu. Có thể thấy khuyến khích tiền bạc cũng quan trọng song không phải là quan trọng nhất.

3. Những ai đã có công trình được đăng trên các tạp chí hàng đầu thế giới đều biết rõ: họ không những không nhận được một xu nhuận bút mà thậm chí có thể họ hay cơ quan của họ còn được tạp chí đó yêu cầu “đóng góp” tiền (cỡ 50 đến vài trăm USD cho bột bài) để giúp duy trì hoạt động của tạp chí. Định kỳ, các bài thật xuất sắc có thể nhận được các giải thưởng danh giá có khi cũng chỉ có giá trị tượng trưng một vài ngàn USD, trừ các giải rất đặc biệt.

4. Vấn đề rắc rối tiếp theo của chủ trương này là: nếu cứ đăng được 1 bài báo trên 1 tạp chí khoa học nước ngoài là được Bộ GD-ĐT chi cho 1.000 USD thì ngân quỹ của Bộ sẽ chẳng mấy cạn kiệt. Chủ trương sẽ có thể tạo ra những khuyến khích ngược rất tai hại.

Thí dụ, nó sẽ khuyến khích nhiều “nhà khoa học” hám tiền, hám danh đăng “kết quả nghiên cứu” của mình trên các tạp chí quốc tế chẳng mấy nổi tiếng. Ai cũng biết các tạp chí được gọi là “khoa học quốc tế” cũng có cả ngàn lẻ một loại, từ thượng hạng đến “làng nhàng”. Và số lượng bài đăng trên các tạp chí không có chất lượng cao sẽ chẳng góp mấy cho sự phát triển của nền khoa học nước nhà.

5. Vậy là phải phân loại các tạp chí mà các bài báo của các “nhà khoa học” Việt Nam có công trình đăng trong đó. Ai có thẩm quyền phân loại? Chắc chắn không phải là Bộ GD-ĐT Việt Nam. Có thể đưa ra các tiêu chí nhất định để phân loại, rồi phải tổ chức ra hàng trăm hội đồng chuyên ngành để đánh giá. Với cách làm như hiện nay ở ta chắc chắn sẽ có rất nhiều cãi cọ quanh các hội đồng “tư vấn” này và giữa họ với nhau. Để làm việc vô bổ đó sẽ rất tốn thời gian, công sức và tiền của của nhân dân.

6. Các bài báo có nhiều đồng tác giả thì sao? Chẳng có vấn đề gì, mỗi bài nhận một tấm séc 1.000 USD và các tác giả tự chia nhau phần thưởng. Thế nếu có các đồng tác giả là những người nước ngoài? Chắc chắn Bộ sẽ phải có quy chế về vấn đề này.

Mới sơ bộ đã thấy rất nhiều vấn đề không đơn giản liên quan đến chủ trương hào phóng và có thể có ý định tốt này và còn có thể nêu ra nhiều phản khuyến khích khác.

Việc của Nhà nước là tạo môi trường cho nhà khoa học

Điểm cốt yếu ở đây là: phát thưởng đại trà như vậy không phải là việc của nhà nước. Việc của nhà nước là tạo môi trường, các điều kiện nêu trên ở điểm 2. Nhà nước có thể có giải thưởng để tôn vinh các nhà khoa học, song cách làm như vừa qua và hiện nay thực sự không mang lại kết quả, thậm chí làm mất uy tín của các giải thưởng.

Nhà nước hãy đầu tư thích đáng cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, hãy để cho họ được tự trị, hãy tạo các điều kiện và môi trường cho họ hoạt động (kể cả tiền lương). Làm thế may ra mới có các cơ sở nghiên cứu tốt, mới có đại học ra đại học (nói đến đẳng cấp quốc tế làm chi).

Việc thưởng, tôn vinh các nhà khoa học hãy để cho xã hội, cho chính họ tự làm, họ mới hiểu, mới đánh giá công trình của đồng nghiệp mình đúng nhất.

Việc cất nhắc, thăng tiến, học hàm, học vị của các nhà khoa học làm trong các viện và trường phải để cho chính các cơ sở khoa học đó tự quyết và nhất thiết phải gắn với thành tích khoa học của họ mà một thước đo là các công trình được đăng trên các tạp chí quốc tế (với các trọng số đánh giá khác nhau tùy uy tín của tạp chí), là số các trích dẫ của các đồng nghiệp trong các công trình của họ đến công trình của nhà khoa học được nói đến đó.

Đấy là vài việc mà nhà nước cần làm (mà phần lớn là thôi không làm) không phải đi thưởng một cách đại trà như chủ trương nói trên.

  • TS. Nguyễn Quang A 
Họ và tên: Thanh Phương
Địa chỉ: Montreal, Canada
Email: xdvn2002@yahoo.ca

Cá nhân tôi nghĩ việc thưởng tiền cho một bài báo không hẳn là việc không nên làm. Tuy nhiên cần thận trọng khi thực hiện chủ trương này. Thứ nhất, có những tờ báo, ví dụ Natural Sciences thực sự là một tờ báo có uy tín trong giới nghiên cứu khoa học. Việc đăng, công bố một bài ở đây cực kỳ khó khăn và đầy vinh dự cho tác giả cũng như đất nước. Đăng bài ở đây là niềm mơ ước, tự hào của nhiều người làm khoa học. Do đó việc tặng thưởng là đìều có thể nên làm. Ngược lại, có nhiều tờ báo khoa học khác thì việc đăng bài lại là chuyện bình thường, do đó tặng thưởng là không cần thiết và lãng phí.

Thứ hai, ở các nước tiên tiến, việc tặng thưởng nhiều khi không đơn thuần là tiền. Cũng là tiền nhưng đối với các tập thể, cá nhân làm khoa học thường số tiền đó được đầu tư cho nghiên cứu. Ví dụ một tác giả khi nhận được một giải thưởng trị giá 10 ngàn usd không có nghĩa tác giả bỏ túi số tiền đó. Số tiền đó phải được chi dùng phần lớn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học. Với nhiều giải thưởng thì có nghĩa nhà khoa học đó có nhiều kinh phí hơn trong các hoạt động nghiên cứu.

Như vậy phần thưởng có giá trị không chỉ về mặt kinh tế mà còn thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu. Chúng ta nếu có tặng thưởng thì nên đi theo cách này.

Cuối cùng, hơi ngòai lề là điều đáng buồn, có thể hơi hổ thẹn- trong khi tất cả các quy định của nhà nước đều yêu cầu các cửa hàng bán hàng công bố bằng tiền Việt thì việc công bố tiền thưởng tôi thiết nghĩ cũng không cần thiết phải dùng đến ngoại tệ.

Họ và tên: Quách Liêu
Địa chỉ:
Email: ongbavatit@yahoo.com

Chúng ta có không ít nhà khoa học, nhưng các công trình phục vụ thiết thực cho XH thì lại hiếm. Nhiều công trình nghiên cứu bị trùng lặp hoặc lạc hậu nên không phát huy được. Để tránh sự lãng phí này, nhà nước cần có biện pháp buộc các đề tài nghiên cứu phải chứng minh được công trình của mình là mới và có hiệu quả thiết thực.

Theo tôi được biết thì việc chọn đề tài nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu nói trên là việc làm bắt buộc với các nhà khoa học trên thế giới. (Một tiến sỹ tốt nghiệp tại TOKYO kể với tôi là thời gian chọn đề tài thường tốn 1/3 thời gian nghiên cứu, vị tiến sỹ này chọn đề tài mất 2 năm); Khi chứng minh được điều đó, người ta mới đầu tư hoặc cấp học bổng cho mà làm. Vậy tôi đề nghị ông Nguyễn Thiện Nhân nên trao món quà này cho các các công trình sau khi đã được thẩm định kỹ càng (là mới và có ích) để các nhà khoa học thuận lợi hơn trong công việc; chứ chạy theo bài báo sẽ là "thả mồi bắt bóng".

Họ và tên: Lê Hoàng Lâm
Địa chỉ:
Email: lehoanglam@yahoo.com

Tôi hoàn toàn đồng ý với Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Để khoa học nước nhà thực sự đóng vai trò quan trọng trong công cuộc làm giàu đất nước và được bạn bè trong giới khoa học quốc tế thừa nhận, chúng ta không chỉ khuyến khích bằng những chủ trương như thế mà hãy tạo ra môi trường làm việc lý tưởng để các nhà khoa học của chúng ta cống hiến trí tuệ của họ.

Cứ nhẩm tính lại mà xem, Việt Nam chúng ta đâu có thiếu những nhà khoa học tầm cỡ thế giới, nhưng nhìn lại mới thấy quá trình làm việc và các công trình nghiên cứu của họ đều thực hiện ở nước ngoài. Lâu lâu lại thấy báo chí đăng tải những sự kiện khoa học vang dội do người Việt Nam thực hiện tôi cảm thấy hết sức vui mừng, nhưng nhìn kỹ lại mới thấy hầu hết những công trình nghiên cứu này lại được thực hiện ở nước ngoài và được đăng trên các tạp chí khoa học nước ngoài trước khi được phổ biến ở Việt Nam.

Tại sao lại như thế? Xin nhường câu trả lời lại cho Nhà nước.

Nói thêm về số tiền 1000USD. Chúng ta có rất nhiều các hiệp hội khoa học kỹ thuật, có rất nhiều các công trình nghiên cứu,...nhưng 1ấn phẩm mang tầm cỡ thế giới để công bố các công trình nghiên cứu này thì lại không có. Thay vì bỏ ra 1 khoản tiền như trên, tại sao không dùng nó để xây dựng 1 tạp chí khoa học mang tầm cỡ như các nước khác trên thế giới? Khi đó chẳng khó khăn gì để gây 1 quỹ tài trợ với mục đích tương tự để khuyến khích các nhà khoa học trong nước.

Họ và tên: Phan Khắc Cường
Địa chỉ: Tp HCM
Email: cuongpk@gmail.com

Tôi hòan tòan nhất trí với ý kiến của TS. Nguyễn Quang A. Cá nhân tôi thì thấy chủ trương như thế nhiều khi dể chạm lòng tự trọng của nhiều nhà khoa học và kéo theo nhiều tiêu cực. Trách nhiệm của Chính phủ là tạo ra nhu cầu xã hội thực sự (cả trong và ngòai nước) đối với năng lực trí tuệ của các nhà khoa học VN. Dù sao, tôi cũng rất thông cảm với những trăn trở của ông Bộ trưởng.

Họ và tên: T.S Đào Thế Long
Địa chỉ:
Email: longdao1950@gmail.com

Tôi rất đồng ý với ý kiến của TS Nguyễn Quang A. Khi đọc thông tin "BGD hứa thưởng 1000 USD ..." tôi thấy không ổn. Có thể đây là ý kiến rất hay nếu Ô NTN không phải là PTT mà là một nhà từ thiện hay một Mạnh Thường Quân.Tôi cứ nghĩ BGD cứ chạy theo thưởng kiểu này e sau này Bộ GD sẽ thành Ban thi đua khen thưởng mất rồi.

Cái gì cũng hứa ,cũng dùng tiền để "động viên" , tiền tệ hóa trí thức sẽ làm vẩn đục môi trường KH. Bộ nên lo những việc lớn hơn như TS Quang A nêu ra. Đừng quanh quẩn mấy chuyện nhỏ như con thỏ này. "Nhà nước hãy đầu tư thích đáng cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, hãy để cho họ được tự trị, hãy tạo các điều kiện và môi trường cho họ hoạt động (kể cả tiền lương). Làm thế may ra mới có các cơ sở nghiên cứu tốt, mới có đại học ra đại học (nói đến đẳng cấp quốc tế làm chi). " "Việc thưởng, tôn vinh các nhà khoa học hãy để cho xã hội, cho chính họ tự làm, họ mới hiểu, mới đánh giá công trình của đồng nghiệp mình đúng nhất. "

Họ và tên: Hải quân
Địa chỉ: Hà Nội
Email: pd.quan@yahoo.com

Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Khuyến khích, tạo hành lang pháp lý và động lực cho nghiên cứu khoa học là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải xem xét tổng thểvề bối cảnh, thực tại, khả năng của các nghiên cứu của các nhà khoa học mà có chủ trương chính sách hợp lý đúng đắn. Theo tôi được biết đã số các Nhà khoa học hiện nay là những ngưòi được Nhà nước đào tạo, gửi đi đào tạo. Vả lại nhà khoa học có công trình khoa học điều đó là hoàn toàn bình thường, không nên quan trọng hoá vấn đề thưởng cho bài viết, công trình khoa học. Chúng ta phải đưa mục tiêu lớn hơn, sân chơi lớn hơn để tìm ra những nhà khoa học nổi tiếng đạt giải nobeL chẳng hạn. Xin cảm ơn toà soạn và tiến sĩ Nguyễn Quang A.




Họ và tên: Hoa Ngoc Ha
Địa chỉ: 132 Ông Ích Khiêm,P5,Q11,HCM
Email: hoangocha92@yahoo.com

Tôi hoàn toàn tán thành bài viết của TS Nguyễn Quang A. Bài viết của TS đã phân tích cho thấy rõ tính vô bổ của kiểu thưởng này vì nó chẳng chứng minh được điều gì cả mà còn tốn rất nhiều thời gian để xác định xem bài viết có đáng đưọc dùng tiền đóng thuế của dân để thưởng không?

Tôi được biết là các tạp chí khoa học có tên tuổi đâu có trả "nhuận bút"cho bài báo khoa học nào đâu; thậm chí để đưọc đăng trên tạp chí khoa học có danh tiếng đó, người viết còn phải bỏ tiền để trả các chi phí in ấn, phát hành. Vậy thì đâu là căn cứ để xác định được giá trị thật của bài viết? Tôi đồng tình với chủ truơng thưởng tiền cho các bài viết về công trình khoa học có giá trị nhưng về cách thức thực hiện việc thưởng này như thế nào lại là vấn đề phải bàn cho thấu đáo với các tiêu chí rõ ràng.

Trong thực tế, có nhiều sáng chế khoa học rất có giá trị ứng dụng thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt như các sáng chế về máy cấy, máy bóc đậu phộng, máy tách hạt bắp, máy gặt đập liên hợp đang sử dụng rộng rãi ở đồng bằng sông Cửu Longv.v... lại do chính những ngưòi công nhân, nông dân tầm thường, học vấn thấp nghĩ và làm ra, sao không thấy Nhà nước có các giải thưởng nào cho họ? Xin trân trọng cảm ơn!

Họ và tên: Bùi Văn Thịnh
Địa chỉ:
Email: quocthinh027@yahoo.com

Tôi rất đồng tình với cách đặt vấn đề của Tiến sỹ Nguyễn Quang A. Ngành giáo dục Việt nam đang mắc 1 căn bệnh trầm kha là “bệnh thành tích” thì việc khuyến khích như vậy có thể sẽ làm cho căn bệnh trên ngày càng nặng thêm và có nguy cơ lây lan ra cả thế giới (chúng ta đã từng xuất khẩu những căn bệnh thuần tuý Việt nam ra thế giới rồi đấy!).

Đối với những nhà khoa học chân chính có lẽ niềm kiêu hãnh khi được vinh danh trên các báo chí nước ngoài có lẽ quan trọng hơn tiền bạc và trước khi cần tiền họ cần nhiều cái khác từ phía nhà nước mà TS đã nêu. Cám ơn Tiến sỹ.

Họ và tên: Nguyễn
Địa chỉ:
Email: nguyenducdanh@yahoo.com

Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã nói hộ chúng tôi, những người giảng viên đại học. Chúng tôi vẫn hàng ngày đầu tư cho bài giảng và mong sao có thể cung cấp được những tri thức mới cho sinh viên. Thật sự, chúng tôi không muốn được Bộ GDĐT thưởng 1000 USD cho mỗi bài báo chúng tôi được đăng ở tạp cho quốc tế. Chúng tôi chỉ mong có một chổ ngồi làm việc (working space) riêng và một máy tình có kết nối internet và luơng đủ nuôi sống bản thân để chúng tôi có thể tập trung cho việc nghiên cứu vá giảng dạy.

Họ và tên: Lan Hương
Địa chỉ: Nam Định
Email:

Đọc bài của TS. Nguyễn Quang A, tôi rất đồng tình với quan điểm này. Chúng tôi cũng hiểu, Chính phủ và người dân đang day dứt về năng lực làm việc của đội ngũ làm nghiên cứu nước nhà. Nói như vậy, nhưng làm thế nào để tháo gỡ thì không hề đơn giản. Bất luận là thông tin "dùng tiền để khuyến khích" có đúng hay không nhưng thực hiện việc này tôi cho là không phù hợp vì những lý do sau:

1) Trước hết, tôi cho rằng hoạt động công bố kết quả nghiên cứu là trách nhiệm, nghĩa vụ của một người làm công tác nghiên cứu. Nếu như họ muốn chia sẻ kết quả của người khác (để xây dựng tổng quan - references) để phục vụ nghiên cứu của họ thì đồng nghĩa họ cũng phải công bố những gì mà họ tìm thấy được trong lĩnh vực họ nghiên cứu. Công trình nghiên cứu được công bố sẽ chứng minh năng lực (cái tầm) của người làm nghiên cứu. Do vậy, hơn ai hết, người làm nghiên cứu được hưởng lợi từ việc này vì đã làm tốt hơn cho cái nghề của họ.

2) Nếu "thưởng tiền" cho người công bố kết quả nghiên cứu ở các tạp chí chuyên ngành quốc tế sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt. Nếu cứ làm là phải có tiền thì e rằng quốc gia sẽ chẳng có nhiều điều kiện để phát huy trí tuệ của các nhà khoa học phục vụ đất nước.

3) Lợi ích kinh tế được đặt ra sẽ "tác dụng ngược", bởi lẽ sẽ có hiện tượng người người gửi bài đăng bao quốc tế (2 bài = 1 năm lương). Thế chất lượng của các bài viết thế nào? Có thể Hội đồng thẩm định, biên tập sẽ phải "oải" với các bài báo mà tác giả VN gửi đến. Vì vậy, đăng báo quốc tế không thể thực hiện kiểu "phong trào thi đua" được.

4) Nếu thấy được "hiệu quả kinh tế" như trên, chắc chắn nhiều "nhà khoa học" sẽ hy sinh lợi ích này để đạt được lợi ích khác - đó là cái danh. Mua bán trong khoa học lại sẽ trở thành đại dịch. Cuối cùng, tôi cũng đồng ý khi cho rằng, Chính phủ nên tạo môi trường làm việc tốt hơn cho các nhà khoa học. Đồng thời cần xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm nghề nghiệp của họ.




Họ và tên: tran an tri
Địa chỉ:
Email: tran_antri@yahoo.com.vn

Bài của TS Nguyễn Quang A cũng đáng để chúng ta quan tâm. Tuy nhiên ông cũng duy ý chí. Hiện nay một số nước cũng có cơ chế thưởng, tuy nhiên họ gắn vào chi phí đề tài nghiên cứu. Vẫn có ngoại lệ, ở Trung Quốc có khi bài báo hay được thưởng 4-20 nghìn đô la. Thử tính xem, với 1000USD cho bài báo có uy tín quốc tế, ĐH QG Hà nội mỗi năm chi khoảng 110 nghìn USD có đáng là bao.

Nếu so với số tiền 400 triệu USD cho NCKH, và cũng là con số nhỏ so với số tiền chi cho NCKH ở ĐHQGHN. Tiền thường là của dân, NCKH cũng vì dân, vì mang lại lợi ích cho dân có mất đâu. Chi tiền cho NCKH là cần thiết và phải thiết thực cho nhà khoa học. Họ không uống nước lã để nghiên cứu.

Cũng xin nói thêm một chút, TS Nguyến Quang A là người tôi rất kính trọng, các bài viết của Ông thường đáng quan tâm. Tuy nhiên theo tôi biết,  kinh tế gia đình ông rất khá giả, liệu ông có biết các nhà khoa học, đặc biệt là những người trẻ rất khó khăn đó sao?

Họ và tên: Nguyễn Đức Thưởng
Địa chỉ: Hà Tĩnh
Email: nguyenducthuonght@yahoo.com

Tôi rất tâm đắc với ý kiến của TS Nguyễn Văn A. Hiện nay, ở nước ta lấy tiền nhà nước để tôn vinh cái tôi cá nhân quá nhiều. Việc trích tiền NS để thưởng cho cá nhân cũng giống như việc các tỉnh, tp tết không bắn pháo hoa mà để tiền ủng hộ người nghèo, cứ thế tạo vòng luẫn quẫn ...... Thiết nghĩ những nhà quản lý nên ý thức được việc gì nên ra việc đấy....



Họ và tên: Vũ Hồng Khiêm
Địa chỉ: Seoul - Korea
Email: khiemvh@yjit.co.kr

Từng làm khoa học ai chẳng biết là để có một sản phẩm là bài báo có chất lượng được thẩm định bởi các tạp chí quốc tế cần phải có sự tích luỹ nhất định qua quá trình nghiên cứu làm việc nghiêm túc. Rất tiếc là ở Việt Nam, mọi chính sách cơ chế đều không ủng hộ người nghiên cứu nghiêm túc đúng nghĩa.

Tôi cứ lấy ví dụ, nếu ai đã từng học ở các trường đại học, thì có thể thấy là các giảng viên thuần tuý không thể nào sung túc bằng việc giảng day, cho dù là có làm tốt mấy nữa, còn những người làm quản lý thì có lẽ không cần nói ra cũng biết là đa phần đều ở một đẳng cấp khác hẳn.

Nếu đã nói ra là thưởng 1000$ / bài báo thì cũng nên lập ra một hội đồng thẩm định xem xét cá bài báo, rồi thực hiện cho đến nơi đến chốn, chứ không theo kiểu hô hào cho có.

Họ và tên: Trần Thị Tuyết Minh
Địa chỉ:
Email: tuyetminhtranthi@yahoo.com

Tôi không biết quỹ của ngành giáo dục lớn cỡ nào, nhưng hàng năm tôi thấy các cháu học sinh vẫn phải học ca ba, nhiều địa phương vẫn thiếu lớp, thiếu trường học, lương bổng của các thầy cô giáo vẫn thấp. Còn về khoa học , tôi thấy nên khuyến khích những sáng kiến mà nó thật sự có ích cho đời sống nhân dân thì hãy thưởng. Chẳng hạn ai tìm ra được chất nào làm ra bao bì tự tiêu hủy mà báo đài cứ nói hòai chả thấy ai nghĩ về việc này , mặc dù ta cũng có nghiên nhà khoa học, phòng nghiên cứu đấy chứ. Là một nhà khoa học chân chính thì luôn luôn tìm tòi ra điều mới cống hiến cho xã hội, chứ không phải có tiền mới làm. Việc viết một bài để được đăng trên một tờ báo nào đó cũng chả phải là khó. Có điều là tác phẩm đó có giá trị thực tế gì hay không?

Nếu quyết định trên mà được áp dụng, không biết có đủ tiền mà chi hay không? Mà sao lại thưởng bằng tiền đô khi nhà nước không cho pháp giao dịch bằng ngọai tệ nhỉ ? Đồng tiền là xương máu của nhân dân nên khi sử dụng phải hết sức thận trọng, đừng làm điều gì sai để tiếng đời muôn năm và hậu quả con cháu chúng ta phải gánh chịu.



Họ và tên: Ngô Đức
Địa chỉ:
Email: ngoduc@gmail.com

Đặt tile cho ý kiến này, chắc tôi sẽ bị cho là kẻ "không biết gì". Thú thực, đọc bài của tiến sỹ Nguyễn Quang A, trong tôi trào lên một nỗi buồn khác. Mấy năm gần đây, bạn tôi trở thành tiến sỹ rất nhiều: từ chính trị, mỹ học, luật học, đến khoa học chuyên ngành. Tôi không mừng, chỉ thấy lo cho...dân tộc. Xin thưa các bạn ấy là tiến sỹ...nhưng công việc của các bạn ấy đang làm không liên quan gì đến công việc các bạn ấy đang quản lý.

Ví dụ đang làm Phó tổng biên tập báo thì lại làm tiến sỹ về tội phạm học (trước anh học đại học chuyên ngành sau rẽ ngang làm báo); đang làm chánh văn phòng thì làm tiến sỹ về chính trị... Thậm chí, có người bạn hễ tôi đi dự hội thảo ở đâu về giao thông đô thị là phải mang tư liệu về cho anh. Sau đó tôi biết anh copy như thật để làm đề tài và công bố bài tính điểm trên 1 tạp chí khoa học...Gần như họ làm tiến sỹ chỉ để ghi vào lý lịch cho đẹp và khoe với dòng họ thôi?! Vậy nên, thắc mắc của tôi ở ta tiến sỹ đã là nhà khoa học chưa hoàn toàn có lý!

Trở lại ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Quang A tôi thấy hoàn toàn có lý. Bài công bố ở tạp chí nước ngoài nhưng thế nào là bài có chất lượng và ứng dụng được; đâu là bài copy hoặc viết và công bố rồi vứt vào ngăn kéo. Nhà khoa học của ta quá nhiều nhưng gần như không ai biết thương "Hai Lúa" trên ruộng đồng!

Họ và tên:
Địa chỉ:
Email: tested@rokketmail.com

Tôi thấy chủ trương của đồng chí PTT NTN cũng rất hợp lý. Tuy nhiên, điều kiện làm việc cơ sở hạ tầng, quản lý giáo dục, trả lương của mình còn yếu lắm. Ví dụ như cơ sở vật chất của Học Viện Ngân Hàng khi đi vào tôi thấy như khu nhà ổ chuột, dự án xây nhà học tập của trường ĐH KTQD xây mấy năm mà chưa xong (không hiểu trình độ quản lý dự án của cái nôi đào tạo cử nhân kinh tế để đâu mà thực nghiệm lại kém thế)...

Họ và tên: Thanh Phạm
Địa chỉ:
Email: thanhnien75@yahoo.com

Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của TS Nguyễn Quang A. Thực sự thì các nhà khoa học Việt Nam đều biết về tình hình nghiên cứu ở Việt Nam là rất yếu kém so với thế giới. Ai cũng biết việc yếu kém này là do không tự chủ được trong kinh phí, không đầy đủ thiết bị phục vụ nghiên cứu, đề tài nghiên cứu không gắn liền với thực tiễnc và tiền lương không đủ để yên tâm nghiên cứu.

Việc PTT Nguyễn Thiện Nhân nêu giải thưởng 1000ÚD/bài báo quốc tế theo tôi nghĩ PTT muốn khuyến khích các nhà khoa học Việt Nam nên viết nhiều bài báo quốc tế hơn và như thế sẽ có tiếng vang trên thế giới hơn (nếu đúng như suy nghĩ này thì sẽ bị mắc vào căn bệnh thành tích của GD Việt Nam), nhưng tôi thì nghĩ tích cực hơn đó là vì PTT rất quan tâm lo lắng cho đời sống của các nhà KH Việt nam, muốn họ chú tâm hơn vào nghiên cứu khoa học chứ không phải chân trong chân ngoài, chạy sô đi dạy nữa và muốn các nhà KH Việt Nam thấy rằng nếu họ chú tâm vào nghiên cứu ra sản phẩm thì họ sẽ được trả công xứng đáng.

Nhưng nếu như vậy thì lại xảy ra vấn đề là chất lượng các bài báo quốc tế đó như thế nào? Nếu được đăng trên các tạp chí nổi tiếng có impact factor thì không sao, nếu tạp chí đăng ở châu Phi hoặc Thái Lan thì có phải là tạp chí quốc tế không? (vì tôi thấy ở Việt nam vẫn cho điểm bằng nhau đối với tất cả các bài báo đăng trên bất kỳ tạp chí quốc tế hoặc hội thảo quốc tế, như thế là không công bằng). Vậy để giải quyết được vấn đề vừa có nhiều báo quốc tế, vừa cải thiện đời sống của nhà KH thì làm như thế nào:

1. Hiện đại hoá hệ thống phòng thí nghiệm - điều kiện tiên quyết để có được các sản phẩm nghiên cứu chất lượng cao: Tôi nghĩ việc đầu tiên là nhà nước hãy tập trung vào việc đầu tư các thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm và kinh phí để duy trì các phòng thí nghiệm này. Tôi thấy hiện nay còn quá ít các phòng thí nghiệm với các thiết bị hiện đại trong các trường ĐH và các Viện nghiên cứu ở Việt Nam. Những phòng thí nghiệm trọng điểm đã xây dựng thì không có kinh phí để duy trì hoạt động, bảo dưỡng máy móc.

2. Hãy có chế độ tiền lương đảm bảo cho cuộc sống của nhà KH. Nhà nước đặt mục tiêu phát triển KH thì việc có chế độ đãi ngộ đối với các nhà KH là điều bình thường. Các nhà KH không thể cứ ăn lương theo hệ số của nhà nước mà có thể dành thời gian và tâm huyết cho nghiên cứu được. Điều này phải có sự bức phá trong công tác quản lý. Hãy giao quyền tự chủ cho các trường ĐH và các Viện nghiên cứu. Các cơ quan đó được quyền bổ nhiệm GS, PGS và các chế độ cho các chức danh đó. Có như vậy thì mới tuyển được người tài và đánh giá đúng khả năng của họ.

3. Hãy định hướng và khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng cụ thể để cải thiện sản xuất, tạo ra các sản phẩm mới mang truyền thống Việt nam cải thiện đời sống của người dân Việt Nam và dần dần xuất khẩu ra thế giới những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Nếu sản phẩm của các nhà KH Việt Nam có những ứng dụng cụ thể thì tôi nghĩ các doanh nghiệp VN sẽ không còn đứng ngoài cuộc như hiện nay. Họ sẽ có nhu cầu đầu tư để phát triển các sản phẩm đó và đến một giai đoạn nào đó sự kết hợp giữa các doanh nghiệp và các nhà KH sẽ đáp ứng được cả 2 điều tôi đã nêu ở trên.

Điều này hiện nay rất phổ biến ở các nước phát triển. Điều rất buồn là các nhà KH Việt nam không được các doanh nghiệp VN tin tưởng nên toàn đi mua công nghệ của Nhật, TQ, Đài Loan về SX tại VN. Những điều tôi nói ở trên đây chắc nhiều người đã suy nghĩ, bàn thảo nhiều và chắc PTT cũng đã có định hướng rồi nhưng việc tôi muốn nói ở đây là chúng ta hãy làm đi, hãy làm ngay!

Họ và tên: Dang Thanh Tuan
Địa chỉ: Aachen University, Germany
Email: dangthanhtuan@gmail.com

Tôi nghĩ việc đề xuất thưởng 1000 USD cho một bài báo đăng trên các tạp chí của Bộ trưởng BGD Nguyễn Thiện Nhân là một ý tưởng hay, có thể khuyến khích nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong nước. Khoa học và Công Nghệ đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển Kinh tế. Các nhà khoa học của tất cả các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Anh, Nhật,... hàng năm đều đăng rất nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế có uy tín.

Nhưng đúng như những gì TS. Nguyễn Quang A đã nói, các tạp chi quốc tế cũng phân ra nhiều loai chât lượng như thế nào thì chỉ có những ngươi làm đúng chuyên ngành mới biết rõ được. Nhưng hiện nay để đánh giá chất lượng của các tạp chí quốc tế, trên thế giới người ta dùng chỉ số Impact Factors(chỉ số ảnh hưởng). Chỉ số này dựa trên số lần trích dẫn trung binh của mỗi bài báo khoa học đăng trong tạp chí này trong vòng 2 năm trước đó. Tôi thiết nghĩ có thể dựa vào chỉ số này để phân loại chất lượng các bài báo quốc tế và số tiền thưởng. Ví Dụ: Chi số Impact factor của tạp chi A năm 2007 la 10 thi co the thưởng cho các tác giả của công trình này 1000 USD và nếu chỉ số là 5 thì số tiền thưởng chỉ là 500 USD. Có thể tham khảo chỉ số Impact Factors o link này: http://www.sciencegateway.org/impact/

Họ và tên: Hoàng Nam
Địa chỉ: Huế
Email: vietese@gmail.com

Bài viết của TS. Nguyễn Quang A thể hiện được mong muốn của giới khoa học. Theo tôi, một bài khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học danh tiếng quốc tế là một tài sản tri thức lớn. Điều đó nói lên rằng giới khoa học quốc tế rất trân trọng những thành quả mà các nhà khoa học đó đóng góp. Vậy thì ta khuyến khích 1,000 vì cái việc nhà khoa học có bài đăng trên tạp chí được người ta tôn trọng. Thế nên tôi có thắc mắt tại vì sao chúng ta không tôn trọng để sử dụng có hiệu quả các công trình đó?! Các nhà khoa học sẽ tán đồng và vui mừng khi nhà nước lấy ngân quỹ khuyến khích đó để lập nên ban tổng hợp và ứng dụng các công trình có chất lượng.

Họ và tên: PGS TSKH Nguyen Nam Trung
Địa chỉ: Nanyang Technological University, Singapore
Email: mntnguyen@ntu.edu.sg

Tôi không đồng ý với ông Nguyễn Quang A và ủng hộ ý tưởng của ông Nguyễn Thiện Nhân. Trong tình trạng nghiên cứu khoa học Việt Nam hiện nay, giải pháp này có thế làm tăng số bài báo được đăng từ Việt Nam một cách nhanh nhất. Không phải lo chất lượng bài báo vì đã có chuyên gia và đồng nghiệp quốc tế thẩm định. Còn tạp chí nào có uy tín thì đã có những cơ sở dữ liệu như ISI xếp hạng và đánh giá (một cách có khoa học) dựa trên chỉ số ảnh hưởng (impact factor). Số tiền thưởng có thể tính theo hệ số ảnh hưởng của tạp chí, hệ số càng cao tiền càng nhiều. Cái này Trung Quốc đã làm và có hiệu quả.

Đồng nghiệp tôi tại đại học Thanh Hoa cho biết, trường này trả 30.000 US$ cho một bài đăng Nature hoặc Science. Hệ số ảnh hưởng của các tạp chí này xấp xỉ 30. Như vậy với $1000 cho 1 điểm hệ số ảnh hưởng là hợp lý. Phần lớn các tạp chí kỹ thuật chuyên ngành chỉ có hệ số khoảng 1 hoặc 2 mà thôi. Có thể có chính sách thưởng ban đầu ít thôi, nhưng sau 3 hoặc 5 năm thưởng thêm dựa trên số lần được trích dẫn của bài báo đã đăng. Theo tôi nghĩ, quản lý và phân phối khoản thưởng này một cách minh bạch không khó.

Nếu là một nhà nghiên cứu có nhiệt huyết, $1000 có thể đầu tư lại để mua máy móc thiết bị và trả thêm tiền cho sinh viên để tiếp tục nghiên cứu. Kết quả mới được đăng báo sẽ bu vào cái vốn này. Vì chúng ta chưa giải quyết được vấn đề phân bố, đầu tư tiền tài trợ nghiên cứu khoa học minh bạch và tiết kiệm, khoản tiền nhỏ này sẽ là giải quyết cho các nhà khoa học có khả năng và tâm huyết để có động cơ và vốn để làm việc. Khi hệ thống quản lý khoa học trưởng thành hơn, có thể bỏ thưởng theo bài báo kiều này mà chuyển thành lương chính thức và tài trợ nghiên cứu cho các nhà khoa học xứng đáng.

Họ và tên: NGUYỄN TƯỜNG AN
Địa chỉ:
Email: vuanngng@yahoo.com

Trong khi chúng ta có rầt nhiều nhà khoa học chân đất, họ không được đào tạo, không có viện trường, phòng thí nghiệm gì cả mà họ vẫn sáng tạo ra những phương thức, công cụ sản xuất có ích cho đời sống thì vẫn chưa có phần thưởng gì cho họ ngoài việc " được " đưa tin trên truyền hình. Tôi nghĩ, tiêu chí không phải là có bài báo được đăng ở tạp chí nước ngoài mà phải là tiêu chí có ích cho sự tiến bộ. Tôi đã có dịp tiếp xúc làm việc với nhiều tiến sĩ ( kể cả tiến sỹ phiên - ngang từ PTS của LX) mà thấy tội nghiệp cho cách đặt vấn đề, phương pháp tư duy của họ. Nghe sắp đến lại có chuyện làm Văn Miếu cho Tiến sỹ hiện đại mà ...bỗng dưng muốn khóc ! Cũng vẫn cái tiêu chí háo danh mà không đi vào thực học, lấy kết quả thực tiễn làm chân lý, bệnh này ăn quá sâu vào não trạng rồi sao ? Thôi, nếu có tiền thì nên dành để thưởng cho các nhà khoa học chân đất hay cho những ai mang giải Nobel khoa học, kinh tế , văn chương về cho đất nước !

Họ và tên: Nguyễn Văn Ngọc
Địa chỉ: Nghệ An
Email: ngochec13@yahoo.com.vn

Tôi rất đồng tình với TS Nguyễn Quang A. Không thể thưởng một cách tuỳ tiện chỉ vì một lý do không mấy thuyết phục như thế. Một nhà khoa học chân chính sẽ cảm thấy không vui (nếu không muốn nói là bất bình) khi PTT Nguyễn Thiện Nhân "treo" giải thưởng như thế. Và nhân đây toi cũng muốn có lời nhắn gửi đến Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hãy dùng đơn vị VNĐ thay cho USD.


 

Họ và tên: Bình Minh
Địa chỉ: Seoul-Korea
Email:

Đọc bài viết của TS. Nguyễn Quang A và phản hồi của nhiều bạn đọc, tôi thấy chúng đang áp đặt suy nghĩ và tư tưởng của chúng ta lên các vấn đề của thế giới. Là một nhà khoa học thì bất cứ ai cũng mong muốn có được những công trình được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. Vn Quang A, đó là để phát triển được nền khoa học nước nhà “Nhà nước hãy đầu tư thích đáng cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, hãy để cho họ được tự trị, hãy tạo các điều kiện và môi trường cho họ hoạt động”.

Họ và tên:
Địa chỉ: Vĩnh Ninh- Huế
Email: Haanh@yahoo.com.vn

Bài viết của TS Nguyễn Quang A rất đáng để quan tâm nghiên cứu. Tôi chỉ có một ý kiến nhỏ là: Tại sao Bộ GD-ĐT thỉnh thoảng lại đưa ra một sáng kiến mà nhiều lúc xem ra chưa đưọc tham khảo ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học. Xem ra không có một "chiến lược" được hoạch định công phu mà là những "cú đánh úp" theo tình huống.


T



Ca sĩ hát cải lương: Bế tắc về nghệ thuật?

Lam hai nghe thuat
http://www.phapluattp.vn/news/van-hoa/view.aspx?news_id=228408

Các ca sĩ nói họ đang muốn làm mới, khán giả thì chỉ chấp nhận có giới hạn, còn nhà chuyên môn thì cho rằng làm hại nghệ thuật...

Thông tin hơn 20 ca sĩ ngôi sao như Mỹ Tâm, Cẩm Ly, Thanh Thảo, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng, Minh Thuận... rầm rộ lên sàn tập vở cải lương Lan và Điệp với đầu tư tiền tỷ ngay lập tức gây bàn tán xôn xao trong dư luận và giới văn nghệ. Số đông ý kiến lại chẳng mấy hoan nghênh hình thức làm nghệ thuật kiểu tréo ngoe như vậy...

Ca sĩ thi nhau hát... cải lương

Từ năm, bảy năm trước, khi cải lương lao đao, nhiều ngôi sao cải lương như Vũ Linh, Tài Linh, Thoại Mỹ, Kim Tử Long, Vũ Luân, Thanh Ngân, Kim Tiểu Long, Quế Trân... đã chuyển sang hát nhạc trẻ còn nhiều hơn cả hát cải lương khi chạy show khắp trong và ngoài nước. Ngược lại, từ ba, bốn năm nay lại có hiện tượng nhiều ca sĩ nhạc trẻ ồ ạt hát vọng cổ để lôi kéo sự chú ý của khán giả.

Sự tham gia vào cải lương của giới ca sĩ còn gây xôn xao khi đạo diễn Hoa Hạ huy động hàng loạt ca sĩ như Phương Thanh, Minh Thuận, Thu Minh, Đức Tuấn, Hồ Ngọc Hà, Thanh Thúy... vào hai vở cải lương thử nghiệm Kim Vân KiềuChiếc áo thiên nga… Còn mới đây nhất là sự khởi động của vở cải lương Lan và Điệp, dự định sẽ do toàn ca sĩ diễn như diễn viên cải lương chuyên nghiệp.

Không chỉ giới ca sĩ đang ngày càng thâm nhập vào lĩnh vực cải lương, các diễn viên kịch cũng đổ bộ vào cải lương ào ạt với các tên tuổi: Hoài Linh, Thanh Thủy, Minh Nhí, Hữu Châu, Trung Dân, Cát Phượng, Việt Hương, Ngọc Trinh, Thúy Nga, Anh Vũ, Minh Béo...

Khán giả chỉ chấp nhận có giới hạn

Chỉ qua một thời gian ngắn chấp nhận vì lạ lẫm, khi các ngôi sao cải lương bắt đầu lạm dụng việc trình diễn ca nhạc, kể cả trong những live show cải lương của mình, lập tức khán giả phản ứng ngay như với Thanh Ngân, Quế Trân... Đơn giản vì nghệ sĩ không thể hát ca nhạc hay bằng ca sĩ. Khán giả cũng chỉ xem họ là ngôi sao khi họ hát cải lương, bỏ tiền ra để nghe, xem họ ca cải lương chứ không phải để xem họ hát nhạc trẻ.

Với trường hợp ca sĩ, diễn viên kịch bước vào cải lương cũng vậy, khán giả chỉ chấp nhận họ ở một giới hạn nhất định. Nếu ca sĩ chỉ dừng ở mức bất chợt ca vài câu vọng cổ theo kiểu tài tử, hay dở thế nào cũng nhận được những tràng pháo tay đầy cảm tình. Hay khi NSƯT Bạch Tuyết làm live show cải lương Tự tình quê hương, sự có mặt của ca sĩ Ngọc Sơn diễn vai Trần Bình Trọng trong trích đọan Thiền ca Yên Tử; hay việc danh hài Hoài Linh vào vai hội đồng Thăng trong Đời cô Lựu được xem là một trong những yếu tố thành công, tạo ra sự chờ đợi nơi khán giả. Thành công này có được nhờ sự cân nhắc thận trọng khả năng ca diễn cải lương của Ngọc Sơn và Hoài Linh của đạo diễn.

Làm hại nghệ thuật

Còn đi xa hơn, khi đạo diễn Hoa Hạ đẩy Phương Thanh vào vai Thúy Kiều để cô ca vọng cổ và diễn xuất hẳn hoi, sự phản cảm, phản đối từ khán giả xuất hiện mạnh mẽ ngay lập tức. Đã qua đến hai lần thử nghiệm với Kim Vân KiềuChiếc áo thiên nga, đừng nói việc để ca sĩ ca diễn cải lương như trường hợp Phương Thanh, nội việc để hàng loạt ca sĩ thỉnh thoảng lại chen vào hát một ca khúc trong hai vở cải lương này đều cho kết quả không thuyết phục và đều bị dư luận chỉ trích.

Các ca sĩ rõ ràng ca vọng cổ không hay, hát bài bản không rành, diễn xuất thì cứng đơ. Số đông khán giả đã bình luận qua mạng là dạng làm cải lương như thế này chứng tỏ giới biểu diễn đang bế tắc về mặt nghệ thuật lẫn năng lực thu hút khán giả.

Hay nói như một nhà chuyên môn: “Những người làm nghệ thuật đã đi sai đường khi không nỗ lực sáng tác ra kịch bản cải lương, ca khúc ca nhạc mới hay hơn; đào tạo ra những nghệ sĩ, ca sĩ trẻ giỏi hơn để chinh phục khán giả mà lại loay hoay trong những hình thức gây tò mò dễ dãi nhằm lôi kéo khán giả”.

LTS: Rất rất vui khi đọc được bài viết này. Tiếng chuông báo động thổi sớm hơn khi buổi trình diễn "Lan và Điệp" do các ca sĩ biểu diễn ra mắt công chúng.

ô hô, ai tai!!!

Cái vở "chiếc áo thiên nga", "kim vân kiều" dường như được vinh danh nhiều hơn dù nó chỉ làm đục thêm dòng sông nghệ thuật


Thứ Hai, 29 tháng 9, 2008

Nóng bỏng với "Cốc trà nhạt" kỹ xảo điện ảnh Việt

Rating:★★★★
Category:Movies
Genre: Other
Chúng ta đã bàn về thực trạng kỹ xảo điện ảnh Việt Nam với những luồng ý kiến không thống nhất. Vẫn biết rằng kỹ thuật điện ảnh nước nhà còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân từ những năm tháng chiến tranh gián đoạn đến thời kỳ kinh tế khó khăn, những người làm phim đã phải cố gắng khắc phục khó khăn để cho ra đời những tác phẩm điện ảnh. Nhưng dù có lạc quan đến mấy, người hâm mộ điện ảnh vẫn phải thừa nhận: điện ảnh Việt Nam đang yếu ở hầu hết các khâu từ kịch bản, bối cảnh, phục trang, diễn xuất, dựng phim... Trong đó, kỹ xảo là khâu thiếu nền tảng nghiêm trọng, ngày càng thể hiện rõ những yếu điểm của mình trong thời đại hội nhập. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?




Những cảnh trong phim "Chung cư vui vẻ" - Ảnh: netlife.com.vn


Lối tư duy cũ mòn

Trong khi kinh tế Việt Nam đang có những bước khởi sắc thì văn hóa văn nghệ nói chung, điện ảnh Việt Nam nói riêng dường như không theo kịp dòng chảy mạnh mẽ này. Dẫu về mặt nội dung các đạo diễn hay biên kịch cũng tỏ ra nhanh nhạy hơn khi đề cập đến nhiều đề tài thời sự nóng hổi như mặt trái đô thị hóa, người phụ nữ hiện đại, bi kịch người đồng tính... nhưng tất cả những đề tài ít nhiều mới mẻ đó vẫn được thể hiện theo lối kể chuyện cũ mòn. Đặc biệt một loạt phim truyền hình được sản xuất gần đây theo format nước ngoài như Nhật ký Vàng Anh, Chung cư vui vẻ, Cô gái xấu xí ... việc lạm dụng khuôn hình tĩnh càng tăng thêm vẻ bức bối của những căn phòng hẹp của bối cảnh . Thực ra nếu những nhà sản xuất sáng tạo thêm một chút có thể thêm vào những đồ họa thể hiện hội thoại, ý tưởng hay những giấc mơ của nhân vật. Tuy nhiên, diễn xuất của diễn viên chỉ được đặt trong nền cảnh đơn điệu. Phim sitcom Việt chính vì thế mà giống như kịch truyền hình, không tạo nổi trận cười trong lúc cao trào

Cảnh trong phim "Cô gái xấu xí" - Ảnh: netlife.com.vn
Có thể nói, phim Việt Nam vẫn giữ nguyên được lối làm phim khác hẳn với phần còn lại của thế giới. Trong khi xu hướng chung: điện ảnh chuyên nghiệp kể những câu chuyện đơn giản với một cách làm chu đáo, kỹ lưỡng, khai thác đến mọi ngóc ngách nhân vật và tận dụng tối đa sức biểu hiện của hình ảnh thì phim Việt lại luôn cố gắng ôm đồm câu chuyện phức tạp, với cách kể đơn giản, thậm chí sơ sài phác thảo. Kỹ xảo, không có mấy vai trò trong hình thức thể hiện phim, vừa thiếu và vừa yếu, đôi khi còn đi ngược lại mong muốn ban đầu của những người làm phim. Trong những bộ phim có kinh phí tương đối như Ký ức Điện Biên (đầu tư 13,4 tỷ), Hà Nội mười hai ngày đêm (đầu tư 7 tỷ) các cảnh kỹ xảo cũng bị chê là không thật và không ăn nhập với nội dung phim.

Một điểm khác nữa là chính những đạo diễn thì lại than phiền hiện nay đang thiếu trầm trọng kịch bản hay về kỹ xảo. Các nhà biên kịch của chúng ta thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, khoa học huyền bí, không dám phóng bút viết cho bay bổng. Nhưng đó không phải khó khăn chung của những nhà biên kịch. Ngay trong văn học của chúng ta từ trước đến nay, muốn tìm được một cuốn tiểu thuyết về trinh thám, giả tưởng cũng rất khó khăn.

Kỹ xảo vốn là để con người làm được những điều tưởng là quá sức tưởng tượng nhưng hiện nay ngay cả trí tưởng tượng cũng bị giới hạn. Giữ mãi lối tư duy này chính là chặn đứng con đường phát triển của kỹ xảo Việt Nam.

Không chịu chi tiền

Có một cách biện minh cho việc bó buộc sáng tạo ở trên là do kinh phí eo hẹp, cái khó bó cái khôn. Chi phí làm phim của chúng ta rất thấp so với mặt bằng chung của điện ảnh thế giới. Trừ các phim được nhà nước đặt hàng vào các dịp kỷ niệm được rót kinh phí tương đối, các bộ phim thương mại cao cũng chỉ ở mức 5-6 tỷ đồng Việt Nam. Điều này thực sự khó khăn cho những đạo diễn muốn áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong phim nhằm thu hút khán giả.

Hiện nay, thể loại tâm lý, hài tình cảm theo lý thuyết không đòi hỏi cao về mặt kỹ xảo đang được sản xuất ồ ạt tại Việt Nam. Đây có thể coi là một cách làm “khéo ăn thì no”. Nhưng về lâu dài, một nền điện ảnh chuyên nghiệp luôn có những yêu cầu cao về hiệu quả hình ảnh. Nhiều hãng phim Việt Nam cũng ý thức được vấn đề này song cũng đành tặc lưỡi vì đến tiền làm phim nhựa còn khó, làm kỹ xảo còn mệt hơn. Những thể loại phim cần phải có yếu tố kỹ xảo hầu như không được sản xuất. Nếu có thì kịch bản cũng được đẽo gọt nhiều, đến khi ra hiện trường hay trong quá trình hậu kỳ gặp thêm những khó khăn nữa thì những giải pháp an toàn được đưa ra, cắt tiệt những kỹ xảo lằng nhằng! Biên kịch Hà Anh Thu cũng chỉ tạm gọi là hài lòng với cảnh quay với cú bắt tay qua gương của nhân vật chính trong phim Trò đùa của Thiên Lôi nhưng cũng phải ngậm ngùi với nhiều cảnh quay không thực hiện tới được.

Trong các cảnh quay đòi hỏi chiều sâu, sự hoành tráng, chúng ta hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí dựng cảnh bằng cách áp dụng kỹ xảo nhưng nếu không đầu tư đúng mức vào việc làm kỹ xảo thì cái giá phải trả chính là tính chân thực của hình ảnh cũng như hiệu quả thẩm mỹ với người xem.

Với một bộ phim được chi tiền để làm kỹ xảo, điểm đến thường xuyên nhất của điện ảnh Việt Nam là Thái Lan. Thái Lan cũng là nơi rất nhiều phim nhựa của ta đã được gửi sang làm hậu kỳ. Đạo diễn Đặng Nhật Minh từng nhận xét “sang Thái Lan không đắt, họ có lực lượng làm kỹ thuật chuyên nghiệp hơn của ta. Quan trọng là họ không làm hỏng một phim nhựa nào cả”. Nhận xét bi hài kiểu này cho thấy rõ một thực trạng: trình độ người làm kỹ thuật điện ảnh Việt Nam rất kém và việc chọn Thái Lan cũng chỉ là để tận dụng giá cả rẻ, vị trí địa lý gần gũi. Khách quan mà nói, Thái Lan không phải là đất nước có nền điện ảnh tiên tiến, trình độ kỹ thuật (bao gồm cả hiệu quả đặc biệt và kỹ xảo) của họ chỉ ở mức trung bình. Phim Việt Nam muốn rẻ thì phải chấp nhận “tiền nào của nấy” với những màn kỹ xảo tạm coi là thoát kiếp minh họa lộ liễu như cảnh xích lô bay trong Khi đàn ông có bầu hay những pha hành động trong Võ lâm truyền kỳ.



Các nhân vật trong phim "Đàn ông có bầu" - Ảnh: dthoi.com


Thiếu một tầm nhìn chiến lược

Nhưng đáng lo không chỉ bởi việc những người quản lý điện ảnh Việt Nam không chịu chi tiền cho sản xuất và thực hiện kỹ xảo mà ngay cả chiến lược phát triển nhân lực cũng không được quan tâm đúng mức. Người hâm mộ vẫn có thể đặt câu hỏi, hiện nay những ai đang đảm nhận việc thực hiện kỹ xảo trong phim Việt Nam?

Phim ảnh, muốn hấp dẫn, đặc biệt là thu hút những khán giả trẻ đã quá quen với công nghệ cao thì không thể thiếu được những hiệu quả hình ảnh đặc biệt và hiệu ứng âm thanh vòm ấn tượng. Nhưng bản thân kỹ xảo, chính là sự nâng cao về mặt kỹ thuật trong công tác sản xuất phim nên không thể thiếu một chính sách phát triển toàn diện. Tuy nhiên, chính những nhà quản lý điện ảnh nước ta lại không có một tầm nhìn chiến lược để cải thiện tình hình. Người Hàn Quốc đang có những bộ phim đạt chuẩn, trước hết bởi hình ảnh đẹp, được quay lại và dựng bởi những người làm nghề chuyên nghiệp. Có biết bao nhiều nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo tại Mỹ trong suốt thập niên 80 để đến thập niên 90, điện ảnh Hàn Quốc mới có những phim truyền hình và phim nhựa đẹp long lanh, đủ để biến các diễn viên thành ngôi sao châu lục, đại sứ Văn hóa. Ở Việt Nam, luật Điện Ảnh vẫn chưa có thời hạn hoàn chỉnh, công bố; sự chuyên môn hóa cho người làm kỹ xảo càng khó khiến tính chuyên nghiệp vẫn là tương lai xa của kỹ xảo điện ảnh Việt Nam. Hệ lụy rõ ràng nhất của việc thiếu một kế hoạch dài hơi để phát triển kỹ thuật làm phim Việt chính là sự thiếu đồng bộ gây nên lãng phí vì sự tụt hậu nghiêm trọng.

Chúng ta cũng đã có nhập về những máy móc, thiết bị hiện đại nhưng không có chuyên viên đủ năng lực vận hành, đảm trách việc thực hiện kỹ xảo. Những lớp học làm kỹ xảo thì diễn ra thưa thớt, bắt buộc phải có nhà tài trợ và phạm vi giảng dạy hẹp, chủ yếu cho các quay phim và kỹ thuật viên tại các hãng phim nhà nước. Đáng buồn là không phải ai nắm máy móc cũng có thể vận hành. Đầu năm 1999, Hội đồng liên Bộ đồng ý cấp kinh phí cho Viện kỹ thuật mua máy quay Silicon Graphic để phục vụ làm kỹ xảo. Nhưng khi bộ phim Hà Nội 12 ngày đêm cần làm kỹ xảo thì viện đã trả lời không làm được! Trong khi, một số công ty tin học có các kỹ sư đồ họa ham học hỏi, thích được thể nghiệm kỹ thuật, muốn áp dụng vào điện ảnh thì lại không có kinh phí để trang bị máy móc hiện đại. Sự thiếu đồng bộ theo kiểu “người cần không có, người có không biết” đã khiến nạn nhân trực tiếp là những khán giả khi phải theo dõi những bộ phim thiếu hấp dẫn về hình ảnh.

Nhiều người vẫn tin vào việc giới trẻ có thể tiếp thu được kiến thức điện ảnh tiên tiến, họ sẽ là người chủ động học tập tiếp thu kỹ thuật mới mà không cần chờ đến chủ trương hay chính sách của nhà nước. Nhưng điện ảnh là một ngành học đòi hỏi sự đầu tư rất lớn, chi phí mỗi năm học của đạo diễn tại Mỹ là 40.000-50.000 đô la (trước đây giáo dục Nga so sánh chi phí đào tạo một đạo diễn điện ảnh ngang với một phi công) nên sẽ rất khó khăn cho những người trẻ nếu họ đơn độc trên con đường đến với đam mê của mình.

Mỹ Trang

Bao giờ người Việt mới "dở hơi"?

http://www.vietimes.vietnamnet.vn/vn/nguoiquansat/5698/index.viet

Tỷ lệ người chết và bị thương vì tai nạn giao thông tính theo dân số ở Việt Nam cao nhất thế giới là vì chúng ta không có thói quen tuân thủ luật giao thông. Nhưng sâu xa hơn nữa là chuyện… văn hóa. Xin kể những mẩu chuyện nhỏ hoàn toàn có thực

1. Đến Chiang Mai, chúng tôi thuê một chiếc ô tô ngao du đất Thái. Anh lái xe lầm lì, ít nói hay đúng hơn thích nói bằng hành động hơn bằng lời. Hôm ấy đi thăm đỉnh cao nhất của Thái Lan là Đền Ithanon. Phải đi trong rừng những 50 km. Đến một chỗ dừng chân, anh bạn tôi rút thuốc lá ra hút rồi vứt mẩu thuốc vừa hút xong xuống vệ đường. Và tôi vứt giấy gói chiếc kẹo cao su. Anh lái xe chẳng nói chẳng rằng, lấy giấy vỏ kẹo bọc mẩu thuốc lá, bỏ vào túi.


Đến một chỗ khác, cậu bạn muốn đi tiểu, ra hiệu bảo anh và chỉ vào rừng, nơi rất vắng, hàng giờ chẳng có chiếc xe nào qua lại. Anh làm như không hiểu, cứ phóng thẳng. Bỗng anh hãm xe đột ngột, chỉ cho chúng tôi tấm bảng màu vàng, với dòng chữ: Nếu đi tiểu trong rừng không đúng nơi quy định, bị phạt 1.000 bath.

Năm phút sau, anh đỗ xe tại nơi có mũi tên chỉ “Rest room” để chúng tôi trút bầu tâm sự và bản thân mình vứt những anh lượm của chúng tôi vào thùng rác.

Chúng tôi bảo nhau: Thật là một người “dở hơi”!

2. Chuyến xe bus đường dài chở chúng tôi đến Udorn Thani đi vào ban đêm. Trên đường cao tốc vẫn có đèn xanh đèn đỏ ở các ngã tư.

Mỗi lần đèn chuyển màu đâu có ít, kéo dài những 2 phút. Khoảng 1 giờ khuya, không một xe ngang qua, nhưng ông già lái vẫn kiên trì dừng xe để chờ… không chiếc xe nào, tới khi đèn xanh bật lên. Đêm, chẳng có bóng dáng một cảnh sát giao thông.

Xe đang chạy, một hành khách đề nghị dừng xe cho cô ta xuống. Nhà cô ngay vệ đường. Ông lái xe xin lỗi, bảo cô nán chờ nửa phút. Chạy khoảng 1 km, ông rẽ vào một trạm bơm xăng, xe được phép đỗ để thả cô xuống, đi bộ về nhà. Một lần nữa ông xin lỗi và cảm ơn khách.

Lại gặp thêm một người “dở hơi”.

Sau chúng tôi biết là để cánh lái xe có được tính “dở hơi” đó, người ta đã phải mất khá nhiều thời gian, phối hợp với thiết chế xã hội, luật pháp mới biến thành ý thức tự giác của họ.

3. Chuyến xe khách từ Vientiane về Hà Nội qua hai nước. Anh lái xe còn trẻ, người Lào. Trên đất Lào, anh đi cẩn thận, luôn luôn nhã nhặn nhường đường và không bóp lấy một tiếng còi xe! Anh bảo, bóp còi là bất lịch sự lắm, làm người ta bực mình, có khi đánh nhau chứ chẳng chơi.





Nhưng chỉ qua cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh, anh ta giống như trở thành một người khác. Cũng vượt xe khác một cách thô bạo. Cũng luồn lách. Cũng ngổ ngáo bắt nạt các phương tiện giao thông ở thế yếu hơn mình. Cũng bóp còi inh ỏi khi chiếc xe đi trước chưa cho vượt. Ăn bánh, vứt vèo qua cửa, xuống đường. Có lần tu ừng ực nửa chai nước và ném chiếc chai nhựa lăn lông lốc giữa lòng đường khi qua thành phố Thanh Hoá.

Anh chàng người Lào này trên đất Lào thì “dở hơi”, sang đất Việt đã hết “dở hơi” rồi.

Lúc dừng xe để nghỉ, tôi hỏi anh ta sao lại làm như vậy.

Anh cười ngất: Người Lào chúng tôi có câu “Vào nhà người lác thì mắt mình cũng phải làm cho lác theo”. Thế thôi!

Nó có ý nghĩa tương tự như cái câu tục ngữ của ta “Nhập gia tùy tục” hay nặng nề hơn thì “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Tôi cảm thấy bị xúc phạm nhưng biết nói thế nào đây. Đừng vội trách anh ta. Người ta coi thường chúng ta bởi chính chúng ta tự coi thường mình trước.

Tuấn Hà (Vietimes)


Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2008

Video Shaun the sheep - Disney Channel

Bộ phim hoạt hình không lời, chỉ có âm nhạc và hành động nhưng cực kỳ thú vị và hấp dẫn








Jonny Five - thông điệp nhân ái

Hôm thứ năm, tình cờ xem phim Short Circus 2 trên HBO với ox. Phim này thực hiện năm 1986 mà nhìn cứ như mới sản xuất gần đây. Nội dung phim chuyển tải một thông điệp mang đậm tính nhân văn khiến mình xúc động rơi nước mắt.

Người máy Jonny Five, người nhà quê lên TP, ngây thơ nên lần lượt bị lợi dụng. Cảnh 3 người đàn ông đập búa phá nát Jonny Five thật khủng khiếp, cứ như 3 dã thú không có tính người dù Johnny không ngớt van xin họ tha cho.

Tại sao lại kỳ thị Johnny, tại sao không ai quan tâm đến câu hỏi của Johnny, tại sao không ai nghĩ là Johnny là 1 vật thể sống, Johnny alive.

Johnny là người máy hay đại diện cho những người cùng khổ bị gạt ra bên lề xã hội?

Mình thích xem phim hoạt hình và những phim tình cảm nhẹ nhàng của Mỹ. Những thông điệp nhân văn, giáo dục nhẹ nhàng đưa vào phim như 1 tiếng chuông đánh thức bản ngã của con người. Nhiều lúc mình tự hỏi tại sao nước ngoài họ có thể thực hiện những bộ phim giá trị đến thế? Tại sao nền nghệ thuật Việt Nam vẫn cứ loay hoay trong cái giếng ngày càng khô cằn mà không thoát ra được?

Vì sao Mỹ có số giải Nobels nhiều nhất thế giới? Vì sao một đất nước đa chủng tộc với lịch sử ngắn ngủi hơn 200 năm mà chiếm vị trí đầu bảng trên thế giới?

Xin ngả mũ trước nước Mỹ, trước những thông điệp nhân văn họ mang đến cho loài người. (không bàn đến kinh tế, chính trị...)

Ngại điều cần biết

Trưa ngày 24.9, má xách về mấy tờ báo. Tình cờ mình đọc được 1 bài viết của mình đăng trên báo Phụ Nữ ngày 28.8, thật bất ngờ. Cứ nghĩ là tòa soạn họ sẽ gửi email hay điện thoại thông báo nếu đăng bài nên không để ý theo dõi. Báo chí VN thiệt là bó tay luôn.

May là phát hiện ra, hôm sau chạy lên tòa soạn lãnh tiền nhuận bút. Đang nghèo rách xơ mướp, có được vài đồng đỡ thật.

Mấy nhỏ bạn mà đọc bài viết này, chắc chém mình chết luôn, he he

Đây là bản scan bài viết trên báo


Lê Ngọc Hân

Ngai dieu can biet - PNCN

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2008

Lily Doiron, cô gái Canada hát tiếng Việt ngọt ngào

Lily Doiron Photobucketlà người Canada, sinh trưởng ở Val-Doucet. Vào năm 16 tuổi, cô biết đến văn hóa Việt Nam lần đầu tiên.

Cô cảm thấy yêu mến văn hóa, nhạc, và người Việt. Cô học hát tiếng Việt, và sau đó trở thành ca sĩ hát nhạc Việt cho cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại. Cô lập gia đình với một người Việt, có ba con, và nói tiếng Việt rất giỏi.

Nàng dâu Canada mê văn hóa Việt

“Cảm ơn Việt Nam đã cho tôi lòng đam mê, niềm tự hào khi nói tiếng Việt, hát nhạc Việt và lấy chồng người Việt…” - Cô chính là Lily Doiron - người con dâu của thành phố biển Ðà Nẵng.

Lần đầu tiên nghe giọng cô nói hay nghe một vài bài hát Việt Nam do cô thực hiện thì ai cũng đoán rằng cô là ca sĩ gốc Việt. Nhưng thực chất cô là người Canada chính gốc và điều làm cho chúng ta thú vị đến bất ngờ hơn nữa cô chính người con dâu của đất Ðà thành rất thích hát nhạc Việt và yêu văn hóa Việt Nam.
Photobucket
Cô đến từ làng Val-Doucet, tỉnh New Brunswick, Canada. Lily Doiron sinh năm 1976 tại làng Val-Doucet, tỉnh New Brunswick, Canada. 16 tuổi, Lily lần đầu tiên biết đến văn hóa Việt Nam nhờ cái duyên kỳ ngộ giữa cô và anh chàng Lê Quang Duy (sinh năm 1962) đến từ phường Mân Thái (quận Sơn Trà - TP. Ðà Nẵng). Từ đó, Lily yêu mến người Việt và bắt đầu tập hát nhạc Việt. Ðến năm 1995 tham dự cuộc thi tuyển chọn ca sĩ “Cung Vàng” tổ chức tại Montreal, Canada, Lily đoạt giải nhất đồng hạng với bài “Em đi trên cỏ non”. Lily trở thành một ca sĩ Việt Nam, Lily muốn dành giọng của cô cho người Việt và rất hãnh diện sống trong cộng đồng người Việt, cô tâm sự. Lily phát âm tiếng Việt rất rõ ràng, chính xác, cô có thể hát được chất giọng của 3 miền. Ngoài ra, Lily còn thích hát cải lương, tuồng, hò khoan và rất thích nghe hát chèo, ca trù.

Ðến nay, Lily Doiron đã thực hiện 5 CD: “Giai điệu quê hương”, “Thương về mẹ”, “Ai ra xứ Huế”, “Tóc mây” và “Cắt cỏ”. Lily còn rất thích học tiếng Việt và mong rằng học thêm nhiều nữa để đọc và hiểu về văn học Việt Nam. Lily mong muốn trong tương lai sáng tác một bài hát để bày tỏ lòng yêu thương, niềm say mê của mình đối với người Việt Nam và văn hóa Việt Nam.

Chính tấm lòng yêu thương ấy, vợ chồng anh Lê Quang Duy và Lily Doiron luôn biết cảm thông và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, những gia đình gặp nạn. Trong cơn bão số 6 năm 2006, vợ chồng anh đã không ngần ngại đến trực tiếp những gia đình bị nạn tại xã Bình Minh (huyện Thăng Bình - Quảng Nam) ủng hộ 120 triệu đồng cho những gia đình bị thiệt hại. Trong chuyến về thăm quê hương lần này, vợ chồng anh sẽ ủng hộ xây dựng 5 ngôi nhà tình nghĩa (mỗi ngôi nhà trị giá 20 triệu đồng) tại phường Mân Thái, quận Sơn Trà và sẽ thực hiện thu hình ngoại cảnh tại các làng quê Việt Nam để thực hiện DVD mới và ra mắt đồng hương tại Canada vào tháng 10-2007, toàn bộ số tiền thu lợi từ DVD này vợ chồng anh sẽ ủng hộ giúp đỡ cho trẻ em nghèo tại thành phố Ðà Nẵng và các tỉnh miền Trung Việt Nam.

Hiện tại, vợ chồng anh Lê Quang Duy và Lily Doiron đã có 1 gái và 2 trai. Con gái đầu của anh chị Phạm Thị Mỹ Dung (13 tuổi) hiện đang được tuyển chọn diễn viên chính trong phim Martyrs do hãng phim của Pháp thực hiện tại Canada. Bộ phim dự kiến sẽ được phát hành trên toàn thế giới vào năm 2008. Theo Lê Hiền - SGGP

Cách nay khoảng 3 năm, Lily Doiron có thực hiện 2 CD có tên «Giai điệu quê hương» và «Thương về mẹ» với tiếng hát của cô, trình bày rất độc đáo tất cả 20 ca khúc âm hưởng dân ca 3 miền, sau nhiều năm kinh nghiệm khi đi hát đó đây. 2 CD này được giới ngưỡng mộ nhiệt tình ủng hộ, tuy cô không khoe khoang, không quảng cáo ồn ào - bởi hữu xạ tự nhiên hương - người ta nghe tiếng cô nên tìm hỏi mua CD của cô, giản dị chỉ có vậy thôi.

Ðặc biệt là khi buổi phỏng vấn cô do cô Thy Nga của Ðài RFA thực hiện vừa phát thanh xong thì trong Website của cô (http://www.lilydoironmusic.com/) có rất nhiều người ngưỡng mộ tìm mua cho được và cho đến nay, nghe nói cả 4,000 đĩa đã bán hết. Cũng kể từ đó, cô được nhiều nơi rất xa trên các tiểu bang nước Mỹ cũng như ở Canada mời đi hát và tiếng hát Lily Doiron là một thực chứng trong giới ca nhạc ở hải ngoại. Cuối năm 2006, Lily vừa thực hiện thêm 2 CD mang tên «Ai ra xứ Huế» và «Tóc mây», nghe qua tên CD, chúng ta cũng có thể đoán ra 2 CD này thuộc loại nào. Sở trường của Lily Doiron vẫn là những ca khúc âm hưởng nhạc dân gian, dĩ nhiên CD «Ai ra xứ Huế» gồm những bài trong chiều hướng đó, như Chuyện tình sông Hương, Chuyện một chiếc cầu đã gãy, Nước trôi qua ghềnh, Tương tư, Tôn nữ còn buồn, Năm cụm núi quê hương, Gửi Huế, Lạy mẹ con đi, Bài thơ Tôn nữ, Ai ra xứ Huế, còn CD «Tóc mây» là một thể nhạc khác, tuy không phải là loại sở trường của cô, nhưng cô trình bày một cách điêu luyện, quyến rủ, thật đáng khen ngợi.

Trong CD «Tóc mây» có những bài Tóc mây, Kiếp phiêu bồng, Mắt nai, Mùa thu Hà nội, Vào mộng, Cô bé dỗi hờn, Chiều Xuân, Trái tim ăn năn, Tình xót xa thôi và Hạnh phúc nơi nao. Cho nên đến nay, chúng ta mới biết Lily Doiron là một ca sĩ đa năng da điện, đưa cô một loại nhạc nào, mới hay cũ, nhịp điệu nào, Tây phương hay dân tộc, thể điệu nhanh hay chậm, cô đều diễn tả nội dung bài hát một cách hoàn nguyện, đúng theo ý muốn của tác giả. Cũng cần nói thêm là trong 2 CD mới này, phần hòa âm với những nhạc khí cổ truyền được chăm sóc thật kỹ lưỡng, mới lạ, rất lôi cuốn người nghe.

Tiến xa hơn nữa, Lily Doiron còn thực hiện thêm một CD thứ 5 mang tên «Cắt cỏ» và một DVD (đầu tiên) để cống hiến cho khách ngưỡng mộ hình ảnh của một cô gái Canada trong y phục truyền thống VN, với chiếc áo dài và chiếc áo bà ba trên sông nước đồng quê VN hay nơi lăng tẩm Huế. Hai tác phẩm này sẽ được ra mắt đồng hương vào mùa hè năm 2007 và đồng thời cũng để đánh dấu bước đầu thành lập trung tâm sản xuất của chính cô, có tên là Lily Productions Inc. Chúng ta chờ xem DVD đầu tay của Lily Productions, có lẽ sẽ hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị.

Sở dĩ mà ngày hôm nay Lily Doiron nói và hát tiếng Việt như một người VN chính cống như vậy là nhờ ngoài năng khiếu sẵn có, Lily còn được sự chỉ dẫn của anh Lê Quang Duy, chồng cô, và cũng là người hoạch định đường hướng nghệ thuật của Lily cùng sắp đặt mọi kế hoạch để đưa Lily tiến xa hơn trên đường ca nhạc. Tuy cũng không dư dả gì về mặt tài chánh, nhưng vì tình thương người, anh Lê Quang Duy có dự tính sau khi tiêu thụ hết 2 CD «Ai ra xứ Huế» và «Tóc mây», anh sẽ trích ra một số tiền để giúp đỡ các trẻ Việt Nam bị bán sang Kampuchia. Thật đáng khâm phục thay lòng nhân đạo của anh.

Vườn hoa tân nhạc Việt Nam hải ngoại, ngoài Lynn và Dalena, có thêm một bông hoa nữa điểm tô cho thật đậm đà cảnh sắc, cho thêm rực rỡ muôn màu. Cũng phải thôi và công bằng thôi, có nhiều ca sĩ Việt thi thố tài mình qua những bản nhạc ngoại quốc, đem tiếng hát của mình tô điểm cho vườn hoa xứ lạ, nhưng đừng «có the quên lụa, có vàng quên thao».

Ngược lại, vườn hoa nước mình cũng có những người ngoại quốc cùng nhau phụ sức vun phân, tưới nuớc. Có qua thì có lại, mỗi người một vẻ, góp phần đưa đến cho giới thưởng ngoạn những sắc thái thay đổi, hương vị mới lạ trong giọng hát, trong cách diễn tả hầu tạo nên một món ăn tinh thần thật ngon, thật lôi cuốn để cống hiến cho người thưởng thức.

Xin cảm ơn Lily, người con gái mà «tiền kiếp là người Việt Nam» - như lời cô nói - xin cảm Quang Duy, cảm ơn đôi uyên ương văn nghệ cùng nhau đem lại cho đồng hương những giờ phút êm đềm, thư thả, quây quần bên nhau trong mái gia đình ấm cúng, quên đi phần nào nếp sống vui ít buồn nhiều của những người Việt Nam xa xứ

Theo http://dinhthuc.blogspot.com/2008/09/ca-s-lily-doiron.html

Cô dâu Canada và niềm đam mê văn hóa Việt
(VH)- Cô nói và đặc biệt là hát bài hát VN thật ngọt ngào, truyền cảm như người Việt. Nếu chỉ nghe thôi thì khó có thể nghĩ cô không mang trong mình dòng máu Việt.

Nhưng thực chất cô là người Canada chính gốc và điều làm cho người gặp cô thú vị đến bất ngờ là cô đã trở thành con dâu của đất Đà Nẵng mê đắm văn hóa Việt Nam lạ lùng- Cô là Lily Doiron đến từ làng Val-Doucet, tỉnh New Brunswick, Canada.

Vào tuổi 16, Lily lần đầu tiên biết đến VN là nhờ cái duyên kỳ ngộ giữa cô và anh chàng Lê Quang Duy (1962) đến từ phường Mân Thái (quận Sơn Trà- TP. Đà Nẵng). Từ đó, Lily yêu mến người Việt và bắt đầu tập hát nhạc Việt. Đến năm 1995 (khi cô chỉ mới 19 tuổi) Lily Doiron tham gia cuộc thi tuyển chọn ca sĩ “Cung Vàng” tổ chức tại Montreal, Canada và đoạt giải nhất đồng hạng bằng một ca khúc VN: Em đi trên cỏ non. “Và từ đó, ước mơ trở thành một ca sĩ hát tiếng Việt đã hình thành. Lily muốn được nói tiếng Việt hằng ngày và rất hãnh diện sống trong cộng đồng người Việt”- cô tâm sự.

Say mê những khúc hát dân ca VN, cô gái này có thể hát rất ngọt những khúc hát của cả 3 miền. Đối diện với Lily, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi nghe Lily nói tiếng Việt với cách dùng từ văn hoa, bóng bẩy, đôi khi còn pha chút hài hước. Và nếu đừng nhìn người mà chỉ nghe cô nói, chúng ta sẽ không nghĩ cô là một người ngoại quốc nguyên gốc. Lily rất mong muốn trong tương lai có được khả năng viết một bài hát để bày tỏ lòng yêu thương, niềm say mê của mình đối với người Việt Nam và văn hóa Việt Nam.

Photobucket

Chính tấm lòng yêu thương ấy, vợ chồng anh Lê Quang Duy và Lily Doiron luôn biết cảm thông và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. Trong cơn bão số 6- 2006, vợ chồng anh đã không ngần ngại đến trực tiếp các gia đình bị nạn tại xã Bình Minh (huyện Thăng Bình- Quảng Nam) ủng hộ 120 triệu đồng. Trong chuyến về thăm quê hương lần này, vợ chồng anh đã ủng hộ xây dựng 5 ngôi nhà tình nghĩa (mỗi ngôi nhà trị giá 20 triệu đồng) tại phường Mân Thái và sẽ thực hiện thu hình ngoại cảnh tại các làng quê Việt Nam để thực hiện DVD mới và ra mắt đồng hương tại Canada, toàn bộ số tiền thu lợi từ DVD này vợ chồng anh sẽ giúp đỡ cho trẻ em nghèo tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung Việt Nam.

Photobucket

Mỉm cười khe khẽ khi được hỏi về lý do đã khiến gia đình chị cùng chia sẻ những khó khăn với người dân VN, cô con dâu ngoại quốc cởi mở: “Vì chúng tôi là người con của VN. Cảm ơn con người Việt Nam, cảm ơn bản sắc văn hóa Việt Nam đã cho tôi lòng đam mê, niềm tự hào khi nói tiếng Việt, hát nhạc Việt và lấy chồng người Việt, tôi về Việt Nam như về quê hương của chính tôi vậy”.

Vĩnh Khang

http://www.baovanhoa.vn/PHONGSUGHICHEP/8399.vho


Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2008

Phiêu linh Lộc




(Từ blog's Thành Lộc)

Có một ÔNG KIỂM DUYỆT , tôi quen biết ông từ lúc tôi còn thắt cái khăn quàng màu đỏ , tôi ngưởng mộ ông lắm vì hồi đó ông trẻ , đẹp trai , và có giọng hát cực hay và lúc đó ông chưa là ÔNG KIỂM DUYỆT ! Vào những thập niên 80 , ông đi khắp miền nam VN để tuyên truyền và rao giảng cho người ta nghe về cái gọi là" nọc độc và tác hại của nhạc Trịnh Công Sơn " !!!!. Tôi mất thiện cảm với ông luôn từ đó !. Bây giờ và bao giờ thì nhạc của ông Trịnh vẫn có một chỗ đứng rất trang trọng trong trái tim của người yêu âm nhạc VN , bất kỳ ca sĩ có đẳng cấp ở VN nào cũng đều muốn trong hành trang sự nghiệp của mình phải có dòng nhạc của Trịnh , người ta đua nhau tổ chức những show nhạc của Trịnh , người ta rủ nhau đi nghe nhạc của Trịnh ....Trịnh mất , đám tang của Trịnh thuộc loại " hoành tráng" nhất nước , cả triệu người buồn !
Trong đám tang của Trịnh , tôi thấy có ông đứng cuối đầu , và buồn ! Không biết ông buồn vì mất Trịnh hay ông buồn vì ông đã từng đánh mất ông ? Tôi đã tự hỏi !!!

Bây giờ ông trở thành ÔNG KIỂM DUYỆT , đi duyệt những vở kịch của chúng tôi . Tôi ngạc nhiên tự hỏi không biết ông có chuyên môn gì về cái mà ông sẽ kiểm duyệt không nhỉ ?

Hai vở kịch " Hợp đồng mãnh thú" và " Sát thủ hai mảnh" được khán giả đón nhận nồng nhiệt đến vậy , từng lời thoại , từng lớp diễn được khán giả vổ tay tán thưởng và hưởng ứng đến như vậy , người xem ( những người bỏ tiền ra mua vé , thường bị giới báo chí phỉ báng là thị hiếu khán giả tầm thường ! ) ra về khen vở có chủ đề tư tưởng rất hiện đại và sắc sảo... thì khi xem duyệt vở , ÔNG KIỂM DUYỆT phán 1 câu xanh rờn : " TÔI KHÔNG HIỂU VỞ KỊCH NÀY MUỐN NÓI CÁI GÌ ????".
......
Có một ÔNG KIỂM DUYỆT đi duyệt vở thiếu nhi " Cô bé Lọ Lem " , phán 1 câu về nhân vật Chuột Tiên ( chuyên giúp đỡ cho Lọ Lem ) như sau :
-Làm gì có con chuột nào có lòng tốt như vậy ? hình ảnh con chuột xưa nay chỉ mang ý nghĩa tượng trưng cho những kẻ xấu , sống đụt khoét nhân dân và gian tham mà thôi ! KHÔNG THỂ CÓ CON CHUỘT TỐT !.
Tôi tự hỏi : chắc người này đã từng trãi qua 1 tuổi thơ chỉ tràn đầy những khó khăn , bất hạnh ,nên lòng ông đầy rẫy thù hận , định kiến , giáo điều !!?
.........
Một ÔNG KIỂM DUYỆT đi duyệt vở kịch " Trái tim nhảy múa" phán cho 1 câu hỏi :
- Vai trò của Đảng và nhà nước ta ở đâu trong vở kịch này ? Sao lại để cho một TAY VIỆT KIỀU ở đâu về đây rồi làm từ thiện giúp đỡ cho trẻ bụi đời trong nước ta tùm lum vậy ?.

Tôi hiểu " À ! Thì ra ông ấy tự ái , lòng tự trọng của một NGƯỜI YÊU NƯỚC bị tổn thương nên ông ta kỳ thị đây mà ! ", rồi tôi lại tự hỏi :
" Không biết ông ta có biết rằng tất cả các cô nhi viện tại VN đều 100% sống nhờ vào nguồn tài chánh của người dân trong nước và sự viện trợ của kiều bào ở nước ngoài hay không ?

Không biết ông ta có biết nhà nườc VN đang kêu gọi bà con Việt kiều mình quay về góp sức xây dựng đất nước hay không ?
Và không biết ông ta có nhớ ra người con trai lớn của ông đã được ông cho ra nước ngoài ăn học thành tài và xin nhận " nơi ngoài " làm " quê hương " luôn hay không ?"
.........
Một ÔNG KIỂM DUYỆT khác , còn nêu ra cái băn khoăn của mình : " Sao lại để nhân vật giúp đỡ người nghèo lại là một tay giang hồ ở chế độ cũ , dù là hắn đã gác kiếm ! Sao lại cho nhân vật này mặc chiếc quần rằn ri ? gợi lại hình ảnh lính Mỹ để làm gì ?

Tôi tự hỏi : Hóa ra giang hồ ở chế độ cũ thì không có cơ hội hoàn lương ?không được quyền làm điều tốt ? Nếu giang hồ ở chế độ mới thì...được ư ? Và không biết ông ấy có biết rằng cảnh sát cơ động hoặc đặc nhiệm của ta bây giờ cũng mặc cảnh phục rằn ri ?
........
Và tôi lại tự hỏi " Không hiểu sao nhà nước này lại vẫn còn giao việc cho những con người như vậy ?".

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...