Thứ Năm, 11 tháng 9, 2008

Sự lộn xộn trái ngược với truyền thống

Rating:★★★★
Category:Music
Genre: Folk
Artist:Nhật Anh dịch từ Things Asian
Âm nhạc truyền thống Việt Nam đương đại:

“Sự lộn xộn trái ngược với truyền thống”

Ngày nay, có rất nhiều người đều nghĩ rằng Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn của thời đại mới, là một mảnh đất của nhiều cơ hội kinh doanh và buôn bán đem lại lợi nhuận cao, sự trao đổi văn hóa giữa Mỹ và Việt Nam cũng được mở rộng và cải thiện rất nhiều. Thêm vào đó, văn học và nghệ thuật Việt Nam cũng đã và đang tạo ra được những mối quan tâm đối với nhiều người, trong đó kho tàng âm nhạc truyền thống phong phú của quốc gia này cũng đang được người phương Tây thích thú và say mê khám phá.

Không ít người nói rằng cuộc đấu tranh lâu dài giành độc lập tự do đã tạo cho con người Việt Nam ý thức hơn về lòng tự hào dân tộc và chính việc phải trải qua những cuộc đấu tranh cho độc lập tự do lâu dài như vậy mà âm nhạc truyền thống cũng có những đặc điểm rất riêng. Những người khác lại cho rằng chính những tác động của các nước ngoại quốc cũng làm cho âm nhạc truyền thống bị ảnh hưởng. Tất nhiên, vai trò của chính phủ Việt Nam trong việc khuyến khích sự phát triển văn hóa nghệ thuật là một nhân tố quan trọng tạo nên sự đi lên của âm nhạc Việt Nam. Màu sắc và tính đặc sắc riêng giàu có của âm nhạc truyền thống Việt bao gồm nhạc dân ca của các vùng miền và hệ thống âm nhạc của các cộng đồng dân tộc ít người với những bài hát đặc biệt về cuộc sống du thuyền trên sông nước, biết ơn tổ tiên và tình bạn giữa những con người trong cùng một khu dân cư. Những ngày lễ của các tín đồ đạo Phật và trong các nghi thức đặc biệt cho người chết cũng được tổ chức với những thể loại nhạc riêng biệt. Âm nhạc nghi thức trong cung điện cũng được phục vụ với nhiều mục đích như: Để chúc mừng lễ cưới của các công chúa và cầu nguyện cho một nền hòa bình dân tộc. Âm nhạc nghệ thuật truyền thống (nhạc cổ truyền), âm nhạc truyền thống đã được cải biên (thể loại âm nhạc khá phổ biến trong các trường học âm nhạc), nhạc pop và rất nhiều thể loại âm nhạc khác như hát chèo, hát bội, hát cải lương là những thành phần quan trọng trong hệ thống âm nhạc Việt Nam. Và hiện nay, có hàng tá các thể loại âm nhạc truyền thống của Việt Nam (không tính nhạc pop) được thu thanh tại Mỹ.

Mấy năm trước đây, Công ty Celestial Harmonies đã cho ra đời một loạt ba đĩa CD âm nhạc Việt Nam kèm theo những lời nhận xét, bình luận của John Schaefer. Bộ ba đĩa CD này ra đời dựa trên ý tưởng đã có từ 20 năm trước của Eckart Rahn, người đứng đầu Celestial Harmonies. Nó được sản xuất và thu thanh bởi nhà soạn nhạc David Parsons ở New Zealand với sự giúp đỡ của vợ và con ông.

Hai cuốn CD đầu tiên tập trung vào âm nhạc sân khấu truyền thống của cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam (mặc dù hầu hết những người trình diễn đều đến từ nhạc viện Hà Nội). Một vài tác phẩm âm nhạc truyền thống trong các đĩa CD này được thể hiện theo một phong cách mới, điển hình là tác phẩm “qua cầu gió bay” được trình diễn bởi nghệ sĩ sáo trúc nổi tiếng Triệu Tiến Vượng. Tôi cảm thấy rằng những người nghệ sĩ chơi được loại nhạc cụ này thành thạo thật là đáng ngưỡng mộ nhất. Đĩa thứ ba trong bộ ba đĩa CD này chú ý nhiều đến nhạc cung đình Huế (cố đô của nước Việt Nam). Khi vẫn còn một vài chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về các bản dịch tiêu đề của các bài hát và tính xác thực của các tiết mục thì ba đĩa CD kia đã thực sự cho người nước ngoài một cái nhìn toàn cảnh hơn về âm nhạc Việt Nam.

Một kĩ thuật điển hình trong âm nhạc nghệ thuật Việt Nam là “chân – phương – hoa – lá”. Câu chữ phải chân thật, còn đàn thì phải thêm giai điệu, “thêm hoa thêm lá, thêm duyên thêm nhụy” cho tiếng đàn thêm bay bướm, cho câu ca thêm ngọt ngào. Đây là lúc mà các kĩ năng và công việc nghệ thuật của những người biểu diễn có cơ hội tỏa sáng nhất. Như nhiều thể loại nhạc khác ở Châu Á, để đánh giá một bài nhạc hay hay không, người ta thường đánh giá xem người nghệ sĩ trình diễn, bản nhạc đó có hay và cuốn hút mọi người hay không chứ người ta không chú ý quá nhiều vào ý nghĩa của bài nhạc.

Một ví dụ điển hình của điều này là nghe các tiết mục âm nhạc miền Nam qua phần trình diễn đàn tranh, một loại đàn thập lục với Ngựa đàn còn gọi là (con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh của nghệ sĩ Nguyễn Thị Hải Phượng (đàn này giống với đàn gu zheng của Trung Quốc, kayageum của Hàn Quốc và Koto của Nhật Bản). Nghệ sĩ Hải Phượng bắt đầu học đàn tranh từ lúc 5 tuổi, cô cũng chơi được một số loại đàn dây khác như đàn bầu hay còn gọi là độc huyền cầm, một loại đàn có duy nhất một dây. Trong đĩa này hầu hết là các tiết mục độc tấu và kết hợp công nghệ mới như tiếng vê (âm run rẩy hoặc rung lên được tạo nên bằng cách chơi một nhạc cụ dây hoặc hát một cách đặc biệt), bật không thành tiếng và sử dụng hòa âm đàn dây. Tuyển tập bao gồm rất nhiều bài hát truyền thống về tình yêu.

“Nhạc cụ tạo nên giai điệu âm nhạc Việt nam” là một phương tiện góp phần làm ra sự phong phú của các nốt nhạc với một đoạn nhạc độc tấu tuyệt vời trong một bản côngxectô (tác phẩm âm nhạc viết cho một hoặc hai (một số ít trường hợp là ba) nhạc cụ dành cho những nhạc công có trình độ điêu luyện). “Các nhạc công có được sự tự do trong việc thể hiện tác phẩm của mình, chứng tỏ họ là những người rất thành thạo”, nghệ sĩ Nguyễn Thuyết Phong giải thích ngắn gọn những chú thích của những cuộn băng ghi âm âm nhạc truyền thống Việt Nam: Những bài hát, bài thơ trữ tình được trình bày cùng với nhạc khí. Thể loại âm nhạc này đại diện cho một thứ âm nhạc cổ truyền với rất nhiều nhạc cụ và bài hát được hát bằng những chất giọng tự nhiên. Dưới đây là một số cuốn băng hoặc đĩa CD âm nhạc truyền thống Việt Nam được nhiều người phương Tây biết đến.

Cuốn băng nhạc phong cảnh cao nguyên (công ty thu âm Music of the World) hầu hết là phần trình diễn các tác phẩm bằng đàn tranh, một loại nhạc cụ nổi tiếng với rất nhiều cô gái trẻ Việt Nam của nghệ sĩ Trần Quang Hải. Cuốn băng đã được chuyển thành đĩa CD bao gồm bốn tác phẩm độc tấu.

Những giai điệu tồn tại mãi mãi: Âm nhạc truyền thống Việt Nam ở Mỹ (được sản xuất bởi công ty thu âm New Alliance, Box 1389 Lawndale, California 90260) là một ví dụ về sự phát triển của nghệ thuật âm nhạc truyền thống và đĩa này cũng nổi tiếng trong các cộng đồng người Việt ở miền Bắc nước Mỹ. Trong khi văn hóa nhạc pop Việt Nam phát triển mạnh ở các cộng đồng người Mỹ gốc Việt, thì những nguồn nghệ thuật cổ truyền của Việt Nam lại bị tụt hậu dần. Những cuộc trình diễn nhạc sống truyền thống Việt Nam ở Mỹ đã dần dần ít hơn rất nhiều.

Ngày nay có rất nhiều công ty thu băng đĩa ở Mỹ đã cử người đến Việt Nam để ghi lại những giai điệu âm nhạc truyền thống ở đất nước này, nhưng hầu hết họ thường thu được một thứ âm nhạc lai tạp giữa truyền thống và hiện đại do những người có kĩ năng âm nhạc điêu luyện trình bày hoặc phá cách, thay đổi nhạc cụ… Loại nhạc này được biết đến với cái tên “nhạc dân tộc cải biên”.

Nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Terry Miller, người chuyên nghiên cứu âm nhạc ở Đông Nam Á và hiện đang dạy ở bang Kent khẳng định: Cuốn album âm nhạc mà ông và nghệ sĩ Nguyễn Thuyết Phong sản xuất là một thứ âm nhạc cổ truyền thực thụ, đó chính là âm nhạc truyền thống Việt Nam. Đoàn hát múa, đồng diễn được nghệ sĩ Nguyễn Thuyết Phong, nhà nghiên cứu âm nhạc, nhạc sĩ được sinh ra ở miền Nam Việt Nam đang sống ở Ohio dẫn dắt. Cuốn Album này cũng bao gồm những bức ảnh mô tả nhiều loại nhạc cụ từ một quả lắc bằng gỗ đơn giản đến đàn tam thập lục, một loại đàn với 36 dây và dài hơn 82 cm.

“Nhiều thể loại âm nhạc cổ truyền Việt nam đã bị phá hủy trong suốt các cuộc chiến tranh. Con người đã kết hợp âm nhạc truyền thống với sự thay đổi của văn hóa và họ bắt các nghệ sĩ phải thay đổi. Mọi giá trị truyền thống đã dần bị mất mát đi”, Bach Trinh, người đã được đào tạo nhạc cổ điển Phương Tây ở Việt Nam và đã từng học ở Châu Âu với nghệ sĩ giutar Segovia , hiện đang sống tại thủ đô Washington và là chủ tịch của Intermedi Society, một tổ chức “khám phá các thể loại âm nhạc chính thống tại các địa phương và cố gắng để đẩy nó lên một tầm quốc tế” nói.

“Khoảng thời gian yên tĩnh: Âm nhạc truyền thống Việt Nam” được nhóm các nhà soạn nhạc Minnesota dàn dựng và đã được ghi lại bởi nhà soạn nhạc Philip Blackburn ở Việt Nam. Albulm nhạc này tập trung chủ yếu vào âm nhạc của các dân tộc thiểu số (Việt Nam là đất nước có đến 54 dân tộc cùng sinh sống). Cuốn Album này là sự phối hợp giữa âm nhạc truyền thống với nhạc mới. Đoạn mở đầu, “chào mừng đến với âm nhạc” là một đoạn trống, cồng chiêng của người Ê Đê lặp đi lặp lại đến hơn 9 phút thật ấn tượng, đây là thể loại âm nhạc truyền thống gợi cho người phương Tây nhớ đến những nhà soạn nhạc với khả năng cảm thụ âm nhạc cực kì nhạy cảm. Tác phẩm cuối cùng, “âm thanh Hà Nội”, đã cho khán giả nghe một loạt những âm thanh trên đường phố Hà Nội như tiếng của một người hát rong mù, tiếng kèn đồng, tiếng chuông, tiếng còi của các phương tiện đi trên đường và tiếng đạp xe đạp. Cuốn Album này cũng có nói đến nhạc dân ca Việt Nam và có hai đoạn đề cập đến nhạc truyền thống cải biên.

Trong cuốn Album kể trên, đáng chú ý nhất là lối hát “Hà Lều” của dân tộc Nùng. Nó là một trò chơi hát đối diễn ra một cách tự nhiên, trong đó các cặp đôi hát và tán tỉnh nhau, tạo nên lời nhạc ngay khi hát. Nhắc đến công việc đi thu thập để ghi lại cuốn album này, nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống và là nhạc sĩ Miranda Arana (người đã ghi lại đoạn đầu tiên trong cuốn album này) đã nhận xét, “những bài hát được thu thập và ghi lại bởi những nghệ sĩ được đào tạo trong các trường nhạc viện đã bị chuyển đổi khá nhiều, từ văn cảnh dân dã, nông thôn được thay thế bởi một ngữ cảnh không mấy liên quan, bởi vậy họ sẽ không bao giờ được nghe thấy chính xác bài hát gốc. Ngữ cảnh mới này, bao gồm các sân khấu ở thành thị, các viện giáo dục, các công ty du lịch, truyền thông, hay trên các chuyến du lịch dành cho khách nước ngoài,… cho nên nó đã được cải biên và yêu cầu thay đổi bản chất là điều không thể tránh khỏi”.

“Âm nhạc Việt Nam” được sản xuất bởi Caprice, viện âm nhạc quốc gia Thụy Điển, và những giảng viên đến từ nhạc viện Hà Nội. Họ trình bày những bài hát dân ca cũ, các thể loại âm nhạc cổ truyền và những bài nhạc truyền thống đã được biên soạn lại gọi là những bài nhạc truyền thống cải biên. Thể loại âm nhạc này được tạo ra nhằm cố gắng cải tiến nền âm nhạc bản địa thông qua việc sử dụng những lời chú thích, những kí hiệu đặc biệt với những tác phẩm âm nhạc cổ truyền, thay đổi một chút trong sự hòa âm, phối khí,… Thể loại nhạc này được phổ biến rộng rãi ở các công ty thu âm nhạc Việt Nam ở phương Tây cũng như trong các khách sạn và nhà hàng thường xuyên có khách Việt nam lui tới.

Album nhạc này cũng bao gồm một thể loại âm nhạc sân khấu cổ truyền, đó là hát chèo, và thể loại âm nhạc nghi lễ, hát chầu văn. Khi trình bày các tác phẩm âm nhạc đòi hỏi các nghệ sĩ phải làm việc thật cẩn thận để kết nối giai điệu với lời bài hát vì sự chuyển điệu hay biến tố trong ngôn ngữ đều ảnh hưởng đến ý nghĩa của bài hát.

Khi nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống, nghệ sĩ Nguyễn Thuyết Phong tỏ ra rất vui mừng với chuyến du lịch trở lại Việt Nam bao nhiêu thì khi tìm hiểu âm nhạc Việt Nam, ông lại cảm thấy thất vọng bấy nhiêu vì “âm nhạc Việt thực sự vẫn nằm ngoài tầm tay của các chuyên gia”. Ông cảm thấy sự pha trộn của các loại nhạc cụ và vốn tiết mục từ các thể loại âm nhạc khác nhau từ các vùng miền khác nhau của Việt Nam đang tạo ra một thứ “âm nhạc lai tạp quốc tế”, một thể loại âm nhạc lộn xộn trái ngược với nghệ thuật truyền thống. Ông là người rất năng động trong việc bảo tồn âm nhạc truyền thống Việt Nam thông qua việc ghi lại các cuộn băng, đĩa âm nhạc cổ truyền.

Nghệ sĩ Nguyễn Thuyết Phong đã cùng với Patricia Shehan Campbell viết một quyển sách kèm theo các cuộn băng “Từ cây lúa” và “Âm nhạc truyền thống Việt Nam”. Quyển sách và các cuộc băng này được xem như một công cụ giáo dục cho những người thích tiếp cận với thế giới âm nhạc cổ truyền. Những bài hát được viết lại bằng những kí hiệu phương Tây dựa trên những thông tin gốc của chúng. Tác giả cũng dịch lời các bài hát, phiên âm chúng và thêm vào các hướng dẫn nghiên cứu dành cho những người thích học hay chơi các thể loại nhạc Việt Nam.

Thể loại âm nhạc nào là chính thống và nơi mà thể loại âm nhạc đó ra đời và biến mất đều không được xác định rõ ràng, chúng ta đang cố gắng để khám phá và phát hiện lại một nền văn hóa từng bị bỏ quên.

Iris Brooks

Nhật Anh dịch từ Things Asian

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...