Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Wedding photos...




Đây là hình cưới của bạn Linh kokotaru. Mình rất thích những album cưới chụp như thế này. Độc đáo, nghệ thuật và không giống nhau lại tiết kiệm nữa chứ
2 bạn này cưới khá sớm, hình như Linh sn 1986, gia đình có lẽ khá giả lắm đây.
Mai mốt nếu như mình có dịp làm đám cưới thì cố gắng tìm được người giúp chụp những tấm ảnh thế này... trông đơn giản nhưng ko hề dễ chụp tí nào

Rất là chán những cuốn album cưới như sao chép của nhau chỉ khác cô dâu chú rể, xem 10 cuốn album cưới thì hết 9 cuốn giống nhau dù số tiền bỏ ra là 200USD/album hay 1000USD/album...

..............Những tấm này là mình thích nhất, còn những tấm còn lại trong album kokotoru thì mình thấy cũng bình thường ko có gì mới...
ai muốn xem toàn bộ thì vào link này http://kokotaru.com/vn/2009/11/pre-wedding-photos/
chú ý: đây là 1 blog toàn những món ăn ngon hấp dẫn do bạn Linh khéo léo thực hiện

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

GS Trần Quang Hải biểu diễn đồng song thanh, đàn muỗng, đàn môi




Một buổi tối thật tuyệt vời...
Rất đông khán giả đến xem chương trình biểu diễn đồng song thanh của GS Trần Quang Hải, mọi người đứng chật cả khán phòng tràn ra cả ngoài hành lang.
GS Trần Văn Khê có đôi lời giới thiệu về con trai cưng của mình... những lời nói xuất phát từ tận trái tim khiến GS Trần Quang Hải bật khóc nức nở làm mọi người ở dưới cũng động lòng theo.

Điều bất ngờ là GS Trần Quang Hải ở bên ngoài nhìn trẻ trung, năng động như thanh niên. Lối nói chuyện dí dỏm, hài hước không kém gì bác Trần Văn Trạch ngày xưa. Khán giả có được nhiều tràn cười sảng khoái với lối kể chuyện hấp dẫn sôi động của GS. Đến cả một người vốn nghiêm nghị ít cười như nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương cũng bật cười giòn tan ...

Kết quả của mấy mươi năm nghiên cứu đồng song thanh của GS Trần Quang Hải biểu diễn thực sự thuyết phục và lôi cuốn tất cả mọi người. Những tràn pháo tay giòn giã vang lên khắp khán phòng nhỏ... Rồi đến 3 chiếc muỗng diệu kỳ tạo nên âm sắc cuốn hút... và một nhạc cụ độc đáo "đàn môi", bị quên lãng ở Việt Nam, nơi có nhiều đàn môi nhất thế giới... được GS Trần Quang Hải sử dụng chinh phục cả thế giới...

Một buổi tối tuyệt đẹp mở mắt cho nhiều người khám phá vẻ đẹp của âm nhạc truyền thống, của đồng song thanh kỳ diệu có khả năng chữa bệnh và hơn nữa là tình cha con - chồng vợ ...

Nhìn ánh mắt của GS Trần Văn Khê ngắm con trai cưng của mình, đôi mắt người Cha tràn đầy tình thương với con mình, từng ngón đờn hòa quyện cả trái tim...

Nhìn xem sự khép nép của cô ca sĩ Bạch Yến nổi tiếng, bên GS Trần Quang Hải cô chỉ còn là người vợ theo chồng phụ diễn... tình yêu chồng vợ đẹp làm sao

Bao nhiêu lời nói cũng không đủ... vài dòng ngắn ngủi gửi theo hình ảnh của chương trình

LNH

VNN - Con trai GS Trần Văn Khê dùng âm nhạc... chữa bệnh


(Đôi lời: Lần trước đã góp ý VNN, lần này cũng chẳng khá hơn, tại sao không để tựa là GS Trần Quang Hải mà lại ghi là con trai GS Trần Văn Khê, bộ sợ ko ai thèm đọc bài à. Dấu "..." hàm ý gì đây? Khen ngợi hay là ...)

GS-TS Trần Quang Hải, con trai của GS-TS Trần Văn Khê đã ứng dụng âm nhạc vào việc chữa những căn bệnh như mất giọng nói, khủng hoảng tinh thần...

Ông đã có một số công trình như: phát triển kỹ thuật hát đồng song thanh của dân tộc Mông Cổ và Cộng hòa Tuva vào nhiều địa hạt khác nhau, lập ra trường phái này với khoảng 8.000 người ở 70 quốc gia trên thế giới theo học; áp dụng kỹ thuật đàn môi vào việc chữa trị bệnh mất tiếng của con người.

Suốt 40 năm qua, GS-TS Trần Quang Hải còn miệt mài giới thiệu âm nhạc Việt Nam qua khoảng 3.000 buổi nói chuyện tại hơn 65 quốc gia. Ông còn được tôn vinh là "vua muỗng” vì ứng dụng những kỹ thuật đa dạng của loại vật dụng này vào dân ca và âm nhạc đương đại. GS-TS Trần Quang Hải có cuộc trò chuyện với VietNamNet trong chuyến về nước lần này.

Chữa bệnh bằng kỹ thuật thanh nhạc và cái hồn âm nhạc

Giáo sư đã ứng dụng kỹ thuật hát đồng song thanh vào việc chữa bệnh gì cho con người?

GS-TS Trần Quang Hải: - Tên đồng song thanh là do tôi đặt ra. Nó bắt nguồn từ kỹ thuật hát độc đáo của một số bộ tộc ở Mông Cổ và Cộng hòa Tuva. Bằng kỹ thuật này, người hát sẽ phát ra hai giọng cùng lúc ở hai cao độ khác nhau. Qua thời gian nghiên cứu, tôi đã phát triển và ứng dụng hát đồng song thanh vào nhiều địa hạt như: âm nhạc điều trị học, tâm lý điều trị học,... Đặc biệt, có thể ứng dụng hát đồng song thanh cho phụ nữ mang thai dễ dàng sinh nở hơn. Cụ thể, nếu tập hát đồng song thanh từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 8, cao độ của người mẹ trong thời gian này sẽ cùng với cao độ của em bé lúc cất tiếng khóc chào đời.
 Luyện tập hơi thở cũng giúp bà mẹ giữ được hơi thở lúc lâm bồn, nó ngược lại so với bình thường. Ngoài ra nếu tập hát đồng song thanh, cũng có thể giúp những người thiếu tự tin tập trung phát biểu trước đám đông tốt hơn, vì mọi hỷ, nộ, ái, ố của con người đều lồng trong giọng nói. Nói cũng cần phải luyện tập là vậy.

- Đã có nhiều ứng dụng âm nhạc để chữa bệnh tâm thần, cho thai nhi nghe nhạc,... Có sự khác biệt nào trong việc ứng dụng chữa bệnh cho người ở những quốc gia khác nhau không, thưa giáo sư?
 
- Dùng âm nhạc chữa trị tổn thương tinh thần (khủng hoảng tinh thần) là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên còn phụ thuộc việc họ bị tổn thương tâm thần dạng thụ động hay ưa hoạt động mà ứng dụng cho phù hợp. Tất nhiên, cần phải biết xuất xứ của người mình hướng dẫn để hỗ trợ việc chữa trị. Không thể cho bà bầu Việt Nam nghe nhạc giao hưởng nếu bà mẹ này không hiểu về nhạc giao hưởng.

- Người ta vẫn thường khuyên phụ nữ mang thai nghe nhạc cổ điển phương Tây, vì sao giáo sư lại khẳng định điều này không phù hợp?

- Sự tương tác giữa người mẹ và bào thai rất quan trọng. Nếu nghe nhạc mà người mẹ hiểu và cảm nhận trọn vẹn sẽ giúp đứa trẻ phát triển tốt. Vì vậy, áp dụng âm nhạc cho mỗi người tùy theo quốc gia. Nếu phụ nữ Việt Nam nghe nhạc giao hưởng phương Tây không cảm nhận được hoặc ngược lại thì việc ứng dụng này thực tế không đạt được hiệu quả. Nên áp dụng âm nhạc cổ truyền cho họ là tốt nhất vì họ hiểu được cái hồn của âm nhạc mà họ nghe.

- Được biết giáo sư cũng sử dụng cả đàn môi để chữa bệnh thiếu thanh quản?

- Việt Nam mình là nơi có nhiều đàn môi nhất thế giới. Nó vừa là loại nhạc cụ dễ làm, rẻ tiền lại vừa phụ trợ cho những người thiếu thanh quản có thể phát ra âm thanh để người đối diện nghe được. Chỉ từ một chiếc thẻ tín dụng không xài nữa hay chiếc thẻ điện thoại đã bóc sim ra cũng có thể làm thành cây đàn môi. Việc chữa trị như không nói được do ung thư thanh quản, các bạn cũng có thể tìm đến tôi, nửa giờ sau là có thể nói cho người đối diện nghe được. Đó là nhờ ứng dụng những kỹ thuật thanh nhạc, có thể nói mà không dùng tới thanh quản. Bằng cách này, chúng ta sẽ giúp người bệnh không bị mặc cảm với mọi người xung quanh khi giao tiếp.

Không tự tôn hay tự ti về âm nhạc dân tộc

- Cũng giống như cha mình, giáo sư đã có khoảng 3.000 buổi giới thiệu về âm nhạc Việt Nam trên khắp thế giới. Giáo sư thường nói gì về âm nhạc Việt Nam?

- Tôi và vợ tôi (nghệ sĩ Bạch Yến - PV) thường chơi đàn tranh, đàn môi, đàn bầu, đàn cò… Chúng tôi đều sử dụng tiếng Việt để biểu diễn, chỉ có giải thích cho thính giả nghe mới dùng tiếng xứ họ, chứ không dịch ra trong khi biểu diễn. Vì chúng tôi quan niệm, đã làm thì phải làm cho đúng với những gì hiện hữu trong âm nhạc và văn hóa Việt Nam. Kể cả trang phục cũng được chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt. Vì âm nhạc phải gắn liền với trang phục.

- Xin giáo sư cho biết cụ thể hơn?


- Tùy theo nội dung giới thiệu về âm nhạc cổ truyền Việt Nam theo miền Bắc hay Nam mà chúng tôi lựa chọn trang phục. Tôi luôn mặc áo dài gấm màu xanh hoặc áo trắng bên trong, áo dài the đen bên ngoài và mang guốc. Vợ tôi mặc áo dài hay áo tứ thân tùy thuộc vào buổi biểu diễn nhạc cổ truyền của mỗi miền. Tôi thấy nhiều nghệ sĩ trẻ Việt Nam mặc chưa đúng, ví dụ áo dài dành cho nam chỉ có áo gấm xanh hoặc áo lót bên trong áo the bên ngoài, khăn đóng luôn là màu đen thì các bạn lại biến tấu ra rất nhiều màu sắc không đúng truyền thống.

Đã mặc áo dài thì không nhún nhảy mà phải đi đứng chừng mực nghiêm trang, phong thái vững vàng. Cả cách chào cũng vậy, cần phải học. Ví dụ, khi kết thúc bài biểu diễn, chúng tôi phải chắp tay trước ngực chào khán giả theo cách của Việt Nam mình vì cách chào cũng là nét đặc trưng của mỗi dân tộc. Trong các buổi biểu diễn nhạc cổ truyền cần phải thể hiện đúng, vì chúng ta đang giới thiệu bản sắc văn hóa của Việt Nam ra thế giới để họ hiểu đúng về chúng ta. Không cần mặc đẹp mà phải mặc đúng. Chúng ta phải giữ truyền thống từ đầu tới chân, từ lời ăn tiếng nói đến cách đi đứng khi giới thiệu văn hóa cổ truyền với bạn bè thế giới.

- GS-TS Trần Văn Khê từng chia sẻ rằng muốn tìm người nối nghiệp con đường nghiên cứu, phát triển âm nhạc dân tộc Việt Nam của mình, và có đề cập tới giáo sư...
 
- Theo tôi, người nối nghiệp ba tôi phải tiếp nối ngay từ trong xứ. Phải đặt mình trong địa hạt đó mới hiểu hết được. Riêng tôi đã có con đường đi khác. Nhưng cái cốt yếu là tôi vẫn kế thừa phương pháp nghiên cứu ấy, nắm được để sự học trở nên dễ dàng hơn. Tôi cũng cho rằng không nên tự tôn hay tự ti về âm nhạc của một dân tộc. Quan trọng phải là lòng tự hào cái mình có để đóng góp lại cho toàn thể.

   
      Lê Tám thực hiện

http://www.vietnamnet.vn/vanhoa/200911/Con-trai-GS-Tran-Van-Khe-dung-am-nhac-chua-benh-878139/

GS Tran Quang Hai ...




Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Gs Nguyễn Quảng Tuân tặng thơ cha con GS Trần Văn Khê


GS NGUYỄN QUẢNG TUÂN
THÂN TẶNG GSTS TRẦN QUANG HẢI

 虎父生虎子
Hổ phụ sinh hổ tử,
Biển rộng kia xuất tự suốt cao này.
Bậc anh tài xem cũng lạ lùng thay,
Khắp thiên hạ xưa nay đều hiếm có.
籣蘭玉聯芳新閣度
鳳毛濟美舊規模
Lan ngọc liên phư
ơng tân các độ,
Phượng mao tế mỹ cựu quy mô.
Các công trình nghiên cứu rạng cơ đồ,
Mượn âm nhạc điểm tô non nước Việt.
Thuật biểu diễn đàn môi bao đặc biệt,
Phụ dân ca, gõ muỗng thật tài tình.
Lại thêm đồng hát song thanh,
Ứng trong y học dịu lành cơn đau.
Thân mừng gọi có đôi câu.
9-11-2009
--------------------------------
(1) Loan ngọc liên phương tân các độ: cây lan và cây ngọc hợp tỏa hương thơm làm cho nơi cầm đài trên tầng gác cao thêm vẻ đẹp mới
(2) Phượng mao tế mỹ cựu quy mô: câu này gồm có hai đoạn: đoạn trên nói lông con chim phượng làm tăng vẻ đẹp của nó, ngụ ý với người con có tài làm rạng danh thêm cho người cha đã có tiếng tăm; đoạn dưới ý nói cái tài của con người đã tô điểm cho nền móng âm nhạc xưa thêm giá trị.
Quy mô: (quy là thước, mô là khuôn) khuôn phép và mẫu mực. Đây chỉ sự nghiệp mình lập ra. (Đại nam quấc âm tự vị)

KÍNH GỬI ANH TRẦN VĂN KHÊ
Ngày 6-11-2009
Anh có gửi cho tôi một bức điện thư với lời ước
“mong anh em mình sớm tìm được chữ “nhàn””

Muốn nhàn sao được,
Nợ văn chương âm nhạc đã thành duyên.
Suốt cuộc đời kể từ thưở thiếu niên,
Vẫn gắn bó tháng năm liền khôn nhác,
春舊安然花不落
風平高潔月常明

Xuân cựu an nhiên hoa bất lạc,
Phong bình cao khiết nguyệt thường minh.
Đón cửu tuần với tất cả quang vinh,
Tròn sự nghiệp tận tình cùng cổ nhạc.
Khắp thế giới nổi danh là uyên bác,
Nay trở về an lạc tại quê hương.
Vẫn còn sinh hoạt bình thường,
Những mong lớp trẻ theo đường dân ca.
Một lòng tâm niệm thiết tha.
Ngày 9-11-2009
NGUYỄN QUẢNG TUÂN
----------------------
(1) Đã nhiều tuổi xuân, vẫn được bình yên mạnh khỏe, sẽ còn được trường thọ như đóa hoa không bao giờ rụng.
(2) Gió đã lặng, đất nước đã thái bình, tâm hồn cao khiết, lúc nào cũng được minh mẫn như vầng trăng sáng tỏ.

Attachment: songtau.jpg

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

DN vận tải biểu tình chống trạm thu phí Xa lộ hà nội chiều 2/11






Làm 1 bài hoành tráng rồi nhưng Multiply  cứ báo Javascript/CSS not allowed ghét gì đâu đúng là đồ khó tính.


http://www.vietnamnet.vn/xahoi/200911/Tram-thu-phi-xa-lo-HN-Dan-phan-ung-khong-dong-phi-876660/
http://www.nld.com.vn/20091102085319790P0C1077/xe-container-don-u-truoc-tram-thu-phi-xa-lo-ha-noi.htm
http://dddn.com.vn/20091015102029431cat84/vu-tram-thu-phi-xa-lo-ha-noi-dn-buc-xuc-cii-hoan-binh.htm
http://www.tinmoi.vn/Tram-thu-phi-xa-lo-Ha-Noi-moi-Thu-phi-truoc-lam-cau-duong-sau-049892.html
http://www.tinmoi.vn/Vu-thu-phi-oan-o-Tram-thu-phi-xa-lo-Ha-Noi-Khong-the-tiep-tuc-ldquotran-lotrdquo-doanh-nghiep-0955785.html

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...