Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2010

“Đại phẫu” giáo dục đại học



Harvard University

Các đại biểu Quốc hội thể hiện sự quan tâm đặc biệt khi thảo luận về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học. Giáo dục luôn là nỗi ưu tư chung của cả xã hội.

Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, việc quản lý thành lập trường đại học quá lỏng lẻo, trường nhiều nhưng thiếu cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên mỏng không đáp ứng yêu cầu. Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) than: “Sao một đất nước học trò nổi tiếng thông minh, cần cù; một đất nước mà gia đình nào cũng sẵn lòng nhịn ăn cho con đi học; một đất nước nghèo mà dám đầu tư cho giáo dục 20% GDP mà vẫn chưa có trường đại học lọt vào top 200 thế giới?”.

Thứ bậc 200 trên thế giới chưa thể là hiện thực một khi không có sự thay đổi từ triết lý giáo dục. Đào tạo đại học với những thứ đã lỗi thời, nặng tuyên truyền, thiếu khoa học thì không thể đuổi kịp thiên hạ. Không ai dám đứng ra đề nghị vứt bỏ đi những  thứ đã lỗi thời đó để thay vào những cái mới, có ích cho sự phát triển nhận thức và trí tuệ của con người hơn.

Trường đại học mọc lên như nấm, chất lượng đào tạo kém, nhưng không ai chịu trách nhiệm, không cá nhân nào bị kỷ luật. Những người đứng ra thẩm định để cho mở trường đại học đều có tên tuổi rõ ràng, nhưng khi đụng đến sai phạm thì đổ cho một tập thể vô hình. Tập thể đó không có tên, không có chữ ký nên không phải chịu trách nhiệm.


Xã hội có sự chọn lựa khôn ngoan theo tiêu chí chất lượng sản phẩm, trong giáo dục cũng vậy. Sản phẩm giáo dục đại học của VN chất lượng quá thấp thì người dân phải tìm nơi khác.
 
Đó là câu trả lời tại sao ngày càng nhiều người  tìm cách cho con đi du học. Những người có trách nhiệm về đào tạo đại học suy nghĩ gì khi người dân của mình không có niềm tin về giáo dục đại học trong nước, có thấy tiếc cho đồng tiền dành dụm của dân mình lại mang đi làm giàu cho các nước? Nghĩ rồi lại thấy ngậm ngùi, họ lấy được tiền của dân mình vì họ dạy dỗ con người hay hơn và giỏi hơn mình.

Chất lượng đào tạo đại học thấp là một vấn đề lớn của VN. Đó là một thực tế không thể né tránh, phải đối diện với sự thật đó, tìm ra nguyên nhân của sự yếu kém và đưa ra biện pháp khắc phục. Đó là cách duy nhất để cải thiện bộ mặt đại học VN.

Lê Chân Nhân

http://www.laodong.com.vn/Home/Dai-phau-giao-duc-dai-hoc/20106/187338.laodong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...