Ban nhạc dân tộc buổi sáng khai mạc
Đến thành
phố Tân An, Long An viết bài về chương trình Liên hoan Dân ca Việt Nam lần 5
năm 2013 khu vực Nam bộ, thông tin thu thập được rất nhiều nhưng khuôn khổ bài
báo có hạn, vì vậy mình soạn thành bài viết theo cảm nhận cá nhân về chương
trình.
9g sáng thứ
năm 11/4/2013, bắt đầu chương trình khai mạc Liên hoan Dân ca Việt Nam năm
2013, năm nay, Ban Giám Khảo có 6 người, trong đó mình gặp may có dịp phỏng vấn 2 người chú
Huỳnh Khải và chú Nhất Sinh.
Theo lời nhạc
sĩ Huỳnh Khải (Thạc sĩ âm nhạc dân tộc, Trưởng khoa Âm nhạc dân tộc của Nhạc viện
TPHCM) nét mới của Liên hoan dân ca lần này so với những lần trước là có dân vũ
và dân nhạc bên cạnh dân ca, (dân nhạc là những bản nhạc không có lời ca), do đó tìm sưu tầm rất
khó. Thời gian BTC thông báo về 2 thể loại mới này quá gấp trong vòng 3-4 tháng
nên các tiết mục dân nhạc đăng ký tham gia ít. Còn Dân vũ là những điệu múa,
các dân tộc ít người có nhiều nhưng dân tộc Việt thì hiếm có điệu múa nên việc tìm kiếm, sưu tầm cũng khó khăn hơn. Liên hoan là tín hiệu đáng mừng cho thấy nhà nước quan tâm đến việc khôi phục, tìm tòi sưu tập các điệu
múa, lời ca còn trong dân gian. Qua đó bảo tồn những lời ca mộc mạc của dân ca ẩn chứa ý nghĩa
luân lý ông bà truyền dạy con cháu. Khơi lại những điệu múa trong dân gian người
dân sẽ có thưởng thức đa dạng hơn, giới sáng tác có thể dựa vào dân ca, dân nhạc,
dân vũ phát triển các tác phẩm hiện đại mang âm hưởng dân tộc.
Nhạc sĩ Huỳnh Khải, quê tại Thủ Thừa, Long An, website http://www.huynhkhai.com
Khi ban tổ
chức đến từng tỉnh chấm vòng sơ khảo và hướng dẫn chọn tiết mục, điều đáng mừng
có nhiều khán giả trẻ đến xem, theo quy định, độ tuổi dự thi từ 15-70 tuổi, dù
vậy, vẫn có các em thiếu nhi dưới 15 tuổi và các cụ ông cụ bà trên 70 tuổi hăng
hái tham gia cho thấy sức sống mãnh liệt của dân ca trong đời sống vẫn còn.
Điều tôi
tâm đắc nhất với nhạc sĩ Huỳnh Khải là quan điểm nên giới thiệu với công chúng
hình ảnh của dân ca ngày xưa mộc mạc chân phương. Dân ca không cần đưa dàn nhạc
phối khí 5-7 cây đờn lên sân khấu, không cần hát lối dài hơi như đờn ca tài tử.
Thí dụ như bài nói thơ Vân Tiên, không cần cây đờn, ko cần nhạc, chỉ đọc đơn giản
như đang nói chuyện bình thường ở nhà, mẹ nằm võng đọc thơ Vân Tiên ru con với
tiết tấu gần gũi dân dã, như vậy người xem sẽ thấy dân ca gần gũi với đời sống
hơn.
Nhạc sĩ-ca
sĩ-NSƯT Nhất Sinh chia sẻ quan điểm khiến tôi bừng tỉnh, giúp tôi thoát ra khỏi
lối mòn suy nghĩ cũ kỹ cũa mình. Nhạc sĩ nhấn mạnh Dân ca sẽ không bao giờ mất
vì dân ca là máu thịt, là bản sắc trong tiềm thức của người Việt. Khi còn trẻ,
bạn đắm chìm trong âm nhạc hiện đại pop, rock, jazz, nhưng đến tuổi 40, 50, bạn
sẽ quay trở về với dân ca, âm nhạc dân tộc trong bạn sẽ thức tỉnh. (trước đây,
tôi đã đọc 1 bài báo về hiện tượng quay về nguồn cội của người Nhật, vì vậy tôi
hy vọng thế hệ người Việt Nam khi bước vào tuổi trung niên cũng sớm quay về với
những làn điệu dân ca)
Toàn cảnh sân khấu Liên Hoan nhìn từ trên xuống, sáng khai mạc và đêm chung kết có đầy đủ các thành
phần tham dự ngồi kín khán phòng. Điều đáng buồn là những buổi dự thi khác thì chỉ có ban giám khảo, quay phim và vài khán giả loe hoe. Công tác quảng bá chương trình được thực hiện sơ sài thật đáng tiếc.
6 vị giám khảo của liên hoan nhận hoa từ lãnh đạo, nhạc sĩ Huỳnh Khải mặc áo dài đỏ nổi bật
Đại diện 14 tỉnh thành đến tham dự liên hoan
Lịch biểu diễn của Liên hoan dân ca
3 chú nhạc sĩ này biểu diễn sung lắm, còn hát theo nghệ sĩ nữa, nhìn các chú diễn hăng hái như truyền lửa dân ca đến các khán giả bên dưới vậy. mình ko biết các nhạc cụ này tên gì.
Tiết mục Bóng rỗi, nghệ sĩ
Minh Hùng biểu diễn của chủ nhà Long An mở màn buổi khai mạc Liên hoan dân ca
Có 3 tỉnh
có tiết mục bóng rỗi, lần đầu tiên Bóng rỗi (múa hát nghi lễ, vào các dịp lễ hội
tại các đền miếu Nam Bộ) đến với liên hoan, là đại diện đặc sắc của dân ca-dân
vũ miền Nam. Mình xem được 2 tiết mục, do từng xem ở tư gia GS Trần Văn Khê rồi
nên thấy 2 tiết mục này không thể hiện những điểm hay nhất của bóng rỗi, bởi vậy
nên cuối cùng ko tiết mục nào được chọn tham gia Liên hoan dân ca toàn quốc cả thật đáng tiếc.
Ban giám khảo chăm chú đánh giá từng tiết mục dự thi của các địa phương
Tiết mục dân vũ đặc sắc của dân tộc Kh'me, tỉnh Trà Vinh
Các đoàn diễn tập trước khi trình diễn
Bên dưới cũng có dàn nhạc hỗ trợ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét