Thứ Năm, 2 tháng 10, 2008

GS-TS Trần Văn Khê: “Tôi chưa từng biết yêu”

* Bài viết có nhiều chi tiết không chính xác

“Tôi cảm thấy có lỗi với những người đã trọn vẹn yêu tôi. Người ta dốc lòng yêu tôi hết 100%, còn tôi chỉ yêu có 80% mà thôi!”

Khi nhắc đến tên tuổi Trần Văn Khê, người ta liên tưởng đến tài năng cùng những đóng góp của ông cho đất nước. Cuộc đời ông dành trọn tình yêu cho âm nhạc nên ông chưa từng thực sự có một tình yêu trong đời. Giáo sư chia sẻ: “Đã yêu là phải như ông Edward VIII, chấp nhận bỏ cả ngôi vua để sống cùng Wallis Simpson, một phụ nữ hai đời chồng. Còn tôi lý trí rất mạnh nên tôi chưa từng biết thế nào là tình yêu. Nếu cảm thấy mối quan hệ có thể cản trở sự nghiệp của tôi trong âm nhạc, tôi sẵn sàng từ bỏ nó!”.

Chuyện tình kỳ lạ

Chuyện tình lạ lùng nhất đối với tôi là tình cảm của một học trò người Đức vào năm 1972, khi tôi đang là giáo sư trường Sorbonne. Một buổi chiều, cô hớt hải đến xin ở nhờ, sau khi chồng của người bạn ngỏ ý cuộc trăng hoa khiến cô sợ hãi.

Đến đêm thứ sáu, cô nắm lấy tay tôi: “Em đã từng đính hôn. Có lần người ấy đòi gần gũi, em bảo hãy đợi đến lúc cưới nhau. Thế nhưng anh ấy không nghe và...”. Cô ấy đã thất vọng và ghét giận đàn ông. Nếu đàn ông đụng đến, cô cảm thấy khó chịu trong người. Rồi cô ấy tâm sự: “Ở nhà thầy, nhận được những cử chỉ săn sóc của thầy, em chợt nghĩ hóa ra đàn ông đâu phải người nào cũng vậy. Bác sĩ từng nói khi gặp được người mà em thích gần gũi thì bệnh tình mới khỏi. Đêm nay, em đến với thầy không phải như một người con gái gặp được một người đàn ông mà như người bệnh gặp được người điều trị bệnh cho mình. Thầy có thể giúp em không?”.

Tôi hiểu sự gặp gỡ này không phải là tình dục, mà là lòng nhân ái giữa con người. Tôi nhẹ nhàng đưa tay vuốt tóc cô. Lúc đó, cái tình của người bác sĩ mạnh hơn cả con người đàn ông, mạnh hơn cả lý trí. Sau đêm đó, cô ấy thấy mình không ghét đàn ông như lâu nay hằng tưởng. Cô gái 26 tuổi này đã thổ lộ tình yêu với tôi. Nhưng tôi chỉ thương cô ấy thì đúng hơn. Tôi đã nói: “Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ cưới em làm vợ”. Chúng tôi nắm tay nhau, vui vẻ chia tay.

Nụ hôn xoa dịu nỗi đau

Mối tình khó quên nhất trong đời tôi là tình cảm với một cô học trò mà tôi dạy tiếng Anh. Năm đó cô mới 18 tuổi, còn tôi đã có ba đứa con. Đến năm 1949, khi sắp sang Pháp, tôi đang là thành viên của British Council (Hội đồng Anh). Cô ấy sốt cao nhưng vẫn đến đúng hẹn. Cô nắm tay tôi và nói: “Chỉ còn ba hôm nữa là thầy đi sang Pháp, nếu không gặp hôm nay thì chắc em sẽ không còn dịp nào khác để gặp thầy”. Tôi quá xúc động. Mặt cô nóng bừng, chân rất run. Tôi lấy khăn lau mồ hôi cho cô ấy sau khi cô đã ngả trên vai tôi. Đôi mắt cô sâu thẳm nhìn tôi. Không kìm lòng được, tôi đã trao cho cô ấy một nụ hôn nồng nàn. Tôi vội vàng nói: “Xin lỗi em” và định chạy đi nhưng cô ấy níu lại: “Thầy, đừng bỏ em!”. Sau này cô ấy chia sẻ, đó là cái hôn đầu tiên mà cô ấy nhận được từ một người đàn ông, khiến cho tâm hồn cô ấy thăng hoa và làm cô nhớ mãi.

Đến năm 1993, tình cờ cô ấy có địa chỉ và sang Pháp thăm tôi. Chúng tôi đã có năm ngày hàn huyên. Năm sau, cô ấy bị té gãy chân nên tôi mời đến ở nhà mình. Ngày ngày chúng tôi tâm tình, rồi cùng đi mua đồ về tôi nấu ăn, chiều chiều tôi chở cô ấy đi chơi. Cô viết trong nhật ký rằng cả đời mình chưa bao giờ hạnh phúc như thế. Cô ấy chỉ yên lặng tận hưởng mà không dám nói ra, e hạnh phúc mong manh quá!

Năm 1995, cô thổ lộ: “Lúc mới qua Mỹ, em bị ung thư tử cung và phải cắt bỏ. Đó là một mặc cảm rất lớn. Người ta bảo đàn bà không có tử cung thì không còn nữ tính nữa. Bác sĩ nói muốn biết thì phải gần một người đàn ông để thử mình có cảm giác như thế nào. Em từng nghĩ em sẽ không bao giờ thí nghiệm. Nhưng đêm nay, nếu thầy bằng lòng..., mong thầy không nghĩ đây là chuyện trai gái gặp gỡ”. Sáng hôm sau, cô nói với tôi: “Em đã giải tỏa được mặc cảm, thấy mình vẫn còn nữ tính”. Lúc đó, tuổi của chúng tôi cộng lại gần 140 tuổi (tôi 74, cô ấy 61). Trở về Mỹ, cô trồng hoa và mỗi ngày chọn bông đẹp nhất để trước tấm ảnh của tôi. Khi về hưu, cô sang Pháp sống với tôi. Chẳng bao lâu thì cô mất. Cộng tất cả thời gian chúng tôi sống bên nhau được tròn 100 ngày. Ngày cô mất mà không sang thăm được, tôi đau xót viết:

“Tử sanh dẫu biết luật vô thường

Nhưng khó ngăn dòng lệ tiếc thương

Những tưởng phượng loan dày một tổ

Đâu ngờ cầm sắt sẽ đôi đường”

Có duyên với phái nữ, trao tình yêu cho âm nhạc

Có thể tôi có duyên với phái nữ mà nhận được nhiều thương mến. Không hiểu sao phụ nữ lại rất hay tặng quà cho tôi. Khi khiêu vũ, bạn nhảy nữ cũng thường mời tôi trước. Những bức tượng của tôi cũng là do một nữ điêu khắc gia thực hiện... Một người quen nói với tôi: “Anh đừng mang trong lòng mặc cảm tội lỗi. Anh như một bông hoa đẹp đầy hương sắc, vì vậy người ta muốn ngửi hoa. Ai chỉ ngửi thôi đi thì bình yên nhưng ai muốn chiếm đoạt thì người ấy sẽ khổ”.

Không những ví tôi với hoa, người ta còn ví tôi với... Tây Thi. Một vị tướng của chế độ cũ đã làm mấy câu thơ tặng tôi:

“Lúc gặp người tôi tưởng tôi gặp lại kỳ thần

Tôi tưởng trăng xa xích lại với mây gần

Tôi tưởng gió ngạt ngào trên biển cả

Tôi giật mình, hình như tôi đứng trước Tây Thi!”

Sở dĩ anh ấy so sánh như vậy là vì tôi thiết tha yêu âm nhạc như Tây Thi yêu Trữ La thôn.

Qua nhiều mối tình với phụ nữ ngoại quốc, tôi thích họ như thích một người bạn chứ không nghĩ việc tiến đến hôn nhân. Bởi tôi yêu tiếng nói, thi ca, truyền thống của người Việt, những điều ấy thì người ngoại quốc làm sao đồng cảm được. Tôi đã thương nhiều người con gái Việt Nam. Vóc người con gái Việt mảnh mai nên tôi thương họ thì cũng thương một cách tế nhị. Sờ má, vuốt tóc đều nhẹ nhàng. Tôi ôm nhẹ hít cái hương của người con gái ấy. Khi tôi gặp một người con gái Pháp năng động, thể thao, nồng nhiệt nên cái tay sờ tóc người đó không sờ nhẹ, mà như người võ sĩ gặp nhau vậy. Có thể nói rằng tôi gặp người phụ nữ Việt Nam như gặp một cành hoa, còn khi gặp một người con gái Pháp, tôi có cảm giác như gặp một cục bít-tết ngon lành khiến tôi muốn nhai nó.

Nhưng dù đem lòng thương ai đi nữa thì tình cảm ấy cũng không thể tác động gì vào sự nghiệp của tôi. Nếu trẻ lại, tôi vẫn chọn cách yêu như thế. Người ta dốc lòng yêu tôi hết 100%, còn tôi yêu chỉ có 80% mà thôi. Tôi nhớ lời dạy của cô Ba tôi: “Con là người con trai chứ không phải là một người đi tu. Nhưng cô dặn con hai chuyện. Thứ nhứt, chuyện học là quan trọng, không nên để tình yêu làm mất đi cái học. Thứ nhì, con phải hết sức thật tình với người yêu, để khi chia tay không có điều gì phải ân hận”.

Tất cả những người đã từng yêu tôi, đến khi chia tay vẫn thương nhớ về nhau. Tôi lấy vợ năm 1943, khi đang học ở trường Pétrus Ký. Tôi luôn mang ơn bà ấy đã cho tôi bốn đứa con. Ly dị đã 40 năm nhưng chúng tôi vẫn liên lạc với nhau, mỗi tháng tôi vẫn đi thăm bà ấy.

Ngẫm lại, trong đời chỉ có tình yêu đối với âm nhạc là tôi không bao giờ rời bỏ! 

ÁI PHƯƠNG

http://www.phapluattp.vn/news/can-canh/view.aspx?news_id=212713

3 nhận xét:

  1. Thay chua doc duoc bai nay bao gio
    TRong bai nay co nhieu diem sai
    Sai loi tho, chep lai co may chu khong dung
    Sai ve nhan dinh va cau chuyen neu co du dau duoi se co tinh cach khac
    Trong bai nay , phong vien da cat bot nhung doan ma phng vien cho là khong quan trong, nhung nhu vay chua thay het khia canh cua tam hon Thay
    Co nhieu viec Thay noi qua vi hom do co le Thay gap nguoi biet nghe , biet cach hoi,nhung Thay khong vui vi phong vien lai cho len het cac chi tiet tren bao
    Day cung la moy bai hoc de Thay than trong hon khi tra loi cho cac phng vien ' Thuong thi Thay bao phai gui bai cho Thay doc truoc khi cho len bao ma phong vien nay khong lam tron nhiem vu va khong co dua cho Thay doc truoc khi cho in len bao !!
    Con cho len mang cua con ma khong co loi comment cua con nen Thay khong biet y con ra sao khi con cho len mang cua con .
    Thay TVK

    Trả lờiXóa
  2. Dạ thưa Thầy,

    Con xin trả lời Thầy về ý của con sau khi đọc bài báo này,

    Thứ nhứt, cái tựa của nó được đặt theo xu hướng "lá cải", săm soi chuyện riêng tư của những người nổi tiếng, theo con, đây có lẽ là lần đầu 1 tờ báo VN viết về Thầy như viết về những ca sĩ, diễn viên, người mẫu hiện nay nên khá là thú vị.

    Thứ hai, đọc sơ qua con cũng thấy 1 số chi tiết hơi lạ về Thầy, có sai sót hay không thì con không rõ lắm. Đối với con 1 bài viết về Thầy là 1 tư liệu nên con đăng lên blog.

    Thứ ba, Thầy từng kể con nghe về những mối tình của Thầy qua 5 quyển hồi ký, và cả lần gặp trực tiếp, vì vậy con không lưu tâm đến những chi tiết trong bài báo mà con chỉ tô đen và in to những dòng quan trọng về tính cách của Thầy.

    Đó là nghĩa vợ chồng & tình yêu âm nhạc.

    Thưa Thầy, trên đây là vài dòng ý kiến của con. Thầy thấy sao Thầy? Vậy bài viết này con có phải xóa khỏi blog không?

    Con Lê Ngọc Hân

    Trả lờiXóa
  3. Để trên Blog con hay xoá di tuỳ con.
    Thầy không ngại, vì phần đông độc giã đều biết chuyện tình của Thầy qua hồi ký. Con nhấn mạnh hai điểm con ghi trên là đúng Phong vien lai goi nguoi vợ cũ của Thấy là "Bà ấy" lại đẻ danh từ đo trong miệng Thầy kà sai Thầy không bao giờ gọi Mẹ của mấy đứa con mình bằng danh từ Bà ấy ma lôn luôn la Mẹ các con tôi hoặc Má mấy đứa nhỏ, hay người bạn đờl cũ của tôi
    Nên Thầy nghe danh từ Bà ấy thấy khó chịu .
    Cám on con da viet thu nay cho Thay
    Thay TVK

    Trả lờiXóa

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...