Ơ hay, chả lẽ ở thế kỷ 21, việc mỗi người dân VN có được chiếc xe máy đi lại đã được coi là giàu ư? Ông có biết không ít người dân phải chắt chiu từng đồng bạc sắm cho mình một chiếc xe máy làm kế sinh nhai hay không? Dĩ nhiên, lý do ông đưa ra rất thuyết phục: "Đây là biện pháp kinh tế giải quyết ùn tắc giao thông". Nhưng nói như ông thì quá dễ. Vì khi đánh nặng vào hầu bao người dân đương nhiên lượng xe máy, ôtô lưu hành sẽ giảm phần nào. Ông có thể sẽ được khen thưởng. Nhưng còn dân...?
Người ta gọi lối hành xử như vị quan chức trên là "đẩy khó cho dân". Tiếc là gần đây cách hành xử này có nguy cơ biến thành một thứ "hội chứng". Mấy ngày nay, không ít người dân, DN cũng đang kêu các DN viễn thông chỉ biết lợi cho mình mà không đếm xỉa đến thiệt hại của họ khi đồng loạt đổi số điện thoại cố định. Có DN kinh doanh taxi nhẩm tính đã mất cả tỉ bạc chỉ để sơn lại số điện thoại trên thân xe.
Nhiều người dân, DN cũng sẽ tốn không ít tiền bạc, thời gian khi phải thông báo cho khách hàng địa chỉ mới của mình. Những thiệt hại ấy DN kinh doanh viễn thông (vốn lãi rất lớn khi số thuê bao tăng chóng mặt) Hội chứng "đẩy khó cho dân" không thấy có động thái đền bù nào? Rồi ngày hôm nay (8.10) hầu hết người dân đều không hài lòng với các DN kinh doanh xăng dầu chỉ giảm nhỏ giọt có 500 đồng/lít trong khi họ đang lãi tới 3.000đ/lít!
Không ít người dân phàn nàn dường như cơ chế thị trường chỉ được các DN này vận dụng khi tăng giá, còn khi giảm vẫn còn đầy hơi hướng độc quyền!
Chuyện một số cấp, ngành, một số DN còn ỷ thế công quyền và độc quyền đẩy khó cho dân không mới. Và người dân cũng phải chịu những hệ luỵ này không phải ít. Nhưng với những hành vi đẩy khó cho dân ở thời điểm này lại mang một bức xúc khác. Kiềm chế lạm phát, phát triển kinh tế phải song hành với đảm bảo an sinh xã hội là phương châm hành động nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.
Mọi chủ trương, giải pháp, động thái hành xử phải thấm nhuần quan điểm này. Không ai có thể phủ nhận mục đích tốt đẹp (thậm chí to lớn mang tầm nhìn chiến lược) của các động thái nói trên. Nhưng để đạt các mục đích này phải cân đối và xử lý thật thoả đáng mối quan hệ giữa phát triển và an sinh xã hội. Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã căn dặn: "Ổn định hay không trước hết là ở lòng dân". Giải quyết công việc không trên tinh thần ấy sẽ khó thành công.
Lao Động số 232 Ngày 08/10/2008
http://www.laodong.com.vn/Home/Hoi-chung-day-kho-cho-dan/200810/109481.laodong
Dạo này VN có nhiều phong trào quá, thật là nhộn nhịp tưng bừng...
Vụ đổi số điện thoại loạn như cào cào, tất cả báo chí truyền thông đều chỉ đưa ra những thông tin chung chung, không rõ ràng, doanh nghiệp người dân chới với nhưng sao không có bất cứ dòng nào phản án sự rối loạn này.
Vui thật là vui
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét