Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Đầu năm viếng chùa : Phước Hải tự - chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng là 1 ngôi chùa cổ nổi tiếng ở TP, lần đầu tiên mình ghé chùa là vào tết năm 2007. Lâu lắm rồi mới có dịp quay lại viếng ngôi chùa linh thiêng này.

Tối mùng 7 có rất đông người đến lễ chùa, mình vào tới thì gửi cúng sao. Do chùa quy định chỉ dc thắp 3 cây nhang nên 2 chị em quyết định chỉ vào khấn bái chứ ko mua nhang nữa. Những pho tượng trong chùa dc làm bằng gỗ, cao to khổng lồ uy nghiêm lẫm liệt. Nhìn vào mắt tượng thần nào cũng toát ra biểu cảm rất sống động.

Nhân viên của chùa mặc áo đồng phục vàng tất bật làm việc phục vụ dân chúng đến viếng. Các hoạt động của chùa dc tổ chức bài bản, quy củ, mọi thứ đâu ra đấy từ việc gửi xe, ghi tên đăng ký cầu an, cúng sao, thông báo các hoạt động của chùa, ... Ở bên ngoài sân chùa phía trên có giăng bạt trên những khung sắt, có hàng trăm chim bồ câu bay về chùa nương đậu, nhìn rất thanh bình.

Có điều mình hơi buồn khi nhìn vào hồ cá, hồ rùa, nước đen thui lui và bốc mùi hôi, cá nhỏ chết phơi bụng trắng cả mặt hồ. Cảnh dưới hồ cá làm lòng mình cảm giác thương xót những sinh vật bé nhỏ. Vào dịp lễ tết chùa thu vào cả hàng tỉ đồng mà sao chẳng chăm chút cho nơi nương náu của những con vật nhỏ? Những người viếng chùa, thả rùa thả cá phóng sinh liệu họ có nghĩ đến những con vật tội nghiệp đó ko?

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thông tin về chùa trích từ trang Wiki
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vị trí: Chùa toạ lạc tại 73 đường Mai Thị Lưu, quận 1thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc điểm: Chùa có tên chữ là Ngọc Hoàng Điện, người Pháp gọi là chùa Đa Kao, từ năm 1984 đổi tên là “Phước Hải tự”. Chùa là nơi thờ tự của đạo Minh Sư do Lưu Minh (người Quảng Đông) sống ở Sài Gòn khởi dựng từ năm 1892 đến 1906.

Năm 1906 là năm chùa Đa Kao làm lễ khánh thành. Có một tương truyền rằng nhờ thần thánh phù hộ, Lưu Minh đã thoát khỏi Trung quốc sau khi bị kết án chung thân tội giết em của ông và đã thề sẽ trả ơn. Ông xây chùa ở vị trí ngay nơi một cây cổ thụ đã bị xét đánh đổ mà các người trú mưa dưới gốc cây không bị hề hấn gì. Thật sự thì không đúng vậy vì sau đó Lưu Minh đã đi Trung quốc nhiều lần không hề hấn gì và ông xây để phù hộ công việc làm ăn của ông và ông có lợi ích trong đó. Chùa được xây ở vị trí trước đó là một miếu cổ mà ta vẫn còn thấy một tường dưới gốc cây cổ thụ [1].

A Di Đà Phật

Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa tráng lệ, mang kiến trúc đền chùa Trung Hoa, mô típ trang trí rực rỡ. Chùa xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án... bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi.

Chính điện thờ Ngọc Hoàng thượng đế với các thiên binh, thiên tướng; Phật Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát. Có một số tượng là những nhân vật huyền thoại trong kinh Phật quen thuộc với người Trung Quốc như thần Môn Quan (thần cửa), thần Thổ Địa, Phật Mẫu, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Di Lặc, Phật Dược Sư, Phật Như Lai, Ông Bắc Đế, Thiên Lôi... Ngoài ra chùa còn thờ Thành hoàng, Khán Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề), Kim Hoa Thánh Mẫu, 12 bà mụ. Các pho tượng thờ trong điện thờ Ngọc Hoàng cũng là những tác phẩm điêu khắc gỗ đẹp.

Hàng ngày khách trong và ngoài nước đến chiêm bái chùa rất đông. Lễ hội lớn nhất là Vía Ngọc Hoàng diễn ra ngày 9 tháng giêng âm lịch hàng năm.


Khi Đạo Cao Đài đang trong giai đoạn hình thành, Ngọc Hoàng Điện đã được xem là một trong những đàn cơ phổ độ quan trọng. Có tài liệu nói rằng bài kinh Ngọc Hoàng hay Đại La Thiên Đế được thỉnh từ nơi này. Sau giải phóng, Người Hoa bỏ dần Ngọc Hoàng Điện nên các nhà sư Phật Giáo mới sử dụng Ngọc Hoàng Điện làm nơi tế tự. Sau đó Ngọc Hoàng Điện gia nhập vào hệ thống chùa Phật Giáo, đến năm 1984, Ngọc Hoàng Điện được đổi tên thành Phước Hải Tự cho đến ngày nay, Đối tượng thờ cơ bản và quan trọng nhất trong Phước Hải Tự chính là Ngọc Hoàng Thượng Đế, do đó mà người dân vẫn quen gọi với tên cũ hơn là Phước Hải Tự, cho nên Chùa Ngọc Hoàng hay Chùa Đa Kao vẫn quen thuộc hơn. Ngày nay, Ngọc Hoàng Điện được xem là một trong những dic tích thời khai Đạo của Đạo Cao Đài mặc dù nó vẫn do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quản lý

  1. ^ Nguyễn Đức Hiệp- Saigon đầu thế kỷ 20 đến 1945

----------------------------------------------------------------------------------------------
Bài viết trích từ trang Cinet
----------------------------------------------------------------------------------------------

 Lễ hội chùa Phước Hải được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại số 73, đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao, quận 1.

Chùa Ngọc Hoàng hay Ngọc Hoàng điện, nay gọi là chùa Phước Hải, tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao, quận I, thành phố Hồ Chí Minh.Chùa Ngọc Hoàng được thành lập từ năm 1892 do một người Hoa tên Lưu Minh chủ xướng. Năm 1900, công cuộc xây cất chùa hoàn thành, nhưng đến năm 1906 mới làm lễ khánh thành. Chùa khởi nguyên tên là Ngọc Hoàng Điện, người Pháp gọi là "chùa Đa Kao", năm 1982 chùa gia nhập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam với hòa thượng Thích Vĩnh Khương chủ trì, mới đổi tên thành Phước  Hải Tự, nhưng dân gian vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng.

Trong sân chùa Ngọc Hoàng, ngoài hai hồ nuôi cá và rùa, có một miếu thờ Hộ Pháp và một nhà bát giác che chiếc đỉnh lớn đúc bằng xi măng giả đồng dành cho khách hành hương thắp nhang trước khi vào chùa cũng như ra khỏi chùa. Chùa Ngọc Hoàng có tổng cộng trên 300 tượng thờ, được phân bố trong ba gian thờ. Gian ở giữa liền với cổng vào, là gian thờ các bậc thiên tướng và Ngọc Hoàng, theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm có: Thổ địa (bên trái cửa vào), Môn Quan (bên phải cửa vào)- Phật Dược Sư, tượng phật duy nhất bằng gỗ trầm đặt trong lồng kính, ở giữa chánh điện- Thanh Long đại tướng (bên phải) và Phục Hổ đại tướng (bên trái), tượng to bằng người thật- Cung thờ Ngọc Hoàng ở giữa, cung thờ Chuẩn Đề Quan Âm bên phải và cung thờ Bắc Đế, tức Huyền Võ hay Trấn Võ bên trái.Ở gian thờ Ngọc Hoàng có sáu pho tượng chính: bên phải gồm ba vị, với giữa là Quan Phu Tử (chủ về việc võ) và hai bên là Thiên Tướng và Thiên Thần. Ngoài ra, còn có các tượng thờ khác như: Nam Tào, Bắc Đẩu, Hoa Đà tiên sư, Tề Thiên đại thánh, Quan Thánh đế quân, thần Nhật, thần Nguyệt, Long Mẫu nương nương, Tứ Đại kim quang, Thái ất chân nhân, Hòa thượng Đạo Minh, Khuyến thiện đại sư, hai quan văn, hai quan võ, hai đồng tử, Ông bà bà Thiên Lôi cùng bảy thiên tướng...

Hầu hết các tượng thờ ở đây đều bằng gỗ, một số ít làm bằng giấy bồi. Riêng tượng của Ngọc Hoàng là pho tượng ngồi lớn nhất trong chùa. Đầu tượng Ngọc Hoàng đội mão lớn có mái che trước trán. Hai tay Ngọc Hoàng cầm lịnh tiễn. Mặt Ngọc Hoàng bình thản, không vui cũng không buồn, mắt trong tư thế mở nhưng không thấy rõ tròng mắt, mũi dời và to. Khuôn mặt tượng Ngọc Hoàng hình chữ điền, hai má cao và rộng, có bốn chòm râu tỏa dài xuống ngang vai.Ngọc Hoàng mặc áo choàng rộng, hai tay áo phủ tận đến các ngón tay. áo được chạm nối dính hến vào tượng với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo làm nổi bật đường nét trang trí trên thân áo với một con rồng uốn lượn.Gian bên trái từ ngoài vào, theo thứ tự từ trước ra sau có những hương án với các tượng thờ sau:- Gian đầu tiên thờ Kim Hoa thánh mẫu, mười hai bà mụ và các nhũ mẫu trong các tư thế nuôi dạy cho trẻ nhỏ.Đây là gian cầu tự cho những người hiếm muộn- Gian tiếp theo là Thập Điện Diêm Vương, với mười bức chạm gỗ với cảnh mười cửa ngục phân bổ đều mỗi bên vách năm bức. 

Nối liền gian Thập Điện với gian Kim Hoa thính mẫu, có các tượng thờ: Quan Âm, Kim Đồng, Ngọc Nữ, Địa Tạng Vương bồ tát (biểu tượng cho sự cứu rỗi), Hoạt Vô Thường, Tư Mạng sứ quân và Dẫn Hồn Tiền (biểu tượng sự dẫn dắt, phân biệt linh bổ lành dữ)- Thần Tài: Trang phục đồ tạng, biểu tượng mang hết sự rủi ro vào mình và ban phát tài lộc cho nhân gian. Tượng đứng cuối gian Thập Điện, tay cầm một cái rổ đựng các gói giấy đỏ bọc mảnh giấy nhỏ ghi hai chữ Hán "Tài Thần" bên trong để khách hành hương xin lộc- Gian nối liền với gian Thập Điện có các tượng thờ: Nhị Vị song án, Mã tướng quân, Thành Hoàng Lỗ Ban và Thái Tuế- Gian cuối cùng (hiện không còn cho khách vào chiêm bái) gồm hai hương án thờ Thạch Cẩm Đương (tục thờ đá của người Hoa) và thờ Ông Tà (tục thờ đá của người Khmer)- Bên phải gian thờ Ngọc Hoàng là phòng khách của chùa, sau phòng này có cầu thang lên lầu. Nơi đây thờ phụng: Quan Âm bồ tát, Quan Thánh Đế Quân, Hộ pháp và Tổ Lưu Minh - người lập chùa.

Lễ hội còn diễn ra vào những ngày rằm, mùng một âm lịch, nhất là vào các ngày rằm lớn trong năm (15/1 âm lịch, 15/7 âm lịch, 15/10 âm lịch) khách đến lễ chùa đông đến hàng vạn người. Tuy nhiên, dịp lễ hội thu hút khách đông nhất là dịp lễ vía Ngọc Hoàng vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Vào dịp này, tối ngày mùng 8, vị hòa thượng trụ trì chùa tổ chức tụng kinh cầu an. Cả ngày mùng 9 dành cho hàng chục vạn khách đến chiêm bái, có cả người Hoa lẫn người Việt. Khói hương mù mịt khắp trong ngoài...Trong các cơ sở tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa Ngọc Hoàng có thể xem là một trong những điểm có sức thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái rất đông đảo./.

Cinet tổng hợp 


3 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn giúp tôi những thông tin về Điện Ngọc Hoàng

    Trả lờiXóa
  2. Bạn biết bức tranh sơn mài trên ở cửa gian thờ Phật Quan Âm có phải là chữ Phúc không? Xin cho mình biết với. Sinh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi, đó là chữ Phúc đó bạn, còn cái bảng ở dưới là 3 chữ Thanh Tâm Hỏa

      Xóa

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...