Hồ Tá Bang là nhân sĩ yêu nước cận đại, người làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế), sau dời vào cư ngụ ở thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (nay là thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Cụ sinh năm Ất Hợi 1975, mất vào năm Quý Mùi 1943
Sáu sáng lập viên của trường Dục Thanh: Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh (hàng trên), Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng (hàng dưới). (theo wikipedia)
Thời niên thiếu ông theo học khoa cử, thông chữ Quốc ngữ nhưng không thi. Năm Mậu Tuất (1898), ông làm ký lục tại Tòa sứ Phan Thiết, sau đổi về làm ở Tòa sứ Hội An. Ông là người chịu ảnh hưởng tư tưởng nhà duy tân Nguyễn Lộ Trạch từ lúc còn ở quê nhà làng Kế Môn, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Năm Ất Tỵ (1905), ông nhận làm việc tại tòa sứ Phan Thiết, hưởng ứng phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh đề xướng. Ông là một trong sáu nhân vật (Trần Lệ Chất, Nguyễn Hiệt Chi, Ngô Văn Nhượng, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh) chủ chốt của trường Dục Thanh và công ty Liên Thành ở Phan Thiết hồi năm 1905. Phong trào này nhằm phát triển kinh tế, giáo dục để hỗ trợ cho phong trào Cách mạng trên đường Duy tân cứu nước. Khoảng tháng 8-1910, ông cùng Trương Gia Mô đưa Nguyễn Tất Thành sau này là Hồ Chí Minh vào Sài Gòn tìm đường sang Pháp, rồi ông trở ra điều hành trường Dục Thanh và làm “Tổng lý” Công ty Liên Thành gần 30 năm.
Tư cách và đức độ của ông được nhân dân và sĩ phu kính trọng. Con ông là bác sĩ Hồ Tá Khanh cũng là một nhân sĩ, chính khách (hồi năm 1945, bác sĩ Khanh có chân trong nội các Trần Trọng Kim).
Hồ Tá Bang có sáng tác văn chương, thơ văn ông thấm đượm tinh thần yêu nước và cách mạng. Bài Tế thủ tiền lỗ văn (văn tế bọn bo bo giữ tiền) đăng trên báo Lục tỉnh tân văn số ngày 24-3-1908 ở Sài Gòn, tiêu biểu rõ nét tâm trí ông.
Ông mất năm 1943, thọ 69 tuổi, phần mộ tại đồn điền của ông cách thị xã Phan Thiết hơn 10 cây số.
Trước khi mất ông có câu đối khắc ở sinh phần:
Sinh vi nô lệ sinh do tử;
Tử hữu tinh thần tử nhược sinh.
Nghĩa:
Sống làm nô lệ sống như chết
Chết có tinh thần chết như sống.
------------------
Bà Sáu Tường Vân ngày xưa cũng là bạn thân của bà Sương, vợ cũ của Thầy Khê. Cả 2 đều là những nữ sinh học giỏi xuất sắc, theo lời kể của bà Tường Vân : đó là năm đầu tiên học trò trường Nữ học đường được sang học ở Petrus Ký cùng đám con trai. Trong số nữ sinh trong lớp thì chỉ có 2 bà Sương và bà Tường Vân là đậu tú tài toàn phần, những người khác thì rớt hết, ra trường sớm.
Bà Sáu sinh vào năm Canh Thân, 1920, trước Thầy Khê 5 tháng, như vậy năm nay bà đã 93 tuổi. Bà vẫn còn mạnh khỏe, vẫn một mình đi về giữa Pháp và Việt Nam, hằng ngày xách giỏ đi chợ, về nhà tự nấu cơm dọn dẹp.
So với anh trai bà, bác sĩ y khoa Hồ Tá Khanh, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ kinh tế trong nội các Trần Trọng Kim thì bà cũng có thành tích không kém. Bà từng là Tổng thủ quỹ Hồng Thập Tự, và cũng là nữ dược sĩ đầu tiên mở nhà thuốc Tây ở chợ Bàn Cờ. Qua Pháp với đôi bàn tay trắng, bà đã xây dựng lại sự nghiệp mới thành công. Trước khi sang Pháp, bà đã cưu mang giúp đỡ tài chánh cho sư thầy Giác Đức chùa Giác Minh ăn học thành tài, đậu tấn sĩ ở Hoa Kỳ.
Hiện nay gia đình bà Sáu Tường Vân thường xuyên trao tặng học bổng cho các cháu học sinh học giỏi, hoàn cảnh khó khăn ở Làng Kế Môn, Huế, Gọi là Hội khuyến học Hồ Tá Bang
------------------
Hồ Tá Khanh (1908 - 1996) là bác sĩ y khoa, từng giữ chức bộ trưởng bộ kinh tế trong nội các Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam vào năm 1945.
Hồ Tá Khanh nguyên quán ở làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, (nay là huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế). Ông sinh ở Phan Thiết năm 1908.
Xuất thân trong gia đình truyền thống Nho học, thân phụ của Hồ Tá Khanh là ông Hồ Tá Bang (1875 - 1943), một nhân vật có đầu óc duy tân, cải cách, Tổng lý công ty Liên Thành. Bố vợ ông là Nguyễn Quý Anh (1883 - 1936), người tổ chức và điều hành Trường Dục Thanh ở Phan Thiết.
Thuở nhỏ Hồ Tá Khanh đi học ở Sài Gòn. Năm 1926, vì tham gia lễ truy điệu chí sĩ Phan Châu Trinh, ông bị đuổi học và sang Pháp. Khoảng năm 1929, Hồ Tá Khanh đỗ tú tài và được nhận vào học ở Đại học Y khoa
Năm 1938, Hồ Tá Khanh về nước mở phòng mạch tư, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội tại Sài Gòn trong nhóm các ông Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Tạo...
Năm 1942, ông cùng các bạn văn thành lập báo Văn Lang do ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.
Năm 1945, ông được học giả Trần Trọng Kim, thủ tướng chính quyền Đế quốc Việt
Sau Cách mạng tháng Tám, nội các Trần Trọng Kim từ chức, Hồ Tá Khanh về sống ở Phan Thiết.
Năm 1946, ông được chủ tịch Hồ Chí Minh của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mời ra miền Bắc làm việc, nhưng ông không nhận lời. Cao ủy Pháp ở Đông Dương Bollaert cũng mời ông giữ chức vụ trong chính phủ Nam Kỳ, nhưng Hồ Tá Khanh cũng từ chối và sang Pháp.
Những năm 1950, ông làm việc tại châu Phi.
Sau những năm 1960, Hồ Tá Khanh về hưu, sống tại Pháp cho đến ngày qua đời ngày 18 tháng 8 năm 1996 tại Paris, Pháp. Thi hài ông được hỏa táng, tro cốt được đem về thờ tại nhà lưu niệm Hồ Tá Bang ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_T%C3%A1_Khanh
------------------------------------
GS Nguyễn Thành Giung, dạy Petrus Ký là anh rể của bà Tường Vân
Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký , thường gọi tắt là Lycée Petrus Ký khai giảng ngày đầu tiên là ngày 01-10-1928 .hiệu trưởng đầu tiên là Ông Sainte Luce Banchelin,giám học là Ông Boulé,phát ngân viên là Ông Mahé. Chủ tịch hội đồng quản trị là Ông Gazano và các ủy viên người việt Nam là Ông Nguyễn Thành Giung , tiến sĩ hóa học,giáo sư khế ước,Ông Hồ Bảo Toàn và Trần Lê Chất,quan chức,là hai phụ huynh học sinh,ủy viên người Pháp là hai Ông Sainte Luce Banchelin và Mahé.
Theo Lược sử và hình ảnh lycée Petrus Trương Vĩnh Ký 1928-1945
Các Thầy Cô của chúng tôi toàn là người Pháp, chỉ có hai người Việt
Giáo sư Văn học là Ông Paquier và Ông Ruiz (Ông này còn là người nuôi ngựa đua vừa cởi ngựa đua),giáo sư Toán học là Ông Marquis (hay bắt Phạm Quang Lễ lên bảng giải giúp những bài toán khó),dạy Vật Lý là Ông Charvet,dạy Hóa học là Cô Jane Loye,người khá xinh đẹp,sau này lấy Ông Perruca dạy Vật Lý,dạy Địa lý và Sử ký là Bà Tissot,dạy Triết học có Ông Pechmalbec,dạy cả triết lý Khổng,Mạnh,Lão,Trang.
Theo "TRƯỜNG PETRUS KÝ NGÀY ẤY" Hồi ký của giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng (hoc sinh Petrus Ký 1930)
Nói chung thì phần đông giáo sư Petrus Ký là giáo sư được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Một số giáo sư Petrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khi dạy ở trường một thời gian. (Giáo sư Nguyễn Thành Giung sau làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Lược sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Thuật sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm sau làm Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên).
Ban giáo sư năm học đầu tiên là : Ông Nguyễn Thành Giung tiến sĩ khoa học, giáo sư khoa học tự nhiên, các giáo sư cử nhân chính ngạch là Ông Pouzancre, giáo sư triết dạy trường Chasseloup Laubat, Ông Collard giáo sư văn chương,Ông Cudenet giáo sư văn chương, Ông Paquier giáo sư Sử Địa, Ông Petit Colin giáo sư Sử Địa, Ông Gioan giáo sư toán, Ông Lê Văn Kiêm giáo sư Tóan,Ông Dutheil giáo sư tóan, Ông Marquis giáo sư vật lý, Bà Gioan giáo sư hội họa và 11 giáo sư đệ nhất cấp..Ban giáo sư cấp Cao đẳng tiểu học gồm các Ông Dương văn Cảnh, Ngô Văn Hiền, Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Văn Trương giáo sư văn chương, các Ông Thái Chí,Trần Văn Quế giáo sư khoa học, các Ông Cao Đình Nam và Nguyễn Văn Nho giáo sư Hán văn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét