Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Hoa Sala chùa Ưu Đàm quận Thủ Đức

Trước đây mình thường thấy hoa này ở công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên, thỉnh thoảng thấy có ở 1 số chùa, hôm nay mới biết tên của hoa là Sala, còn gọi là hoa Vô Ưu.

Rằm Tháng Giêng ghé chùa Ưu Đàm (Kha Vạn Cân, Thủ Đức), thấy có 2 cây hoa Sala, 1 cây lớn, 1 cây nhỏ ở sân chùa. Chụp vài tấm kỷ niệm cây hoa đặc biệt này

Cây Sala nhỏ ở phần sân trước chánh điện

Sala có nhiều tên gọi: Sāla, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á, và ngày nay là một loại cây được trồng để cung cấp gỗ cứng (hard wood).  

Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây Sala, trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni), và nhập diệt giữa hai cây Sala tại Kusinara (Câu-thi-na). Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ-đề (bodhi tree, bo tree, ficus religiosa), cây Sala cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa. Cây Sala thường được dịch là cây Vô ưu. Trong giới chơi cây cảnh ở VN, cây này có tên là cây Ngọc kỳ lân, Đầu lân hay Hàm rồng

Theo trang web budsas

Những chồi lá non mơn mởn trước nắng xuân

Bạn thấy đấy, Sala là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa sala ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m, quả lớn tròn to đường kính quả có thể tới 20cm. 

Ở miền Nam Việt nam, cây có trồng ở các chùa như chùa Xá lợi, chùa Vĩnh Nghiêm... Có một cây Sala to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa gốc to tới mấy người ôm. 

Hoa Sala thường được nhắc tới trong kinh Phật. Đó cũng là lý do để Maiviet tìm hiểu loài hoa này. 

Có tác giả nghiên cứu Phật giáo còn gọi Sala  là hoa Vô Ưu. Theo như Maiviet tìm hiểu thì chưa có khẳng định về ý nghĩa tên hoa Vô Ưu có đúng là hoa Sala không vì có khác nhau ở mỗi tài liệu về hoa Vô Ưu. Cả 2 loại: hoa Sala và hoa Asoka - bông trang (miền Bắc gọi là hoa mẫu đơn) cũng được gọi là hoa Vô Ưu. 

Tán cây Sala rậm rạp, hoa Sala, bạn công nhận không ?: rất đẹp; những cánh hoa rất dầy, hoa nhìn cứ là lạ như là hoa của loài cây thời khủng long còn xót lại !. Khi kết trái, trái Sala chín rất hôi, và khi nó chín nẫu và nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới. Đó cũng là qui luật sinh diệt mà nhà Phật dùng cây Sala để tượng trưng.

 Có lẽ, với xứ sở Phật giáo, cây Sala cũng quen thuộc như cây Hoa Gạo (Mộc Miên) ở Việt nam ta.

Một ngày nào đó, bạn bớt chút thời gian thử tìm ngắm hoa Sala, đẹp lắm.

---------------

Theo Hồ Thị Ánh Tuyết. Maivietbio

Nụ hoa vươn đón nắng

Chùm hoa này chụp ở cây lớn kế bên tòa tháp


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...