Những hình này chụp ở trên đường Nguyễn Xiển thuộc phường Long Bình quận 9 vào ngày CN 28/10/2012. Mình ngồi sau xe máy chụp nên hình không rõ lắm
Photo by Panasonic FZ-35
Mặt trời đang lặn dần sau những rặng cây
Nhìn xa xa thấy có 1 tòa tháp, bèn chạy xe đến
Thì ra đây là XÁ LỢI PHẬT ĐÀI
Mỗi lần đi trên đường Xa Lộ Hà Nội hướng về phía ngã 3 Vũng Tàu thường nhìn thấy tòa tháp của chùa
Đến giờ mới có dịp đứng ngắm nhìn trực tiếp
Nhìn lên trời, những cánh chim bay thanh bình
Từng đàn chim nối tiếp nhau chao liệng trên không
Cách chùa khoảng 100 mét có 1 quán trang trí toàn màu trắng trang nhã
Đây là lần đầu tiên mình đặt chân đến khu này, quan sát xung quanh mới biết là khu tái định cư Long Sơn
(nhắc đến Long Sơn là lại thèm ăn hàu, nhưng mà chỗ này chẳng liên quan gì đến LS-VT cả)
Theo như thông tin trên mạng, "Khu tái định cư Long Sơn được xây dựng từ năm 2003 với diện tích 26,3 ha toạ lạc tại Phường Long Bình Q.9, nằm ở phía Bắc Khu công viên lịch sử - văn hoá dân tộc nhằm phục vu nhu cầu tái định cư cho các hộ dân chịu di dời trong dự án Khu công viên lịch sử - văn hoá dân tộc. Trong những năm qua Đảng bộ và Chính quyền Thành phố đã quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng thành một khu tái định cư hiện đại với hạ tầng hoàn chỉnh với qui mô phục vụ 623 lô nền nhà liên kế và 982 căn hộ chung cư."
Khu vực này hoang vắng, dân cư thưa thớt, sống ở đây thực là chẳng biết làm gì để ra tiền cả. Gõ google là thấy quá chừng tin rao bán đất ở khu này.
Cảng gỗ Mê Kông nằm trên đường Nguyễn Xiển
Trẻ con chơi đá bóng ở bãi đất trống
Cầu Ông Tán trên đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình
Trường THPT Nguyễn Văn Tăng
Gõ Google tìm thông tin "Nguyễn Văn Tăng" thì biết thêm thông tin lịch sử về người anh hùng cách mạng này
Nguyễn Văn Tăng (Tư Tăng) sinh năm 1932, quê ở xã Tăng Nhơn Phú, Huyện Thủ Đức (nay là Q9), Tp Hồ Chí Minh. Mẹ mất sớm, cha đồng chí là ông Nguyễn Văn Sa đã hi sinh trong kháng chiến chống Pháp. Mới 15 tuổi, rời nhà đi chiến đấu. 16 tuổi gia nhập đại đội 1749. Năm 1949,được kết nạp Đảng và chuyển về Trung đội đặc công bộ đội Trần Phú. Năm 1953, đồng chí về công tác ở tiểu đoàn 303 và sau Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, đồng chí tập kết ra Bắc.
Đầu năm 1963, từ miền Bắc trở về, Nguyễn Văn Tăng được tăng cường cho Đội Biệt động 65, trực tiếp huấn luyện cho anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi. Tháng 4/1964 Quân khu rút ông về với nhiệm vụ Cụm trưởng Cụm Biệt động 345 đã lập được nhiều chiến công và được tặng danh hiệu “Anh hùng” (tháng 10/1969)
Để chuẩn bị cho trận quyết chiến lược Mùa Xuân 1975 lịch sử, Nguyễn Văn Tăng được làm Lữ Đoàn Phó Lữ đoàn biệt động 316 và hoàn thanh xuất sắc nhiệm vụ trong chiến dịch đại thắng Mùa xuân 1975. Sau đó, Tư Tăng giữ cương vị Huyện đội trưởng Huyện Thủ Đức sau đó được bổ nhiệm Tham mưu phó Lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh.
Vào lúc 10h30’ ngày 8/10/1992(tức ngày 12/8/1992 âm lịch), Nguyễn Văn Tăng mất do bệnh.
Là một ngôi trường vừa được thành lập trên địa bàn quận 9 lại vinh dự được mang tên người anh hùng của quê hương, thầy và trò trường THPT Nguyễn Văn Tăng nguyện đem hết sức mình thi đua dạy tốt- học tốt nhằm xây dựng trường THPT Nguyễn Văn Tăng ngày càng phát triển đáp ứng sự nghiệp giáo dục của đất nước . Tuổi trẻ trường ta phát huy truyền thống cha ông, ra sức rèn đức luyện tài ngày mai lập nghiệp xây dựng Tổ Quốc Việt Nam giàu mạnh.
------------
Tình cờ đọc được thông tin này "Bác Nguyễn Văn Tăng, 73 tuổi, nguyên là Phó trưởng ban Công an Quận Hoàn Kiếm, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, kiêm phó trưởng phòng cảnh sát điều tra Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà nội đã phát biểu trước 1200 người tại Hội nghị Sức hút TIENS được tổ chức vào ngày 15/2/2009 tại Nhà Văn Hóa Hà Đông (tỉnh Hà Tây cũ).Bác Tăng nói: “Tôi xin cám ơn Tập đoàn Quốc Tế TIENS và cô con gái của tôi đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận với các sản phẩm rất tuyệt vời của Tập đoàn Quốc tế TIENS”.
Trong quá trình làm việc bác Tăng đã bị rất nhiều bệnh như: Tim mạch, thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, động mạch vành, đau đầu, mất ngủ triền miên, viêm họng, viêm mũi xoang. Ngoài ra, bác còn bị viêm đại tràng mãn tính, hay bị đầy hơi, bị vôi hóa đốt sống cổ, eo lưng và bị bệnh mắt, lúc nào cũng thấy như có “ruồi bay” trước mắt. Bác Tăng quyết định thử sử dụng sản phẩm của TIENS. Bác đã dùng Kẹo sơ, Canxi đại chúng, Trùng thảo, Giáp xác, hoạt lực khang, ích khang, trà giảm mỡ của TIENS. Trong tháng đầu, tác dụng của sản phẩm chưa rõ rệt, nhưng bác Tăng đã kiên trì sử dụng đến tháng thứ 2, thứ 3 thì thấy nhiều căn bệnh của bác đã được loại bỏ. "
-------------
Đây là quảng cáo chiêu dụ những người nhẹ dạ tham gia chương trình bán hàng đa cấp. Nhà nước chẳng quản lý để bọn lừa đảo sống nhởn nhơn như vậy
Trạm Y Tế Long Bình
Ao cá của nhà ai đó ven đường
Đình Thần xã Long Bình, gọi là "xã" vì trước kia quận 9 thuộc huyện Thủ Đức
sau khi tách ra và nâng cấp thành quận thì "xã" cũng lên "phường"
Phân hiệu Long Bửu của trường mầm non Long Bình
Chẳng biết trường này còn hoạt động nữa không sao thấy bên ngoài tơi tả quá
Bò được dắt đi qua đường, nhìn chú bò có đôi mắt đẹp thật dễ thương
Chùa Bửu Sơn có quán cơm chay kế bên
Chợ Long Thạnh Mỹ
Trường THPT Nguyễn Huệ, ở quận 9 đây là trường cấp 3 "ngon" nhất
Chẳng hiểu sao mặt tiền trường xuống cấp đã lâu mà BGH và PGD chẳng sửa sang lại cho tươm tất
Quán cafe Tường Vy, 111 Nguyễn Văn Tăng, Long Thạnh Mỹ Quận 9
Anh chủ quán chơi nhiều loại chim kiểng như chích chòe lửa, ở quán và trong vườn có nhiều lồng chim
Phòng khám tư nhân Chí Thành, Nguyễn Văn Tăng Quận 9
Đình Thần Mỹ Thành
(ngã 3 Lê Văn Việt - Nguyễn Văn Tăng - Hoàng Hữu Nam gọi là ngã 3 Mỹ Thành)
Cửa hàng Coop Food của Coopmart chuẩn bị khai trương,
vị trí này trước đây là trường học, sau trường dời đi sang chỗ mới gần đây Coopmart sửa sang lại thành cửa hàng thực phẩm
Đường Lê Văn Việt từ ngã ba Mỹ Thành đến trường ĐH Giao thông vận tải hai bên đường có vô số quán nhậu lớn nhỏ, sao dân ở đây mê nhậu nhẹt thế nhỉ?
Bản đồ khu vực phường Long Bình Quận 9 TP.HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét