










Học miễn phí nhạc dân tộc
TT - Nhà hát Trúc Mai của “gia đình sáo trúc” Đinh Linh - Tuyết Mai đã từ lâu không còn xa lạ với người yêu nhạc dân tộc trong và ngoài nước (“Chuyện kể về nhà hát Trúc Mai”, Tuổi Trẻ ngày 11-4-2010).
Sau lần ra mắt lần đầu tiên vào năm 2009 nhận được phản hồi tích cực từ nhiều phía, NSƯT Tuyết Mai tiếp tục dự án dạy nhạc dân tộc miễn phí bắt đầu từ ngày 15-7 kéo dài đến 18-9 tại nhà hát Trúc Mai (104 Phạm Viết Chánh, phường 19, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Đây là lớp học nhạc dân tộc miễn phí dành cho tất cả mọi người quan tâm đến văn hóa truyền thống. Hơn 40 học viên sẽ cùng nghệ sĩ Tuyết Mai tìm hiểu về các loại nhạc cụ, lịch sử nhạc dân tộc cũng như nhạc lý căn bản vào chủ nhật hằng tuần.
Lớp học nhạc dân tộc trong ngày khai giảng 15-7 - Ảnh: L.N. |
Đến với lớp học đặc biệt này mỗi học viên đều có một lý do riêng. Có bác sau khi về hưu tìm đến lớp học như cách để thấy mình vẫn còn có ích với cuộc sống. Có bác cựu chiến binh đến với lớp để nối lại ước mơ học nhạc từ thuở xưa mà vì chiến tranh đã không thể theo đuổi.
Hay như bạn Ngọc Quyên, sinh viên năm 2 khoa Hàn Quốc học, ĐH KHXH&NV TP.HCM, thì lý do chỉ đơn giản mình là người VN phải biết gì đó về âm nhạc VN. Những mái đầu bạc xen lẫn đầu xanh ngồi cạnh nhau cùng chia sẻ sự trân trọng với dòng nhạc dân tộc.
Với nghệ sĩ Tuyết Mai, mục đích của khóa học kéo dài hai tháng này chỉ giản dị là giúp người học gọi đúng tên và hiểu đúng cách chơi của nhạc cụ dân tộc VN. Đây cũng là điều những người tâm huyết với nhạc dân tộc trăn trở.
Không bi quan vào tương lai của nhạc truyền thống, qua nhiều năm nghiên cứu và biểu diễn, nghệ sĩ Tuyết Mai khẳng định giới trẻ không quay lưng với nhạc dân tộc, thậm chí nhu cầu được tìm hiểu là rất lớn.
Vì lý do đó, lớp học đặc biệt này ra đời như một điểm đến để từ đó nhạc dân tộc có thể lan tỏa vào đời sống hôm nay sâu rộng hơn.
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Am-nhac/446775/Hoc-mien-phi-nhac-dan-toc.html
Gia đình chủ nghĩa là gì?
Đó là quan niệm coi gia đình là trọng, là lý tưởng sống, và là lẽ thường của cuộc đời.
Điều này đã là truyền thống ngàn đời tại Việt Nam, thể hiện qua nhiều câu ca dao tục ngữ:
Nhờ ơn cô bác giúp lời
Chị em giúp của, ông trời định đôi
Hay:
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng
Nếu hôn nhân được tôn vinh như vậy thì tốt quá. Có gì mà tôi phải suy nghĩ mông lung chứ.
Tôi e rằng chính quan niệm ấy đang đẩy nhiều người trong chúng ta vào xu hướng lấy vợ lấy chồng cho xong, cho "hoàn thành nghĩa vụ cách mạng".
Thế nên đến tuổi hai mươi mấy, nhiều cô gái chàng trai Việt đã yên bề gia thất. Người nào trên ba mươi tuổi mà "chưa có gì hết" thì bị bạn bè chọc là "hàng ế, tồn kho, mất chìa khóa". Áp lực xã hội, gia đình, và của chính bản thân những người còn "solo" vô cùng lớn.
Theo số liệu bỏ túi của báo The Economist, năm 2010 thì Việt Nam xếp hạng tư trên thế giới vì có tỷ lệ người đã lập gia đình cao nhất. Theo đó, cứ mỗi 1000 người thì Việt Nam ta có 12.1 người đã thành hôn. Việt Nam chỉ đứng sau Mông Cổ, Đảo Cayman, và Bermuda trên lĩnh vực này.
Mặc dù tỉ lệ lập gia đình cao là thế, nhưng vì sao cũng tại Việt Nam, dường như xuất hiện ngày càng nhiều những mối hôn nhân lừa dối, không thật sự hạnh phúc? Ví dụ, tháng 5/2010, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, ISDS công bố kết quả điều tra về thói quen tình dục của đàn ông Việt Nam cho thấy 43% nam giới đang sống trong hôn nhân "đã và đang có quan hệ tình dục" bên ngoài. Phải chăng khi người ta đến với hôn nhân vì những lý do khác thì khi những lý do khác ấy không còn thuyết phục nữa thì người ta dễ dàng ruồng bỏ hôn nhân, hoặc trói buộc nhau trong hôn nhân không hạnh phúc!
Hôn nhân: Đi đâu mà vội mà vàng?
Tại sao lại có hiện tượng này? Dĩ nhiên đây là một câu hỏi lớn và sẽ mở rộng đường dư luận cho các bạn bình phẩm thêm. Trước hết, theo quan sát của tôi, hiện tượng này có lẽ là hệ quả của ít nhất là ba nguyên nhân sau:
Thứ nhất, đó là sự mất lòng tin của xã hội vào các chủ nghĩa khác. Khi người ta mất lòng tin vào những giáo điều, lý tưởng xa xôi, người ta có khuynh hướng vin vào gia đình mình, xem đó như điểm tựa để lấy lại lòng tin, lòng yêu thương và vun đắp cho hy vọng tương lai.
Thứ hai, áp lực gia đình - dòng họ lên việc "xây dựng gia đình" nhằm hợp thức hóa việc duy trì giống nòi rất lớn. Gia đình là nền tảng để người ta tích lũy, xây dựng, đôi khi tới mức "vun vén" sao cho gia đình mình được no đầy, ấm êm, còn bên ngoài xã hội thì nhiều khi "sống chết mặc bây". Gia đình còn là hình thức "hợp thức hóa" các quan hệ nam nữ ngoài hôn nhân trong điều kiện tình dục ngoài hôn nhân vẫn còn là điều cấm kỵ lớn tại Việt Nam.
Thứ ba, áp lực từ chính bản thân những người còn độc thân tạo ra cho mình cũng không kém phần quan trọng. Nhiều người độc thân trước trào lưu lấy chồng lấy vợ ồ ạt có thể cảm thấy "không trọn vẹn", lạc lõng khi chưa tìm ra một nửa của mình nên đôi khi "nhắm mắt đưa chân" cho xong, cho hợp với xu hướng của thời đại.
Thông điệp về hôn nhân cho đôi William - Kate và cho chúng ta
Giữa bối cảnh đó, thông điệp về hôn nhân của Giám mục phận London dành cho William và Kate có gì khiến tôi suy nghĩ?
Xin trích nguyên văn lời ông nói tại hôn lễ hôm nay:
"Be who God meant you to be and you will set the world on fire." Marriage is intended to be a way in which man and woman help each other to become what God meant each one to be, their deepest and truest selves.
Tạm dịch sang tiếng Việt:
Hãy là chính mình theo ý của Thượng Đế và bạn sẽ thắp sáng lửa trên khắp thế gian. Ý nghĩa của hôn nhân là giúp cho người nam và người nữ hỗ trợ nhau cùng trở nên con người mà Thượng Đế muốn họ trở thành - nghĩa là những bản ngã chân thật và sâu sắc nhất.
Ta hãy tạm gác qua những đề cập về Thượng Đế ở đây mà hãy chú trọng vào nội dung "người nam và người nữ hỗ trợ nhau cùng trở nên những bản ngã chân thật và sâu sắc nhất."
Theo thiển ý của tôi, khi người nam người nữ đến với nhau và giúp nhau trở nên những con người thật hơn, tốt hơn với đúng bản chất của mình thì hôn nhân của họ sẽ được thăng hoa. Gia đình của họ sẽ ấm êm và là nền tảng, tế bào của xã hội bền vững.
Bằng không, họ dễ phải sẽ dối lòng mình, dối nhau để đạt cho bằng được những tiêu chuẩn, kỳ vọng phù du mà gia đình và bản thân họ đặt ra cho nhau.
Tôi không phải là người hâm mộ ban nhạc Super Junior. Vì thế, tôi từng rất nhạc nhiên và lạ lẫm khi thấy các bạn trẻ Việt Nam đã gào thét, khóc lóc như thế nào khi nhóm nhạc này đến Việt Nam hồi tháng 3 năm ngoái. Họ đến từ một đất nước khác, hát những ca từ không phải ai cũng hiểu nhưng phải thừa nhận rằng trước nay chưa từng có sao Việt nào có được sự hâm mộ cuồng nhiệt đến như vậy!
Tôi đem thắc mắc này đến hỏi một người bạn vốn rất yêu thích nhóm nhạc này và cô ấy trả lời rằng: “Hãy nghe và hãy xem rồi sẽ hiểu”. Quả thật, tôi không biết tiếng Hàn, chưa từng nghe nhạc Hàn nhưng khi nghe thử một ca khúc nổi tiếng của ban nhạc này, tôi đã có cái nhìn khác.
Dù nhóm nhạc khá đông nhưng họ phối hợp rất tuyệt vời cả về vũ đạo lẫn âm nhạc. Giai điệu sôi động, trang phục bắt mắt, vũ đạo nhuần nhuyễn và điêu luyện cho thấy sự đầu tư của họ rất đáng nể.
Trở lại câu chuyện vì sao bạn trẻ Việt Nam lại cuồng nhiệt họ đến mức như vậy, tôi lại chợt nghĩ về nền âm nhạc của nước mình. Chúng ta cũng có nhạc trẻ, nhạc teen, nhạc thị trường, đủ cả. Thế nhưng tìm được một ban nhạc, một ca sĩ đủ sức khuấy động người hâm mộ như vậy thì chưa hề có. Đó mới thật sự là câu hỏi cần xem xét.
Gào thét, khóc lóc, chen lấn để được xem thần tượng của mình chỉ là một trong những cách bày tỏ cảm xúc và lòng hâm mộ của mình. Cũng giống như bạn gào lên sung sướng khi xem đội bóng mình yêu thích ghi bàn hay rơi nước mắt khi họ thua trận. Hâm mộ và bày tỏ tình cảm với người mà mình hâm mộ có đáng để phê phán? Trong khi cái đáng lên án ở đây chính là việc nhiều bạn trẻ bỏ học, nhịn ăn nhịn uống để dành tiền hay rủ rê bạn bè lấy cắp tiền bố mẹ để đi xem thần tượng mà thôi.
Nhiều người cho rằng hâm mộ thần tượng nước ngoài, nghe nhạc nước ngoài là sính ngoại. Nhưng rõ ràng khi các bạn trẻ ấy không tìm được cái mà mình mong đợi ở chính đất nước của họ thì việc tìm đến và đeo đuổi một nền giải trí khác là điều tất yếu. Nhưng dù thế nào thì chúng ta cũng đừng nên nhìn nhận các nhóm nhạc xứ Hàn theo hướng cách tiêu cực. Họ đã làm được điều mà chúng ta không làm được.
Khiến hàng ngàn người có thể rơi nước mắt, vì sung sướng hay vì tiếc nuối là điều không dễ. Phải chăng nền giải trí xứ nhà vẫn chưa đủ mạnh hoặc đã đủ lớn nhưng lại chưa đáp ứng được nhu cầu của các bạn trẻ? Câu hỏi này đáng để chúng ta suy ngẫm trước khi hỏi vì sao họ lại phát cuồng như vậy!
PHƯƠNG THANH
Nguồn: http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/437046/Nen-hieu-vi-sao-ho-%E2%80%9Cphat-cuong%E2%80%9D.html
----------
Một ý kiến thú vị, một góc nhìn mới, có lẽ là câu trả lời khá chính xác cho những người đang thắc mắc tại sao giới trẻ điên cuồng vì thần tượng "ngoại". Cháu gái của tôi cũng khóc vì ko được mẹ mua vé đi coi Suju, tụi nó ở nhà suốt ngày nghe nhạc Hàn tra tấn lỗ tai cả nhà. Tụi nó cười, khóc, hú hét theo thần tượng. Còn bạn bè cùng lớp, trước khi Suju đến VN... khóc, Suju đến cũng .... khóc (vì mừng), xem Suju diễn cũng .... khóc (vì sướng), Suju về nước cũng .... khóc (vì tiếc)
--------
Ngày xưa tôi cũng có thời vụng dại ngây ngô như bọn nhóc này... nhưng sau khi tốt nghiệp lớp 12 thì mọi thứ chấm dứt... rồi sau này tôi ko còn nhiều hứng thú với lĩnh vực âm nhạc đương đại của VN cũng như thế giới nữa.
--------
Chúng ta xem những ý kiến phía dưới bài viết nhé!
Tình yêu của E.L.F không bắt đầu từ ngoại hình, mà bắt đầu từ trái tim. Trước đây , mình cũng chẳng biết gì về suju , vì họ quá đông và nhìn cách ăn mặc lại kì lạ. Tìm hiểu rất nhiều, coi những show của Suju, mình thấy trái tim của họ thật sự rất ấm áp, đó là điều mà không phải nhóm nhạc nào cũng có thể thấy được. Họ luôn bận rộn với những công việc đến kiệt sức, nhưng nhìn xem, họ mỉm cười và vẫy tay chào với các fan của mình. Phát cuồng vì thần tượng ư? Đó không phải là sự điên rồ đâu, nó chứng tỏ cảm xúc thật sự của con tim. Super junior đã đem lại những cảm xúc đó cho E.L.F - những người bạn mãi mãi của họ bằng chính con tim của mình. Giọng hát, vũ điệu của suju đều mang theo những tình cảm thật sự, xuất phát từ tận đáy lòng. Bài hát đó như dành riêng dành riêng cho fan vậy. Vậy E.L.F yêu mến suju thì có gì sai? Lặn lội đến SVĐ là sai sao? Có một trận bóng đá chiến thắng, hàng ngàn người chạy ra ngoài đường ăn mừng chiến thắng. Họ tự hào về đất nước của mình và đó là cách bày tỏ. Và E.L.F cũng đơn giản như vậy, có xô đầy, chen lấn và hò hét. Nhưng những điều mà V-E.L.F làm đầu phải chỉ có sai, mình cùng những bạn khác thu dọn rác sau khi tổ chức xong biểu diễn. Gíup đỡ fans nước ngoài cách đặt vé, khách sạn. Học fanchant, đem theo stick rợp sân vận động. Tuổi trẻ mỗi người không phải kéo dài bất tận, mà chỉ ở một mức giới hạn. Phải làm rồi mới có thể biết nó là đúng hay là sai, giống như phải là nó ta mới hiểu được hết giá trị. Đúng hay sai có lẽ Suju và cả E.L.F không quan tâm lắm đâu. Nhưng xin những người nói như vậy hãy suy nghĩ: Liệu có bao giờ các bạn ở trong trường hợp đó chưa? Và chắc gì mọi người không làm vậy.
09/05/2011 9:20:14 CH
PEETEUK_SUJU
09/05/2011 7:41:55 SA
KATHY
08/05/2011 11:27:58 CH
LYLY
08/05/2011 11:05:22 CH
THÀNH ĐỢI
しゃぼん玉 とんだ やねまで とんだ
やねまで とんで こわれて きえた
しゃぼん玉 きえた とばずに きえた
生まれた すぐに こわれて きえた
風 かぜ 吹くな しゃぼん玉 とばそ
Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...