Thứ Hai, 29 tháng 9, 2008

Bao giờ người Việt mới "dở hơi"?

http://www.vietimes.vietnamnet.vn/vn/nguoiquansat/5698/index.viet

Tỷ lệ người chết và bị thương vì tai nạn giao thông tính theo dân số ở Việt Nam cao nhất thế giới là vì chúng ta không có thói quen tuân thủ luật giao thông. Nhưng sâu xa hơn nữa là chuyện… văn hóa. Xin kể những mẩu chuyện nhỏ hoàn toàn có thực

1. Đến Chiang Mai, chúng tôi thuê một chiếc ô tô ngao du đất Thái. Anh lái xe lầm lì, ít nói hay đúng hơn thích nói bằng hành động hơn bằng lời. Hôm ấy đi thăm đỉnh cao nhất của Thái Lan là Đền Ithanon. Phải đi trong rừng những 50 km. Đến một chỗ dừng chân, anh bạn tôi rút thuốc lá ra hút rồi vứt mẩu thuốc vừa hút xong xuống vệ đường. Và tôi vứt giấy gói chiếc kẹo cao su. Anh lái xe chẳng nói chẳng rằng, lấy giấy vỏ kẹo bọc mẩu thuốc lá, bỏ vào túi.


Đến một chỗ khác, cậu bạn muốn đi tiểu, ra hiệu bảo anh và chỉ vào rừng, nơi rất vắng, hàng giờ chẳng có chiếc xe nào qua lại. Anh làm như không hiểu, cứ phóng thẳng. Bỗng anh hãm xe đột ngột, chỉ cho chúng tôi tấm bảng màu vàng, với dòng chữ: Nếu đi tiểu trong rừng không đúng nơi quy định, bị phạt 1.000 bath.

Năm phút sau, anh đỗ xe tại nơi có mũi tên chỉ “Rest room” để chúng tôi trút bầu tâm sự và bản thân mình vứt những anh lượm của chúng tôi vào thùng rác.

Chúng tôi bảo nhau: Thật là một người “dở hơi”!

2. Chuyến xe bus đường dài chở chúng tôi đến Udorn Thani đi vào ban đêm. Trên đường cao tốc vẫn có đèn xanh đèn đỏ ở các ngã tư.

Mỗi lần đèn chuyển màu đâu có ít, kéo dài những 2 phút. Khoảng 1 giờ khuya, không một xe ngang qua, nhưng ông già lái vẫn kiên trì dừng xe để chờ… không chiếc xe nào, tới khi đèn xanh bật lên. Đêm, chẳng có bóng dáng một cảnh sát giao thông.

Xe đang chạy, một hành khách đề nghị dừng xe cho cô ta xuống. Nhà cô ngay vệ đường. Ông lái xe xin lỗi, bảo cô nán chờ nửa phút. Chạy khoảng 1 km, ông rẽ vào một trạm bơm xăng, xe được phép đỗ để thả cô xuống, đi bộ về nhà. Một lần nữa ông xin lỗi và cảm ơn khách.

Lại gặp thêm một người “dở hơi”.

Sau chúng tôi biết là để cánh lái xe có được tính “dở hơi” đó, người ta đã phải mất khá nhiều thời gian, phối hợp với thiết chế xã hội, luật pháp mới biến thành ý thức tự giác của họ.

3. Chuyến xe khách từ Vientiane về Hà Nội qua hai nước. Anh lái xe còn trẻ, người Lào. Trên đất Lào, anh đi cẩn thận, luôn luôn nhã nhặn nhường đường và không bóp lấy một tiếng còi xe! Anh bảo, bóp còi là bất lịch sự lắm, làm người ta bực mình, có khi đánh nhau chứ chẳng chơi.





Nhưng chỉ qua cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh, anh ta giống như trở thành một người khác. Cũng vượt xe khác một cách thô bạo. Cũng luồn lách. Cũng ngổ ngáo bắt nạt các phương tiện giao thông ở thế yếu hơn mình. Cũng bóp còi inh ỏi khi chiếc xe đi trước chưa cho vượt. Ăn bánh, vứt vèo qua cửa, xuống đường. Có lần tu ừng ực nửa chai nước và ném chiếc chai nhựa lăn lông lốc giữa lòng đường khi qua thành phố Thanh Hoá.

Anh chàng người Lào này trên đất Lào thì “dở hơi”, sang đất Việt đã hết “dở hơi” rồi.

Lúc dừng xe để nghỉ, tôi hỏi anh ta sao lại làm như vậy.

Anh cười ngất: Người Lào chúng tôi có câu “Vào nhà người lác thì mắt mình cũng phải làm cho lác theo”. Thế thôi!

Nó có ý nghĩa tương tự như cái câu tục ngữ của ta “Nhập gia tùy tục” hay nặng nề hơn thì “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Tôi cảm thấy bị xúc phạm nhưng biết nói thế nào đây. Đừng vội trách anh ta. Người ta coi thường chúng ta bởi chính chúng ta tự coi thường mình trước.

Tuấn Hà (Vietimes)


3 nhận xét:

  1. Thầy doc bai viet nay thay rat hay! Trào phúng, dí dỏm Ma doc roi cung thay xau ho cho nguoi Viet cua minh.
    Thayh da noi nhieu ve van hoa VN sau thoi ky hoi nhap . Thay da noi den viec di duong cua chung ta .
    Cung nhu thai do cua khan gia VN trong rap hat , va thinh gia VN trong phong hoa nhac, va cach an uong noi nang trong nhung noi cong cong nha hang, phong hoi thao v.v.. NHung tieng noi cua Thay nhu tieng vang trong sa mac !!!.
    Thay TVK

    Trả lờiXóa
  2. Thưa Thầy,

    Những vấn đề về giao tiếp văn hóa, ngoài Thầy ra cũng có nhiều người lên tiếng nhưng đúng là muối bỏ biển, hạt cát trong sa mạc. Không kể những người học vấn thấp thì con thấy kể cả các cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư vẫn còn nhiều người thiếu ý thức văn hóa.

    Muốn cải thiện thì NN phải mạnh tay trong giáo dục cộng đồng, giáo dục học đường.

    Tiếc thay đó chỉ là 1 tương lai xa.

    Thưa Thầy, chẳng hay Thầy có viết bài nào về chủ đề này chưa Thầy? Con đọc blog Thầy chưa thấy nhắc việc này, ở các báo khác cũng chưa thấy.

    Con thích tìm hiểu về văn hóa các nước, hôm nào Thầy rảnh con xin thỉnh giáo Thầy về chuyện này.

    Thương,

    Con Lê Ngọc Hân

    Trả lờiXóa
  3. Thay tuy rat ban nhung neu con muon tim hieu ve vai van de can ban Thay se sap cho con co dip gap Thay de Thay tra loi vai cau hoi cua con
    Thay TVK

    Trả lờiXóa

GS Nguyễn Văn Tuấn: Thư gửi Bộ Y tế Úc xin viện trợ Vaccine phòng covid

 Ngày 26-7-2021 Hôm nay nhận được một lá thư từ Bộ Y tế Úc, với một chút hi vọng về chuyện vaccine. (xem thư đính kèm email) Các bạn có lẽ c...